Giáo án ngữ văn 9 - Tiết 31: Luyện tập viết đoạn văn tự sự

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh:

1.Kiến thức:

-Nắm được khái niệm đoạn văn, nội dung và nhiệm vụ của đoạn văn trong văn bản tự sự.

- Vị trí của các đoạn văn trong văn bản tự sự.

2.Kỹ năng:

- Biết cách viết một đoạn văn tự sự kể về một sự việc cho trước hoặc tự mình xác định.

- Sử dụng các phương tiện liên kết câu để đoạn văn được mạch lạc, chặt chẽ.

3.Thái độ:

- Nâng cao ý thức tìm hiểu và học tập cách viết các đoạn văn trong văn bản tự sự.

B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:

- SGV, SGK, bảng phụ.

- Tài liệu tham khảo, thiết kế bài học.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: Bài tập 2 sgk (ở nhà), trang 76 hoặc kiểm tra vở soạn (cuối giờ)

3.Bài mới:

 

doc8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1552 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 9 - Tiết 31: Luyện tập viết đoạn văn tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/10/2012 Tiết PPCT: 31 Hướng dẫn tự học: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh: 1.Kiến thức: -Nắm được khái niệm đoạn văn, nội dung và nhiệm vụ của đoạn văn trong văn bản tự sự. - Vị trí của các đoạn văn trong văn bản tự sự. 2.Kỹ năng: - Biết cách viết một đoạn văn tự sự kể về một sự việc cho trước hoặc tự mình xác định. - Sử dụng các phương tiện liên kết câu để đoạn văn được mạch lạc, chặt chẽ. 3.Thái độ: - Nâng cao ý thức tìm hiểu và học tập cách viết các đoạn văn trong văn bản tự sự. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC: - SGV, SGK, bảng phụ. - Tài liệu tham khảo, thiết kế bài học. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Bài tập 2 sgk (ở nhà), trang 76 hoặc kiểm tra vở soạn (cuối giờ) 3.Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu thế nào là đoạn văn trong văn bản tự sự và các loại đoạn văn cũng như vai trò của từng đoạn văn. Ôn lại khái niệm đã học trong chương trình THCS. Cho biết cấu trúc chung của đoạn văn? Trong đoạn văn không thể thiếu điều gì? Gv phát vấn câu hỏi (tờ giấy chuẩn bị sẵn) HS trả lời-Gv tổng kết bảng phụ. Hoạt động 2: Gv hướng dẫn HS cách viết đoạn văn trong văn bản tự sự. HS đọc bài tập 1: Thảo luận nhóm: ( bảng học nhóm) nhóm 1,2,3 câu a; nhóm 4,5,6 câu b. Gv chỉ định tổ 2a, tổ 6b lên bảng. Gv tổng kết Đọc SGK. Đoạn 1 viết về nội dung gì? a) Các đoạn văn trên có thể hiện đúng như dự kiến của tác giả không? Nội dung, giọng điệu của các đoạn văn mở đầu và kết thúc có gì giống và khac nhau? b-Kinh nghiệm được rút ra khi viết đoạn văn trong văn bản tự sự? Qua đó em rút ra được kinh nghiệm gì khi viết đoạn văn tự sự? (- GV-HS đọc đề, nêu yêu cầu và làm bài tập 2 SGK? Những thành công và hạn chế của bạn HS trong bài viết? Viết tiếp chỗ trong?Thảo luận nhóm: Nhóm 4,5,6 câu a, nhóm 1,2,3 câu b. Đại diện tổ1b, 5 a lên bảng trình bày. Qua đó, em hãy rút ra kết luận về cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự? HS lên bảng làm bài tập 1 Hướng dẫn về nhà làm bài tập 2 Hoạt động 3: luyện tập Đề bài: “Kể lại kỉ niệm đáng nhớ nhất của em cùng các bạn khi đi thăm thầy (cô) giáo nhân ngày nhà giáo Việt Nam” -Viết đoạn văn( hoặc các đoạn văn) mở bài cho văn bản trên. -kiểm tra bài cũ:Kt vở soạn :bài tập I. ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ 1. Đoạn văn là một bộ phận của văn bản. Đoạn văn được xây dựng từ một số câu văn, sắp xếp theo một trật tự nhất định nhằm thể hiện một ý khái quát. 2. Các loại đoạn văn trong văn bản tự sự: - Đoạn(các đoạn) mở bài: giới thiệu - Các đoạn thân bài: Diễn biến sự việc, chi tiết... - Đoạn (các đoạn) kết bài: kết thúc câu chuyện. 3. Nội dung mỗi đoạn khác nhau :…. 4.Nhiệm vụ: thể hiện chủ đề, ý nghĩa văn bản. II. CÁCH VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ Bài tập 1. a. Các đoạn văn trên đã thể hiện đúng, rõ, hay và sâu sắc dự định của tác giả. Nội dung và kết thúc của các đoạn mở đầu và kết thúc: - Giống nhau: Cả hai đoạn đều tả cảnh rừng xà nu và đều tập trung làm nổi bật chủ đề của tác phẩm, gợi liên tưởng, suy nghĩ cho người đọc. - Khác nhau: + Các đoạn mở đầu miêu tả rừng xà nu cụ thể, chi tiết, rất tạo hình, tạo không kkí và lôi cuốn người đọc. + Đoạn kết thúc : miêu tả rừng xà nu xa mờ dần và bất tận làm đọng lại trong lòng người đọc những suy nghĩ lắng sâu về sự bất diệt của rừng cây, vùng đất, của sức sống con người. b. Kinh nghiệm rút ra: - Trước khi viết hoặc kể chuyện, cần suy nghĩ, dự kiến đoạn văn mở bài và đoạn văn kết bài để bài văn vừa chặt chẽ vừa có sức lôi cuốn, hấp dẫn người đọc. - Đoạn kết bài và mở bài có thể giống về đối tượng hoặc khác nhau nhưng phảo hô ứng với nhau và phải tập trung vào nhiệm vụ dẫn dắt câu chuyện, làm nổi bật chủ đề, tư tưởng mà bài văn cần thể hiện. Bài tập 2. a. Đoạn viết của bạn HS có thể coi là một đoạn văn trong văn bản tự sự và đoạn văn này thuộc phần thân bài của truyện ngắn mà bạn HS định viết. Người viết đã kể một sự việc quan trọng là “chị Dậu về làng vào thời điểm CMT8 nổ ra”. Sự việc trên được kể sau phần mở bài b.- Bạn HS thành công ở khâu kể chuyện nhưng còn lúng túng ở những đoạn tả cảnh(…1) và diễn biến tâm trạng chị Dậu(…2) -Viết tiếp vào chỗ trống… 3. Cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự - Muốn viết đoạn văn trong văn bản tự sự, người viết cần huy động năng lực quan sát, tưởng tượng và vốn sống... - sau đó vận dụng kĩ năng miêu tả, kể chuyện, biểu cảm để hoàn chỉnh đoạn văn. Khi viết có thể dùng câu chủ đề để nêu ý bao trùm, sau đó viết các câu thể hiện những nội dung cụ thể. III. LUYỆN TẬP Bài tập 1: a. Đoạn văn trích trong văn bản Những ngôi sao xa xôi của tác giả Lê Minh Khuê, kể chuyện cô thanh niên xung phong (Phương Định) thời chống Mĩ đang phá bom nổ chậm để mở đường ra mặt trận. b. Bạn HS nhầm ngôi kể... c. ... cần nhất quán ngôi kể( mở đầu đến kết thúc):Chặt chẽ, lôgic, hấp dẫn, thuyết phục người đọc. 4.Hướng dẫn tự học: * Bài cũ: - Viết một đoạn văn tự sự cho đề bài trên * Bài mới - Chuẩn bị bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam + Mỗi tổ kẻ một bảng theo yêu cầu SGK + Ôn lại các kiến thức đã học theo gợi ý SGK? -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Ngày soạn: 07/10/2012 Tiết 28,29 + TC 19: ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh: 1.Kiến thức: - Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức về VHDG Việt Nam đã học: Đặc trưng, thể loại, các giá trị cơ bản của văn học dân gian qua hệ thống các tác phẩm vừa học. 2.Kỹ năng: Nhận biết một cách có ý thức về các tác phẩm văn học dân gian. 3. Thái độ: Tầm quan trọng của việc hệ thống hoá các kiến thức đã học. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC: - GV: SGV, SGK, Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, thiết kế bài học… - HS: Ôn tập các kiến thức về văn học dân gian, chuẩn bị bài đầy đủ… C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: -Đọc một bài ca dao hài hước đã học mà em thích? Cảm nhận riêng của em? 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Gv yêu cầu Hs nhắc lại lí thuyết về văn học dân gian. Nhắc lại những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam? GV nhắc nhanh. Các thể loại của VHDG? Hs làm câu 2 trong Sgk Gv yêu cầu một HS kẻ bảng thống kê theo mẫu của câu 3, sgk. I. ÔN TẬP KIẾN THỨC: 1. Các đặc trưng cơ bản: 2. Hệ thống thể loại: 3. Phân nhóm thể loại: truyện dân gian, câu nói dân gian, thơ ca dân gian, sân khấu dân gian. Câu 2: Truyện dân gian Câu nói dân gian Thơ ca dân gian Sân khấu dân gian Thần thoại, sử thi, truyền thuyêt, truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện thơ, truyện cười - Tục ngữ - Câu đố - Ca dao - dân ca - Vè - Chèo - Tuồng dân gian Câu 3: Thể loại Mục đích sáng tác Hình thức lưu truyền Nội dung phản ánh Kiểu nhân vật chính Đặc điểm nghệ thuật Sử thi (anh ùng Tây Nguyên) Ghi lại cuộc sống và ước mơ cộng đồng của người dân TN xưa Hát - kể Xã hội Tây Nguyên đang ở thời công xã thị tộc Người anh hùng sử thi cao đẹp, kì vĩ So sánh, phóng đại, trùng điệp ;những hình tượng hoành tráng Truyền thuyết Thái độ và cách đánh giá của nhân dân ... Kể - diễn xướng Kể về các sự kiện lịch sử và các nhân vật lịch sử có thật nhưng lại được khúc xạ qua một cốt truyện hư cấu. Nhân vật lịch sử được truyền thuyết hoá. Hư cấu lịch sử Truyện cổ tích Nguyện vọng, ước mở của nhân dân Kể Xung đột xã hội, đấu tranh giữa Thiện - Ác, chính nghĩa - gian tà Người con riêng, người con út... Hư cấu hoàn toàn Truyện cười Mua vui, giải trí, phê phán, châm biếm, giáo dục Kể Những điều trái tự nhiên, những thói hư tật xấu đáng cười Kiểu nhân vật có thói hư tật xấu Ngắn gọn, tình huống bất ngờ, mâu thuẫn phát triển nhanh, kết thúc đột ngột gây cười. Hoạt động 2: Gv yêu cầu HS làm bài tập vận dụng. Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS Hs trình bày bài tập đã chuẩn bị. II. BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài tập 1. Nét nổi bật: so sánh, phóng đại, trùng điệp - Hiệu quả: tôn cao vẻ đẹp của người anh hùng sử thi. Bài tập 2: Lập bảng Cái lõi sự thật lịch sử Bi kịch được hư cấu Những chi tiết hoang đường, kì ảo Kết cục bi kịch Baì học Cuộc xung đột ADV - TĐ thời kì Âu Lạc Bi kịch tình yêu (lồng vào bi kịch quốc gia, dân tộc) Thần Kim Quy, lẫy nỏ thần, ngọc trai - giếng nước, Rùa Vàng rẽ nước... Mất tất cả: tình yêu, gia đình, đất nước Cảnh giác, giữ nước Phân tích đặc sắc nghệ thuật truyện Tấm Cám? Làm bài tập 5 SGK. Kiểm tra việc chẩn bị bài của HS. Thống kê các hình ảnh ẩn dụ, so sánh trong các bài ca dao đã học.. Bài tập 3. Đặc sắc nghệ thuật truyện Tấm Cám: - Giai đoạn đầu: Yếu đuối, thụ động, gặp khó khăn Tấm chỉ biết khóc, không biết làm gì ngoài chờ đợi sự giúp đỡ của Bụt. - Giai đoạn sau: Kiên quyết đấu tranh giành lại cuộc sống và hạnh phúc, không cón sự giúp đỡ của Bụt, Tấm hoá thân nhiều lần, cuối cùng trở về với kiếp người. -> Ban đầu chưa ý thức rõ thân phận -> mâu thuẫn quyết liệt. đó là sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của con người khi bị vúi dập, là sức mạnh của thiện thắng ác, là cuộc đấu tranh đến cùng cho cái thiện. Bài tập 5. Các câu ca dao mở đầu... Mô thức mở đầu các bài ca dao được lặp lại có tác dụng nhấn mạnh để tăng thêm màu sắc gợi cảm, con người thân phận trong ca dao... b. Thống kê các hình ảnh ẩn dụ, so sánh: củ ấu gai, tấm lụa đào, tấm khăn, ngọn đèn, trăng, sao, mặt trời... Người bình dân thường lấy các hình ảnh đó trong đời thường, trong thiên nhiên, vũ trụ, nâng lên thành hình ảnh ẩn dụ nên dễ cảm nhận, đam đến hiệu quả nghệ thuật cao đối với người nghe, người đọc. c. Một số câu ca dao nói về khăn áo... - Cây đa, bến nước, con thuyền: + Thuyền ơi... + Trăm năm đành lỗi... d. Một số câu ca dao hài hước: + Xắn quần bắt kiến cưỡi chơi Trèo cây rau má đánh rơi mất quần + Ngồi buồn đốt một đống rơm Khói bay nghi ngút chẳng thơm chút nào Khói bay đến tận thiên tào Ngọc Hoàng phán hỏi thằng nào đốt rơm? Bài 6: Ca dao - Còn non còn nước, còn người Còn vầng trăng bạc còn lời thề xưa - Ai đi muôn dặm non sông Để ai chất chứa sầu đong vơi đầy - Ai làm cho bướm lìa hoa Con chim xanh nỡ bay qua vườn hồng - Vầng trăng ai xẻ ... Truyện Kiều - Còn non, còn nước, còn dài Còn về, còn nhớ đến người hôm nay - Sầu đong càng lắc càng đầy Ba thu dọn lại một ngày dài ghê - Thiếp như hoa đã lìa cành Chàng như con bướm lượn vành mà chơi - Vầng trăng ai... * Thân em như: “Bánh trôi nước” (HXH) * Hai câu thơ Nguyễn Khoa Điềm: Đất Nước bắt đầu ... đánh giặc: được lấy ý từ hai truyện dân gian: Sự tích trầu cau và Thánh Gióng * Truyện Thánh Gióng: Ôi sức trẻ, sức trai Phù Đổng Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa Nhổ buịi tre làng đuổi giặc ân ( Tố Hữu - Theo chân Bác) 4. Hướng dẫn tự học: * Bài cũ: - Lập bảng các thể loại, so sánh các thể loại văn học dân gian. * Bài mới : - Chuẩn bị bài “Trả bài viết số 2”: Ngày soạn: 08/10/2012 Tiết 30: TRẢ BÀI VIẾT SỐ 2 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Thấy được những ưu điểm và hạn chế về nội dung và hính thức của bài viết, nhất là khả năng chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu và khả năng vận dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm một cách có hiệu quả. - Tích luỹ kinh nghiệm viết văn tự sự để phục vụ cho những bài viết tiếp theo nói riêng, phục vụ cho hoạt động giao tiếp xã hội trong cuộc sống hàng ngày nói chung. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC: GV: Chấm bài, đáp án, biểu điểm, soạn giáo án… HS: Xem lại đề bài, xác định yêu cầu của đề, cách làm bài văn tự sự… C. HOẠT ĐỘNG DAY HỌC: 1.Ổn định lớp 2. Bài học: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề: - Nhắc lại những yêu cầu của bài viết? - Trong quá trình viết, em đã vận dụng những kiến thức, kĩ năng nào? Có gì thuận lợi và khó khăn? Hoạt động 2: Công bố đáp án và biểu điểm Hoạt động 3: Nhận xét bài làm của học sinh. - Thử đánh giá về những ưu, nhược điểm trong bài viết của các em? - Xem bài, tự thống kê những lỗi cô giáo đã phê, sửa lại cho đúng? I. TÌM HIỂU ĐỀ - Đề tài: Kể lại một - Sự việc, chi tiết tiêu biểu: Những sự việc, chi tiết trong đoạn trích SGK, có thể sáng tạo thêm. - Xây dựng bố cục: Cơ bản theo bố cục của đoạn trích, có thể sáng tạo sinh phải phù hợp, lôgic. - Ngôi kể: Ngôi thứ nhất - Kĩ năng: tóm tắt VBTS, chọn ngôi kể, chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu, tưởng tượng... II. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM (Có đáp án kèm theo) III. NHẬN XÉT VÀ TRẢ BÀI 1. Nhận xét a. Ưu điểm: - Đa số nhớ được cốt truyện, tóm tắt khá đầy đủ các chi tiết, sự việc tiêu biểu. - Biết vận dụng các kiến thức về kĩ năng đã học. - Xác định được ngôi kể - Một vài em có sáng tạo trong việc kể chuyện. b. Nhược điểm: - Một số em chưa chịu ôn bài nên bài viết còn nghèo nàn. - Đa số các em kể theo cốt truyện có sẵn, chưa phát huy tinh thần sáng tạo. - Còn mắc các lỗi: + Lỗi chính tả: Viết tắt, viết số bừa bãi (lỗi cơ bản) + Lỗi dùng từ: dùng từ chưa phù hợp với hoàn cảnh, dùng từ sai nghĩa... + Lỗi ngữ pháp: câu văn dài dòng, rối về thành phần... + Lỗi diễn đạt (ít): một vài em nắm không vững cốt truyện nên viết vòng vo, dài dòng, tối nghĩa... + Còn lẫn lộn ngôi kể. + Bố cục: Một số em bố cục chưa tốt, chưa hài hoà. 2. Trả bài: Thống kê: Trên TB: Dưới TB: 4. Hướng dẫn tự học: * Bài cũ: - Xem lại kĩ năng viết bài văn... Bài mới: - Làm bài viết số 3 (về nhà) Đề bài: Ý kiến của anh - chị về câu nói: “Chiến thắng vinh quang nhất là chiến thắng chính bản thân mình” - Chuẩn bị tiết tự chọn: TÌM HIỂU TINH THẦN LẠC QUAN CỦA NHÂN DÂN TA QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC DÂN GIAN ĐÃ HỌC

File đính kèm:

  • doctuan 10.doc