Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 39: Lục vân tiên cứu kiều nguyệt nga

Hỏi: Hình ảnh LVT đánh cướp được mêiu tả tập trung qua những câu thơ nào? Hảy phân tích phẩm chất nhân vật qua hành động đánh cướp ? (gợi ý)

- Nhìn thấy bọn cướp hại dân, Vân Tiên có hành động gì?

(HS đọc câu 1, 2, 3, 4) thể hiện phẩm chất gì?

- Hình ảnh Vân Tiên trong trận đánh được tác giả miêu tả ntn?

- Nhìn thấy bọn hung đồ hại dân, Vân Tiên đã không ngại đến nguy hiểm đã ghé lại bên đảng, bẻ cây làm gậy, xông vào đánh cướp, kêu to “Bớ đảng hung đồ chớ quen làm thói hồ đồ hại dân” => mặc dù chúng đông gươm giáo đầy đủ, thanh thế lẫy lừng.

- Nhưng việc làm trên của Vân Tiên thể hiện phẩm chất: người anh hùng tài năng, và tấm lòng vị nghĩa

 IV. Phân tích

1/ Nhân vật Lục Vân Tiên

a) Vân Tiên đánh cướp

- Hành động nhân vật => anh hùng tài năng vị nghĩa

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5494 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 39: Lục vân tiên cứu kiều nguyệt nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 39: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA (Trích Truyện Lục Vân Tiên) (Nguyễn Đình Chiểu) Đọc - hiểu vb (38’) Đọc: GV-HS đọc chú thích từ khó, đoạn trích Đọc: HS đọc đoạn trích thơ Lục Vân Tiên đánh cướp Hoạt động của GV- HS Nội dung bài giảng Hỏi: Hình ảnh LVT đánh cướp được mêiu tả tập trung qua những câu thơ nào? Hảy phân tích phẩm chất nhân vật qua hành động đánh cướp ? (gợi ý) - Nhìn thấy bọn cướp hại dân, Vân Tiên có hành động gì? (HS đọc câu 1, 2, 3, 4) thể hiện phẩm chất gì? - Hình ảnh Vân Tiên trong trận đánh được tác giả miêu tả ntn? - Nhìn thấy bọn hung đồ hại dân, Vân Tiên đã không ngại đến nguy hiểm đã ghé lại bên đảng, bẻ cây làm gậy, xông vào đánh cướp, kêu to “Bớ đảng hung đồ chớ quen làm thói hồ đồ hại dân” => mặc dù chúng đông gươm giáo đầy đủ, thanh thế lẫy lừng. - Nhưng việc làm trên của Vân Tiên thể hiện phẩm chất: người anh hùng tài năng, và tấm lòng vị nghĩa IV. Phân tích 1/ Nhân vật Lục Vân Tiên a) Vân Tiên đánh cướp - Hành động nhân vật => anh hùng tài năng vị nghĩa GV: LVT là một chàng trai vừa rời ghế nhà trường, để bước vào đời, 16 tuổi lòng tràn đầy hăm hở muốn lập công danh, muốn thi thố tài năng giúp người, cứu độ. Gặp tình huống bất bình giữa đường âu cũng là cơ hội để chàng thể hiện ước mơ của mình. - Hình ảnh Vân Tiên tả xung hữu đột giữa vùng vây của lũ cướo được tác giả kể rất nhanh, rất ngắn gọn bằng sự so sánh với viên dũng tướng anh hùng Triệu Tử Long ở trận Đường Dương. Trong trận này Tử Long (Triệu Vân) một mình phá vòng vây của Tào Tháo để cứu thoát A Đẩu – con nhỏ của Lưu Bị. Hỏi: Cách khắc hoạ tính chất nhân vật của NĐC có gì khác với tác giả khác? Chốt - Khác với nhiều tác giả khác; tác giả không đi vào mô tả chân dung nhân vật (như dáng vẻ cao gầy, mắt sáng..) không đi vào miêu tả nội tâm nhân vật (đau, buồn, oán giận...) - Tác giả khắc hoạ tính cách nhân vật qua việc làm, cử chỉ lời nói của họ -> hành động nhân vật và thông qua sự ngợi ca. * Như vậy, thông qua hoạt động của nhân vật, cách tác giả ngợi ca nhân vật, ta cảm nhận được LVT là 1 anh hùng tài năng, có tấm lòng vị nghĩa Đọc HS đọc đoạn sau trận đánh (dẹp....nói ra) b) Cử xử với KNN Hỏi Sau khi dẹp xong bọn lâu la Vân Tiên còn có lời nói, hành động gì? - Chàng tìm cách hỏi han, an ủi họ · Hỏi “Ai than khóc trong xe này? · Đáp rằng: Ta đã trừ dòng lâu la · Hai nàng; ai tớ, ai thầy nói ra? - Khi nghe họ muốn được lạy ta thì gạt ngay + Khoan khoan ngồi đó chớ ra Nàng là phận gái, ta là phận trai - Từ chối về nhà Nguyệt Nga để được đền đáp + Làm ơn há dễ trông người trả ơn” + Nhớ câu khiến nghĩa bất vi Làm người như thế cũng phi anh hùng - Lời lẽ mềm mòng -> chính trực hào hiệp trọng nghĩa khinh tài, từ tâm nhân hậu Hỏi Các cư xử thể hiện phẩm chất gì? Con người chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu Hỏi So sánh với phần trên cho biết lời lẽ của Lục Vân Tiên như thế nào? (với bọn cướp, với Nguyệt Nga) - Đối với bọn cướp, lời lẽ Vân Tiên đầy phẩn nộ - Đối với Nguyệt Nga: Lời lẽ Vân Tiên mềm mỏng, xúc động, chân thành Chốt => Ngôn ngữ thơ của NĐC đa dạng, phù hợp với diễn biến tình tiết Hỏi LVT là một nhân vật lý tưởng của tác phẩm mà qua đó thể hiện lý tưởng thẩm mĩ của tác giả về con người trong cuộc sống đương thời. Theo em lý tưởng đó bắt nguồn từ đâu ? đó là lý tưởng gì? - Nguyễn Đình Chiểu sống trong thời buổi đất nước chìm trong chiến tranh, loạn lạc. Nỗi đau lớn nhất của ông là phải chứng kiến đất nước “Bến Nghé...màu mãi” nội dung “bỏ nhà...dáo dát bay..ông trông mong có những con người tài đức dám ra tay cứu nạn giúp đời. - Lý tưởng ông bắt nguồn từ hiện thực đất nước về những anh hùng tài đức, sẵn sàng giúp đời, giúp nước. (Thực tế có rất nhiều nho sĩ đã sống hết mình vì đất nước: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Hoàng Hoa Thám...) Đọc HS đọc đoạn còn lại (thưa rằng: Tôi KNN) Nhân vật Kiều Nguyệt Nga Đây là đoạn thơ nói về phẩm chất tốt đẹp của Kiều Nguyệt Nga, trong đoạn thơ này, hình ảnh Kiều Nguyệt Nga chỉ được biểu hiện qua lời lẽ mà nàng giải bày với LVT - Lời lẽ ->, thuỳ mị, nết na, có học thức, trọng nghĩa tình Hỏi Em hãy đọc lại những câu hỏi cân cần của LVT khi hỏi về Nguyệt Nga? Nguyệt Nga trả lời như thế nào?. Nhận xét gì về cách trình bày vấn đề của Nguyệt Nga(...bụi dơ đã phần) Cách trình bày vấn đề của Nguyệt Nga rõ ràng, khúc chiết đáp ứng được những điều thăm hỏi ân cần của LVT -> trình độ học thức Hỏi Nàng xưng hô ntn với LVT, cách xưng hô thể hiện đức tính gì? - Trước xe quân tử tạm ngồi Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa -> cách xưng hô: quân tử, tiện thiếp -> đức tính khiêm nhường, tấm lòng cảm kích của nàng với người anh hùng tài năng Hỏi Tính cách của nàng không chỉ thể hiện ở cách trình bày vấn đề, các xưng hô còn thể hiện ở lời lẽ của nàng; dịu dàng, mực thước; nết na...Hãy tìm và phân tích. - Làm con đâu dám cãi cha (đạo làm con) - Chút tôi liễu yếu đào tơ (phận yếu mềm) Giữa đường lầm phải bụi dơ đã phần - Lâm nguy chẳng gặp phải nguy Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi (Trinh tiết phẩm giá mà người con gái giữ gìn cả một đời bỗng chốc có thể bị phả hỏng) - Người VN nói riêng và người phương Đông nói chung, coi trọng trinh tiết của người con gái (chữ trinh đáng giá ngàn vàng) - Vân Tiên trong đoạn thơ đầu khi nghe Kiều Nguyệt Nga có ý lạy tạ, chàng nói ngay “Khoan khoan ngồi đó chớ ra, nàng là phận gái, ta là phận trai” -> tính từ nam nữ thụ thụ bất thân, đàn ông và đàn bà xưa trao và nhận cái gì của nhau không được dùng tay mà trao, ý nói không được gần nhau -> lễ giáo phong kiến. Hỏi Với Kiều Nguyệt Nga. Vân Tiên không chỉ có ơn cứu mạng mà còn có ơn cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng. Nguyệt Nga trả ơn đó bằng cách nào? - Nàng mời chàng Vân Tiên về nhà của mình để xin trả ơn và bị chàng từ chối. - Cảm phục chàng, nàng đã tự nguyện gắn bó với chàng, không chịu lấy con trai của tên Thái Sư, khi bị bắt đi cống giặc Ô Qua nàng đã nhảy xuống sông tự vẫn, được phật bà Quân Âm cứu sống. Chốt Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích này đã bộc lộ những nét đẹp tâm hồn ntn? (ghi bảng) - Người phụ nữ thuỳ mị, nết na Có học thức, trọng nghĩa tình Hỏi Tính cách Kiều Nguyệt Nga cũng được tác giả xây dựng miêu tả qua ngoại hình, nội tâm hay hành động, cử chỉ Qua hành động cử chỉ lời nói Hỏi Truyện Lục Vân Tiên gần với loại truyện nào mà em đã học? Truyện cổ tích Hỏi Kết cấu của Truyện Lục Vân Tiên còn sống với truyện Thạch Sanh điểm nào? - Một chàng trai tài giỏi, cứu một cô gái thoát khỏi tình huống hiểm nghèo, rồi từ ân nghĩa đến tình yêu. - Trải qua khó khăn, cuối cùng họ được sống cuộc sống hạnh phúc. - Thê hiện mơ ước nhân dân: về người anh hùng tài năng, vị nghĩa, hào hiệp, đức độ 3/ Tổng kết (2’) (HS học ghi nhớ) III. Tổng kết/ ghi nhớ 111 4/ Luyện tập: (5’) Phân biệt sắc thái từng lời thoại - Phong lai - Vân Tiên, Nguyệt Nga B. Luyện tập/116

File đính kèm:

  • docTIET 39.doc
Giáo án liên quan