Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 47: Đồng chí, tác giả Chính Hữu

A. Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh

-Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng thể hiện trong bài thơ.

-Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng.

- Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực và không thiếu sức bay bổng.

- Trọng tâm: phân tích vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội cuả người lính.

B. Chuẩn bị:

 * Thầy: Giáo án, chân dung tác giả,tập thơ “đầu súng trăng treo”, máy chiếu.

 *Trò: soạn bài, trả lời câu hỏi theo yêu cầu.

C. Tiến trình dạy- học:

1.Sĩ số:

 

doc15 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3759 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 47: Đồng chí, tác giả Chính Hữu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 47: Đồng chí Chính Hữu A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh -Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng thể hiện trong bài thơ. -Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng. - Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực và không thiếu sức bay bổng. - Trọng tâm: phân tích vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội cuả người lính. B. Chuẩn bị: * Thầy: Giáo án, chân dung tác giả,tập thơ “đầu súng trăng treo”, máy chiếu. *Trò: soạn bài, trả lời câu hỏi theo yêu cầu. C. Tiến trình dạy- học: 1.Sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ:(7 phút) a. Hình ảnh ông ngư hiện lên như thế nào trong đoạn trích “ Lục Vân Tiên gặp nạn”? b.Câu thơ nào thể hiện rõ quan niệm về người anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu? *Đáp án: Câu a: +Đó là một ông lão nghèo làm nghề chài lưới. + Có tấm lòng nhân hậu sẵn sàng cứu giúp Lục Vân tiên nhưng không phải vì sự đền ơn đáp nghĩa cứu người khác. + Sống cuộc đời thanh bần không màng danh lợi, yêu thích cuộc đời tự do tự tại. Câu b: Ngư rằng lòng lão chẳng mơ Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn. 3.Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Giới thiệu bài:(2 phút) Vào những năm kháng chiến chống Pháp, đất nước ta sục sôi ý chí, quyết tâm đánh giặc . Hoà mình vào khí thế ấy, đã có hàng triệu thanh niên nhập ngũ. Những chiến sĩ dũng cảm can trường ấy đã trở thành một hình tượng, một đề tài trong thơ ca thời đó. Một trong những bài thơ viết rất hay về người lính, về tình đồng đội là bài “ Đồng chí” của nhà thơ chiến sĩ Chính Hữu. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ để thấy được tình đồng chí, đồng đội cao đẹp và cảm động của họ. H Hoạt động2: *Giáo viên chiếu hình ảnh chân dung nhà thơ. - Dựa vào chú thích trong SGK và những điều mình được biết, em hãy giới thiệu đôi nét về Chính Hữu? *G/V nhận xét, bổ sung, chốt. *Giáo viên cho học sinh xem tập thơ Đầu súng trăng treo . -Trình bày những hiểu biết của em về bài thơ ở các khía cạnh: +Hoàn cảnh sáng tác? +Thể thơ? +Phương thức biểu đạt chính? *Giáo viên nhận xét,bổ sung,chốt: Theo tác giả cho biết, Đồng chí được sáng tác vào đầu năm 1948. Trước đó không lâu,tác giả tham gia chiến dịch Việt Bắc với vai trò là chính trị viên đại đội, trực tiếp nếm trải mọi gian khổ của cuộc đời người lính. Kết thúc chiến dịch,ông bị ốm và được chăm sóc bởi những đồng đội của mình. Bài thơ ra đời ở thời điểm này với một mục đích rất cụ thể: “Viết ra để tặng đồng đội, tặng người bạn nông dân của mình”. Chính Hữu cho biết: “ bài thơ được làm nhanh” nhưng kì thực nó đã được thai nghén rất lâu từ những trải nghiệm chân thực của một người lính về những gian khổ và cả những ấm áp thiêng liêng của tình đồng đội. * Hướng dẫn đọc: giọng đọc tha thiết ,tình cảm sâu lắng với nhịp điệu chậm rãi. Chú ý những câu thơ tự do, vần chân, cách đối xứng trong việc sắp xếp chi tiết, hình ảnh... Câu thơ “Đồng chí” cần đọc với giọng lắng sâu, suy ngẫm; ba dòng thơ cuối giọng đọc hơi lên cao để khắc hoạ những hình ảnh cụ thể và giàu ý nghĩa biểu tượng. -Đọc và tìm hiểu chú giải 1,3. Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Cho biết nội dung từng phần? *Giáo viên nhận xét, bổ sung, chốt. -Mạch cảm xúc và suy nghĩ trong bài thơ được triển khai như thế nào trước và sau dòng thơ thứ bảy? *Giáo viên giảng nhấn mạnh: Bài thơ tập trung thể hiên vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí,đồng đội, nhưng ở mỗi đoạn sức nặng tư tưởng và cảm xúc được dồn tụ vào nhữngdòng thơ gây ấn tượng sâu đậm(các dòng 7,17,20) + Sáu dòng đầu có thể là sự lí giải về cơ sở của tình đồng chí. + Dòng 7 có cấu trúc đặc biệt(chỉ một từ với dấu chấm than) như một phát hiện, một lời khẳng định sự kết tinh tình cảm giữa những người lính. + Mười dòng tiếp theo,mạch cảm xúc khi dồn tụ ở dòng 7 lại tiếp tục khơi mở trong những hình ảnh,chi tiết biểu hiện cụ thể, thấm thía tình đồng chí và sức mạnh của nó. + Ba dòng thơ cuối được tác giả tách ra thành một đoạn kết, đọng lại và ngân rung với hình ảnh đặc sắc “đầu súng trăng treo” như là một biểu tượng giàu chất thơ về người lính. -Sáu dòng đầu bài thơ đã nói về cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng. Cơ sở ấy là gì? Cách viết của tác giả ở đây có gì đặcbiệtđể hướng người đọc tới tình đồng chí? Phân tích để nêu rõ tình đồng chí của người lính được hình thành một cách lô gích, tự nhiên như trong cuộc đời thật của họ? *Giáo viên bình, giảng: Sáu câu thơ đầu đã xuất hiên những từ ngữ để nói về người lính.Từ sự sóng đôi của “anh” và “tôi” trong từng dòng thơ( dường như vẫn là những thế giới riêng biệt).Rồi đến sự gần gũi “anh với tôi” trong một câu thơ và đến “đôi tri kỉ” –là một tình bạn keo sơn, gắn bó và cao hơn nữa là “ đồng chí!” . Như vậy từ rời rạc, đơn lẻ dần nhập thành chung ,thành một, khăng khít, khó tách rời. - Dòng thơ thứ 7 có gì đặc biệt? Sự đặc biệt đó giúp em cảm nhận được điều gì về mạch cảm xúc và suy nghĩ trong bài thơ? *Giáo viên bình, giảng: Câu thơ thứ 7 , nhà thơ hạ một dòng thơ đặc biệt với hai tiếng “ Đồng chí” và dấu “!” tạo một nốt nhấn, một điểm tựa , một điểm chốt; nó như một đòn gánh gánh hai đầu là những câu thơ đồ sộ; nó vang lên như một sự phát hiện, một lời khẳng định, một tiếng gọi thiết tha,ấm áp , xúc động,lắng đọng trong lòng người về hai tiếng mới mẻ, thiêng liêng đó.Đồng thời, câu thơ như một bản lề gắn kết hai phần của bài thơ , làm nổi rõ một tất yếu, một kết luận: cùng hoàn cảnh xuất thân,cùng giai cấp, cùng lí tưởng thì trở thành đồng chí của nhau và mở ra một ý tiếp: đồng chí còn là như thế nào nữa? - Đọc 10 câu thơ tiếp theo. *Giáo viên chuyển ý : mười câu thơ tiếp theo được ngắt làm hai ý : 3câu đầu và 7 câu tiếp theo . - Hãy tìm những chi tiết, hình ảnh biểu hiện tình đồng chí, đồng đội của những người lính cách mạng trong 3 câu thơ đầu?Phân tích ý nghĩa, giá trị của những chi tiết, hình ảnh đó? Gợi ý cụ thể:+ ba câu thơ viết về nội dung gì? + Câu thơ “giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” sử dụng phép tu từ nào? giá trị biểu đạt của phép tu từ đó? + Tình đồng chí biểu hiện trong 3 câu thơ trên là gì? - Từ “mặc kệ” đặt giữa câu thơ với hình ảnh làng quê quen thuộc đã gợi cho em cảm xúc gì về tình cảm của anh bộ đội vốn xuất thân từ nông dân trong kháng chiến chống Pháp? *G/V có thể liên hệ đến mấy câu thơ của Thâm Tâm trong “Tống biệt hành”: Mẹ thà coi như chiếc lá bay Chị thà coi như là hạt bụi Em thà coi như hơi rượu say. -> Người chiến sĩ sẵn sàng từ bỏ cái rêng để cống hiến cái chung. -7 dòng thơ tiếp theo vẫn nói về tình đồng chí, đồng đội một cách cụ thể. Chi tiết, hình ảnh, cách viết nào biểu hiện rõ điều đó? Phân tích? - Hình ảnh nào (trong 7 câu thơ) làm em cảm động nhất? Vì sao? *G/V có thể liên hệ đến câu thơ của Tố Hữu: Hoan hô chiến sĩ Điện Biên Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt. * Giáo viên bình giảng: Bảy dòng thơ với những hình ảnh hết sức chân thực về cuộc sống , không một chút nào cường điệu hoá đã giúp người đọc hình dung ra cuộc sống gian khổ, thiếu thốn của người lính những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Đặc biệt hình ảnh “tay nắm lấy bàn tay” là một hình ảnh giàu giá trị biểu đạt. “ Tay nắm lấy bàn tay”không phải là cái bắt tay thông thường mà là cái bắt tay thân mật, thắm thiết,siết chặt tình đồng chí keo sơn. Cái bắt tay để truyền cho nhau sức mạnh chiến đấu, truyền cho nhau tình yêu thương, cổ vũ cho nhau vượt qua khó khăn, thử thách. Cái bắt tay âm thầm, lặng lẽ , không cần ồn ào, không cần lời nói hoa mĩ,họ chỉ cần trao nhau hơi ấm từ lòng bàn tay, hơi ấm từ trái tim, vì họ đã hiểu rõ lòng nhau, vì họ “thương nhau”. Hơi ấm lan toả cả hai người, làm hai người nở một nụ cười, dù là “buốt giá”. Hơi ấm đủ làm xoá đi cái nhợt nhạt, lạnh căm của mùa đông, đủ để sưởi ấm lên tình đồng chí, đồng đội. - Đọc diễn cảm 3 câu thơ cuối? - Những câu thơ cuối bài gợi cho em suy nghĩ gì về người lính và cuộc chiến đấu? - Đánh giá về câu thơ “đầu súng trăng treo” có ý kiến cho rằng đó là câu thơ hay nhất, kết tinh mọi giá trị toàn bài. ý kiến của riêng em như thế nào? Hãy phân tích vẻ đep và ý nghĩa của hình ảnh đó? * Giáo viên bình giảng: “ Đầu súng trăng treo” là một hình ảnh thơ rất thực và cũng rất lãng mạn. trong những đêm rừng khuya, ngươì lính còn có thêm một người bạn nữa là vầng trăng, trăng trôi trên nền trời, nhìn lên, trăng như treo trên đầu ngọn súng. nhịp 2/2 như gợi lên một nhịp lắc của một cái gì chung chiêng, lơ lửng trong sự bát ngát, chứ không phải là buộc chặt.Súng và trăng cũng thành một cặp đồng chí tô đậm vẻ đẹp của cặp đồng chí kia. Bên đồng đội, tâm hồn người chiến sĩ vẫn bình thản và lãng mạn ngay cả giữa hiểm nguy, gian lao. Hình ảnh thơ còn mang ý nghĩa biểu tượng, gợi nhiều liên tưởng. Súng: hình ảnh của chiến tranh, khói lửa; trăng: hình ảnh của thiên nhiên trong mát, cuộc sống thanh bình. Sự hoà hợp giữa súng và trăng vừa toát lên vẻ đẹp tâm hồn người lính và tình đồng đội của họ, vừa nói lên ý nghĩa cao cả của cuộc chiến tranh yêu nước. Người lính cầm súng để bảo vệ cuộc sống hoà bình hạnh phúc, độc lập, tự do cho Tổ quốc.Súng và trăng, thực và mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ,... đó là các mặt bổ sung cho nhau của cuộc đời người lính cách mạng, làm nên vẻ đẹp của tình đồng chí. - Phát phiếu cho học sinh làm nhóm: Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là “ đồng chí”: a. Đó là từ quen dùng trong quan hệ xã hội, trong quân ngũ. b.Người có cùng chí hướng, lí tưởng. c. Là sự kết tinh cao độ của tình người, tình bạn bè, tình cảm của những người cùng chung chí hướng. -Học xong bài thơ “Đồng chí”, em cảm nhận được điều gì về hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp? - Giáo viên tiểu kết: Bài thơ kết thúc nhưng lại mở ra những suy nghĩ mới trong lòng người đọc. Bài thơ đã làm sống lại một thời khổ cực của cha ông ta, làm sống lại cuộc chiến tranh ác liệt, nhưng không làm sống lại tình đồng chí- bởi vì tình đồng chí chưa bao giờ chết; bài thơ chỉ đánh thức lại tình cảm ấy, khơi gợi lại những kỉ niệm đẹp, những tình cảm tha thiết gắn bó yêu thương mà chỉ có những người lính mới có thể hiểu và cảm nhận được. Hoạt động 3: - Khái quát lại những thành công về nội dung và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ? Hoạt động 4: * Khoanh tròn vào nội dung em cho là đúng: a. Bài thơ thể hiện tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu. b. Những khó khăn thiếu thốn gian khổ mà người lính phải trải qua. c Vẻ đẹp và sức mạnh của người lính cách mạng. d. Nội dung a và c đều đúng. Giáo viên tổng kết toàn bài: Với nhiều hình ảnh chọn lọc, từ ngữ gợi cảm mà lại gần gũi, thân thuộc, với biện pháp sóng đôi, đối ngữ được sử dụng rất thành công... Bài thơ “Đồng chí” đã nói lên tình cảm sâu sắc chân thành của những người đồng đội gắn bó keo sơn trong cuộc chiến đấu vì lí tưởng cao đẹp. Tình đồng chí xuất phát từ tình yêu nước, đó là cội nguồn của chiến thắng và đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Dặn dò: - Học thuộc lòng bài thơ. - viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ cuối của bài thơ “ Đồng chí”. - Soạn “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. - Nghe -Xem tranh -Học sinh giớithiệu(dựa vào chúthích trong SGK và điều mình sưu tầm) -Một học sinh trình bày(dựa vào bài soạn). -Một học sinh bổ sung. -Một học sinh đọc. -Một học sinh trả lời. -Một học sinh. - Học sinh khác nhận xét. - Thảo luận nhóm hai người, trình bày. -Hoạt động nhóm. -Suy nghĩ cá nhân, trình bày. -1 học sinh đọc. -Phát hiện chi tiết, hình ảnh. phân tích. -Trình bày suy nghĩ. - Liệt kê chi tiết, hình ảnh , có kèm phân tích. -Suy nghĩ cá nhân, trình bày. - 1 học sinh. - Trình bày suy nghĩ cá nhân. -Bộc lộ ý kiến, phân tích. -Nhóm khoanh vào đáp án đúng, trình bày. -Suy nghĩ cá nhân, trình bày. -Nhận xét, bổ sung. -Lắng nghe. Dựa vào hiểu biết và ghi nhớ khái quát lại. -Một học sinh trả lời ->Một học sinh nhận xét.  Lắng nghe. I.Đọc –Tìm hiểu chung:( 1.Tác giả:Chính hữu -Sinh năm 1926 tên thật là Trần Đình Đắc, quê ở Hà Tĩnh. - Là nhà thơ chiến sĩ. Từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. - Thơ ông hầu như chỉ gắn bó với hình tượng người lính, với những phẩm chất đẹp đẽ của tình đồng chí, đồng đội và sự gắn bó giữa tiền tuyến với hậu phương. - Tập thơ tiêu biểu: Đầu súng trăng treo(1966). 2.Tác phẩm: . a. Hoàn cảnh sáng tác: sáng tác đầu năm 1948, là kết quả trải nghiệm của lần tham gia chiến dịch Việt Bắc(Thu Đông 1947). b. Thể thơ: tự do với sự biến hoá của dòng thơ và cách tổ chức nhịp điệu không cố định. c. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm. d.Đọc và giải nghĩa từ: * Đọc: 2 * Chú giải:SGK/T 129,130. e. Bố cục: 3phần 7 câu đầu: cơ sở của tình đồng chí. 10 câu tiếp theo: những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí. 3câu cuối: biểu hiện cao đẹp nhất của tình đồng chí. G. Mạch cảm xúc: Từ chỗ lí giải cơ sở của tình đồng chí ->Khẳng định sự kết tinh tình cảm giữa những người lính-> Khơi mở những biểu hiện, sức mạnh của nó-> Chốt lại là biểu tượng giàu chất thơ về người lính. II.Đọc – Tìm hiểu chi tiết: 1.Cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính: -Hình ảnh: “đất cày nên sỏi đá”. - Thành ngữ: “nước mặn đồng chua” -Cặp câu thơ sóng đôi , đối ứng. ->Sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó chính là cơ sở đồng cảm giai cấp của những người lính. -Điệp ngữ: “súng” , “đầu”. ->Gợi hình ảnh của những người lính gắn bó bên nhau trong một đội ngũ. họ cùng chung một lí tưởng chiến đấu. -Hình ảnh thơ: “đêm rét chung chăn thành đôi chi kỉ” ->Hình ảnh thơ giản dị mà hết sức gợi cảm.Tình đồng chí còn được nảy nở bền chặt trong sự chan hoà, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui. Vì thế họ đã trở thành những người bạn chí cốt. -Dòng thơ thứ bảy: chỉ có một từ với hai tiếng đồng chí và dấu “!” ->Tạo thành một dòng thơ đặc biệt, vang lên như một nốt nhấn, có tác dụng gắn kết đoạn đầu và đoạn hai của bài thơ. Và làm nổi rõ một tất yếu, một kết luận: cùng hoàn cảnh xuất thân,cùng giai cấp, cùng lí tưởng thì trở thành đồng chí của nhau. 2. Những biểu hiện của tình đồng chí và sức mạnh của tình cảm ấy của người lính: -Câu thơ tạo hình và giàu giá trị biểu cảm: + Nói “gian nhà không” vừa gợi cái nghèo nàn , xơ xác, vừa gợi cái trống trải của ngôi nhà, của lòng người ở lại. +Hai chữ “mặc kệ”: Không phải là thái độ thờ ơ, bàng quan; Mà là cái “mặc kệ”, quyết dứt bỏ,quyết tâm mãnh liệt ra đi để giải phóng cho đất nước. Nhưng vẫn nặng lòng gắn bó với làng quê thân yêu; ở đây người lính nói “mặc kệ” mà không hề dửng dưng , vô tình. - Hình ảnh ẩn dụ nhân hoá “giếng nước,gốc đa nhớ người ra lính”:->Gợi về quê hương, gợi về người thân nơi hậu phương nhớ người lính mà thực ra là nói người lính nhớ nhà. Nỗi nhớ hai chiều nên càng da diết. => Sự cảm thông sâu sắc những tâm tư nỗi lòng của nhau. -Những hình ảnh thơ chân thực: (áo- rách vai), (quần- mảnh vá); - Hình ảnh thơ giàu giá trị biểu đạt:( tay nắm bàn tay). - cấu trúc câu thơ sóng đôi, đối ứng. =>Những người lính cùng nhau gắn bó, chia sẻ những gian lao,thiếu thốn của cuộc đời người lính. 3. Bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội: -Đêm- rừng hoang sương muối. - Đứng cạnh – chờ giặc ->Câu thơ rất thật, không tô vẽ đã diễn tả cái khắc nghiệt của đêm rừng Việt Bắc (hoang vu, lạnh lẽo, đầy bất trắc rình rập) và cuộc chiến đấu. Nhưng những người lính chờ giặc, đứng cạnh nhau và sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội đã giúp họ vượt lên trên tất cả và sưởi ấm lòng họ giữa “rừng hoang , sương muối”. -Đầu súng trăng treo. ->Hình ảnh thơ vừa thực vừa lãng mạn đồng thời còn mang ý nghĩa biểu tượng, gợi ra những liên tưởng phong phú: súng và trăng là gần và xa, thực tại và ước mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chất chiến sĩ và chất thi sĩ...=>bổ sung cho nhau, hài hoà với nhau trong cuộc đời người lính. -> Đáp án: c. 4.Hình ảnh người lính những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp: -Là anh bộ đội xuất thân từ nông dân nghèo. Sẵn sàng hi sinh lợi ích cá nhân để cống hiến cho sự nghiệp chung nhưng vẫn nặng lòng gắn bó, không vô tình với quê hương. - Vượt qua gian lao,thiếu thốn, bệnh tật, vẫn lạc quan yêu đời, vui đời vệ quốc. - Đẹp nhất ở họ là tình đồng chí, đồng đội thắm thiết. - Có tâm hồn lạc quan, lãng mạn(bức tranh đặc sắc trong đoạn cuối). III. Tổng kết: 1. Nội dung:bài thơ thể hiện tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu, tình cảm ấy góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của những người lính cách mạng. 2. Nghệ thuật: - Hình ảnh thơ chân thực giản dị. - Ngôn ngữ cô đọng giàu sức biểu cảm V. Luyện tập, Củng cố, hướng dẫn: => Đáp án đúng: d. Tiết 46: Đồng chí (Chính Hữu) I.Đọc –Tìm hiểu chung: -Dựa vào chú thích trong SGK và những điều mình được biết, em hãy giới thiệu đôi nét về Chính Hữu? 1.Tác giả:Chính Hữu. - Sinh năm 1926 tên thật làTrần Đình Đắc, quê ở Hà Tĩnh. - Là nhà thơ chiến sĩ, từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. - Thơ ông hầu như chỉ gắn bó với hình tượng người lính, với những phẩm chất đẹp đẽ của tình đồng chí, đồng đội và sự gắn bó giữa tiền tuyến với hậu phương. -Thơ Chính Hữu giàu hình ảnh, nhiều suy tưởng, lại thường diễn tả cô đọng và có sức khái quát,ngôn ngữ được chọn lọc và giàu nhạc điệu, nên có một giá trị xứng đáng trong thơ ca hiện đại Việt Nam. -Tập thơ tiêu biểu: Đầu súng trăng treo(1966). 2.Tác phẩm: -Trình bày những hiểu biết của em về bài thơ ở các khía cạnh: +Hoàn cảnh sáng tác? +Thể thơ? +Phương thức biểu đạt chính? a. Hoàn cảnh sáng tác: Theo tác giả cho biết, Đồng chí được sáng tác vào đầu năm 1948. Trước đó không lâu,tác giả tham gia chiến dịch Việt Bắc với vai trò là chính trị viên đại đội, trực tiếp nếm trải mọi gian khổ của cuộc đời người lính. Kết thúc chiến dịch,ông bị ốm và được chăm sóc bởi những đồng đội của mình. Bài thơ ra đời ở thời điểm này với một mục đích rất cụ thể: “Viết ra để tặng đồng đội, tặng người bạn nông dân của mình”. Chính Hữu cho biết: “ bài thơ được làm nhanh” nhưng kì thực nó đã được thai nghén rất lâu từ những trải nghiệm chân thực của một người lính về những gian khổ và cả những ấm áp thiêng liêng của tình đồng đội. b. Thể thơ: tự do c. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm. -Đọc và tìm hiểu chú giải 1,3. d.Đọc và giải nghĩa từ: * Đọc: * Chú giải:SGK/T 129,130. Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Cho biết nội dung từng phần? e. Bố cục: 3phần 7 câu đầu: cơ sở của tình đồng chí. 10 câu tiếp theo: những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí. 3câu cuối: biểu hiện cao đẹp nhất của tình đồng chí. -Mạch cảm xúc và suy nghĩ trong bài thơ được triển khai như thế nào trước và sau dòng thơ thứ bảy? G. Mạch cảm xúc: Từ chỗ lí giải cơ sở của tình đồng chí->Khẳng định sự kết tinh tình cảm giữa những người lính-> Khơi mở những biểu hiện, sức mạnh của nó-> Chốt lại là biểu tượng giàu chất thơ về người lính. II.Đọc – Tìm hiểu chi tiết: -Sáu dòng đầu bài thơ đã nói về cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng. Cơ sở ấy là gì? Cách viết của tác giả ở đây có gì đặc biệt để hướng người đọc tới tình đồng chí? Phân tích để nêu rõ tình đồng chí của người lính được hình thành một cách lô rích, tự nhiên như trong cuộc đời thật của họ? 1.Cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính: -Hình ảnh thơ chân thực ,giản dị; thành ngữ; cặp câu thơ sóng đôi, đối ứng; điệp ngữ: ->Sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó ( đồng cảm giai cấp). -> Cùng chung một lí tưởng chiến đấu. -> Được nảy nở bền chặt trong sự chan hoà, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui. - Dòng thơ thứ 7 có gì đặc biệt? Sự đặc biệt đó giúp em cảm nhận được điều gì về mạch cảm xúc và suy nghĩ trong bài thơ? -Dòng thơ thứ bảy: chỉ với hai tiếng “ Đồng chí” và dấu “!” ->Kết luận: cùng hoàn cảnh xuất thân,cùng giai cấp, cùng lí tưởng thì trở thành đồng chí của nhau. *Cảm nhận: Câu thơ thứ 7 , nhà thơ hạ một dòng thơ đặc biệt với hai tiếng “ Đồng chí” và dấu “!” tạo một nốt nhấn, một điểm tựa , một điểm chốt; nó như một đòn gánh gánh hai đầu là những câu thơ đồ sộ; nó vang lên như một sự phát hiện, một lời khẳng định, một tiếng gọi thiết tha,ấm áp , xúc động,lắng đọng trong lòng người về hai tiếng mới mẻ, thiêng liêng đó.Đồng thời, câu thơ như một bản lề gắn kết hai phần của bài thơ , làm nổi rõ một tất yếu, một kết luận: cùng hoàn cảnh xuất thân,cùng giai cấp, cùng lí tưởng thì trở thành đồng chí của nhau và mở ra một ý tiếp: đồng chí còn là như thế nào nữa? -Đọc diễn cảm mười câu thơ tiếp theo. Mười câu thơ tiếp theo được ngắt làm hai ý : 3câu đầu và 7 câu tiếp theo . - Hãy tìm những chi tiết, hình ảnh biểu hiện tình đồng chí, đồng đội của những người lính cách mạng trong 3 câu thơ đầu?Phân tích ý nghĩa, giá trị của những chi tiết, hình ảnh đó? 2. Những biểu hiện của tình đồng chí và sức mạnh của tình cảm ấy của người lính: -Câu thơ tạo hình và giàu giá trị biểu cảm: + Nói “gian nhà không” vừa gợi cái nghèo nàn , xơ xác, vừa gợi cái trống trải của ngôi nhà, của lòng người ở lại. +Hai chữ “mặc kệ”: Không phải là thái độ thờ ơ, bàng quan; Mà là cái “mặc kệ”, quyết dứt bỏ,quyết tâm mãnh liệt ra đi để giải phóng cho đất nước. Nhưng vẫn nặng lòng gắn bó với làng quê thân yêu; ở đây người lính nói “mặc kệ” mà không hề dửng dưng , vô tình. - Hình ảnh ẩn dụ nhân hoá “giếng nước,gốc đa nhớ người ra lính”:->Gợi về quê hương, gợi về người thân nơi hậu phương nhớ người lính mà thực ra là nói người lính nhớ nhà. Nỗi nhớ hai chiều nên càng da diết. => Sự cảm thông sâu sắc những tâm tư nỗi lòng của nhau. -7 dòng thơ tiếp theo vẫn nói về tình đồng chí, đồng đội một cách cụ thể. Chi tiết, hình ảnh, cách viết nào biểu hiện rõ điều đó? Phân tích? -Những hình ảnh thơ chân thực, giàu giá trị biểu đạt, cấu trúc câu thơ sóng đôi, đối ứng. =>Những người lính cùng nhau gắn bó, chia sẻ những gian lao,thiếu thốn của cuộc đời người lính. - Hình ảnh nào (trong 7 câu thơ) làm em cảm động nhất? Vì sao? *Cảm nhận: hình ảnh “Tay nắm lấy bàn tay” Bảy dòng thơ với những hình ảnh hết sức chân thực về cuộc sống , không một chút nào cường điệu hoá đã giúp người đọc hình dung ra cuộc sống gian khổ, thiếu thốn của người lính những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Đặc biệt hình ảnh “tay nắm lấy bàn tay” là một hình ảnh giàu giá trị biểu đạt. “ Tay nắm lấy bàn tay”không phải là cái bắt tay thông thường mà là cái bắt tay thân mật, thắm thiết,siết chặt tình đồng chí keo sơn. Cái bắt tay để truyền cho nhau sức mạnh chiến đấu, truyền cho nhau tình yêu thương, cổ vũ cho nhau vượt qua khó khăn, thử thách. Cái bắt tay âm thầm, lặng lẽ , không cần ồn ào, không cần lời nói hoa mĩ,họ chỉ cần trao nhau hơi ấm từ lòng bàn tay, hơi ấm từ trái tim, vì họ đã hiểu rõ lòng nhau, vì họ “thương nhau”. Hơi ấm lan toả cả hai người, làm hai người nở một nụ cười, dù là “buốt giá”. Hơi ấm đủ làm xoá đi cái nhợt nhạt, lạnh căm của mùa đông, đủ để sưởi ấm lên tình đồng chí, đồng đội. -Đọc diễn cảm 3 câu thơ cuối? Những câu thơ cuối bài gợi cho em suy nghĩ gì về người lính và cuộc chiến đấu? 3. Bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội: - Người lính – Sát cánh bên nhau- Chờ giặc-> sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội giúp sưởi ấm lòng họ giữa “rừng hoang , sương muối”,giúp họ chiến thắng mọi hiểm nguy rình rập. - Đánh giá về câu thơ “đầu súng trăng treo” có ý kiến cho rằng đó là câu thơ hay nhất, kết tinh mọi giá trị toàn bài. ý kiến của riêng em như thế nào? Hãy phân tích vẻ đẹp và ý nghĩa của hình ảnh đó? “ Đầu súng trăng treo” là một hình ảnh thơ rất thực và cũng rất lãng mạn. trong những đêm rừng khuya, ngươì lính còn có thêm một người bạn nữa là vầng trăng, trăng trôi trên nền trời, nhìn lên, trăng như treo trên đầu ngọn súng. nhịp 2/2 như gợi lên một nhịp lắc của một cái gì chung chiêng, lơ lửng trong sự bát ngát, chứ không phải là buộc chặt.Súng và trăng

File đính kèm:

  • docTiet 47 Dong tu.doc