Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn: Ngữ văn trường THCS Thiệu Giao

I. Trắc nghiệm ( 4điểm )

 Câu 1: (0,25đ )

 Trong truyện ngắn “ Lão Hạc “ theo em chi tiết nào đặc sắc nhất, giàu ý nghĩa nhất.

A. Lão Hạc khóc vì bán con chó vàng

B. Lão Hạc chảy nước mắt khi nói về đứa con trai.

C. Lão Hạc chết vì ăn bả chó

D. Cả 3 ý trên.

Câu 2: (0,25đ )

 Văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh “ được viết theo phương thức biểu đạt nào.

A. Bình luận.

B. Miêu tả.

C. Kể.

D. Kể và bình luận.

Câu 3: (0,25 đ)

“ Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ viết bằng chữ gì ?

A. Chữ quốc ngữ.

B. Chữ Nôm.

C. Chữ Hán.

D. Chữ Pháp.

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1556 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn: Ngữ văn trường THCS Thiệu Giao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Thiệu Giao Đề thi học sinh giỏi lớp 9 Môn : Ngữ văn Thời gian: 150/ I. Trắc nghiệm ( 4điểm ) Câu 1: (0,25đ ) Trong truyện ngắn “ Lão Hạc “ theo em chi tiết nào đặc sắc nhất, giàu ý nghĩa nhất. Lão Hạc khóc vì bán con chó vàng Lão Hạc chảy nước mắt khi nói về đứa con trai. Lão Hạc chết vì ăn bả chó Cả 3 ý trên. Câu 2: (0,25đ ) Văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh “ được viết theo phương thức biểu đạt nào. Bình luận. Miêu tả. Kể. Kể và bình luận. Câu 3: (0,25 đ) “ Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ viết bằng chữ gì ? Chữ quốc ngữ. Chữ Nôm. Chữ Hán. Chữ Pháp. Câu 4 (0,25đ) Văn bản nào nói về hội nhập thế giới và bảo vệ bản sắc dân tộc ? Thông tin về ngày trái đất năm 2000. Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. Phong cách Hồ Chí Minh. Cầu Long Biên, chứng nhân lịch sử. Câu 5 (0,25đ) Câu sau đây vi phạm phương châm hội thoại nào: “Đêm hôm qua cầu, gãy” Phương châm về chất. Phương châm về lượng. Phương châm cách thức. Phương châm lịch sự. Câu 6: (0,25 đ ) Điền vào chỗ trống: Nguyễn Du là ....... , ........, nhà nhân đạo chủ nghĩa, có đóng góp to lớn đối với sự phát triển của Văn học Việt Nam. Truyện Kiều là kiệt tác văn học, kết tinh ...... , .......... và .......của văn học Việt Nam. Câu 7: (0,25 đ ) Câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” trong bài “ Đồng chí “ của Chính Hữu sử dụng phép tu từ gì ? So sánh. Nói giảm. ẩn dụ. Chơi chữ Câu 8: (0,25 đ) Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” viết vào thời gian nào ? Đầu thế kỉ XX. Giữa thế kỉ XX. Cuối thế kỉ XX. Đầu thế kỉ XXI. Câu 9: (1 đ ) Khoanh tròn chữ cái đầu dòng có ý kiến em cho là đúng Một từ bao giờ cũng chỉ có một nghĩa. Một từ có thể có một hoặc nhiều nghĩa. Từ vựng của một ngôn ngữ không bao giờ thay đổi. Từ vựng của một ngôn ngữ thay đổi theo thời gian cùng với sự phát triển của xã hội. Hầu hết các từ khi mới hình thành chỉ có một nghĩa ẩn dụ là phép tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác dựa trên những nét tương cận (gần nhau ). Hoán dụ là phép tu từ gọi tên sụ vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác dựa trên những nét tương đòng(giống nhau ). Câu 10: ( 1 đ ) Em hãy chỉ ra tất cả các từ láy được tác giả Nguyễn Du sử dụng trong đoạn trích “ Cảnh ngày xuân “. Hãy điền vào bảng sau và phân tích giá trị nghệ thuật của từng loại Các loại từ láy Giá trị nghệ thuật Từ láy bộ phận Từ láy toàn bộ II. Tự luận (16 điểm ) Câu 1: (4,0 đ) Viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu nêu lên cảm nhậncủa em về hình ảnh con người lao động mới qua đoạn thơ: “ Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng Ra đậu dặm xa dò bụng biển Dàn đan thế trận lưới vây giăng “ ( Trích “Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận ) Câu 2: (12,0 đ) Về tấn bi kịch và vẻ đẹp của người phụ nữ qua văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” ( Nguyễn Dữ , Văn 9 – Tập 1 ) Đáp án văn lớp 9 I. Phần trắc nghiệm: (4,0 điểm) Từ câu 1 đến câu 8,mỗi câu đúng cho 0,25 điểm Câu 1: C Câu 2: D Câu 3: C Câu 4: C Câu 5: C Câu 6: - Thiên tài văn học, danh nhân văn hóa - Giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và thành tựu nghệ thuật tiêu biểu Câu 7: C Câu 8: C Câu 9: Khoanh đủ 3 ý B, D, E được 1điểm Câu 10: (1điểm ) Học sinh điền: Từ láy bộ phận: nô nức, dập dìu, ngổn ngang, thơ thẩn (0,25 điểm) Giá trị nghệ thuật: Gợi tả không khí đông vui, rộn ràng của lúc bắt đầu vào hội và lúc giữa hội ( 0,25 điểm ) Từ láy toàn bộ: Tà tà, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ ( 0,25 điểm ) Giá trị nghệ thuật: Vừa gợi tả không khí nhạt dần lặng dần của lúc tan hội vừa bộc lộ tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến của con người. Phần tự luận (16,0 điểm ) Câu 1: ( 4,0 điểm ) Về hình thức: Đảm bảo đoạn văn từ 5 đến 7 dòng có mở đoạn rõ ràng, thân đoạn chặt chẽ, kết đoạn ngắn gọn cô đúc. ( 1,0 đ ) Về nội dung: Thể hiện rõ 2 ý + Không khí lao động tập thể phấn khởi, hăng say Con người mang tầm vóc lón lao ( 1,5 đ ) + Tư thế chủ động trong công việc: ra dặm xa, dò, vây…( 1,5 đ) Câu 2: (12.0 điểm ) Về hình thức: (0,5điểm ) Bài viết là một văn bản hoàn chỉnh, bố cục rõ ràng, văn viết mạch lạc, không phạm những lỗi cơ bản về diễn đạt. Về nội dung: (0,5 điểm ) Phân tích được tấm bi kịch và vẻ đẹp người phụ nữ qua nhân vật Vũ Nương Vẻ đẹp của Vũ Nương ( được tác giả đặt vào nhiều tình huống, nhiều mối quan hệ để bộc lộ ) ( 4.0 điểm ) + Khi chưa lấy chồng: nết na, thùy mị... + Khi cuộc sống vợ chồng bình thường: giữ gìn, khuôn phép + Khi đưa tiễn chồng: ( chú ý phân tích lời lẽ nhân vật ) + Khi xa chồng: Thủy chung, hiếu thảo, đảm đang. + Khi bị nghi oan: Phân trần... + Sau khi chết ở dưới thủy cung. Đánh giá: Vẻ đẹp của Vũ Nương là tiêu biểu chongười phụ nữ Việt Nam *. Bi bịch: ( 4,0 điểm ) Vũ Nương là người phụ nữ đẹp người, đẹp nết thủy chung khao khát hạnh phúc nhưng lại bị nghi là thất tiết để đến nổi phải tự vẫn để minh oan cho mình. Khát khao hạnh phúc gia đình nhưng lại “ chẳng trở về nhân gian được nửa “ . Hạnh phúc tan vỡ không thể nào hàn gắn được ( chú ý lấy dẫn chứng minh họa, phân tích ) * ý nghĩa của bi kịch: (2.0 điểm ) Số phận của Vũ Nương cũng là số phận chung của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Lên án xã hội phong kiến nam quyền bất công đã đẩy người phụ nữ đến bước đường cùng. * Thái độ của nhà văn: (1.0 điểm ) -Tấm lòng ưu ái, tinh thần nhân đạo - Mong có một xã hội công bằng, mọi người sống thật sự tin tưởng nhau, thương yêu nhau.

File đính kèm:

  • docDe thi cap HSG Van Huyen4.doc
Giáo án liên quan