A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh thấy được nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du: Kết hợp tả và gợi, từ ngữ giàu chất tạo hình, thông qua miêu tả cảnh vật còn diễn tả tâm trạng của con người.
- Rèn kĩ năng cảm thụ thơ văn, kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn tự sự
- Bồi dưỡng tình cảm yêu thiên nhiên, sự cảm thông với nỗi lòng người khác.
B.Chuẩn bị:
- Tích hợp với miêu tả trong văn tự sự
C. Tiến trình lên lớp:
*Ổn định tổ chức:
*Kiểm tra bài cũ:
? Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của Thúy Kiều qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều?
*Tổ chức các hoạt động dạy - học:
11 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1172 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 31 đến tiết 35, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23 /9/2013
Ngày dạy: 01/10/2013
Tiết 31 - Văn bản : Cảnh ngày xuân
(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh thấy được nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du: Kết hợp tả và gợi, từ ngữ giàu chất tạo hình, thông qua miêu tả cảnh vật còn diễn tả tâm trạng của con người.
- Rèn kĩ năng cảm thụ thơ văn, kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn tự sự
- Bồi dưỡng tình cảm yêu thiên nhiên, sự cảm thông với nỗi lòng người khác.
B.Chuẩn bị:
- Tích hợp với miêu tả trong văn tự sự
C. Tiến trình lên lớp:
*ổn định tổ chức:
*Kiểm tra bài cũ:
? Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của Thúy Kiều qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều?
*Tổ chức các hoạt động dạy - học:
I. Tìm hiểu chung
1. Đọc - hiểu chú thích
- GV hướng dẫn, đọc mẫu và gọi HS đọc
- HS nghe và đọc theo hướng dẫn
- Hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó
- HS tìm hiểu theo chú thích SGK.
2. Cấu trúc văn bản
? Nêu vị trí đoạn trích trong tác phẩm?
- Vị trí: Thuộc phần 1- Gặp gỡ và đính ước (Ngay sau đoạn trích Chị em Thúy Kiều)
? Nội dung chính của đoạn trích?
- Miêu tả cảnh ngày xuân trong tiết tháng ba
? Đoạn trích này có kết cấu như thế nào?
- Phần 1 (4 câu đầu): Khung cảnh thiên nhiên ngày xuân
- Phần 2 (8 câu tiếp): Cảnh lễ hội ngày ngày xuân
- Phần 3 (6 câu cuối): Cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về.
II. Phân tích
1. Cảnh thiên nhiên ngày xuân
? Hình ảnh không gian ngày xuân được miêu tả qua những câu thơ nào?
Ngày xuân con én...
.... đã ngoài sáu mươi
? Trong câu thơ đầu tiên, không gian mùa xuân được cảm nhận qua tín hiệu nào?
- Không gian mùa xuân được cảm nhận qua hình ảnh: Con én đưa thoi
? Em hiểu hình ảnh này như thế nào?
- Nghĩa thực: Trên bầu trời nhiều cánh én chao qua liệng lại như thoi đưa
- Nghĩa ẩn dụ: Thời gian đang trôi nhanh
? Hình ảnh trên gợi liên tưởng điều gì?
- Một bầu trời xuân cao rộng, khoáng đạt
? Không gian mùa xuân còn được miêu tả qua hình ảnh nào?
- Hình ảnh Thiều quang: ánh sáng đẹp ngày xuân
? Hai chữ "thiều quang" gợi liên tưởng những gì?
- Gợi: + Màu hồng của nắng xuân
+ Cái ấm áp của khí xuân
+ Cái mênh mông trong trẻo của đất trời mùa xuân.
? Như thế, bút pháp miêu tả của nhà thơ có gì đặc sắc?
- Kết hợp tả và gợi, từ ngữ giàu chất tạo hình
? Một không gian như thế nào được gợi ra từ những lời thơ như thế?
-> Một không gian xuân tươi đẹp, ấm áp và rất thanh bình
? Hai câu tiếp theo đặc tả cảnh gì?
- Cảnh hoa cỏ mùa xuân
? Dùng lời văn diễn tả lại cảnh sắc đó?
- Thảm cỏ non xanh trải dài đến tận chân trời làm nền cho bức tranh, điểm xuyết trên nền xanh ấy là những bông hoa lê trắng.
? Em có nhận xét gì về màu sắc của bức tranh?
- Màu sắc (xanh của cỏ, trắng của hoa lê) có sự kết hợp hài hòa tuyệt diệu.
? Cấu trúc từ ngữ của câu thơ " Cành lê ... bông hoa" có gì mới lạ?
- Cấu trúc của cụm từ "trắng điểm" (thông thường phải viết là "điểm trắng").
? Hiệu quả diễn đạt của việc đảo cấu trúc ấy là gì?
- Từ "trắng" trong "trắng điểm" được động từ hóa không chỉ tả sắc trắng của hoa lê mà còn diễn tả cảnh những bông hoa lê đang bung nở.
? Nhờ thế cảnh vật trở nên như thế nào?
-> Cảnh vật không tĩnh mà sinh động và rất có hồn
? Đến đây, hãy khái quát vẻ đẹp của khung cảnh thiên nhiên ngày xuân?
=> Một bức tranh mùa xuân hoa lệ và dạt dào sức sống.
2. Cảnh lễ hội ngày xuân
? Câu thơ nào giới thiệu khái quát cảnh lễ hội ngày xuân?
Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh
? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng?
- Nghệ thuật tiểu đối:
Lễ là tảo mộ/ hội là đạp thanh
? Từ đó, câu thơ đem đến thông tin gì?
- Trong tiết thanh minh có hai hoạt động cùng một lúc: Lễ (tảo mộ) và hội (đạp thanh)
? Cảnh hội đạp thanh được diễn tả qua những câu thơ nào?
- Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm
- Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm
? Tìm các từ láy, từ ghép hai âm tiết được sử dụng trong đoạn thơ và chỉ ra hiệu quả diễn đạt của các từ đó?
- HS thảo luận nhóm. Kết quả cần đạt:
+ Các danh từ: Yến anh, tài tử, giai nhân, ngựa xe, áo quần -> sự đông đúc
+ Các động từ: Sắm sửa, dập dìu -> Không khí tấp nập, rộn ràng
+ Các tính từ: Gần xa, nô nức -> Tâm trạng náo nức tươi vui.
- Yêu cầu HS trình bày kết quả
- HS trình bày
- GV xử lí kết quả, chốt kiến thức
- HS ghi nhớ
? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn thơ trên?
- Nghệ thuật so sánh kết hợp lối nói cường điệu: "như nước", "như nêm".
? Tất cả gợi tả một không khí lễ hội như thế nào?
-> Cảnh lễ hội tưng bừng, náo nhiệt - nét đặc trưng của lễ hội tháng ba
? Cảnh lễ tảo mộ được diễn tả qua những câu thơ nào?
Ngổn ngang gò đống kéo lên
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay
? Cảm nhận của em về nhịp thơ, giọng thơ?
- Nhịp thơ chậm lại, giọng thơ trầm lắng
? Từ đó, không khí lễ tảo mộ được tái hiện như thế nào?
-> Không khí linh thiêng của lễ tảo mộ, quá khứ và hiện tại như cùng đồng hiện.
? Tới đây, em hãy nêu cảm nhận chung về cảnh lễ hội trong tiết thanh minh?
=> Khung cảnh lễ hội đông vui tấp nập, mang dấu ấn của những nét đẹp văn hóa dân tộc
3. Cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về
? Cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về được miêu tả qua những câu thơ nào?
- Sáu câu thơ cuối:
Tà tà....
.... bắc ngang
? Những chi tiết nào được tác giả chọn tả?
- Thời gian: Chiều tà bóng xế
- Cảnh vật: Khe suối nhỏ, cây cầu nhỏ
? Cảm nhận của em về giọng điệu thơ?
- Giọng điệu trầm lắng gợi âm hưởng trầm buồn
? Sắc thái cảnh vật được đặc tả qua những từ ngữ nào? Đó là sắc thái gì?
- Các từ láy: Thanh thanh, nao nao -> sắc thái buồn vắng hiu quạnh
? Các từ láy đó còn gợi tả điều gì?
- Gợi tả tâm trạng man mác bâng khuâng, tiếc nhớ của chị em Kiều
? Tới đây, em có nhận xét gì về cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về?
-> Cảnh buồn vắng, man mác và chất chứa nỗi niềm.
III. Tổng kết
? Khái quát những đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích?
- Bút pháp miêu tả tài hoa
- Từ ngữ giàu chất tạo hình
- Kết hợp khéo léo giữa tả và gợi
? Qua đó, cảnh ngày xuân hiện lên như thế nào?
-> Ghi nhớ
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- HS đọc
*Củng cố:
- Đọc diễn cảm đoạn trích
? Trình bày cảm nhận về khung cảnh mùa xuân qua 4 câu thơ đầu?
? Cảnh lễ hội ngày xuân được miêu tả như thế nào?
? Bút pháp tả cảnh của Nguyễn Du qua có gì đặc sắc?
*Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, nắm chắc nội bài học.
- Luyện đọc diễn cảm đoạn trích
- Chuẩn bị tiết 32:
+ Đọc diễn trước bài Thuật ngữ SGK
+ Tìm hiểu một số thuật ngữ về môi trường và bảo vệ môi trường.
Ngày soạn: 24/9/2013
Ngày dạy: 02/10/2013
Tiết 32 - TLV : Miêu tả trong văn tự sự
A. Mục tiêu cần đạt:
Học sinh thấy được vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự: Giúp cho văn bản tự sự sinh động, hấp dẫn hơn.
Củng cố và nâng cao kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn tự sự
B. Chuẩn bị:
Tích hợp với văn miêu tả
C. Tiến trình lên lớp:
*ổn định tổ chức:
*Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Nêu các yêu cầu của việc tóm tắt?
? Hãy tóm tắt ngắn gọn Chuyện người con gái Nam Xương?
*Tổ chức các hoạt động dạy - học:
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn tự sự
Xét đoạn trích1 SGK
- Gọi HS đọc
- HS đọc
? Nội dung chính của đoạn trích là gì?
- Kể về việc vủa Quang Trung chỉ huy tướng sĩ công phá đồn Ngọc Hồi.
? Vậy phương thức biểu đạt chính là gì?
- Phương thức tự sự
? Còn yếu tố nào xuất hiện trong đoạn trích trên?
- Yếu tố miêu tả
? Chỉ ra một số chi tiết miêu tả tiêu biểu?
- Các chi tiết miêu tả:
+ "Vua Quang Trung lại truyền .... Ngọc Hồi" -> miêu tả việc quân Tây Sơn ghép ván
+ "Nhân có gió ... hại mình" -> Miêu tả việc phun khói lửa của quân Thanh.
+ "Vua Quang Trung ... mà đánh" -> miêu tả cảnh giáp chiến của quân Tây Sơn
? Các chi tiết trên có tác dụng gì?
-> Làm nổi bật diễn biến trận đánh, đoạn văn trở nên sinh động và giàu hình ảnh hơn
Xét đoạn trích 2.
- Gọi HS đọc
- HS đọc
?So với nguyên tác, đoạn trích đã nêu đầy đủ các sự việc chưa?
- Đã nêu được đầy đủ các sự việc chính
? Có điều gì khác biệt giữa đoạn trích này và nguyên tác?
- Đoạn trích này đã lược bỏ đi những chi tiết miêu tả trong nguyên tác
? Điều đó ảnh hưởng ntn đến nội dung đoạn trích?
- Đoạn trích tuy vẫn nêu được các sự việc nhưng thiếu hấp dẫn lôi cuốn vì chỉ cho biết có sự việc gì xảy ra chứ không giúp người đọc hình dung được sự việc đó xảy ra như thế nào
? Đến đây, em kết luận ntn về vai trò của yếu tố miêu tả trong văn tự sự?
-> Ghi nhớ 2
- Gọi HS đọc
- Học sinh đọc ghi nhớ
II. Luyện tập
Bài tập số 1
? Tìm những chi tiết miêu tả trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều?
- Các chi tiết miêu tả:
+ Tả Thúy Vân:
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
+ Miêu tả Thúy Kiều:
Làn thu thủy thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
? Tác dụng của các chi tiết đó?
-> Khắc họa chân dung, dự báo số phận của hai nàng
Bài tập số 2
- Tổ chức cho HS viết đoạn văn
- HS thực hành viết đoạn văn theo yêu cầu của bài tập
- Gọi một số HS trình bày
- HS trình bày
- Tổ chức cho HS nhận xét
- HS suy nghĩ nhận xét
- Giáo viên nhận xét chung
- HS bổ sung, hoàn thiện bài làm
*Củng cố:
? Yếu tố miêu tả trong văn tự sự có tác dụng gì?
? Khi vận dụng yếu tố miêu tả cần chú ý điều gì?
*Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, nắm chắc nội dung bài học.
- Hoàn thiện bài tập
- Chuẩn bị tiết 34, 35: Viết bài tập làm văn số 2
+ Nắm chắc đặc trưng kiểu bài tự sự
+ Luyện tập đưa yếu tố miêu tả vào văn tự sự
---------------------------------------------
Ngày soạn: 26/9/2013
Ngày dạy: 04/ 10/2013
Tiết 33,34 - TLV : Viết bài tập làm văn số 2 - Văn tự sự
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để thực hành viết bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả.
- Rèn kĩ năng viết văn.
- Giáo dục ý thức tự giác làm bài.
B. Chuẩn bị:
- GV: Đề bài, đáp án, biểu điểm
- HS: Ôn tập kiểu bài tự sự, sử dụng yếu tố miêu tả trong văn tự sự.
Chủ đề
Cấp độ tư duy
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Văn tự sự (kết hợp yếu tổ miêu tả)
Vận dụng kiến thức tổng hợp về văn tự sự và việc sử dụng yếu tố miêu tả trong văn tự sự để viết bài văn kể chuyện tượng tượng về một lần thăm trường cũ sau hai mươi xa cách
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu : 1
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
Số câu : 1
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu : 1
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
Số câu : 1
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
C. Tiến trình lên lớp:
*ổn định tổ chức.
* Tổ chức cho HS viết bài:
I. Đề bài:
Tưởng tượng hai mươi năm sau, một ngày, em về thăm trường cũ. Hãy viết thư cho một người bạn học cùng lớp kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
II. Đáp án:
Bài làm phải đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Kiểu bài: Tự sự
2. Nội dung:
- Tưởng tượng được tình huống về thăm trường
- Tình huống viết thư cho bạn kể về buổi thăm trường đó
- Cảnh trường thay đổi như thế nào?
- Gặp lại thày cô ra sao?
- Những kỉ niệm tuổi học trò sống lại như thế nào?
3. Kĩ năng:
- Đảm bảo đúng đặc trưng kiểu bài tự sự
- Yếu tố miêu tả được vận dụng hợp lí, đem lại hiệu quả thẩm mĩ cao cho bài viết.
III. Biểu điểm:
Điểm 9 -> 10: Thực hiện tốt các yêu cầu của đề bài, nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, các yếu tố miêu tả được vận dụng hợp lí, có hiệu quả thẩm mĩ cao.
8 điểm: Đáp ứng tốt các yêu cầu của đề bài, bài viết sinh động, hấp dẫn, có thể còn sai sót nhỏ.
7 điểm: Đáp ứng tốt các yêu cầu của đề bài; Biết vận dụng yếu tố miêu tả song ấn tượng chưa thật sâu đậm; Còn lỗi diễn đạt.
5 -> 6 điểm: Đáp ứng khá đầy đủ yêu cầu của đề bài ; Có ý thức vận dụng yếu tố miêu tả song hiệu quả còn hạn chế; Đôi chỗ diễn đạt chưa thật thoát ý.
4 điểm: Biết viết bài tự sự song chưa biết vận dụng yếu tố miêu tả; Diễn đạt còn vụng về.
2 ->3 điểm: Chưa xác định đúng yêu cầu của đề bài; Bài viết chưa thể hiện rõ đặc trưng kiểu bài tự sự; Diễn đạt yếu.
*Củng cố:
- GV thu bài, nhận xét ý thức làm bài
* Hướng dẫn học ở nhà:
- Ôn tập kiểu bài tự sự.
- Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích
+ Xem lại phần tóm tắt Truyện Kiều để hiểu được vì sao Kiều phải ra ở lầu ngưng Bích
+ Tìm hiểu đoạn trích theo câu hỏi hướng dẫn SGK
---------------------------------------------------
Ngày soạn: 29/9/2013
Ngày dạy:07/10/2013
Tiết 35 - Văn bản : Kiều ở lầu Ngưng Bích
(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh cảm nhận được tình camhr cô đơn, tội nghiệp của Kiều khi nàng phải ra ở lầu Ngưng Bích, qua đó, bước đầu thấy được nét đặc sắc trong nghệ thuật tả cảnh, tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du.
- Rèn kĩ năng nhận diện yếu tố miêu tả nội tâm trong văn tự sự.
- Bồi dưỡng lòng thương cảm, sự sẻ chia.
B. Chuẩn bị:
- Đọc Giảng văn Truyện Kiều
- Tích hợp với miêu tả nội tâm trong văn tự sự
C. Tiến trình lên lớp:
*ổn định tổ chức:
*Kiểm tra bài cũ:
? Đọc diễn cảm đoạn trích Cảnh ngày xuân?
? Trình bày cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên qua 4 câu thơ đầu đoạn trích Cảnh ngày xuân ?
*Tổ chức các hoạt động dạy - học:
I. Tìm hiểu chung
1. Đọc - hiểu chú thích
- GV hướng dẫn, đọc mẫu và gọi HS đọc
- HS nghe và đọc theo hướng dẫn
- Hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó
- HS tìm hiểu theo chú thích SGK.
2. Cấu trúc văn bản
? Nêu vị trí đoạn trích trong tác phẩm?
- Vị trí: Thuộc phần 2 - Gia biến và lưu lạc
? Tóm tắt diến biến truyện từ khi Mã Giám Sinh mua Kiều đến khi Kiều ra ở lầu Ngưng Bích?
- HS tóm tắt ngắn gọn theo nội dung đã học (tiết 26)
? Nội dung chính của đoạn trích là gì?
- Khắc họa tâm trạng của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích
? Xác định kết cấu của đoạn trích?
- Sáu câu đầu: Tình cảnh của Kiều
- Tám câu tiếp: Nỗi nhớ của Kiều
- Tám câu cuối: Nỗi buồn lo của Kiều
II. Phân tích
1. Tình cảnh của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích
? Tình cảnh của Kiều được giới thiệu qua câu thơ nào?
Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
? Em hiểu "khóa xuân" là gì?
- Khóa xuân: Nâng niu, gìn giữ tuổi thanh xuân
? Trong hoàn cảnh của Kiều, "khóa xuân" nói lên thực tế nào?
-> Kiều đang bị giam lỏng, tuổi xuân của nàng đang bị khóa chặt
? Từ lầu Ngưng Bích, Kiều nhìn thấy cảnh gì?
Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia
? Hình ảnh "non xa, trăng gần" gợi tả điều gì?
- Lầu Ngưng Bích ở rất cao, chơi vơi giữa lưng chừng trời
? Những từ ngữ nào đặc tả không gian trước lầu Ngưng Bích?
- Từ láy "bát ngát" + từ ghép "bốn bề"
? Đó là một không gian như thế nào?
-> Không gian bao la, mênh mông
? Có những màu sắc nào trong bức tranh thiên nhiên ấy?
- Màu vàng (của cát), màu hồng (của bụi) -> Màu sắc nhạt nhòa hư ảo
? Cảm nhận của em về không gian thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích?
=> Không gian rộng lớn, mênh mông, hoang vắng lạnh lẽo
? Câu thơ nào diễn tả tâm trạng Kiều khi phải đối mặt với không gian ấy?
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng
? Cụm từ "Mây sớm đèn khuya" diễn tả điều gì?
- Diễn tả vòng thời gian thuần hoàn khép kín giam hãm con người
? Từ ngữ nào đặc tả tâm trạng Kiều trong hoàn cảnh ấy?
- Bẽ bàng, chia tấm lòng
? Đó là tâm trạng như thế nào?
-> Buồn tủi, ngổn ngang trăm mối
? Như vậy, ở lầu Ngưng Bích, Kiều rơi vào tình cảnh như thế nào?
=> Tình cảnh tội nghiệp, đáng thương, cô đơn đến tuyệt đối
*Củng cố:
- Đọc diễn cảm đoạn trích
? Trình bày cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích qua cái nhìn của Kiều?
? Tình cảnh của Kiều khi nàng phải ra ở lầu Ngưng Bích gợi cho em những cảm xúc gì?
*Hướng dẫn học ở nhà:
- Học thuộc đoạn trích
- Học bài, nắm chắc nội dung bài học
- Luyện đọc diễn cảm đoạn trích
- Chuẩn bị tiết 32 - Tiếp tục tìm hiểu phần còn lại của đoạn trích
+ Tám câu tiếp: Nỗi nhớ thương của Kiều
+ Tám câu cuối: Nỗi buồn lo của Kiều
--------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- GA tuan 7.doc