I/ Mức độ cần đạt:
Hiểu thêm về giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và tài năng của Nguyễn Du trong việc khắc họa hình tượng nhân vật qua một đoạn trích.
II/ Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1/ Kiến thức:
- Hiểu được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du: Khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người; đau đớn, xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp.
- Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả: khắc họa tính cách qua diện mạo, cử chỉ.
2/ Kĩ năng:
- Đọc-hiểu VB truyện thơ trung đại.
- Nhận diện và phân tích các chi tiết nghệ thuật khắc họa hình tượng nhân vật phản diện ( diện mạo, hành động, lời nói, bản chất ) đậm tính chất hiện thực trong đoạn trích.
- Cảm nhận được ý nghĩa lên án, tố cáo qua đoạn trích.
8 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1653 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 31 đến tiết 35, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 31 – TUẦN 7
MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU
( TRÍCH TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU )
Ngày dạy:
Ngày soạn:
I/ Mức độ cần đạt:
Hiểu thêm về giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và tài năng của Nguyễn Du trong việc khắc họa hình tượng nhân vật qua một đoạn trích.
II/ Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1/ Kiến thức:
- Hiểu được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du: Khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người; đau đớn, xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp.
- Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả: khắc họa tính cách qua diện mạo, cử chỉ.
2/ Kĩ năng:
- Đọc-hiểu VB truyện thơ trung đại.
- Nhận diện và phân tích các chi tiết nghệ thuật khắc họa hình tượng nhân vật phản diện ( diện mạo, hành động, lời nói, bản chất ) đậm tính chất hiện thực trong đoạn trích.
- Cảm nhận được ý nghĩa lên án, tố cáo qua đoạn trích.
3/ Thái độ:
Biết căm phẫn, ghê tởm trước hành vi của bọn buôn người.
III/ Hướng dẫn thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
1/ Oån định: ( 1phút )
2/ Kiểm tra:
- Đọc thuộc lịng 4 câu thơ đầu đoạn trích “ Cảnh ngày xuân”. Bức tranh thiên nhiên mùa xuân được miêu tả như thế nào?
3/ Bài mới: ( 30 phút )
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung ( 10 phút )
? Em hãy cho biết vị trí của đoạn trích?
-GV: tóm tắt những sự việc chiính đến cảnh Mã Giám Sinh mua Kiều.
- HS: Giải thích : viễn khách; vấn danh; Mã Giám Sinh; ép cung cầm nguyệt; mua ngọc đến Lam Kiều.
HĐ2: Đọc – hiểu đoạn trích:
-GV: h ướng dẫn HS đọc.
GV đọc mẫu, gọi 2 HS đọc.
? Tác giả giới thiệu Mã Giám Sinh xuất hiện ở gia đình Thúy Kiều với tư cách là người như thế nào?
- Là khách “ viễn xa” xuất hiện với mụ mối với tư cách là làm lễ “vấn danh”.
? Khi được hỏi đến tên, họ, quê quán Mã Giám Sinh trả lời như thế nào?
- Rằng: Mã Giám Sinh.
- Rằng: Huyện Lâm Thanh cũng gần.
? Cách trả lời như vậy thể hiện điều gì?
? Mã Giám Sinh được tác giả giới thiệu bao nhiêu tuổi?û m iêu tả chân dung như thế nào?
? Qua diện mạo, trang phục của Mã Giám Sinh thể hiện điều gì?
- GV giảng: Bộ mặt mày, râu nhẵn nhụi cho thấy sự thiếu tự nhiên, râu cạo nhẵn, lông mày tỉa tót. “ Nhẵn nhụi” gợi cảm giác trơ trẽn. “ bảnh bao” cũng gợi lên thiếu tự nhiên.
MR: Họ Kim tên Trọng vốn nhà Trâm Anh
Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa.
? Em có suy nghĩ gì về việc đi lại của Mã giám Sinh?
-Liên hệ: “ Đề huề lưng túi gió trăng
Sau chân theo một vài thằng con con”.
? Hành động ngồi “ tót” thể hiện thái độ gì của Mã Giám Sinh?
- GV “ghế trên” là ghế ở vị trítrang trọng, dành cho bậc cao niên, bậc huynh trưởng, nhưng MGS là kẻ đi hỏi vợ lại nhảy tót len mà ngồi.
? Lời giới thiệu về lai lịch của Mã Giám Sinh là khách xa nhưng lại xưng quê “ cũng gần”, lấy tên gọi học trò Quốc tử giám để xưng tên mình bộc lộ bản chất gì?
? Đã ngoài 40 tuổi nhưng cố trau chuốt tỉa tót cho trẻ cũng thể hiện điều gì?
-Liên hệ, mở rộng: nghệ thuật miêu tả chị em Thúy Kiều bằng nghệ thuật ước leệä cổ điển lấy vẻ đẹp thiên nhiên đẻ miêu tả nhân vật ( lý tưởng hóa nhân vật ) ; Mã Giám Sinh là nhân vật phản diện được miêu tả bằng nét bút hiện thực khắc họa tính cách nhân vật qua diện mạo cử chỉ.
?Mã Giám Sinh làm lễ “vấn danh” vớùi Kiều nhưng thực chất với mục đíchgì?
? Hành động mua bán Kiều được thể hiện qua những từ ngữ nào ?
? Hai câu thơ “ Mặn nồng ... dặt dìu” thể hiện điều gì?
? Em hiểu gì thêm bản chất của Mã Giám Sinh qua câu hỏi của hắn “ Rằng mua ... cho tường”?
? Hành động “ Cò kè bót một thêm hai” bộc lộ bản chất gì của Mã Giám sinh?
- Liên hệ: Miêu tả mụ Tú Bà.
“ Bề ngoài thơn thớt nói cười
Mà trong nham hiểm giết người không dao”
? Qua đoạn trích tác giả khắc họa nhân vật như thế nào?
? Thái độ của Nguyễn Du thể hiện qua cách miêu tả Mã Giám Sinh?
“ Cũng nhà hành biện xưa nay
Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người”
4. Củng cố:
1. Nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả Nguyễn Du:
a. Miêu tả bằng bút pháp nghệ thuạt ước lệ cở điển.
b. Miêu tả bằng bút pháp hiện thực.
c. Cả (a) và (b).
2. Nhân vật Mã Giám Sinh được khắc họa qua đoạn trích:
a. Hào hoa phong nhã.
b. Người tình thủy chung.
c. Giả dới, bất nhân vì tiền.
d. Người chờng có tấm lòng vị tha đáng trân trọng.
5. Dặn dò:
- Học nắm vững phân tích nhân vật Mã Giám Sinh.
- Đọc kỹ đoạn trích.
- Tìm hiểu nhân vật Kiều và tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du.
HS báo cáo sĩ số.
1 HS lên bảng trả lời.
2 HS đọc chú thích *
HS trả lời
2 HS đọc
HS trả lời: MGS đến mua Kiều và diễn biến cuộc mua bán.
HS:
+ Nhân vật phụ: Mụ mối.
+ Nhân vật chính: Mã Giám Sinh, Kiều.
HS thảo luận nhóm 4 (5 phút).
- Rằng: Mã Giám Sinh.
- Rằng: Huyện Lâm Thanh cũng gần.
- Trả lời nhát gừng ,cộc lốc, vô lễ không có chủ ngữ,không thưa gửi. Đó chỉ có thể là lời của kẻ hợm hĩnh, cậy tiền.
- Ngoài 40 tuổi; đã quá tuổi thanh xuân nhưng “ Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao”
- Ăn diện, chú ý đến hình thức bên ngoài, tỉa tót trau chuốt đến mức thái quá
HS thảo luận nhóm 4 (5 phút).
HS thảo luận nhóm 4 (3 phút).
- Thể hiện thái độ bất lịch sự đến trơ trẽn, hỗn hào, vô lễ, thô lỗ, có vẻ trịch thượng, hợm hĩnh.
- Mua Kiều để bán kiếm lời.
-Đắn đo, cân sắc, căn tài, ép cung, cầm nguyệt, thử bài quạt thơ. biến Kiều như một món hàng giữa chợ bán để kiếm lời.
-Tỏ thái độ khinh bỉ căm phẫn sâu sắc bọn buôn người, tố cáo thế lực đồng tiền chà đạp lên nhân phẩm con người.
HS thảo luận chọn phương án đúng.
A/ Tìm hiểu chung:
I/Tìm hiểu vị trí đoạn trích:
- Đoạn thơ thuợc phần gia biến và lưu lạc trong kết cấu Truyện Kiều, mở đầu kiếp đoạn trường của Thúy Kiều.
2/Tìm hiểu chú thích: sgk/98.
B/ Đọc –hiểu văn bản:
I Nội dung:
1/Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh:
a. Diện mạo, cử chỉ, hành đợng:
- Lai lịch: Là khách phương xa tìm đén làm lễ “vấn danh”
- Cách nói năng: trả lời nhát gừng, cợc lớc, vơ lễ, khơng có chủ ngữ, khơng thưa gửi.
- Chân dung, diện mạo: đã ngoài bớn mươi tuởi; chú ý đến hình thức bên ngoài, ăn diện, trau chuớt đến mức thái quá (thiếu tự nhiên).
- Cử chỉ, hành đợng:
+ Đi lại ờn ào kém lịch sự
.
+ Hành đợng ngời “tót”: Thể hiện thái đợ bất lịch sự đến trơ trẽn, hỡn hào, vơ lễ có vẻ trịch thượng, hợm hĩnh.
b. Về bản chất:
- Giả dới:
+ Về sự xuất thân, tính danh giới thiệu rất mù mờ.
+ Tướng mạo cớ tơ vẽ cho trẻ, ra vẻ thư sinh, phong lưu, lịch sự.
- Bản chất bất nhân vì tiền:
+ Trong hành đợng, thái đợ đới với Kiều xem nàng như mợt món hàng: “ Dắn đo, cân, ép, thử”
.
+ Tâm lý lạnh lùng, vơ cảm gật gù tán thưởng, mãn nguyện với món hàng ưng ý.
+ Thực dụng nói trắng, nói thẳng vào vấn đề.
+ Mặc cả, keo kiệt, đê tiện.
=> Mã Giám Sinh là nhân vật phản diện điển hình của bản chất con buơn lưu manh: giả dới, bất nhân vì tiền. Y là mợt tay buơn người ghê tởm.
TIẾT 32 – TUẦN 7
MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU ( TT )
( TRÍCH TRUYỆN KIỀU )
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
( 36 phút )
- Em có cảm nhận gì về tình cảnh Thúy Kiều trong đoạn trích? Thử phân tích để thấy được tình cảnh đáng thương của Kiều?
GV: Kiều tội nghiệp vì nàng là món hàng đem bán và càng tội nghiệp hơn khi nàng ý thức được nhân phẩm của mình. Vì vậy, có thể nói, bao trùm tâm trạng của nàng lúc này là nỗi đau đớn, tái tê.
- Thử so sánh 2 cách tả MGS và Thúy Kiều, từ đó rút ra thái độ, tình cảm của nhà thơ với từng nhân vật?
GV phân tích:
+ Tả MGS, tác giả đóng vai trò là người quan sát và đã lột trần bản chất xấu xa, đê tiện của con người này ( dùng từ ngữ, hình ảnh để chứng minh).
+ Tả Thúy Kiều, nhà thơ như hóa thân vào nhân vật, đồng cảm, thông cảm với nỗi đau đớn, tủi hỗ của nhân vật ( hình ảnh ước lệ, cách dùng từ Hán Việt, nhịp điệu các câu thơ . . .).
- Qua phân tích, đoạn thơ có những nét nghệ thuật đặc sắc nào?
- Tóm tắt nội dung, ý nghĩa của đoạn trích?
4/ Củng cố: ( 5 phút )
- Đọc lại đoạn trích, nêu đại ý, vị trí của đoạn trong tác phẩm Truyện Kiều?
- Qua đoạn trích, tác giả đã bộc lộ thái độ, tình cảm ntn?
- Gv treo bảng phụ ( câu hỏi phần phụ lục ).
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học:
5/ Dặn dò: ( 4 phút )
- Học thuộc lòng đoạn trích. Nắm nội dung, ý nghĩa, nét đặc sắc về nghệ thuật.
- Soạn bài “ Miêu tả trong VB tự sự ”:
+ Đọc kĩ văn bản, các chú thích sgk.
+ Trả lời các câu hỏi.
HS thảo luận nhóm 4 (5 phút).
HS thảo luận nhóm 4 (5 phút).
Hs tổng hợp kết quả phân tích phía trên
HS trả lời theo ghi nhớ sgk
HS lên bảng trả lời
2/ Nhân vật Thúy Kiều:
- Đau đớn, uất nghẹn trước cảnh đời ngang trái:
“ Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng”.
- Buồn rầu, tủi hổ, sượng sùng khi thấy mình trở thành một món hàng:
“ Ngại ngùng dợn gió e sương
Nhìn hoa bóng thẹn trông gương mặt dày”.
3/ Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du:
- Thái độ khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người, đồng thời tố cáo thế lực đồng tiền chà đạp lên con người.
- Bày tỏ niềm cảm thương sâu sắc trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp.
II/ Nghệ thuật:
- Nghệ thuật miêu tả nhân vật.
- Ngôn ngữ kể sinh động, bộc lộ được thái độ của tác giả.
III/ Ý nghĩa:
Đoạn thơ thể hiện tấm lòng cảm thương, xót xa trước thực trạng con người bị chà đạp; lên án hành vi, bản chất của những kẻ buôn người.
c/ Hướng dẫn tự học:
- Phân tích nhân vật MGS trong đoạn trích.
- Sưu tầm những câu thơ, đoạn thơ trong Truyện Kiều miêu tả nhân vật phản diện.
- Hiểu và dùng được một số từ Hán Việt thông dụng được dùng trong VB.
* Phụ lục:
1/ Đoạn trích thuộc phần nào của tác phẩm Truyện Kiều?
a/ Phần thứ nhất
b/ Phần thứ hai
c/ Phần thứ ba
2/Trong đoạn trích, Thúy Kiều có hoàn cảnh như thế nào?
a/ Đau đớn, tủi hỗ. b/ E lệ, thẹn thùng.
c/ Mừng rỡ, vui sướng. d/ Hồi hộp, lo âu.
TIẾT 33 – TUẦN 7
TẬP LÀM VĂN: MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I/ Mức độ cần đạt:
- Hiểu được vai trò của miêu tả trong VB tự sự.
- Vận dụng hiểu biết về miêu tả trong VB tự sự để đọc-hiểu VB.
II/ Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1/ Kiến thức:
- Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một VB.
- Thấy được vai trò, tác dụng của yếu tố miêu tả trong VB tự sự.
2/ Kĩ năng:
- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả trong VBTS.
- Kết hợp kể chuyện với miêu tả khi làm một bài văn TS.
3/ Thái độ:
Có ý thức đưa yếu tố miêu tả vào VB TS.
III/ Hướng dẫn thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
1/ Ổn định: ( 1 phút )
2/ Kiểm tra: ( KT việc chuẩn bị bài của HS ) ( 5 phút )
3/ Bài mới: ( 30 phút )
Hoạt động 1: Tìm hiểu chungï
( 12 phút )
GV yêu cầu HS đọc đoạn văn(SGK/91).
- Đoạn trích kể về trận đánh nào? Nhân vật Quang Trung làm gì? Xuất hiện ntn? Hãy chỉ ra các yếu tố miêu tả và đối tượng miêu tả.
- Đọc mục I.c ( SGK/91 ) và trả lời các câu hỏi ( SGK/92 ).
? Trong 2 cách kể, cách nào hấp dẫn hơn? Vì sao?
? Từ đó em rút ra kết luận gì?
Hoạt động 2: Luyện tập
( 18 phút )
GV chia lớp làm 3 nhóm lớn làm BT từ 1->3
GV nhận xét, bổ sung, đánh giá, kết luận.
4/ Củng cố: ( 5 phút )
-Trong tự sự, thường kết hợp yếu tố miêu tả ở những trường hợp nào?
-Tác dụng của việc sử dụng yếu tố miêu tả trong VB tự sự?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
5/ Dặn dò: ( 4 phút )
-Làm BT 3 ở nhà ( chú ý cả luyện viết và luyện nói ).
- Tham khảo các đề bài ( sgk/ 105), tiết sau viết bài làm văn số 2 tại lớp.
HS báo cáo sĩ số.
5 HS.
HS đọc
HS thảo luận nhóm 4 (5phút). Đại diện nhóm trình bày kết quả.
HS thảo luận 3 phút, trình bày kết quả : Nhân vật Quang Trung không nổi bật và trận đánh không sinh động vì như thế chỉ kể lại được sự việc chính ( việc gì? ) chứ chưa giúp người đọc hình dung được sự việc ( việc diễn ra ntn?).
HS đọc ghi nhớ.
HS thảo luận nhóm
( 4 phút ).
Yêu cầu HS trình bày lên bảng BT 1,2.
HS trình bày miệng, lớp góp ý đánh giá ( chú ý kể kết hợp miêu tả )
A/ Tìm hiểu chung:Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong VB tự sự:
I/ Tìm hiểu ví dụ:
VD: Phân tích đoạn trích
( SGK/91 ).
- Đoạn văn kể lại trận đánh đồn Ngọc Hồi của vua Quang Trung, trong đó Quang Trung là người chỉ huy.
- Các yếu tố miêu tả:
+ Tả người: “ Quang Trung cưỡi voi đi đốc thúc”; “. . . lưng giắt . . .”.
+ Tả việc:“ Truyền lấy. . .phủ kín. . .”; “ khói tỏa mù mịt. . . không thấy gì. . .”; “ chém giết lung tung. . . thành suối. ..”.
II/ Kết luận :
- Yếu tố miêu tả tái hiện lạinhững hình ảnh, những trạng thái, đặc điểm, tính chất . . . của sự vật, con người và cảnh vật trong tác phẩm.
- Việc miêu tả làm cho lời kể trở nên cụ thể, sinh động và hấp dẫn hơn.
B/ Luyện tập:
1/ Yếu tố tả người và tả cảnh trong 2 đoạn trích:
- Tả Thúy Kiều: Tập trung tả đôi mắt bằng những hình ảnh ước lệ.
- Tả Thúy Vân: đôi mắt, khuôn mặt, cử chỉ bằng cách so sánh.
- Tả cảnh: tả cụ thể, tả qua tâm trạng, cách nhìn của nhân vật.
2/ Viết đoạn văn kể lại việc chị em Thúy Kiều đi chơi tiết thanh minh.
C/ Hướng dẫn tự học:
Phân tích một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả đã học.
TIẾT 34, 35 – TUẦN 7
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
I/ Mức độ cần đạt:
Giúp HS biết vận dụng kiến thức đã học để thực hành viết 1 bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người, hành động.
Rèn luyện kỹ năng diễn đạt, trình bày.
II/ Hoạt động dạy và học:
1/ Oån định:
Lớp
Sĩ số
Tên HS vắng
Ngày dạy
9/3
36
/ / 2011
9/4
37
/ / 2011
2/ Đề bài:
Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
3/ Viết bài:
GV ổn định trật tự, quan sát quá trình làm bài của HS.
4/ Thu bài:
GV yêu cầu HS đưa bài ra đầu bàn, mỗi dãy nhờ 1 HS thu.
5/ Dặn dò:
-Soạn bài “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”:
+ Đọc kĩ văn bản, các chú thích sgk.
+ soạn các câu hỏi phần đọc-hiểu ( liên hệ với các đoạn trích đã học để hiểu hơn về đoạn trích )
. . . . . .. . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .
File đính kèm:
- giaoan-tuan7-dasua.doc