Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 56 đến tiết 85

I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

GIÚP HS:

1/Kiến thức :

Cảm nhận được nhữmg tình cảm , cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình – người cháu –và hình ảnh người bà giàu tình thương , giàu đức hy sinh trong bài thơ “ bếp lửa ”

• Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng kết hợp miêu tả tự sự ,bình luận của tác giả trong bài thơ

2/Kỹ năng :

 Phân tích tác phẩm tự sự

3/ Giáo dục :

 Trân trọng người phụ nữ Việt Nam muôn thưở với vẻ đẹp tảo tần , nhẫn nại và đầy lòng thương yêu : thương người thân , yêu quê hương .

II-CHUẨN BỊ :

 GV: Bảng phụ : (câu hỏi thảo luận)

 HS: Đọc và tìm hiểu văn bản

III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY – HỌC :

 

doc71 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1903 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 56 đến tiết 85, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẤN 12 NGÀY SOẠN : NGÀY DẠY : BÀI 12 - TIẾT 56 BẾP LỬA BẰNG VIỆT I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : GIÚP HS: 1/Kiến thức : Cảm nhận được nhữmg tình cảm , cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình – người cháu –và hình ảnh người bà giàu tình thương , giàu đức hy sinh trong bài thơ “ bếp lửa ” Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng kết hợp miêu tả tự sự ,bình luận của tác giả trong bài thơ 2/Kỹ năng : Phân tích tác phẩm tự sự 3/ Giáo dục : Trân trọng người phụ nữ Việt Nam muôn thưở với vẻ đẹp tảo tần , nhẫn nại và đầy lòng thương yêu : thương người thân , yêu quê hương . II-CHUẨN BỊ : GV: Bảng phụ : (câu hỏi thảo luận) HS: Đọc và tìm hiểu văn bản III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY – HỌC : HỌAT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1: ỔN ĐỊNH LỚP – KIỂM TRA BÀI CŨ _Yêu cầu HS báo cáo sĩ số _Kiểm tra bài cũ : -Trình bày kết cấu của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá và nêu cảm nhận về người lao động -Nêu mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên . -Kỷ niệm tuổi thơ , tình cảm gia đình luôn là những hồi ức thiêng liêng caođẹp mà mỗi con người chúng ta đều trân trọng . Chúng ta sẽ cảm nhận điều ấy qua cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình – người cháu –trong bài thơ “Bếp lửa” - Lớp trưởng báo cáo sĩ số -Chuyến hành trình đánh cá – những con người lao động lạc quan hăng say lao động , tràn đầy niềmtin vào cuộc sống -Mối quan hệ hài hòa : Thiên nhiên ban tặng con người sản vật Con người yêu quí và trân trọng thiên nhiên HOẠT ĐỘNG 2: HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU CHUNG BÀI THƠ -Nêu những hiểu biết về tác giả Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ Hướng dẫn gjọng đọc : giọng tha thiết trầm lắng Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc Bài thơ là lời của ai ? Nói về ai và về điều gì ? Vậy hình ảnh bao trùm bài thơ là gì ? Gắn liền với hình ảnh đó là gì ? Dựa vào mạch cảm xúc của người cháu hãy nêu cảm xúc của bài thơ -Dựa vào chú thích dấu * trình bày: .Quê Hà Tây .Trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ -Bài thơ được sáng tác khi tác giả du học nước ngoài -Lần lượt hai HS đọc diễn cảm - Lời của người cháu (nhân vật trữ tình ) nói về bà và kỹ niệm giữa hai bàcháu -Bao trùm bài thơ là hình ảnh người bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa -Trình bày nhận xét bổ sung: . Khổ 1: hình ảnh bếp lửa khơi dòng hồi tưởng . Khổ thơ 2,3,4,5: kỉ niệm tuổi thơ . Khổ 6:Suy gẫm về bà . Khổ cuối: Ngọn lửa niềm tin I/ TÌM HIỂU CHUNG: 1/ TÁC GIẢ: Nguyễn Việt Bằng ( 1941 Quê ở Hà Tây Nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Pháp In trong tập thơ “Hương cây – Bếp lửa ” - Sáng tác khi nhà thơ học ở Liên Xô HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU NHỮNG KỈ NIỆM VỀ BÀ -Đọc ba dòng thơ đầuvà hãy cho biết đã khơi gợi nỗi nhớ gì ? -Em nghĩ gì về câu thơ: “Một bếp lửa ấp iu nồng đượm” -Nhớ về bà người cháu nghĩ về điều gì ? - Y/C HS đọc khổ 2và nêu hình ảnh thơ khơi gợi kỉ niệm về bà và tình bà cháu -Những kỉ niệm ấy nói lên điều gì ? Bổ sung: chi tiết “sống mũi còn cay ” àtả thực và gợi cảm xúc Bổ sung: hoàn chung của nhiều gia đình Việt Nam: trong thời kì kháng chiến chống Pháp: mẹ và cha công tác bận chưa về . Vậy trong hoàn cảnh ấy người bà có vai trò như thế nào? -Tiếng tuh ú là tiếng chim quen thuộc gợi nhớ điều gì? -Chúng ta đã lắng nghe tiếng tú hú gọi bầy ở bài thơ nào? -Tiếng chim còn gợi ra tình cảnh vắng vẻ và nhớ mong của hai bà cháu - Kỉ niệm về bà và thuở ấu thơ của người cháu luôn gắn liền với hình ảnh nào ? -Như vậy bếp lửa ở đây còn là biểu tượng gì? -Đọc diễn cảm và nêu phát hiện: “ Một bếp lửa….” =>Bếp lửa gợi nhớ về bà -Bếp lửa là hình ảnh quen thuộc trong mỗi gia đinh , từ “ấp iu”à bàn tay kiên nhẫn khéo léo và tấm lòng người nhóm lửa -“Thương bà biết mấy nắng mưa”à vất vả tần tảo - Đọc khổ thơ 2, phát hiện hình ảnh thơ : “Lên bốn tuổi cháu ……” -Thưở ấu thơ bên bà à tuổi thơ đầy vất vả -Thay con dạy cháu , chăm chút yêu thương -Mỗi độ hè về , tiếng tu hú như giục giã , khắc khoải khiến lòng người trỗi dậy nhớ mong -Trong bài thơ “Khi con tu hú Của Tố Hữu -Luôn gắn liền với bếp lửa -Tình bà ấm áp II/PHÂN TÍCH: 1/ NHỮNG HỒI TƯỞNG VỀ BÀ VÀ TÌNH BÀ CHÁU Sự hồi tưởngđược bắt đầu từ hình ảnh thân thương ấm áp về bếp lửaà hình ảnh người bà tảo tần , vất vả Kỷ niệm tuổi thơ bên bà đầygian khổ, thiếu thốn Cháu sống trong sự cưu mang dạy dỗ của bà, sớm có ý thức tự lập Bà hết mực yêu thương , dạy dỗ -Bếp lửa hiện diện như tình bà ấm áp, như chỗ dựa tinh thần à bếp lửa quê hương. HOẠT ĐỘNG 4: HƯỚNG DẪN ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CÂU 3,4,5 Y/C HS đọc khổ thơ 3,4,5 -Từ những kì niệm hồi tưởng về tuổi thơ và bà người cháu đã suy gẫm về bà điều gì ? -Hình ảnh người bà trong thơ Bằng Việt cũng như hình ảnh muôn đời trong truyện cổ tích hết dạ yêu thương con cháu nhưng ở đây có điểm khác và mới hơn . Đó là gì ? -Hình ảnh bà luôn gắn liền với hình ảnh bếp lửa . Trong bài thơ hình ảnh bếp lửa được nhắc lại bao nhiêu lần? - Nói đến bếp lửa là nhớ đến bà ,khi nói về bà là nhớ đến bếp lửa . Từ đó hãy phân tích hình ảnh bếp lửa - Gợi ý xem tranh minh họa , tìm hiểu ý nghĩa tả thực và ý nghĩa tượng trưng -Quan sát tranh minh họa -Vì sao tác giả lại nói “Ôi kì lạ……bếp lửa ” -Bếp lửa gắn liền với cuộc đời khó nhọc của bà nhưng dù có gian nan bà vẫn ngày nhóm lửa à nhóm lên niềm tin cuộc sống, niềm yêu thương chi chút dành cho cháu , cho mọi người .Chính vì thế tác giả nhân thấy được sự kì diệu thiêng liêng của bếp lửa. -Vì sao trong khở thơ 4 tác giả không gọi bếp lửa à ngọn lửa -Theo em đó là niềm tin vào điều gì? -Y/C HS đọc khổ cuối và phân tích khổ thơ -Từ đó hãy nêu cảm nhận của em về tình bà cháu được thể hiện trong bài thơ. Tình cảm ấy được gắn liền với những tình cảm nào khác? -Nêu những bài thơ , cadao có ý nghĩa tương tự -Đọc diễn cảm và ngắt nhịp phù hợp -Cuộc đời bà luôn gắn liềnvới bếp lửa , bà luôn vất vả vì con vì cháu, tận tụy gánh vác gia đình -Thảo luận nhanh : *Chịu đựng gian khổ âm thầm lặng lẽ : “ Năm giặc đốt ………” *Thể hiện ý thức trách nhiệm của người công dân đ/v đất nước trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm . -Hình ảnh bếp lửa là hình ảnh trữ tình xuất hiện xuyên suốt tác phẩm( nhắc lại 10 lần) -Thảo luận ( 5’) và trình bày bổ sung: * Tả thực : Suốt tám năm ròng từ sáng tinh mơ cháu cùng bà nhóm lửa àHình người bà khắc sâu vào trí nhớ của nhà thơ *Ýnghĩa tượng trưng : Bếp lửa là tình bà ấm áp , bếp lửa là chân tình nồng đượm yêu thương -Bếp lửa là hình ảnh thân thuộc của mỗi gia đình à tình cảm gia đình , quê hương Đọc thầm câu hỏi 4 /SGK suy nghĩ trình bày: Ngọn lửa cần được hiểu theo nghĩa trừu tượng àniềm tin dai dẳng Niềm tin bền vững: cuộc kháng chiến sẽ thắng lợi, đất nước độc lập , gia đình yên vui -Đọc thầm và trình bày cảm nhận cá nhân : Đứa cháu ngày xưa khôn lớn chắp cánh được làm quenvới những khuôn trời rộng lớn, những niềm vui mới nhưng vẫn luôn nhó về bà và hình ảnh ngọn lửa Tấm lòng ấp iu của bà luôn ghi khắc trong tim -Những gì thân thiết nhất của tuổi thơ mỗingười đều có sức tỏa sáng , đỡ con người suốt cuộc đời à tình bà chính là biểu hiện tình yêu gia đình , quê hương, dân tộc , đất nước -Ca dao “ Anh đi ………” - Quê hương – của Đỗ Trung Quân 2/ NHỮNG SUY GẪM VỀ BÀ VÀ HÌNH ẢNH BẾP LỬA -Cuộc đời luôn gắn với hình ảnh bếp lửa àNgười nhóm lửa luôn giữ cho ngọn lửa ấm nóng tỏa sáng -Bà tảo tần hisinh chăm lo cho mọi người, cho đất nước. *Hình ảnh bếp lửa: . Hình ảnh người bà chịu thương chịu khó bên bếp lửa in đậm trong tâm khảm người cháu -Bếp lửa của niềm tin thiêng liêng kì diệu -Ngọn lửa của sự sống niềm tin bà truyền cho thế hệ nối tiếp -Tình yêu thưong biết ơn bà àtình yêu gia đình , tình yêu đất nước HOẠT ĐỘNG 5 : HƯỚNG DẪN TỔNG KẾT – CỦNG CỐ -Bài thơ sáng tạo hình tượng thơ vừa có thực , vừa có ý nghĩa biểu trưng là hình ảnh nào ? - Từ hình ảnh ấy bài thơ thể hiện điều gì ? -Từ hình ảnh người bà , emcó cảm nhận gì về người phụ nữ Việt Nam - Phẩm chất tốt đẹp được Bác Hồ khen tặng bằng tám chữ vàng. Đó là gì ? -Bài thơ kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự , miêu tả và lập luận.Hãy nêu yếu tố lập luận trong bài thơ -Từ đó cho thấy tình yêu tổ quốc được thể hiện qua tình cảm gì ? -Hình ành bếp lửa -Những kỷ niệm về bà và tình bà cháu -Người phụ nữ Việt Nam muôn thuở với vẻ đẹp tảo tần, nhẫn nại , đầy yêu thương và giàu lòng hy sinh - Tám chữ vàng “ kiên cường bất khuất , trung hậu , đảm đang” -Kếp cấu bài thơ chặt chẽ : bếp lửaà hồi tưởng kỉ niệm về bà à hình ảnh Bà à tình yêu gia đình ànhớ về bếp lửaànhớ về bà là nhớ về quê hương Bà là thế hệ đi trước trutền lại niềm tin cho thế hệ mai sau -Lòng yêu gia đình , xóm làng yêu những gì thân thuộc của chúng ta trong làng mạc, thôn xóm….. III/ TỔNG KẾT: Ghi nhớ: *Qua hồi tưởng và suy gẫm của người cháu đã trưởng thành , bài thơ “Bếp lửa” gợi những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu , đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà cũng như đối với gia đình , quê hương , đất nước -Bài thơ đã kếp hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả , tự sự và bình luận. Thành công của bài còn ở sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với người bà , làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm , cảm xúc và suy nghĩ về bà và tình bà cháu HOẠT ĐỘNG 6: HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ *NHẮC NHỞ : -Học ghi nhớ và bài thơ -Thực hiện phần luyện tập : viết đoạn PHCN về hình ảnh bếp lửa *CHUẨN BỊ: -Đọc diễn cảm bài thơ -Đọc và tìm hiểu hình ảnh bài thơ *Nhận xét tiết học TUẦN 12 NGÀY SOẠN: NGÀY DẠY: TIẾT 57 - VĂN BẢN ***** KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ ( Hướng dẫn đọc thêm ) Nguyễn Khoa Điềm I/MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: GIÚP H/S: 1/ Kiến thức: *Cảm nhận tình yêu thương con và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà Ôi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước , từ đó phần nào hiểu được lòng yêu quê hương , đất nướcvà khát vọng tự do của nhân dân trong thời kì lịch sử này *Giọng thơ thiết tha , ngọt ngào của Nguyễn Khoa Điềm qua những khúc ru cùng bố cục đặc sắc cùa bài thơ 2/ Kỹ năng: Phân tích được mối quan hệ giữa lời kể - lời của nhân vật trữ tình ( lời ru trực tiếp)àtình cảm và khát vọng của người mẹ 3/ Giáo dục : Lòng yêu thương trân trọng tình mẹ II/CHUẨN BỊ : GV: Bảng phụ ( đoạn thơ ) HS: Đọc và tìm hiểu văn bản III/TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY – HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1 : ỔN ĐỊNH LỚP – KIỂM TRA BÀI CŨ *Ổn định lớp: kiểm diện HS *Kiểm tra bài cũ : -Hình ảnh người bà thể hiện như thế nào? -Đọc thuộc lòng bài thơ và nêu hình ảnh trữ tình trong bài thơ -Lớp trưởng báo cáo sĩ số -Người đàn bà , người phụ nữ giàu lòng yêu thương, đức hy sinh và tràn đầy niềm tin vào tự do, thắng lợi -Đọc thuộc lòng bài thơ và xác định hình ảnh bếp lửa HOẠT ĐỘNG 2 : GIỚI THIỆU BÀI MỚI Phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ luôn là đề tài mà nhiều nhà thơ luôn thể hiện và ca ngợi . Chúng ta sẽ nhận thấy điều này qua bài thơ “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” HOẠT ĐỘNG 3: HƯỚNG DẪN ĐỌC VÀ TÌM HIỂU BÀI THƠ -Nêu những hiểu biết về tác giả -Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ Bổ sung: Bài thơ ra đời trong thời lì chống Mỹ khốc liệt . Cuốc sống của cán bộ và người dân ở các chiến khu gặp rất nhiều khó khăn ( đặc biệt là những miền vùng núi ) -Hướng dẫn giọng đọc: . Đọc mẫu : giọng thiết tha, ngọt ngào . Y/C HS đọc và phân chia bố cục -Dựa vào chú thích trình bày -Khi nhà thơ công tác ở chiến khu miền Tây Thừa Thiên (1971) I/TÌM HIỂU CHUNG: 1/TÁC GIẢ: *Quê ở Thừa Thiên Huế, trưởng thành trong thời kì kháng chiến *Trưởng ban tổ chức văn hóa 2/TÁC PHẨM: -Sáng tác vào năm 1971 -Trích “ Đất vào khát vọng” HOẠT ĐỘNG 4 : HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH NGƯỜI MẸ TÀ ÔI -Y/C HS đọc khúc ru đầu tiên và cho biết đó là lời ru của ai? -Kết luận: cả ba khúc ru đều có kết cấu tương tự -Y/C đọc hai khúc còn lại - Những việc làm của mẹ là những việc gì ? -Tình cảm của mẹ qua những việc ấy , đó là gì? -Hãy đọc kĩ những lời ru trực tiếp và nhận xét về mối quan hệ giữa tình cảm và ước mơ trong lời ru -Trong những ước mơ của mẹ, mẹ không thố lộ trực tiếp mà thể hiện như thế nào ? -Câu cuối của mỗi khúc ru vừa là ước mơ vừa là niền tin tự hào của mẹ ,. đó là gì? Hãy phân tích hình ảnh : “ Mặt trời của mẹ……. Mặt trời của mẹ…….” -Từ hình ảnh người mẹ Tà Ôi, Nguyễn Khoa Điềm muốn thể hiện điều gì? -Đọc diễn cảm và xác định : Lời của nhà thơ , lời ru trực tiếp của mẹ -Đọc diễn cảm khổ còn lại -Mẹ giả gạo , tỉa bắp , chuyển lán , đi giành trận cuối -Đọc thơ minh họa : *Mẹ giả gạo …… Nhịp chày nghiêng……. *Mẹ đang tỉa bắp….. *Mẹ đang chuyển lán….. *Mẹ địu em đi…… -Người mẹ bền bĩ , quyết tâm trong công việc lao động , trong kháng chiến. _ Đọc thầm 4 dòng cuối của mỗi đoạn _ Phát hiện được mối liên hệ chặt chẽ : Mẹ giã gạo – mơ hạt gạo Tỉa bắp – hạt bắp lên Mẹ địu em giành trận cuối _ Mơ gặp Bác Hồ _ Mẹ gởi gắm niềm mong mõi vào giấc mơ của con qua cụm từ “ Con mơ cho mẹ” _ Mai sau con lớn à người lao động _ Com mơ….Bác Hồ ….người tự do …” à người lính chiến đấu làm người dân đất nước hòa bình _ Mặt trời 1 à mặt trời thực , mặt trời 2 à chuyển nghĩa : con là nguồn hạnh hạnh phúc _ Lòng yêu con , gắn liền lòng yêu TQ , khát vọng tự do II . Phân tích : 1)Hình ảnh của bà mẹ tà ôi: _ Mẹ giã gạo nuôi bộ đội _ Mẹ đang tỉa bắp lên núi Gợi sự vất vả nặng nhọc và ý thức say mê lao động góp phần vào kháng chiến _ Mẹ chuyển lán đạp rừng địu em đi giành trận cuối => di chuyển lực lượng kháng chiến lâu dài với tinh thần quyết tâm , lòng tin vào thắng lợi => Chứng tỏ tình yêu con người , thương con , bộ đội , nhân dân , đất nước 2) Những khúc ru và khát vọng của người mẹ _ Lời hát mẹ gởi gắm ước mong con ngủ ngon , nhanh khôn lớn _ Mỗi lời ru à 1 ước nguyện khác gắn liền công việc : ước mong con mau chóng trở thành chàng trai mạnh mẽ trong LĐSX Mong con trở thành người lính chiến đấu vì độc lập tự do Được làm ngườidân của một đất nước hòa bình _Hình ảnh “ Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng” à Con là nguồn hạnh phúc ấm áp , sưởi ấm lòng tin yêu, ý chí của mẹ trong cuộc sống => Thể hiện tình yêu quê hương , ý chí chiến đấu cho độc lập tự do và khát vọng thống nhất nước nhà của nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ HOẠT ĐỘNG 5: HƯỚNG DẪN TỔNG KẾT VÀ LUYỆN TẬP CỦNG CỐ _ Theo em , cách lặp đi lặp lại , cách ngắt nhịp đều đặn ở giữ dòng thơ có tác dụng tạo nhịp điệu thế nào cho lời ru , nội dung _Nhận xét về ý nghĩa của yếu tố tự sự trong bài thơ _ Hình ảnh người mẹ và hình ảnh người bà trong “ Bếp lửa” có điểm nào tương đồng _ Nhịp điệu bài thơ à nhịp nôi đưa đều đặn , giọng thơ thiết tha ngọt ngào , dìu dặt vấn vương của bài thơ à sự lặp lại vừa phát triển qua 3 khúc ru à Tình cảm thiết tha trìu mến _ Yếu tố tự sự giúp ta hiểu rõ cuộc sống gian khổ , sự bền bỉ dẻo dai của nhân dân ta ở chiến khu Trị - Thiên thời chống Mỹ _ Đảm đang tháo vát , giàu lòng yêu thương , hy sinh , khát khao tự do , ý chí bền bỉ III . Tổng kết : Ghi nhớ : Trong gian nan , vất vả của cuộc sống ở chiến khu , người mẹ càng dành cho con tình yêu thương thắm thiết , càng ước mong con mau lớn khôn , khỏe mạnh , trở thành công dân của một đất nước tự do . Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện tình yêu thương con gắn với lòng yêu nước , với ting thần chiến đấu của người mẹ miền tây Thừa thiên qua “ Khúc hát ru …. mẹ”mang giọng điệu ngọt ngào , truều mến HOẠT ĐỘNG 6 : HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ _ Chuẩn bị : “ Ánh trăng” _ Nhắc nhở : Viết ghi nhớ Chú ý bước ngoặt để bộc lộ cảm xúc Xác định chủ đề _Nhận xét tiết học _ Đọc tìn hiểu đọan văn _Đọc chậm rãi ghi nhớ _ Học thuộc lòng ghi nhớ Tuần : 12 Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết 58 – VĂN BẢN ÁNH TRĂNG Nguyễn Duy I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS : _ Kiến thức : Hiểu được ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng , từ đó thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao , tình nghĩa của Nguyễn Duy và biết rút ra bài học về cách sống cho mình Cảm nhận được sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự trong bố cục , giữa tính cụ thể và khái quát trong hình ảnh của bài thơ . _ Kỹ năng : Phân tích tác phẩm trữ tình _ Giáo dục : Lòng tưởng nhớ về cội nguồn , về những người đã khuất cần sống chung thủy với chính mình II . CHUẨN BỊ : GV : bảng phụ - bài thơ HS : Đọc và tìm hiểu văn bản III . TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1 : Kiểm tra bài cũ – Giới thiệu bài mới _ Y/ C báo cáo sỉ số _ Nêu câu hỏi KTBC Đọc đoạn thơ à kỉ niệm ấu thơ Cảm nhận của em người bà _ Giới thiệu bài : Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ quân đội rưởng thành trong kháng chiến nên hiểu rất sâu sắc những gian nan vất vả trong thời kỳ ấy . Nhưng khi rời khỏi bom đạn , nước nhà thống nhất , sống trong tiện nghi hiện đại , không phải ai cũng nhớ những kỉ niệm đầy gian nan ,nghĩa tình ấy “ Ánh Trăng” là một lần “ giật mình” của Nguyễn Duy trước điều vô tình dễ có ấy _ Lớp trưởng báo cáo _ Trả lời đạt được các phần : Khổ 2 , khổ 3 Người bà tảo tần , vất vả giàu lòng yêu thương , đức hy sinh cao cả HOẠT ĐỘNG 2 : HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU CHUNG VỀ BÀI THƠ _Hãy trình bày đôi nét về tác giả _ GV nhấn mạnh những nét lưu ý _ Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ _ Đọc và hướng dẫn đọc Ba khổ đầu : giọng kể Khổ 4 : giọng thơ đột ngột cất cao , ngỡ ngàng Khổ 5 , 6 giọng thiết Tha _ Nhận xét về cách trình bày của bài thơ ( bảng phụ ) _ Kết kuận : Tạo sự liền mạch về ý tưởng và hình ảnh thơ _ Dựa vào chú thích * _ Lúc này đất nước đã thống nhất , sống trong hòa bình , tự do _ Đọc diễn cảm theo gợi ý của GV à xác định bố cục 3 khổ đầu : quên thời gian quá khứ à thời bình trăng à người dưng Khổ 4 : bước ngoặt _ Những đầu dòng không viết hoa I . Tìm hiểu chung : 1) Tác giả : _ Nhà thơ chiến sĩ _ Nhiều tác phẩm giải nhất thi thơ báo “ văn nghệ” 2) Tác phẩm : _ Sáng tác 1978 _ Trong tập thơ “ Ánh trăng” HOẠT DỘNG 3 : HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH , TÌM HIỂU CHI TIẾT _ Yêu cầu HS đọc 2 khổ đầu _ Nội dung của 2 khổ thơ qua những hình ảnh nào ? _ Lúc này trăng và người có quan hệ thế nào ? _ Như vậy vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng cho điều gì _ Quan sát bảng phụ , và cho biết hoàn cảnh sống của nhân vật trữ tình _ Lúc này , đ/v người bạn tri kỉ năm xưa , tình cảm của con người thế nào ? _GV đọc khổ thơ thứ tư à giọng đột ngột cất cao , ngỡ ngàng _ Những từ ngữ nào thể hiện sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng _ Chính vì xuất hiện đột ngột trong bối cảnh ấy , vầng trăng có ý nghĩa gì ? _ Yêu cầu HS quan sát 2 khổ thơ khổ thơ còn lại và cho biết 2 câu thơ “ ngửa mặt … Có cái gì ….” bộc lộ cảm xúc gì ? _ Vầng trăng lúc này là nhân chứng gợi nhớ , đó là những hình ảnh gì ? _Theo em , khổ thơ nào trong bài thơ thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của vầng trăng , chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí _ Hình ảnh “ Trăng cứ tròn vành vạnh” có ý nghĩa gì _ GV chốt lại ý chính : vầng trăng tròn như quá khứ đẹp đẽ _Hình ảnh trăng im phăng phắc gợi cho em suy nghĩ gì ? _ Từ câu chuyện riêng , bài thơ có ý nghĩa thế nào ?( câu hỏi thảo luận) à Gợi ý : *Ý nghĩa của bài thơ * Rút ra bài học _ Đọc như giọng kể , nhịp điệu trôi trãi bình thường _ Hình ảnh thơ à vầng trăng ( hồi nhỏ - hồi chiến tranh ) _ người bạn tri kỉ _ Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình _ Thời bình , sống trong thành phố hiện đại lắm ánh điện , cửa gương …. _ Con người dường như lãng quên vầng trăng à trăng trở thành người dưng _ Những từ : thình lình , vội , đột ngột _ Vầng trăng à tác nhân gợi nhớ quá khứ , về kỉ niệm của những ngày tháng gian lao _ Cảm xúc “rưng rưng” à Cảm xúc thiết tha , có phần ray rức và cũng có phần thành kính ở tư thế lặng im “ ngửa mặt lên nhìn mặt” _ Hình ảnh : như là đồng , là bể , như là sông , là rừng . _ Nơi tập trung nhất ý nghĩa biểu tưởng của hình ảnh vầng trăng là khổ cuối _ Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình , còn là vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của đời sống _ Ánh trăng im phăng phắc àSự nghiệm khắc , sự nhắc nhở cho nhà thơ không lãng quên quá khứ _ Thảo luận trình bày và nhận xét bổ sung “ Ánh trăng” không là chuyện riêng nhà thơ mà có còn có ý nghĩa với cả một thế hệ à lời nhắc và nhở về thái độ , tình cảm đối với quá khứ tình nghĩa , với thiên nhiên , đất nước bình dị “Ánh trăng” nằm trong mạch cảm xúc “ uống nước nhớ nguồn” , gợi lên đạo lí sống thủy chung à truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta II . Phân tích : 1) Vầng trăng tình nghĩa _ Thưở ấu thơ _ Thời người lính à Cuộc sống hồn nhiên , con người với thiên nhiên hòa hợp trong sáng , đẹp đẽ => Vầng trăng là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình 2) Trăng hóa thành người dưng _ Cuộc sống hiện đại vây bủa con người không có điều kiện mở rộng hồn mình với thiên nhiên _ Con người dường như lãng quên quá khứ nghĩa tình 3) Trăng nhắc nhở tình nghĩa _ Vầng trăng gợi nhớ kỉ niệm những ngày tháng gian lao _ Cảm xúc thiết tha , có phần thành kính trước bao hình ảnh của thiên nhiên , đất nước bình dị , hiền hậu _ Hình ảnh “ Trăng cứ tròn ..”tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ , vẹn nguyên không thể phai mờ _ Ánh trăng im phăng phắc : Nhắc nhở nhà thơ không được quên quá khứ HOẠT ĐỘNG 4 : HƯỚNG DẪN TỔNG KẾT – LUYỆN TẬP CỦNG CỐ _ Hãy khái quát nội dung của bài thơ _ Nhận xét về kết cấu , giọng điệu bài thơ _ Bài thơ thể hiện lời nhắc nhở về những năm tháng gian lao của cuộc đời người lính gợi “ uống nước nhớ nguồn” _ Thể thơ 5 chữ , bài thơ như là , bài thơ như một câu chuyện riêng , có sự kết hợp hài hòa tự nhiên giữa tự sự và trữ tình Giọng thơ lúc như tâm tình khi thì thiết tha , lúc lại trầm lặng _ Kết cấu , giọng điệu của bài thơ có tác dụng tạo nên tính chân thực , chân thành , sức truyền cảm sâu sắc cho tác phẩm , gây ấn tượng mạnh cho người đọc III . Tổng kết : Ghi nhớ Với giọng điệu tâm tình tự nhiên , hình ảnh giàu tính biểu cảm “ Ánh trăng” của Nguyễn Duy như là một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên , đất nước bình dị , hiền hậu . Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc , củng cố ở người đọc thái độ sống “ uống nước nhớ nguồn” , ân tình thủy chung cùng quá khứ HOẠT ĐỘNG 5 : HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ _ Nhắc nhở học sinh tập đọc diễn cảm bài thơ _ Yêu cầu HS đọc ghi nhớ _ Chuẩn bị “ Tổng kết về từ vựng”à Phân công ti63 thực hiện bài tập _ Đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ ( học thuộc ) _ Chuẩn bị bài tập Tuần 13 Ngày soạn : Ngày dạy : TIẾT 63 – TIẾNG VIỆT CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG ( Phần tiếng việt ) I . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS _ Kiến thức : Hiểu được sự phong phú của các ngôn ngữ trên các vùng , miền đất _ Kỹ năng : Sử dụng từ địa phương trong những văn cảnh cho phù hợp _ Giáo dục : Cảm nhận nét riêng biệt và đa dạng của tiếng việt II . CHUẨN BỊ GV : Bảng phụ : các đoạn thơ có từ địa phương HS : Các phương ngữ địa phương 3 miền III . TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC _ HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1 : HƯỚNG DẪN HỌC SINH VÀO BÀI MỚI _ Yêu cầu HS nhắc khái niệm về từ địa phương _ Chúng ta sẽ hiểu cụ thể hơn về sự phong phú của các phương ngữ từng miền _ Từ địa phương là những từ ngữ dùng ở riêng biệt HOẠT ĐỘNG 2 : HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN BÀI TẬP 1 _ Yêu các HS đọc bài tập 1 và hướng dẫn thực hiện từng câu hỏi chi tiết Chỉ các sự vật , hiện tượng … không có tên gọi rong các phương ngữ khác và ngôn ngữ toàn dân ? _ Đọc bài tập và thực hiện từng phần _ Dựa vào mẫu thực hiện ? Bài 1 _ Nhút : món ăn Nghệ An ( xơ mít muối trộn với vài thứ khác ) _ Bồn bồn : lọai câythân mềm , sống ở dưới nước (phương ngữ Nam bộ ) _ Sầu riêng : Trái cây ở Nam bộ _ Chôm chôm :Trái cây ở Nam bộ _ Quả Sấu ( Bắc bộ ) _ Hoa mai ( Nam bộ ) _ Hoa Đào ( Bắc bộ ) THỰC HIỆN TIẾP BÀI TẬP 1 _ Yêu cầu HS đọc câu 1b _ Kẻ bảng thống kê y/c HS điền từ _ Giới thiệu bảng phụ “O du kích … thằng Mỹ …” _ Tìm những từ ngữ địa phương giống âm và khác nghĩa _ Giới thiệu : những tác phẩm văn học có sử dụng từ địa phương để hs tham khảo : Chiếc lược ngà Nguyễn Quang Sáng Người mẹ cầm súng – Nguyễn Thi Bà má Hậu Giang – Tố Hữu _ Đọc câu 1 b _ Lần lượt HS lên bảng điền từ _ Nhận xét những từ địa phương trong văn bản _ Dựa vào mẫu , thảo luận nhóm thực hiện , trình bày tại chỗ b) Phương ngữ bắc Phương ngữ trung Phương ngữ nam

File đính kèm:

  • docTuan 16-17.doc
Giáo án liên quan