I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
1: Kiến thức: hiểu được ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng, từ đó thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao tình nghĩa của nguyễn Duy và biết rút ra bài học về cách sống cho mình.
- cảm nhận đợc sự kết hợp haì hoà giữa yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự trong bố cục, giữa tính cụ thể và tính khái quát trong hình ảnh bài thơ.
2: Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm thụ phân tích cảm thụ văn học.
3: Thái độ: Có lòng yêu thiên nhiên quê hơng đất nớc.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo.
HS: Soạn bài theo câu hỏi sgk.
18 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1166 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 58 đến tiết 79, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiết58- Văn bản Dạy:
ánh trăng
(Nguyễn Duy)
I/ Mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
1: Kiến thức: hiểu được ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng, từ đó thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao tình nghĩa của nguyễn Duy và biết rút ra bài học về cách sống cho mình.
- cảm nhận đợc sự kết hợp haì hoà giữa yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự trong bố cục, giữa tính cụ thể và tính khái quát trong hình ảnh bài thơ.
2: Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm thụ phân tích cảm thụ văn học.
3: Thái độ: Có lòng yêu thiên nhiên quê hơng đất nớc.
II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
GV: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo.
HS: Soạn bài theo câu hỏi sgk.
III/ Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra: Đọc thuộc lòng bài thơ:Khúc hát ru?
Nêu nội dung chính của bài?
2. bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
nội dung
HĐ1: Giới thiệu tác giả tác phẩm.
GV:ở lớp 6 em đã được học bài thơ nào của Nguyễn Duy?
HS: Bài tre Việt Nam.
GV: em hãy nhớ lại những điều em biết về tác giả Nguyễn Duy?
GV: Bài thơ ra đời năm nào?
HS: Năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh.
HĐ2:Đọc và tìm hểu chú thích
GV: Hướng dẫn đọc- đọc mẫu-> gọi học sinh đọc -> nhận xét.
GV: lưu ý các chú thích: 1,2.
HĐ3: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
GV: Em có nhận xét gì về bố cục bài thơ?
HS: Bài thơ mang diáng dấp một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian. dòng cảm nghĩ của tác giả được bộc lộ theo trình tự câu chuyện.
GV: Trong dòng diễn biến của thời gian, sự việc, đâu là bước ngoặt để tác giả bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề của tác phẩm?
HS: Sự việc bất thường ở khổ thơ thứ 4 là bước ngoặt để tác giả bộc lộ cảm xúc thể hiệm chủ đề của tác phẩm.
HS: Đọc khổ thơ 1 và 2.
GV: Hình ảnh vầng trăng hiện lên như thế nào?
HS: Gần gũi, thân quen như người bạn tri kỉ.
Tác giả bộc lộ tình cảm gì khi nói tới trăng?
HS: Ngỡ không bao giờ quên...tình nghĩa.
GV: Khổ thơ thứ 3 hình ảnh vầng trăng có gì thay đổi trong tình cảm của tác giả?
HS: Trăng trở nên xa lạ.
GV: điều gì khiến cho có sự thay đổi đó?
HS: Từ ngày về thành phố hiện đại lắm ánh điện, cửa gương- . chẳng mấy lúc chú ý và cần đến ánh trăng.
GV: Theo em câu thơ còn có ý nghĩa nào khác?
HS: Đất nước hoà bình, cuộc sống yên ổn, ít nhớ về quá khứ.
GV: Bước ngoặt để tác giả bộc lộ cảm xúc, chủ đề của tác phẩm thể hiện qua khổ thơ nào?
HS: Đọc khổ thơ 4.
GV: Tìm những câu thơ thể hiện bước ngoặt đó?
GV: Em có nhận xét gì về các từ "thình lình" "đột ngột"?
HS: rất bất ngờ, không có dấu hiệu báo trước.
GV: Lúc này tác giả có cảm nhận như thế nào về vầng trăng?
HS: Vầng trăng tròn.
GV: Theo em vầng trăng"đột ngột" tròn hay "đột ngột" tác giả cảm nhận được "vầng trăng tròn".
GV: Nói như vậy, tác giả muốn bộc lộ cảm xúc gì?
GV: Từ "vội"cho thấy tâm trạng gì của tác giả?
HS: Cảm thấy có sự thúc bách cần phải làm nhanh.
GV: Em hãy phân tích khổ thơ thứ 5?
HS: Trăng chẳng nói, trăng chẳng tách thế mà người lính cảm thấy có cái gì rưng rưng, giọt nước mắt làm lòng người thanh thản -> cái tốt lành hé lộ-> bao kỉ niệm đẹp và về tâm hồn gắn bó với thiên nhiên với vầng trăng xưa, với đồng, với bể, với rừng, với quê hương...
GV: Gọi h/s đọc khổ thơ cuối.
GV: Khổ thơ đã thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu trượng của hình ảnh vầng trăng triết lí sâu sắc.
GV: Hình ảnh vầng trăng được tác giả cảm nhận như thế nào? em hiểu gì về hình ảnh"trăng tròn vành vạnh".
GV: Theo em, sự im lặng của ánh trăng nhắc nhở điều gì?
HS: Uống nước nhớ nguồn.
GV: Qua tìm hểu em hãy phát biểu chủ đề của bài thơ?
? Theo em chủ đề ấy có gì liên quan đến đạo lí, lẽ sống của dân tộc Việt Nam?
HS: Đạo lí sống chung thuỷ tình nghĩa .
GV:Em rút ra bài học gì về cách sống cho mình?
HS: trả lời.
GV: Em có nhận xét gì về kết cấu, giọng điệu của bài thơ?
GV: Những yếu tố ấy có tác dụng gì đến việc thể hiện chủ đề và sức truyền cảm của tác phẩm?
HĐ4:
GV: Nêu chủ đề và ý nghĩa khái quát của bài thơ?
HS: đọc ghi nhớ sgk( 157)
HĐ5: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
GV: Gọi h/s đọc diễn cảm bài thơ.
I/ Giới thiệu tác giả tác phẩm
- Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ - sinh 1948, quê ở Thanh Hoá là gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ kháng chiến chống Mĩ.
- Bài thơ ra đời năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh.
II/ Đọc và tìm hiểu chú thích
1: Đọc.
2: Chú thích.
III/ Tìm hiểu văn bản
1. Hình ảnh vầng trăng
- Quá khứ:Trăng là người bạn tri kỉ.
- Hiện tại : Trăng:" như người dưng qua đường"
2. Cảm xúc ân tình về qúa khứ
" Thình lình đèn điện tắt
...vầng trăng tròn"
=> Bước ngoặt để từ đó bộc lộ cảm xúc.
-> Nhớ bao kỉ niệm ân tình.
- Vầng trăng làm ùa dậy bao kỉ niệm của những tháng năm gian lao, bao hình ảnh của thiên nhiên, đất nước, bình dị hiền hậu.
-> Cảm xúc thiết tha có phần thành kính.
-> " trăng cứ tròn vành vạnh".
-> Quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên chẳng thể phai mờ.
- " ánh trăng im phăng phắc"
-> Nhân chứng nghĩa tình và nghiêm khắc nhắc nhở: Uống nước nhớ nguồn.
3.Giọng điệu bài thơ
-Bài thơ như một câu chuyện riêng, có sự kết hợp hài hoà giữa tự sự và trữ tình.
- Giọng điệu tâm tình.
- Nhịp thơ: trôi chảy, nhịp nhàng,ngân nga, trầm lặng.
IV/ Tổng kết
* Ghi nhớ:SGK (157).
V/ Luyện tập
Đọc diễn cảm bài thơ.
3. Củng cố:
- Chỉ ra sự kết hợp giữa các yếu tố tự sự và trữ tình trong bài?
- ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng?
4. Dặn dò:
- Học thuộc lòng bài thơ.
-Thực hiện yê cầu (2) của phần luyện tập.
- Chuẩn bị bài tổng kết từ vựng
Dạy:
Tiết 59:
Tổng Kết Từ Vựng
(Luyện tập tổng hợp)
I/ Mục tiêu bài học
GiúpHS:
1. Kiến thức: biết vận dụng kiến thức về từ vựng đã học để phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp,nhất là trong văn chương.
2. Rèn kĩ: năng phân tích, cảm nhận giá trị của các biện pháp tu từ từ vựng tiếng Việt.
3. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức trên trong nói viết để đạt hiệu quả.
II/ Phương tiện dạy học
1. Thầy: SGK, SGV, ngữ văn9, bảng phụ.
2. Trò: Đọc và tìm hiểu trước bài.
III/ Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài.
2. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1:
HS:1em đọc,cả lớp đọc thầm cả hai câu ca dao.
GV: Trong trường hợp này sử dụng''Gật đầu''hay''Gật gù''là hợp lí? Vì sao?
HS:Thảo luận:
+gật đầu:Cúi đầu xuống rồi ngẩng lên ngay
->Tỏ sự đồng ý.
+ gật gù: Ngật nhẹ nhiều lần-> biểu thị thái độ đồng tình, tán thưởng.
=> Sử dụng''gật gù''-> phù hợp hơn.
HĐ2:
GV: Người vợ trong câu chuyện hiểu nghĩa của ''Chỉ có một chân sút'' như thế nào?
HĐ3:
HS: Đọc đoạn thơ.
GV:Trong các từ ''Vai'', ''Miệng'', ''Chân'', ''Tay'', ''Đầu'' ở đoạn thơ,tư nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Nếu dùng theo nghĩa chuyển thì chuyển theo phương thức nào? ẩn dụ hay hoán dụ?
HĐ4:
HS: Tìm các từ thuộc 2 trường từ vựng.
Phân tích: Các từ thuộc hai trường từ vựng có quan hệ chặt chẽ với nhau: Màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai và bao người khác ngọn lửa. Ngọn lửa đó trong con người anh làm anh say đắm ngất ngây(đến mức có thể thành tro) và lan ra cả không gian, làm không gian cũng biến sắc(cây xanh cũng ánh hồng).
-> Nhờ đó bài thơ đã xây dựng được những hình ảnh gây ấn tượng mạnh với người đọc, qua đó thể hiện một tình yêu độc đáo mãnh liệt và cháy bỏng.
HĐ5:
HS: Đọc bài tập 5.
GV: Cách đặt tên các sự vật hiện tượng?
GV: Hãy tìm 5 ví dụ về những sự vật, hiện tượng được gọi tên theo cáchdựa vào đặc điểm riêng biệt của chúng.
HS: Thảo luận nhóm: Mỗi nhóm tìm 5 cách gọi.
HĐ6:
GV: Hướng dẫn HS phát hiện.
- Đốc tờ: (tiếng Pháp) là bác sĩ.
- Đốc tờ- bác sĩ.
Truyện gây cười, phê phán thói sính dùng từ nước ngoài.
1- So sánh hai dị bản của câu ca dao
- Sử dụng''Gật gù'' thích hợp hơn: Tuy món ăn đạm bạc nhưng đôi vợ chồng nghèo ăn rất ngon miệng vì họ biết chia sẻ những niềm vui đơn sơ trong cuộc sống.
2- Bài tập 2 Nhận xét cách hiểu nghĩa từ ngữ của người vợ...
- Người vợ không hiểu nghĩa của cách nói''Chỉ có một chân sút''.
Nghĩa hiểu: Cả đội bóng chỉ có một người giỏi ghi bàn thắng.
3- Bài tập 3
- Những từ được dùng theo nghĩa gốc: Miệng, chân, tay.
- Những từ được dùng theo nghĩa chuyển: Vai(hoán dụ); Đầu(ẩn dụ)
4- Bài tập 4
- Các từ (áo) đỏ, (cây) xanh (ánh) hồng; ánh (hồng), lửa, cháy, tro tạo thành hai trường từ vựng:
+ Trừơng từ vựng chỉ mầu sắc.
+ Trưòng từ vựng chỉ lửa và những vật có liên quan, liên tưởng tới lửa.
5- Bài tập 5
- Các sự vật hiện tượng được gọi tên theo cách dùng từ ngữ có sẵn với một nội dung mới dựa vào đặc điểm của sư vật hiện tượng được gọi tên.
- Ví dụ: Cá kiếm, cà tím, chim lợn, chuột đồng, xe cút kít...
+ Cá kiếm.
+ Cá Kim.
+ Chè móc câu.
+ Chim lợn.
+ Chuột đồng.
6- Bài tập 6
- Đốc tờ tiếng Pháp là bác sĩ.
3- Củng cố:
hệ thống nội dung ôn tập.
4- Dặn dò:
- Học lại bài.
- Chuẩn bị tiết 60
- Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
Tiết 60 Dạy
Luyện Tập Viết Đoạn VăN
Có Sử Dụng Yếu Tố Nghị Luận n Tự Sự
I/ Mục tiêu bài học
Giúp HS: Biết cánh đưa các yếu tố nghị luận vào bài văn tự sự một cánh hợp lí.
II/ Phương tiện dạy học
1. Thầy :SGK,SGV ngữ văn 9.
2.Trò :Tìm hiểu trước bài.
III / Hoạt động dạy và học
1/ Kiểm tra bài cũ:
-Kết hợp trong bài
2 /Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1
HS: Đọc đoạn văn-xác định yêu cầu.
GV: Đoạn văn kể về chuyện gì?
HS: Câu chuyện kể về 2 người bạn cùng đi trên xa mạc.
GV: Yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu văn nào?
GV: Vai trò của các yếu tố nghị luận ấy trong việc làm nổi bật nội dung của đoạn văn?
GV: Bài học rút ra từ câu chuyện này là gì?
HS: Sự bao dung,lòng nhân ái,biết tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa,ân tình...
HĐ2:
HS: Đọc bài tập 1
GV: Bài tập này nêu lên những ý chính gì?
HS: Buổi sinh hoạt lớp diễn ra như thế nào? (thời gian,địa điểm,ai là người điều khiển,không khí của buổi sinh hoạt lớp ra sao?...)
Nội dung của buổi sinh họat là gì? Em đã phát biểu vấn đề gì? Tại sao lại phát biểu về việc đó?
-Em đã thuyết phục cả lớp rằng Nam là người bạn tốt như thế nào? (lí lẽ,ví dụ,lời phân tích).
HS: Viết đoạn văn .
GV: Gọi 1vài học sinh đọc đoạn văn-> cả lớp phân tích,góp ý
GV: nhận xét,đánh giá.
HS : Đọc bài tập 2.Nêu yêu cầu.GV: Xác định những yêu cầu của đề bài?
- Nội dung:Người em kể là ai?
- Người đó kể lại1việc làm,lời nói hay 1suy nghĩ? Điều đó diễn ra trong hoàn cảnh nào?
-Nội dung cụ thể là gì? Nội dung đó giản dị mà sâu sắc,cảm động như thế nào?
- Suy nghĩ về bài học rút ra từ câu chuyện trên?
HS: Viết đoạn văn
.GV:Gọi 2 HS đọc-> cả lớp góp ý.
GV: nhận xét, đánh giá.
I/Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự
1 /Đọc đoạn văn:
Lỗi lầm và sự biết ơn.
2/Trả lời câu hỏi:
*Yếu tố nghị luận:
-Những điều viết lên cát ...trong lòng người.
-Vậy mỗichúng ta...ân nghĩa lên đá.
=>Câu chuyện thêm sâu sắc,giàu tính triết lí và có ý nghĩa giáo dục cao.
II/Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
Bài tập1:(T.161)
Viết đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp.
Bài tập 2:(t.161)
Viết đoạn văn.
3/ Củng cố
- Qua giờ luyện tập, em thấy yếu tố nghị luận có vai trò như thế nảôtng đoạn văn tự sự.
4/ hướng dẫn về nhà
- viết các đoạn văn
tuần 16
Tiết 76
cố hương
(Lỗ Tấn)
i/ Mục tiêu cần đạt
Giúp H/S:
1. Kiến thức: thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niền tin trong sángvào sự xuất hiện các yếu tố vào cuộc sống mới xã hội mới
- Thấy được màu sắc trữ tình đạm đà của tác phẩm cố hương việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh và đối chiếu việc kết hợp nhuần nhuyễn phương thức biểu đạt trong tác phẩm
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, kể truyện tóm tắt phân tích tâm trạng nhân vật và một số hình ảnh mang tính chất biểu trưng cho tác phẩm
3. Thái độ : Có ý thức cảm thụ phân tích tác phẩm.
II/ Chuẩn bị của GV và HS
GV: SGK, SGV Tài liệu tham khảo.
HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
III/ Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: Không
2. Bài mới:
hoạt động của thầy và trò
nội dung
HĐ1: Giới thiệu tác giả tác phẩm
HS: Đọc phần chú thích * SGK.
GV: Em hãy giới thiệu những nét chính về tác giả Lỗ Tấn ?
GV: Em hiểu gì về tác phẩm Cố hương ?
HĐ2: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích
GV: Hướng dẫn đọc -> Đọc mẫu một đoạn.
HS: đọc tiếp đến hết.
GV: Nhận xét.
HS: Quan sát SGK, một HS đọc chú thích từ khó.
HĐ3:Tìm hiểu văn bản.
GV: Em hãy xác định bố cục của truyện?
HS: Bố cục ba phần.
GV: ý của mỗi phần?
Phần 1: Từ đầu đến...đang làm ăn sinh sống : "Tôi trên đường về quê.
Phần 2: Tiếp -> Sạch trơn như quét : Những ngày "Tôi" ở quê.
Phần 3: Cồn lại "Tôi" trên đường xa quê.
GV: Hướng dẫn HS phân tích bố cục.
GV: Suy tư của tôi về cố hương trong đoạn đầu và đoạn cuối?
HS: Đầu cuối tương ứng không phải lặp lại đơn thuần
GV: Phần hai có thể chia làm mấy đoạn nhỏ? Hồi ức quá khứ xuất hiện ở những đoạn nào ?
HS: Khi mẹ vừa nhắc đến Nhuận Thổ.
GV: Vì sao sau đoạn hồi ức về Nhuận Thổ ,nhất là sau khi mẹ "Tôi" nói tình cảm Nhuận Thổ chẳng ra gì, tác giả chưa cho Nhuận Thổ xuất hiện ngay mà còn bố trí thêm hai đoạn đối thoại nữa ( đối thoại giữa " Tôi" và Hoàng, Tôi và Hai Dương) và ba ,bốn ngày sau nữa Nhuận Thổ mới đến?
HS: Càng hãm, khao khát gặp bạn cũ càng mãnh liệt nhưng không bộc lộ, lại càng chua sót.
GV: Dựa vào bố cục, xác định phương thức biểu đạt chủ yếu của tác phẩm?
HS: Tự sự.
GV: Còn phương thức biểu đạt nào cũng có vị trí quan trọng trong truyện? Vì sao?
HS: Biểu cảm vì : Truyện có nhiều yếu tố hồi kí.
- Tác giả dùng ngôi thứ nhất ...
- Kể cả khi dùng phương thức biểu đạt khác (miêu tả, lập luận ) tình cảm sâu kín của tác giả
vẫn thấm đẫm , trong mỗi dòng , mỗi chữ, mỗi hình ảnh, chi tiết.
GV: Trong tuyện có mấy nhân vật chính? nhân vật nào là nhân vật trọng tâm?
HS: Nhân vật chính : Nhuậ Thổ và "Tôi "
- Nhân vật trung tâm," tôi ".
GV: Vì sao nhân vật " tôi" là nhân vật trung tâm mà không phải là Nhuận Thổ?
HS: Nhân vật "tôi "là đầu mối của toàn bộ câu chuyện có quan hệ với toàn bộ hệ thống nhân vật -> Làm toát lên tư tưởng chủ đạo của tác phẩm.
GV: Tóm tắt câu chuyện diễn ra trong
" Cố hương"?
HS: Trả lời .
GV: Nhận xét.
I/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm
1. Tác giả: Lỗ Tấn ( 1881- 1936)
là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc, ông theo học nhiều nghành công trình nghiên cứu, tác phẩm văn chương của ông đồ sộ và đa dạng.
2 Tác phẩm
Tuyện ngắn rút từ tập Gào thét.
II/ Đọc và tìm hiểu chú thích
1. Đọc .
2. Chú thích.
III/ Tìm hiểu văn bản
* Bố cục : 3 phần.
* Phương thức biểu đạt:
- Tự sự và bểu cảm.
* Luyện tập :
3. Củng cố :
- ? Phân tích để làm rõ đặc điểm " Đầu cuối tương ứng" của bố cục trong truyện ngắn " Cố hương ".
Hướng trả lời: Cùng là một con người, cùng suy tư trong một chiếc thuyền khi về cố hương.
- Trên đường về quê còn có mẹ "Tôi " và Hoàng về quê "Tôi " hình dung, dự đoán thực trạng cuae cố hương- rời quê, "Tôi " ướ mơ cố hương đổi mới.
4. Hướng dẫn về nhà:
- Tóm tắt truyện
- Phân tích bố cục của truyện .
- Soạn tiếp bài ( theo câu hỏi SGK).
Tiết 77
Cố hương
( Lỗ Tấn)
I/ Mục têu
( Đã nêu ở tiết 76)
II/ Chuẩn bị của GV và HS
GV: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo.
HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK.
III/ Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn bài của HS.
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy ,trò
nội dung
HS: Nhắc lại những nội dung đã tìm hiểu ở tiết 1.
HĐ3: (Tiếp)
GV: Tác giả miêu tả sự thay đổi của cố hương trên những phương diện nào?
HS: cảnh vật con người.
GV: Nghệ thuật sử dụng chủ yếu để làm nổi bật sự thay đổi của con người và cảnh vật là gì?
HS: Hồi ức và đối chiếu.
HS: Thảo luận tìm những chi tiết cho thấy sự thay đổi của cảnh vật?
GV: Gọi HS nhận xét .
GV: Treo bảng phụ kết luận.
GV: Ngoài sự thay đổi của Nhuận Thổ, tác giả còn miêu tả sự thay đổi nào khác của những con người và cảnh vật ở cố hương?
HS: Chị Hai Dương và người dân.
GV: Theo em, trong mọi thay đổi điều gì làm cho tác giả đau xót nhất?
HS: Mối quan hệ giữa Nhuận Thổ và " Tôi ".
GV: Qua những thay đổi đó, tác giả thể hiện tình cảm và thái độ như thế nào? Tác giảđặt ra vấn đề gì qua sự thay đổi đó?
I/ Tác giả, tác phẩm
II/ Đọc và tìm hiểu chú thích
III/ Tìm hiểu văn bản
1. Sự thay đổi của cố hương
a. Cảnh vật
- Trước mắt -Trong hồi ức.
- Thôn tiêu điều - Đẹp
hoang vắng im lìm.
- Trời vàng úa - Vầng trăng vàng
trên nền trời xanh
đậm...bãi cát toàn
dưa hấu bát ngát
xanh rờn.
- Cảnh tượng hưu
quạnh.
b. Con người Nhuận Thổ
Trước đây Hiện nay
Hình - Mặt tròn Da vàng sạm những
dáng trĩnh da bánh vết nhăn sâu hóm, mí
mật. mắt viền đỏ húp mọng.
- Đầu đội mũ - Mũ lông chiên rách
lông cổ đeo tươm áo bông mỏng
vòng bạc rính, người co rúm.
Động - Nhanh nhẹn - Đứng cúm rúm, chắp
tác tự tin tay, rón rén.
Thái - Thân mật - Cung kính
độ
Tính - Nhanh nhẹn - Đần độn, mụ mẫm
cách thông minh
=> Sự sa sút về kinh tế, tình cảnh đói nghèo của nông dân do nạn áp bức, tham nhũng-> tác giả đau xót -> tố cáo mạnh mẽ tội ác của đẳng cấp và lễ giáo phong kiến.
3. Củng cố:
- Theo em Nhuận Thổ khổ là vì sao?
4. Hướng dẫn về nhà:
- Nắm chắc những thay đổi của cố hương về cảnh vật, con người.
- Điều tác giả muốn nói qua sự thay đổi đó.
- Soạn tiếp phần còn lại của bài.( nghệ thuật của truyện).
Tiết 78
Cố hương (Tiếp)
( Lỗ Tấn )
I/ Mục tiêu cần đạt
(Đã nêu ở tiết 76)
II/ Chuẩn bị củaGV và HS
GV: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo.
HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK.
III/ Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ:
-Phân tích về cảnh vật con người ở cố hương. Thái độ và tình cảm của tác giả trước sự thay đổi đó?
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
nội dung
HS: Nhắc lại những nội dung tìm hiểu trong tiết trước.
HS: Đọc đoạn "Nhưng tiếc thay, đã hết tháng giêng ... nhưng từ đấy chúng tôi không hề gặp mặt nhau nữa".
HS: Đọc đoạn "Người đi vào là Nhuận Thổ... Vừa thô kệch, vừa nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông".
HS: Đọc đoạn "Tôi nghĩ bụng... Người ta đi mãi thì thành đường thôi".
HS: Thảo luận nhóm:
GV: Xác định phương thức biểu đạt ở từng đoạn văn? Thông qua đó tác giả muốn biểu hiện điều gì?
GV: Gọi đại diện nhóm trình bày -> Đối chiếu kết quả với bảng phụ.
HS: Thảo luận: Phân tích ý nghĩa của hình ảnh con đường trong"Cố hương" ?
GV: Ngoài phương thức biểu đạt, truyện còn thành công trong việc sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào ?
HS: Đọc ghi nhớ SGK (219)
HĐ4: Luyện tập.
GV: Chọn đoạn văn mà em thích nhất đọc diễn cảm - học thuộc lòng.
GV: cho HS liên hệ thực tế tình cảm đối với quê hương.
I/ Tác giả, tác phẩm
II/ Đọc, chú thích
III/ Tìm hiểu văn bản
1. Sự thay đổi của cố hương
2. Nghệ thuật
- Phương thức tự sự có kết hợp biểu cảm
-> Nổi bật sự gắn bó giữa hai người bạn thời thơ ấu.
- Phương thức miêu tả, kết hợp với biện pháp hồi ức và đối chiếu.
-> Nổi bật sự thay đổi về ngoại hình của Nhuận Thổ.
-> Tình cảnh sống điêu đứng của
Nhuận Thổ và nông dân miền biển.
- Phương thức lập luận.
- Nghệ thuật so sánh, đối chiếu.
- Màu sắc trữ tình đậm đà.
*. Ghi nhớ: SGK (219)
IV/ Luyện tập
- Đọc diễn cảm.
- Học thuộc lòng một đoạn .
(Tự chọn).
3 . Củng cố
GV: Hệ thống kiến thức của 3 tiết về nội dung và nghệ thuật.
? Thái độ, tình cảm của tác giả thể hiện trong truyện như thế nào ?
Hướng trả lời: Phê phán xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới.
4 . Hướng dẫn học ở nhà
- Nắm chắc nội dung và nghệ thuật của truyện.
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập phần tập làm văn.
- Yêu cầu: Trả lời các câu hỏi và làm bài tập theo câu hỏi SGK.
Ngày dạy....../....../ 2006
Tiết 79
Ôn tập tập làm văn
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Nắm được các nội dung chính của phần tập làm văn đã học trong Ngữ văn 9, thấy được tính chất tích hợp của chúng,với văn bản chung.
- Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung, tập làm văn ở lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản ở các lớp dưới.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tổng hợp về tập làm văn.
3. Thái độ: Có ý thức học bộ môn tập làm văn.
II. Chuẩn bị của gGV và HS
GV: SGK, SHV.
HS: Ôn tập phần tập làm văn đã học.
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài.
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: Hướng dẫn HS ôn tập.
GV: Hướng dẫn HS ôn tập theo câu hỏi SGK.
GV: Phần tập làm văn trong Ngữ văn 9 tập 1 có những nội dung lớn nào?
- Những nội dung nào là trọng tâm cần chú ý?
HĐ2:
GV:Nêu vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh?
HĐ3: So sánh sự giống và khác nhau của văn bản thuyết minh với văn bản miêu tả.
GV: Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự giống và khác văn bản miêu tả như thế nào?
HS: Thảo luận trình bày.
GV: Nhận xét -> treo bảng phụ đối chiếu kết quả.
HĐ4: Văn bản tự sự.
GV: Nêu những nội dung về văn bản tự sự ? Vai trò, vị trí và tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự như thế nào?
? Lấy ví dụ minh hoạ?
HS: Đoạn tự sự có yếu tố miêu tả nội tâm:
" ...thực sự mẹ không lo lắng...dài và hẹp ". Trong văn bản
( Cổng trường mở ra )
- Đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận. " ...Vua Quang Trung...
chớ bảo ta không nói trước".
Trong văn bản ( Hoàng lê nhất thống chí )
- Đoạn văn tự sự sử dụng cả miêu tả nội tâm và nghị luận:
"... Lão không hiểu tôi...mỗi ngày một thêm đáng buồn" (Lão Hạc )
GV: Phân biệt đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự ? Vai trò của các yếu tố này trong văn bản tự sự ? Cho ví dụ?
HS: Đoạn văn " Tôi cất giọng véo von...không chui nổi vào tổ tao đâu". ( Dế Mèn phiêu lưu kí )
HĐ5: Vai trò của người kể chuyện.
GV: Tìm hai đoạn văn tự sự, trong đó một đoạn người kể theo ngôi thứ nhất, một đoạn ngưồi kể theo ngôi thứ ba? `
HS: Thảo luận nhóm -> trả lời
GV: Nhận xét về vai trò của người kể chuyện.
I. Nội dung đã học
1. Văn bản thuyết minh.
Thuyết minh kết hợp với các biện pháp nghệ thuật và yế tố miêu tả.
2. Văn bản tự sự:
- Tự sự kết hợp với biểu cảm và miêu tả nội tâm với lập luận.
- Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong tự sự ,người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong tự sự.
II. Vai trò, vị trí, tác dụng của biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
- Làm cho sự vật được giới thiệu rõ ràng, sinh động hơn.
III. So sánh văn bản thuýet minh với văn bản miêu tả* Giống nhau
- Làm rõ đặc điểm của sự vật hiện tượng.
* Khác nhau:
Miêu tả Thuyết minh -- - Có hư cấu, tưởng - Trung thành với
tượng không nhất thiết đặc điểm của đối
phải trung thành với tượng sự vật
sự vật.
- Dùng nhiều so sánh, - ít dùng so sánh, liên
liên tưởng. tưởng.
- Mang nhiều cảm xúc - Bảo đảm tính khách
quan khoa học.
- ít dùng số liệu cụ thể - Dùng số liệu cụ thể,
chi tiết . chi tiết.
- Dùng nhiều trong - ứng dụng trong cuộc
sáng tác văn chương sống văn hoá, khoa
nghệ thuật. học.
- ít khuôn mẫu - Thường theo một số
yêu cầu giống nhau
( theo mẫu )
- Đa nghĩa - Đơn nghĩa
IV. Văn bản tự sự
- Tự sự kết hợp với biểu cảm và miêu tả nội tâm, giữa tự sự với lập luận.
- Độc thoại và đối thoại, độc thoại nội tâm.
- Người kể truyện và vai trò của người kể truyện trong văn bản tự sự .
* Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
V. Vai trò của người kể chuyện
3. Củng cố:
- Nêu nội dung lớn cần chú ý trong phần tập làm văn ở học kỳ I ?
- Nội dung văn tự sự lớp 9 có gì khác phần tự sự đã học ?
* Hướng trả lời:
- Văn bản thuyết minh.
- Văn bản tự sự.
- Văn bản tự sự lớp 9 vừa lặp lại, vừa nâng cao về kiến thức và kĩ năng.
4. Hướng dẫn về nhà
- Nắm vững các nội dung đã ôn tập.
- Lấy ví dụ để minh hoạ cho từng nội dung.
- Đọc và trả lời các câu hỏi trong bài tập, tập làm văn ( Tiếp theo )
File đính kèm:
- Tiet 58.DOC