Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 47: Bài thơ về tiểu đội xe không kính

A. Mục tiêu bài dạy (sgv/145)

B. Chuẩn bị của GV-HS

- GV: sgk, sgv, giáo án

- HS: sgk, bài soạn

C. Tiến trình

1/ Khởi động (5')

- Ổn định

- Bài cũ: Học thuộc lòng bài đồng chí, nêu nội dung, ngệt thuật

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 17251 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 47: Bài thơ về tiểu đội xe không kính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 47: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH A. Mục tiêu bài dạy (sgv/145) B. Chuẩn bị của GV-HS - GV: sgk, sgv, giáo án - HS: sgk, bài soạn C. Tiến trình 1/ Khởi động (5') - Ổn định - Bài cũ: Học thuộc lòng bài đồng chí, nêu nội dung, ngệt thuật bài thơ - Bài mới: Nói đến Phạm Tiến Duật, người ta hay nhắc đến chùm thơ đặc sắt của ông viết về những người lài xe Trường Sơn, những cô thanh niên xung phong hồi chống Mỹ những năm 60 - 70. Thế kỷ trước, trong đó có bài thơ: "Trường sơn Đông, Trường sơn Tây. Gởi em cô thanh niên xung phong; Nhớ; trong đó bài "Bài thơ và tiểu đội xe không kính" có một vẻ đẹp riêng. 2/ Đọc -hiểu vb (33') Hoạt động của GV-HS Nội dung bài giảng Hỏi Giới thiệu vài nét về tác giả, thời gian sáng tác A. Tìm hiểu bài Tác giả Phạm Tiến Duật sinh 1941 - quê Phú Thọ - Là nhà thơ trẻ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ - Thơ ông tập trung thể hiễn hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ qua các hình tượng người lính và cô thanh niên xung phong - Giọng thơ tự nhiên tinh nghịch mà sôi nổi tươi trẻ I. Tác giả, tác phẩm Tác phẩm Bài thơ tiểu đội xe không kính nằm trong chùm thơ được tặng giải nhất cuộc thi thơ của Báo Văn nghệ 1969 và được đưa vào tập thơ "vầng trăng quầng lửa" của tác giả. Hỏi Đựơc viết dưới thể thơ nào? II. Thể thức - Thơ tự do, câu dài, nhịp điệu linh hoạt như câu văn xuôi, ít vần. 4 câu làm thành một khổ Đọc Giải thích từ khó Đọc vb (giọng vui tươi, khoẻ khoắn, ngang tàng, dứt khoát; khổ 7-8 giộng tâm tình, chậm êm) GV đọc 3 khổ đầu HS đọc 4 khổ sau (không phân chia bố cục) Hỏi Nhan đề bài thơ có gì khác lạ? Một hình ảnh nổi bật trong bài thơ là những chiếc xe không kính? Vì sao có thể nói hình ảnh ấy là độc đáo? III.Phân tích * Nhan đề - Bài thơ có một nhan đề khá dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng chính nhan đề ấy lại thu hút người đọc ở vẻ lạ, độc đáo của nó. + Nhan đề bài thơ đã làm nổi bật được hình ảnh của toàn bài: Những chiếc xe không kính + Hình ảnh này là một phát hiện thú vị của tác giả thể hiện sự gắn bó và am hiểu hiện thực được đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn 1/ Nhan đề thơ và hình ảnh những chiếc xe không kính - Là sự phát hiện độc đáo về cuộc sống chiến tranh Hỏi Nhưng vì sao tác giả lại thêm vào nhan đề hai chữ "bài thơ" - Hai chữ ấy cho thấy cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: Ÿ Không chỉ viết về những chiếc xe không kính, hiện thực khốc liệt của chiến tranh Ÿ Mà điều chủ yếu là PTD muốn nói về chất thơ của hiện thực đó, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung, vượt qua thiếu thốn, gian khổ hiểm nguy của chiến tranh * Những chiếc xe không kính - hình ảnh độc đáo - Xưa nay, những hình ảnh xe cộ, tàu thuyền nếu đưa vào thơ thì thường được "mĩ lệ hóa" "lãng mạn hóa" và thường mang ý nghĩa tượng trưng hơn là tả thực (VD: Bài Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận, hình ảnh con thuyền rất đẹp, rất lãn mạn. "Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng Ra đâu dặm xa dò bụng biển Dàn đạn thế trận lướt vây giăng" Hoặc: Câu hát căn buồm cùng gió khơi Đoàn thuyền chạy qua cùng mặt trời Và con thuyền mang ý nghĩa tượng trưng: tượng trưng cho sức mạnh của con người trong công cuộc xây dựng xã hội mới. Hỏi Theo em hình ảnh chiếc xe không kính của PTD có đi vào thơ ca theo kiểu trên không? - Hình ảnh những chiếc xe không kính, không đèn, không mui xe, thùng xe có xước...là những hình ảnh thường gặp trong chiến tranh chống Mỹ. - Những hình ảnh đó được đi vào thơ ca với những nét rất chân thực, qua nó người ta có thể hình dung được cuộc sống chiến tranh gian khổ, khốc liệt Đọc HS đọc lần lượt từng khổ thơ 2/ Hình ảnh những chiến sĩ lái xe Hỏi Hai câu thơ đầu với cấu trúc câu "không có... không phải vì không có..." thể hiện cách nói như thế nào? + Tư thế: ung dung, hiên ngang - Thể hiện cách nói: ngang tàng, lí sự, như muốn tranh cãi với ai Hỏi Hai câu thơ tiếp theo của khổ 1, diễn tả tư thế gì của người chiến sĩ lái xe - Tư thế ung dung, hiên ngang, bình tĩnh, tự tin nhưng thanh thản: nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Hỏi Từ nào được lai nhiều lần, có tác dụng gì? các so sánh ở cuối khổ 2 có ý nghĩa gì? - Điệp từ "nhìn" cùng với "từ thấy" góp phần diễn tả cảm giác của người lái xe: Đó là cảm giác gì ? (được tiếp xúc với bên ngoài) + Qua khung cửa xe không kính người lái xe tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài; thấy gió lùa vào mặt đằng, thấy con đường chạy thẳng vào tim; không chỉ thấy mặt đất mà còn thấy bầu trời với sao trời và cánh chim như sa, như và vào buồng lái + Cùng với từ "đột ngột", hình ảnh so sánh liên tiếp ở khổ 2, khiến ta liên tưởng đến vận tốc, tốc độ của chiếc xe, xe chạy với tốc độ ntn? chạy rất nhanh, khiến cảm giác của người lái xe với thế giới bên ngoài cũng trở thành mạnh, đột ngột, gợi cảm xúc khoan khoái, tư thế hiên ngang.... tới Đọc khổ 3 +4 Hỏi Khổ 3, 4, tiếp tục giọng điệu gì? cách nói "ừ thì" có tác dụng gì? Hai khổ thơ tiếp tục làm sáng lên vẻ đẹp gì của chiến sĩ. - Ở khổ 3,4 vẫn tiếp tục giọng điệu ngang tàng, bất chấp mọi thứ: không có kính, ừ thì có bụi, không có kính, ừ thì ướt áo GV diễn giảng thêm + Bài lá đỏ - Nguyễn Đình Thi có câu "Bụi trường sơn nhòa trong trời lửa" lái xe ngày nắng ở Trường Sơn thì ngập trong bụi, do các đoàn xe không ngớt chạy qua bom dội. * Bài thơ Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây: "Anh lên xe, trời đổ cơn mưa", mưa trường sơn cũng dữ dội không kém tầm tả, suốt ngày đêm. + Sợi nhớ, sợi thương: Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây bên nắng đốt, bên mưa quay (em dang tay, em xoè tay, chẳng thế nào mà xua tan mây, chẳng thế nào mà che anh được) - Mặc dù khó khăn gian khổ, nguy hiểm những người lái xe vẫn bất chấp, khó khăn, gian khổ "Bụi phen tóc trắng như người già Chưa cân rửa, phì phèo chấm điều thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha" "Không có kính ừ thì ướct áo Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời Chưa cần thay, lại trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa mau khô thôi" +Thái độ bất chấp khó khăn nguy hiểm - Lạc quan, vui vẻ, sôi nổi Đọc Khổ 5-6: Hai khổ thơ cho người đọc thấy rõ nét hơn sinh hoạt gì của những tiểu đội lính lái xe (gợi ý) - Chào nhau ntn? ăn uống, ngủ nghĩ ra sao + Vì nhiệm vụ có những lúc đoàn xe làm nhiệm vụ trong một tư thế hối hả, khẩn trương, gấp rút, bất chấp khó khăn nguy hiểm, quyết tới đích kịp thời. + Nhưng có những lúc đoàn xe dừng lại, ấy là khi nghỉ ngơi, ăn uống hoặc tới đích đổ hàng, đó là những lúc họ thấy lòng ấm áp "chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy" -coi nhau như ruột thịt. + Khi hành quân, các anh gặp nhau, động viên nhau, chào nhau bằng kiểu chào rất độc đáo "bắt tay qua cửa kính vở rồi" + Ăn uống, nghỉ ngơi ngay trên đường hành quân xuyền xoàng, thoáng chốc...rồi lại tiếp tục hành quân "lại đi, lại đi trời xanh thêm" => Qua sinh hoạt của những người lính lái xe, ta thấy họ nổi bật lên với phẩm chất tốt đẹp, sống sôi nổi, gắn bó với đồng đội, đồng chí +Gắn bó cùng đồng đội Đọc khổ cuối (khổ 7), khổ cuốinhà thơ trở lại với hình ảnh chiếc xe không kính để làm gì? câu kết "chỉ cần trong xe có một trái tim" hay ở chỗ nào? - Nhà thơ nhắc lại hình ảnh chiếc xe không kính, không đèn, không mui, thùng xe có xước...là để khẳng định những gian khổ, khó khăn nguy hiểm ngày càng tăng, ngày càng ác liệt của nhiệm vụ phục vụ chiếnđấu của những người lính lái xe về Trường Sơn nhưng chơi cùng nhiệm vụ là trên hết, trước hết. Tất cả vì Miền Nam ruột thịt, tất cả để chiến thắng giặc Mỹ xâm lược. Phía trước là Niềm Nam, là mặt trận, là mục đích không có khó khăn nào, kẻ thù nào ngăn nổi xe ta đi. - Câu kết biểu tinh thần của người chiến sĩ. Xe có thể thiếu nhiều thứ nhưng không thể thiếu trái tim hướng về Niềm Nam thân yêu - Quan tâm vì Niềm Nam thân yêu 3/ Tổng kết (5') III. Tổng kết Hỏi Nêu những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ ? (ngôn ngữ giọng điệu, chi tiết, hình ảnh, thể thơ Ghi nhớ/133 - Nhiều chi tiết thực của đời sống chiến tranh được đưa vào bài thơ một cách tự nhiên, mới lạ, bất ngờ, nhưng hợp lý, hình ảnh trung tâm là hình ảnh những chiếc xe không kính. - Giọng điệu ngang tàng, hóm hỉnh phù hợp với tính cách người lính - Thể thơ tự do, lời thơ gắn với lời nói thường, lối văn xuôi mà vẫn thắm đậm chất thơ. - PTD đã mạnh dạn đưa thực tế vào thơ, rút ngắn khoảng cách giữa văn xuối và thơ, ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói) Hỏi Những yếu tố trên đã góp phần ntn trong việc khắc họa hình ảnh những người lái xe Trường Sơn? - Đó là những chiến sĩ lái xe trong tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chỉ chiến đấu giải phóng Niềm Nam Hỏi Cảm nghĩ của em về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mỹ qua hình ảnh người lính trong bài này và bài Đồng Chí - Qua hình người lính trong bài thơ, ta có thể thấy được hình ảnh thế hệ trẻ kháng chiến chống Mỹ + Hồ hởi, xông xáo trong mọi nhiệm vụ + Tin tưởng và sẵn sàng hy sinhvì CM + Lạc quan, yêu đời, sôi nổi, trẻ trung - HS thảo luận, phát biểu tự do sau khi so sánh hai hình ảnh người lính trong 2 bài thơ (HS học ghi nhớ) 4/ Luyện tập (1') B. Luyện tập 1. HTL 2. PT khổ thơ thứ 2 (về nhà) 1. HTL 2. Về nhà 5/ Củng cố - dặn dò (1')

File đính kèm:

  • docTIET 47.doc