Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 42: Chương trình địa phương

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp HS:

- Bổ sung vào vốn hiểu biết bằng việc nắm được những tác giả và một số tác phẩm từ sau 1975 viết về địa phương mình.

- Bước đầu biết cách sưu tầm, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm văn học địa phương.

- Giáo dục HS thái độ quan tâm và yêu mến đối với văn học địa phương.

B. CHUẨN BỊ: * GV: : * Phân công nhóm sưu tầm bài

 * Hướng dẫn câu hỏi chủ đề cho các nhóm làm

Nội dung cụ thể là:1/ Tìm đọc sách, báo có bài của tác giả Tiền Giang , tạp chí văn nghệ Tiền Giang viết về địa phương mình ghi chép phô tô.

 2/ Hướng dẫn bổ sung thống kê tiếp bảng danh sách tên các giả

đã học ở lớp 8

 3/ Mỗi nhóm chọn trong sưu tầm của mình tác phẩm hay và viết lời giới thiệu trước lớp

 HS : * Học bài cũ.

 Thực hiện theo hướng dẫn trên Tư liệu về tác giả và tác phẩm.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6772 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 42: Chương trình địa phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 42 Ngày soạn…. CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (phần văn) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS: - Bổ sung vào vốn hiểu biết bằng việc nắm được những tác giả và một số tác phẩm từ sau 1975 viết về địa phương mình. - Bước đầu biết cách sưu tầm, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm văn học địa phương. - Giáo dục HS thái độ quan tâm và yêu mến đối với văn học địa phương. B. CHUẨN BỊ: * GV: : * Phân công nhóm sưu tầm bài * Hướng dẫn câu hỏi chủ đề cho các nhóm làm Nội dung cụ thể là:1/ Tìm đọc sách, báo có bài của tác giả Tiền Giang , tạp chí văn nghệ Tiền Giang viết về địa phương mình ghi chép phô tô. 2/ Hướng dẫn bổ sung thống kê tiếp bảng danh sách tên các giả đã học ở lớp 8 3/ Mỗi nhóm chọn trong sưu tầm của mình tác phẩm hay và viết lời giới thiệu trước lớp HS : * Học bài cũ. Thực hiện theo hướng dẫn trên Tư liệu về tác giả và tác phẩm. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Ổn định lớp: Vệ sinh, sĩ số… 2/ kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng 12 câu thơ đầu đoạn trích và phân tích nhân vật Trinh Hậm trong đoạn trích “ LVT găp nạn” ? - Nêu nghệ thuật của đoạn trích và cảm nhận của em về nhan vật ông Ngư ? 3/ Giới thiêu bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Hoạt động1:HS sưu tầm Hoạt động 2: GV: Hướng dẫn HS giới thiệu danh sách các nhà thơ văn * GV:nhận xét,hướng dẫn HS ghi bài Hoạt động 3: GV: Hướng dẫn HS giới thiệu hai tuyển tập truyện và thơ 30 mà hội văn nghệ Tiền Giang mới phát hành Hoạt động 4:GV Cho HS lên trình bày tác phẩm mà nhóm bình chon là tác phẩm hay.(GV duyệt trước) - Sau mỗi phần GV nên cho HS nhận xét rồi GV chốt lại giúp định hướng nhận thức cho các em hoàn chỉnh hơn. Hoạt động 5:GV Sau trình bày của các nhóm GV đánh giá công sức sưu tầm chuẩn bị của HS và cho điểm Theo chuẩn bị của nhóm. HS: Cử đại diện nhóm lên trình bày (danh sách các nhà thơ nhà văn -nối tiếplớp 8 viết vào bảng phụ) *Các nhóm khác theo dõi ý kiến bổ sung Ghi bài. HS Cử đại diện lên giới thiệu phần chuẩn bị của nhóm như đã phân công - Giới thiệu tuyển tập thơ Tiền Giang (1975- 2005) . HS: - Cử đại diệnnhóm được phân công phần truyện lên trình bày : - Giới thiệu tuyển tập truyện 30 năm của các tác giả trong và ngoài tỉnh viết về Tiền Giang. - Nhóm chọn 1 bạn đọc hay đọc diễn cảm đọc bài thơ “ Sóng trắng “ của Lê Ái Xiêm.Trình bày nhận xét về bài thơ HS Nghe đọc thơ (bài thơ có thể chuẩn bị sẵn trên bảng phụ để minh hoạ) HS các nhóm nghe nhận xét,ghi lại nhận xét vào tập - Nhóm cử một bạn lên kể tóm lượcvà nêu nhận xét về tác phẩm?Phần này HS chuẩn bị trước ở nhà) HS: ghi nhận xét tóm lược vào tập . I. Bảng thống kê danh sách các nhà văn ,thơ Tiền giang A. Nhà thơ: 1/ Bảo Định Giang( 1919-2005- tên thật Nguyễn Thanh Danh -Cái Bè) - Nguyên là chủ tịch Hội VHNT thành phố Hồ Chí Minh - Tác phẩm chính: +Ca dao và thơ: + Kịch bản văn học. + Sưu tầm, nghiên cứu, phê bình 2/ La Quốc Tiến: (1950-2004 –Long An, Sống ở Mỹ Tho- Tiền Giang) - Đạt giải nhất : Báo văn nghệ Việt Nam,Cần Thơ, Đồng bằng sông Cửư Long. 3/ Lê Ái Siêm: (1953- Quảng Trị - Hiện là giám đốc nhà bảo tàng Tiền Giang. - Các giải thưởng; Giải nhất thơ Đồng bằng sông Cửu Long.2003 -Ba giải nhì của TỉnhTiền Giang. 4/ Trần Công Tùng: -Hiện là nhà giáo đã nghỉ hưu ,hội viên hộiVNTG) -Có thơ đăng báo từ 1954 . 5/ Lớp nhà thơ trẻ nở rộ từ 10 năm trở lại đây: Lê Hà, Hoàng Tố Nguyên, Vũ Phán, Nguyễn Thạnh, Nguyễn Chi,Hoàng Kim Âu,Trần ĐỗLiêm Trần Thị Ngọc Hồng,Võ Tấn CườngVũ Tuấn, Trương Trọng Nghĩa,Nguyễn Quốc Vũ, Nguyễn Thị Chí Mỹ, Trịnh ÂnTứ,Nguyễn Quốc Đạt.v..v B/ Nhà Văn: (Ba thế hệ nhà văn) * Thời chống Mỹ: 1/ Đoàn Giỏi ( Tên thật: Đoàn Văn Giỏi 1925-1989 Quê Châu Thành Tiền Giang ) - Tác phẩm chính xuất sắc: Đất rừng phương Nam. * Tiếng gọi ngàn * Cá bống mú * Cuộc truy tìm kho vũ khí. 2/ Trần Kim Trắc *Bánh canh bột lọc 3/ Thái Phong. *Bông trang đỏ 4/ Nguyễn Xuân An *Chuyến viếng thăm một chiều mưa 5/ Kim Tinh. *Bộ râu của thủ trưởng 6/ Phạm Trường Yên. 7/ Sĩ Tâm .v..v *Thời kì sau 1975: Số lượng khá đông đảo gồm:Thu Trang, Dương Minh Tâm, Đậu Viết Hương,Kim Quyên,Lương Hiệu Vui,Lê Tư, Đào Văn Tùng,Lê Ái Siêm,Thảo Bích, Phương Nam,Huỳnh Anh,Hoàng Thu Dung… * 10 năm trở lại đây: Có nhiều giọng điệu sắc thái mới mang hơi thở cuộc sống hiện đại. Gồm:: Vũ Đình Giang, Nguyễn Trọng Tấn, Minh Châu, Trần Hà Lý, Thái Bạch, Nguyễn Thị Mộng Thu, Ngọc Lệ..v.v. II. Giới thiệu tác phẩm hay viết về Tiền Giang: 1/ Tuyển tập: a ) Thơ Tiền Giang (1975 -2005) Hội tụ các gương mặt thi ca ba thế hệ và là sự hoà điệucủa những gịong điệu, phong cách thơ khác nhau. Ba mươi năm các nhà thơ Tiền Giang đã hoà vào bản hợp xướng thi ca hiện đại,với một phong cách đa dạng, một tình yêu chứa chan với cuộc sống. Ba mươi năm khỏang thời gian với biết bao sự kiện và biến động của xã hội.Thời gian như những lớp sóng dội vào trái tim thi sĩ để tuôn trào những bài thơ chứa chan tình yêu cuộc sống. b) Truyện ngắn Tiền Giang (1975 -2005) Hội tụ 33 gương mặt văn xuôi từng sống gắn bó, sáng tác trên quê hương Tiền Giang. Các thế hệ nhà văn góp phần tạo nên diện mạo, sắc thái của vùng đất sông Tiền. 2/ Giới thiệu bài văn thơ hay: a ) Thơ: Sóng trắng Lê Ái Xiêm. Bỗng bắt gặp dòng sông trong thành phố Suốt con đường sóng trắng cứ nhấp nhô Quen mà lạ Hùng Vương chiều nay đó Trước con đường tôi bỗng hoá ngây thơ. Lòng trải suốt cả dòng sông sóng trắng Có ngọn sóng nào là áo em không? Tôi trẻ lại cái thời em xa vắng Để bâng khuâng, để một chút mong thầm Để chút mong trướccửa trường trung học Em ào ra như sóng ở sông này Và tôi đứng chờ em như thủa trước Như cây sào cho sóng trắng về lay. Trên sông trắng, em có không,em hỡi Sao lòng tôi hoá sóng vỗ không cùng Bao ngõ phố chiều nay thành bến đợi Có ngõ nào biết đến sóng tôi không ? Bỗng bắt gặp dòng sông trong thành phố Chợt nhớ em áo trắng mái trường này Có thấy em đâu giữa trăm ngàn sóng nhỏ Vẫn tin rằng gặp biển sóng ngày mai Mỹ Tho 26/04/1985 Nhận xét: Bài thơ là cảm xúc dạt dào về quê hương. Mỹ Tho nơi có con đường Hùng Vương thênh thang, có ngôi trường đong đầy kỷ niệm về một thời áo trắng Bài thơ với bốn khổ nối tiếp như những đợt sóng vỗ mang đến ta những hoài niệm và tương lai. b)Truyện :” Tiếng gọi ngàn”Đoàn Giỏi Giới thiệu tóm lược: Đây là một truyện ngắn nổi tiếng của Đoàn Giỏi dài hơn 20 trang. Tuy viết cách đây hai mươi năm nhưng vấn đề nhân văn tác giả đặt ra còn nóng hổi. Truyện viết về số phận con heo rừng bị nhưng thợ săn bắt về thuần hoá. Con heo rừng bị đưa vào sở thú và nỗi nhớ đại ngàn đã khiến cho con vật chết dần chết mòn trong tuyệt vọng.Câu chuyện không chỉ khắc hoạ về số phận loài vật mà còn gợi cho người đọc liên tưởng về khát vọng sống và bi kịch về cuộc sống chật hẹp,tù túng của con người. Truyện ngắn” Tiếng gọi ngàn” thấm đẫm tính nhân văn và đặt ra những vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa sự sống với khát vọng sống của con người. III. Củng cố:- Sưu tầm của các em góp phần cho các em có cái nhìn tốt về diện mạo văn học Tỉnh nhà. - Có thể chưa thật hoàn chỉnh lắm nhưng phần nào cũng nói lên công sức của các em thời gian qua. IV. Dặn Dò: Học bài cũ và soạn bài cho tuần tới V. Rút Kinh Nghiệm:

File đính kèm:

  • docDia phuong phan vanTien Giang.doc