Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 31: Kiều ở lầu Ngưng bích (trích: Truyện Kiều) Nguyễn Du

A. Mục tiêu bài dạy (sgv/95)

B. Chuẩn bị của GV-HS

GV: Bài soạn (sgk, stk)

- HS: Bài soạn, gk

C. Tiến trình tổ chức các HĐDH

1/ Khởi động (5')

- Ổn định

- Bài cũ: Học thuộc lòng đoạn trích "cảnh ngày xuân" nêu nội dung ng.thuật đoạn trích.

- Bài mới: Ở đoạn "chị em Thuý Kiều" ta thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du qua bút pháp ướt lệ cổ điển. Ở bài học này các em sẽ thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm, nhân vật qua người đọc thoại và tả cảnh ngụ tình, miêu tả nội tâm nhân vật là một trong những thành tựu đặc sắt của nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyền Kiều.

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 8470 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 31: Kiều ở lầu Ngưng bích (trích: Truyện Kiều) Nguyễn Du, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 31: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH (Trích: truyện Kiều) Nguyễn Du A. Mục tiêu bài dạy (sgv/95) B. Chuẩn bị của GV-HS GV: Bài soạn (sgk, stk) - HS: Bài soạn, gk C. Tiến trình tổ chức các HĐDH 1/ Khởi động (5') - Ổn định - Bài cũ: Học thuộc lòng đoạn trích "cảnh ngày xuân" nêu nội dung ng.thuật đoạn trích. - Bài mới: Ở đoạn "chị em Thuý Kiều" ta thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du qua bút pháp ướt lệ cổ điển. Ở bài học này các em sẽ thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm, nhân vật qua người đọc thoại và tả cảnh ngụ tình, miêu tả nội tâm nhân vật là một trong những thành tựu đặc sắt của nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyền Kiều. 2/ Đọc - hiểu văn bản (25') Hoạt động của GVHS Nội dung bài giảng Hỏi: Đọc: Hỏi: Hỏi: Hỏi: Hỏi: Hỏi: Chốt: Đọc: Hỏi: Hỏi: Hỏi: Chốt: Đọc: Hỏi: Hỏi: Hỏi: Hỏi: Hỏi: Hỏi: Chốt: Hỏi: (3) (4) (5) Nêu vị trí đoạn trích - Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt, làm nhục, bị tú bà mắn nhiếc, Kiều nhất quyết không chịu tiếp khách làng chơi, không chịu chấp nhận cuộc sống chốn Lầu xanh. - Đau đớn, uất ức, nàng định tự vẫn. Tú bà sợ mất vốn nên lừa lời khuyên giải, dụ dồ Kiều. Mụ vờ chăm sóc thuốc than, hứa hẹn khi nàng bình phục sẽ gả nàng cho người tử tế. Tú bà đưa Kiều ra sống riêng ở Lầu Ngưng Bích thực chất là giam lỏng nàng để thực hiện âm mưu mới đê tiện hơn, tàn bạo hơn. Nêu kết cấu đoạn trích? - 6 câu đầu: Hoàn cảnh của Kiều - 8 câu tiếp theo: Nỗi nhớ thương của Kiều: - 8 câu cuối: Tâm trạng của Kiều qua cảnh vật HS đọc toàn bộ chú thích từ khó sgk viết tắt. - Đoạn đoạn trích: (yêu cầu đọc; chậm, buồn, nhấn giọng ở các từ bẽ bàn, buồn trong, ngắc nhịp chính xác) - GV đọc: 6 câu đầu; HS đọc 16 câu còn lại. HS lại 6 cầu đầu: Giải thích ý nghĩa câu đầu, cho biết hoàn cảnh hiện tải của Kiều. - Khóa xuân: khóa kín tuổi xuân, ý ói cấm cung. Ở đây ý nói Kiều bị giam lỏng, đấy cũng chính là hoàn cảnh hiện tại của Kiều. Đứng nơi Lầu Ngưng Bích, Kiều nhìn ra bốn bề thiên nhiên. Kiều nhìn thấy gì trong bức tranh thiên nhiên đó. - Vẽ non xa, tấm trăng gần Bốn bề bát ngát xa trong Cồn cát vàng nhấp nhô, bụi hồng mù mịt Vì sao tác giả lại viết "Non xa", "trăng gần" có gì vô lý? Hãy giải thích. - Đây là cảnh đêm trăng ở xa hơn, nhưng vì trăng sáng hơn nên ta có cảm giác nên ta thấy trăng gần hơn. Núi thì gần hơn nhưng vì mờ mờ không tỏ nên có cảm giác xa hơn => cảnh được tả qua tâm trạng. Em có nhận xét gì về cảnh vật thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích qua cái nhìn của Kiều? Mênh mông, hoang vắng, không có một bóng người => nhìn ra xung quanh, nhìn lại Kiều nơi lầu Ngưng Bích ta thấy Kiều thật đáng thương, bơ vơ, trơ trọi một mình giữa quê người. Cụm từ "mây sớm đèn khuya" gợi tả gì. - Gợi tả thời gian tuần hoàn khép kín hết sáng, tối, hết ngày, đêm, nàng thui thủi một mình, chỉ biết làm bạn với mây sớm, đèn khuya. Thời gian cũng như không gian như giam hẳn con người, góp phần diễn tả hoàn cảnh tâm trạng cô đơn tội nghiệp của Kiều. HS đọc 8 câu tiếp theo. Trong cảnh ngộ của mình nàng đã nhớ tới ai? Này nhớ ai trước, ai sau? nhớ ntn có hợp lý không? Tại sao? - 4 đọc đầu: Tả nổi của chàng Kim - 4 câu sau: Tả nổi nhớ cha mẹ - Nguyễn Du đặt nổi nhớ chàng Kim lên trước cha mẹ là tuân thủ đúng diễn biến tâm trạng của Kiều khi ấy. - Vì sao khi bán mình chuột cha, Kiều thấy mình có tội với Kim Trọng, Kiều luôn luôn sống trong một tâm trạng day dứt, dằn vặt, dày vò, bởi sự phản bội của nàng sẽ làm chàng Kim rất đau khổ. Cùng là nổi nhớ, nhưng nổi nhớ chàng Kim khác nổi nhớ cha me. Đọc 4 câu tả nổi nhớ Kim Trọng và cho biết Kiều nhớ Kim Trọng bằng cách nhớ nào? Lý do nàng nhớ là gì ? (gợi ý) a) - Tác giả dùng từ "tưởng" ? - liên tưởng, tưởng tượng, hình dung, nàng hình dung lại cảnh đêm trăng hai người đã thề nguyện với nhau, nàng tưởng tượng cảnh Kim Trọng đang hướng về nàng, chờ tin mà uổng công vô ích. - Câu thơ (tấm thân gội rửa bao giờ cho phai) có thể hiểu như thế nào? Từ đó cho biết lý do nàng nhớ Kim Trọng. Có thể hiểu theo hai cách: + Tấm lòng son là tấm lòng nhớ thương Kim Trọng không bao giờ nguôi. + Tấm lòng son của Kiều bị hoen ố, biết bao giờ gội rửa được. Nàng nhớ Kim Trọng vì đau đớn, xót xa b) Với Kim Trọng thì tác giả dùng từ "tưởng" với cha mẹ thì tác giả dùng từ gì để diễn tả cách nhớ của Kiều ? Nàng nhớ cha mẹ vì lý do gì. - Tác giả dùng từ xót: Nghĩa là thương nhớ xót xa, nàng xót xa vì nhiều lẽ: + Cha mẹ tựa cửa sớm chiều, ngóng tin con (xót người tựa cửa hôm mai). + Cha mẹ già yếu, không người chăm nom (quạt hồng ấm lạnh những ai đó giờ) thành ngữ diễn tả tâm trạng thương nhớ tâm trạng thương nhớ tấm lòng hiếu thảo của Kiều với cha mẹ. + Cảnh quê nhà đã thay đổi, mà sự thay đổi lớn nhất là cha mẹ ngày một thêm già yếu. (sân lai...góc tử...) cụm từ (cách mấy nắng mưa => thời gian xa cách là sự tàn phá của thiên nhiên lên cảnh vật và con người. 8 câu thơ (tt) diễn tả tâm trạng thương nhớ Kim Trọng, thương nhớ cha mẹ của Kiều qua ngôn ngữ đọc thoại nội tâm. Theo em ngôn ngữ đọc thoại nội tâm là thế nào? + Ngôn ngữ nhân vật có hai hình thức tồn tại * Ngôn ngữ đoc thoại: Thường là lời nói thầm bên trong, nhân vật tự nói với chính mình * Ngôn ngữ đối thoại: Là lời nhân vật được bộc lộ ra bên ngoài, đối thoại với nhân vật khác. Em có nhận xét gì về tấm lòng của Thuý Kiều qua lời đọc thoại diễn tả nổi nhớ của nàng? - Trong cảnh ngộ ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất, nhưng nàng đã quên cảnh ngộ của bản thân để nghĩ về Kim Trọng, cha mẹ. Cho thấy Kiều là một người tình thuỷ chung, người con hiếu thảo, có tấm lòng vị tha đáng trọng. HS đọc 8 câu còn lại: Đây là cảnh chiều tà bên bờ biển Cảnh là thực hay hư - Đây không phải là cảnh thực, đây là cảnh tâm trạng, (bức tranh tâm trạng). Ta gọi đây là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, mượn cảnh vật để gửi gắm tâm trạng nhân vật. Có thể chia bức tranh này thành 4 mảng gắn liền với 4 lần "buồn trông". Hãy cho biết 4 mảng cảnh đó. - Mảng cảnh thứ nhất: Cảnh buồn thấp thoáng - Mảng cảnh thứ hai: Hoa trội man mác - Mảng cảnh thứ ba: Nội cỏ dầu dầu - Mảng cảnh thứ tư: Gió cuồn, sóng réo ầm (2) Hình ảnh cánh buồm xa xa, lúc ẩn lúc hiện - gợi tả gì? - Gợi tả chuyến đi xa, gợi thân phận tha hương của Tuý Kiều, cô đơngiữa đất khách quê người. Hình ảnh bông hoa trôi dạt trên dòng thuỷ triều vừa rút ra biển khơi, gợi tả gì? - Gợi tả tấm thân bèo bọt, nhỏ nhoi, bị vùi dập, đẩy đưa giữa dòng đời khắc nghiệt, chẳng biết đi về đâu. Hình ảnh đồng cỏ rầu rầu trải dài nơi chân mây mặt đất một màu xanh xanh - gợi tả gì? - Cuộc sống ẻ nhạt, vô vị kéo dài không biết đến bao giờ, khiến nàng lo âu. Cơn gió chốn trên mặt duềnh cho cho tiếng sóng bỗng ầm ầm nổilên như bao vây lây nàng - gợi tả. - Gợi tả cảnh tượng hải hùng, kinh sợ, như báo trước một tương lai đầy tai ương, bất trắc đang chờ đợi nàng. Và quả đúng nhưvậy. Kiều đã mắc lừa Sở Khanh rồi phải lâm vào cảh "thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần". Như vậy mỗi một biểu hiện của cảnh đều có một nét chung tập trung thể hiện tâm trạng của Kiều một cách sâu sắc, tinh tế. Điệp ngữ "buồn trông" được đặt ở 4 câu lục trong đoạn thơ cuối có ý nghĩa như thế nào? - Điệp ngữ "buồn trông" được sử dụng nhiều trong ca dao "Buồn trong chênh chếch sao mai" "Buồn trông con nhện giăng tơ"... * Nhưng khi đi vào trong thơ Nguyễn Du thì nó mang một ý nghĩa lớn hơn nhiều, nó ghép phần thể hiện tâm trạng sâu sắc của nhân vật cụ thể. + Tô đậm nổi buồn của Kiều, nổi buồn càng lúc càng dâng cao, từ man mác trong bụng -> lo âu -> kinh sợ. + Nhưng chủ yếu là sau mỗi ngữ "buồn trông" người đọc lại được chứng kiến tâm trạng ở một hướng khác, không trùng lắp => chứng tỏ Kiều là một con người rất sâu sắc, tinh tế. Tổng kết (2') Nêu tóm tắt giá trị nội dung và ng th đoạn trích (HS ghi nhớ /96) Luyện tập (2') - HS đọc thuộc lòng đoạn thơ Củng cố - dặn dò (1') - Học thuộc lòng - Học thuộc ghi nhớ - tự học "MGS mua Kiều" - Soạn miêu tả rong đoạn văn tự sự A. Tìm hiểu bài: I. Vị trí và kết cấu đoạn trích II. Phân tích 1. Hoàn cảnh của Kiều => cô đơn, tội nghiệp (2) Nổi nhớ thương của Kiều - Nổi nhớ chàng Kim: đâu đớn, xót xa => thuỷ chung - Nổi nhớ cha mẹ: Xót xa thương nhớ, hiếu thảo - Ngôn ngữ đọc thoại (3) Tâm trạng của Kiều qua cảnh vật. - Tả cảnh ngụ tình III. Tổng kết; Ghi nhớ/96) B. Luyện tập Đọc thuộc lòng

File đính kèm:

  • doctiet 31.doc
Giáo án liên quan