A. Mục tiêu bài dạy: sgv
B. Chuẩn bị của GV - HS:
- GV: sgk, sgv, giáo án
- HS: sgk, bài soạn
C. Tiền trình các HĐDH:
(1) Khởi động: 5'
- Ổn định.
- Bài cũ: HTL đoạn trích "Thúy Kiều báo ân, báo oán". Nêu nội dung nghệ thuật đoạn trích.
- Bài mới: Bài học giúp các em nắm được cốt truyện, những điều cơ bản về tác giả, tác phẩm. Hiểu được khát vọng cứu người giúp đỡ của tác giả và phẩm chất của 2 nhân vật Vân Tiên và Nguyệt Nga và phân tích khắc họa tính cách nhân vật của truyện.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6793 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 38: Lục vân tiên cứu kiều nguyệt nga (Nguyễn Đình Chiểu) (trích truyện: lục vân tiên), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 38:
LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA (Nguyễn Đình Chiểu)
(Trích truyện: Lục Vân Tiên)
A. Mục tiêu bài dạy: sgv
B. Chuẩn bị của GV - HS:
- GV: sgk, sgv, giáo án
- HS: sgk, bài soạn
C. Tiền trình các HĐDH:
(1) Khởi động: 5'
- Ổn định.
- Bài cũ: HTL đoạn trích "Thúy Kiều báo ân, báo oán". Nêu nội dung nghệ thuật đoạn trích.
- Bài mới: Bài học giúp các em nắm được cốt truyện, những điều cơ bản về tác giả, tác phẩm. Hiểu được khát vọng cứu người giúp đỡ của tác giả và phẩm chất của 2 nhân vật Vân Tiên và Nguyệt Nga và phân tích khắc họa tính cách nhân vật của truyện.
(2) Đọc - hiểu văn bản: 40'
Hoạt động của GV-HS
N/dung bài giảng
Hỏi:
Dựa vào sgk nói về tiểu sử của tác giả?
A. Tìm hiểu bài
GV: Nhấn mạnh thêm:
a. Nghị lực sống và cống hiến cho đời:
- Bất hạnh ập đến thật khắc nghiệt; 26 tuổi đã tàn tật, đường công danh nghẽn lối, đường tình duyện trắc trở về quê nhà lại gặp buổi loạn li, tiếp đó là những ngày lao đao chạy giặc; căn uất trước cảnh giang sơn bị chia cắt, nhân dân khốn khổ lầm than Nguyễn Đình Chiểu vẫn không gục ngã trước số phận, ông vẫn ngẩng cao đầu mà sống, sống có ích cho đến hơi thở cuối cùng. Ông can đảm ghé vai gánh vác cả 3 trọng trách: Làm một thầy giáo, một thầy thuốc và một nhà thơ. Ở cương vị nào ông cũng làm việc hết mình và nêu gương sáng cho đời.
- Là một thầy giáo, danh tiếng cụ Đồ Chiểu vang khắp miền lục tỉnh, một hình ảnh còn lưu truyền. Khi ông mất, cả cánh đồng Ba Tri rợp trắng khăn tang của các thế hệ học trò suốt 40 năm trời.
- Là một thầy thuốc ông không tiếc sức mình cứu nhân độ thế.
"Giúp đời chẳng vụ tiếng danh
Chẳng màng của lợi, chẳng ghanh ghét tài"
- Là một nhà thơ: Nguyễn Đình Chiểu đã để lại cho đời bao trang thơ bất hủ, được lưu truyền như: Lục Vân tiên, chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc...
b.Lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm.
- Mặc dù mùa lòa, bệnh tật, gia cảnh thanh bạch, khó khăn nhưng Nguyễn Đình Chiều vẫn tìm đến các căn cứ chống giặc, làm quân sư cho các lãnh đạo khởi nghĩa, đồng thời viết thơ khích lệ tinh thần của các nghĩa sĩ.
I. Tác giả
Hỏi:
Kết cấu tác phẩm, tóm tắt vài nét về đặc điểm thể loại?
- Kết cấu theo kiểu truyền thống, theo từng chuông hồi xoay quanh diễn biến cuộc đời nhân vật chính. Truyện được viết ra nhằm mục đích truyền dạy đạo lý làm người. Đạo lý có thể thâu tóm ở mấy điểm sau:
+ Xem trọng tình nghĩa giữa con người với con người: Tình cha con, mẹ con, nghĩa vợ chồng, tình bè bạn, tình yêu thương cưu mang những người gặp nạn.
+ Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng phó nguy cứu khốn (Vân Tiên đánh cướp, Hớn Minh bẻ giò cậu công tử con quan).
+ Thể hiện khát vọng của nhân dân: Hướng tới lẽ công bằng và nhữgn điều tốt đẹp trong cuộc đời (thiện thắng ác, chính nghĩa thắng tà).
- Đặc điểm thể loại: Truyện Nôm mang tính chất một truyện để kể hơn là để đọc, để xem. Truyện để kể thường chú trọng đến hành động nhân vật hơn là miêu tả nội tâm. Do đó tính cách nhân vật thường bộc lộ qua cử chỉ, lời nói, việc làm và nhiệt tình ca ngợi hay phê phán của tác giả gửi gắm qua các nhân vật sẽ góp phần không nhỏ tạo nên sức sống của hình tượng.
II. Đặc điểm thể loại
- Kết cấu: Chương hồi
- Truyện Nôm -> để kể.
Hỏi:
Đọc chú thích, tóm tắt truyện thơ.
a. Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga:
- Lục Vân Tiên 16 tuổi. Quê ở Đông Thành, theo thầy học văn, luyện võ trên núi. Nghe tin triều Đình mở hội khoa thi, liền xin phép thầy xuống núi dự thi. Trên đường tình cờ gặp dân chạy nạn. Vân Tiên đánh tan lũ cướp Đỗ Dư Phong Lai cứu được nàng Nguyệt Nga, con gái Tri phủ Hà Khê và cô hầu Kim Liên. Vân Tiên nhất định không nhận trả ơn, tiếp tục lên đường và kết bạn với Hớn Minh. Cảm ơn công đức, Nguyệt Nga tự nguyện gắn bó suốt đời với Vân Tiên và tự tay vẽ bức chân dung chàng, giữ luôn bên mình.
- Sau khi về thăm cha mẹ, Vân Tiên cùng tiểu đồng lên đường đi thi, ghé thăm võ công , người hứa gả con gái là Vỏ Thể Loan cho chàng. Ở đây Vân Tiên gặp và kết nghĩa anh em với Vương Tử Trúc, một văn nhân hào hoa. Tới Kinh Đô gặp Trịnh Hâm và Bùi Kiệm. Họ tổ chức thi thơ, thấy Vân Tiên tài cao, Trịnh và Bùi sinh lòng đố kị, ghen ghét.
b. Lục Vân Tiên gặp nạn và được cứu.
Được tin mẹ mất, Lục Vân Tiên bỏ thi trở về quê chọi tang mẹ. Dọc đường Vân Tiên bị bệnh nặng và mù 2 mắt, lại bị Trịnh Hâm lừa đẩy xuống sông. Nhờ Giao long và ngư ông cứu sống. Vân Tiên đến nhà Võ Công để nương nhờ. Nhưng cha con Võ Công không những bôộ hôn mà còn đem chàng bỏ vào hang núi. Nhưng một lần nữa lại được Du Thuận và ông Tiều cứu ra. Vân Tiên may mắn gặp lại Hớn Minh vì trừng trị công tử con quan ỷ thế làm càn mà Hớn Minh phải bỏ thi, sống lẩn lút trong rừng. Hớn Minh đưa bạn về sống ở am vắng. Khoa thi năm ấy Tử Trực đổ thủ khoa trở lại nhà họ Võ hỏi thăm tin tức Vân Tiên. Võ Công ngỏ ý muốn gả con gái bị Tử Trực cự tuyệt và mắng thẳng vào mặt, Võ Công hổ thẹn ốm chết.
III. Tóm tắt tác phẩm.
a. Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga.
b. LVT gặp nạn và được cứu.
c. Kiều Nguyệt Nga gặp nạn và được cứu.
- Nghe tin Lục Vân Tiên chết, Kiều Nguyệt Nga sẽ thủ tiết suốt đời. Thái sư đương triều hỏi nàng cho con trai không được đem lòng thù oán, tâu vua, bắt nàng đi cống giặc Ô Qua. Thuyền đi tới biên giới nàng mang theo bức hình Vân Tiên nhảy xuống sông tự tử, được Phật bà quan âm cứu, đưa nàng dạt vào nhà họ Bùi. Bùi Công nhận nàng làm con nuôi, nhưng Bùi Kiệm một hai đòi lấy nàng làm vợ. Kiều Nguyệt Nga phải trốn khỏi nhà họ Bùi, nương nhờ vào nhà bà lão dệt vải.
c. Kiều Nguyệt Nga gặp nạn và được cứu.
d. Đoàn tụ: Lục - Kiều gặp lại, sum vầy hạnh phúc.
Lục Vân Tiên ở với Hớn Minh được tiên cho thuốc, mắt sáng liền trở về thăm cha, viếng mộ mẹ, thăm cha của Kiều Nguyệt Nga. Gặp khoa thi chàng ứng thí và đỗ Trạng nguyên , được Vua cử đi dẹp giặc Ô Qua. Hớn Minh được chàng tiến cử làm phó tướng. Đánh giặc tan, Vân Tiên một mình chạy lạc vào rừng, đến nhà lão bà và gặp lại Kiều Nguyệt Nga, chàng về triều tấu hết sự tình, kẻ ác bị trừng trị, người nhân nghĩa được đền đáp. Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga sum vầy, hạnh phúc.
GV giảng thêm: Lục Vân Tiên là một tác phẩm có nhiều yếu tố tự truyện. Đúng là có sự trùng hợp giữa cuộc đời nhà thơ với cuộc đời nhân vật LVT (cùng đi học, đi thi, bị mù, bị từ hôn,...) Nhà thơ đã dùng dùng ngay một số sự việc của đời mình để xây dựng câu chuyện và nhân vật.
d. Lục - Kiều gặp lại, sum vầy hạnh phúc
File đính kèm:
- TIET 38.doc