Giáo án Ngữ văn 9 Tiết 66, 67 Lặng lẽ Sa Pa

I- MỤC TIÊU BÀI GIẢNG:

1- Kiến thức:

 Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, đặc biệt là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ, tình cảm, trong quan hệ với mọi người.

 Từ đó, hiểu được chủ đề của truyện: Niềm hạnh phúc của con người trong lao động có ích.Vẻ đẹp của thiên nhiên giàu màu sắc trữ tình, cốt truyện đơn giản, dẫn dắt, kể chuyện khéo léo, hình ảnh thiên nhiên đẹp thơ mộng, nhẹ nhàng mà sâu lắng gợi nghĩ, gợi tưởng tượng.

2- Tích hợp:

- Với phần Tiếng Việt ở bài ôn tập

- Với phần TLV ở bài: Người kể chuyện trong văn tự sự

3- Rèn kĩ năng:

 Đọc, kể chuyện ngắn giàu chất trữ tình, phân tích lời kể, giọng kể từ điểm nhìn của nhân vật.

II- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 Đàm thoại, thuyết trình

III- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Giáo án, SGK

IV- CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

 1- Ổn định lớp:

 2- Kiểm tra bài cũ:

 3- Nội dung bài mới:

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1921 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 Tiết 66, 67 Lặng lẽ Sa Pa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/10/2008 Tiết: 66,67 Lặng lẽ Sa Pa Nguyễn Thành long Lớp Ngày giảng Sĩ số học sinh Ghi chú 9A 9B Mục tiêu bài giảng: Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, đặc biệt là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ, tình cảm, trong quan hệ với mọi người. Từ đó, hiểu được chủ đề của truyện: Niềm hạnh phúc của con người trong lao động có ích.Vẻ đẹp của thiên nhiên giàu màu sắc trữ tình, cốt truyện đơn giản, dẫn dắt, kể chuyện khéo léo, hình ảnh thiên nhiên đẹp thơ mộng, nhẹ nhàng mà sâu lắng gợi nghĩ, gợi tưởng tượng. Tích hợp: Với phần Tiếng Việt ở bài ôn tập Với phần TLV ở bài: Người kể chuyện trong văn tự sự Rèn kĩ năng: Đọc, kể chuyện ngắn giàu chất trữ tình, phân tích lời kể, giọng kể từ điểm nhìn của nhân vật. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thuyết trình Đồ dùng dạy học: Giáo án, SGK Các bước lên lớp: 1- ổn định lớp: 2- Kiểm tra bài cũ: 3- Nội dung bài mới: Thời gian Hệ thống câu hỏi Nội dung bài cần khắc sâu Trong truyện có những nhân vật nào? Anh thanh niên làm công việc gì? hoàn cảnh sống, và làm việc của anh như thế nào? Cái gian khổ nhất trong công việc của anh là gì? Vì sao anh có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ và sống vui vẻ trong điều kiện sống và làm việc như vậy? Anh thanh niên còn có những phẩm chất đáng quý nào khác? Qua tất cả những chi tiết trên cho thấy anh thanh niên là người như thế nào? Nhân vật ông hoạ sĩ đóng vai trò gì trong truyện? Dụng ý của tác giả khi đưa nhân vật cô kĩ sư vào trong tác phẩm của mình là gì? Nếu thiếu bác lái xe, câu chuyện sẽ ra sao? Những nhân vật này có điểm nào chung? 4- Củng cố bài giảng: Khắc sâu kiến thức 5- HD học bài: Học ghi nhớ, soạn bài sau: V- Rút kinh nghiệm: I- Tác giả, tác phẩm: 1- Tác giả: Nguyễn Thành Long ( 1925 – 1991 ); quê Duy xuyên- Quảng Nam - Chuyên viết truyện ngắn và bút kí - Là một cây truyện ngắn- với một phong cách văn xuôinhẹ nhàng, tình cảm, giàu chất thơ 2- Tác phẩm: Truyện ngắn: Lặng lẽ Sa Pa viết năm 1970, thời chiến tranh chống Mĩ ác liệt, in trong tập truyện ngắn “ Giữa trong xanh” II- Đọc- hiểu văn bản: Đọc và chú giải: Chủ đề: Truyện ngắn Lặng lẽ Sa pa ca ngợi những con người sống giữa non xanh lặng lẽ nhưng vô cùng sôi nổi, hết lòng vì đất nước, đầy tình thương rất đáng kính phục. III- Phân tích: Nhân vật, chủ đề và cách miêu tả của tác giả: Trong truyện xây dung các nhân vật: + Bác lái xe + Ông hoạ sĩ + Cô kĩ sư + Anh thanh niên Nhân vật trung tâm là anh thanh niên = các nhân vật khác đều thông qua lời kể của anh thanh niên. Các nhân vật này chỉ xuất hiện trong thoáng chốc 2- Nhân vật anh thanh niên. Một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, giữa cỏ cây, mây núi. Anh làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu: đo gió, đo mưa, tính mây, tính nắng, đo chấn động mặt đất rồi báo về trung tâm. Công việc đòi hỏi tính chính xác cao, trong bất kì tình huống nào cũng phải báo về kịp thời. Nhưng gian khổ nhất và cô độc nhất là anh phải sống trong điều kiện cô độc nhất + Đầu tiên là ý thức về công việc + Anh tự tìm cho mình nguồn sống: Chăm hoa, nuôi gà, tự học, sắp xếp cuộc sống khoa học - Sự cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm của mọi người - Anh còn là người rất khiêm tốn, những đóng góp của mình chỉ là bình thường, nhỏ bé. -à Qua đó cho thấy chân dung của người thah niên hiện lên rõ nét và đầy sức thuyết phục với những phẩm chất tốt đẹp, trong sáng về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về nghề nghiệp, cuộc sống. 3- Những nhân vật khác a) Ông hoạ sĩ già: - Vừa là một nhân vật trong câu truyện, vừa là người thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của tác giả, nhân vật ông hoạ sĩ đóng một vai trò quan trọng trong truyện - Qua câu chuyện với anh thanh niên còn gợi cho người hoạ sĩ già những suy tư sâu sắc về nghề nghiệp, về cuộc sống và con người. b) Cô kĩ sư : Nhân vật cô kĩ sư đưa thêm vào trong truyện làm câu chuyện người thanh niên mềm hẳn đi, thoát khỏi cái dáng của một bút kí đi đường. Đó là sự đồng cảm của thế hệ, của lí tưởng thanh niên Việt Nam một thời đánh Mĩ. c) Nhân vật bác lái xe Nhân vật bác lái xe làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn, kích thích sự tò mò, tìm hiểu của người đọc. Bác lái xe đi nhiều, quen thuộc tuyến đường, giới thiệu trước cảnh sắc, con người, đặc biệt là nhân vật trung tâm của câu chuyện d) Những nhân vật phụ khác: Không xuất hiện trực tiếp mà chỉ qua lời kể của anh thanh niên. Đó là những con người sống và làm việc lặng lẽ. Họ góp phần thể hiện chủ đề của truyện, làm sáng đẹp và hoàn thiện hình tượng anh thanh niên. IV- Tổng kết: Truyện: Lặng lẽ Sa Pa là một bài thơ bằng văn xuôi rất trong sáng, trữ tình. Trên cái nền tráng lệ của thiên nhiên, Sa pa hiện lên bao con người đáng yêu. Mỗi người chỉ một vài nét vẽ mà lột tả được tâm hồn, tính cách, dáng vẻ của họ. Rất chân thực, gần gũi mà đáng yêu. Cốt truyện không li kì phức tạp. Nhân vật chính xuất hiện sau, qua lời kể của nhân vật phụ. Lời văn kể chuyện trong sáng, giàu chất thơ. Những đoạn tả cảnh thoáng, gọn làm nền cho Sa pa lặng lẽ. Ngày soạn: 28/10/2008 Tiết 68,69: Viết bài tập làm văn số 3 Lớp Ngày giảng Sĩ số học sinh Ghi chú 9A 9B Mục tiêu cần đạt: Vận dụng các kiến thức tích hợp về văn, tiếng Việt,tập làm văn để viết bài tập làm văn số 3 Phải viết được một bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận Khuyến khích các bài viết độc lập, sáng tạo, có những suy nghĩ cá nhân sâu sắc. Phương pháp: Tái hiện, tạo lập văn bản Đồ dùng dạy học: Giáo án, SGK Các bước lên lớp: ổn định lớp: Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh Nội dung bài viết Thời gian Hệ thống câu hỏi Để làm được bài viết này, yêu cầu học sinh phải nắm được nội dung tác phẩm. Hoá thân vào nhân vật, thể hiện rõ nét tâm trạng của nhân vật. 4- Củng cố: Nhắc lại bài 5- HD học bài Đọc lại lí thuyết V- Rút kinh nghiệm bài giảng Nội dung bài: I- Đề bài: Vào vai nhân vật ông Hai Thu trong tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân( Theo ngôi kể thứ nhất số ít xưng Tôi ). Hãy kể lại đoạn nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc và đoạn khi làng được cải chính. Phân tích diễn biến tâm trạng của ông. II- Yêu cầu của đề bài: - Giới thiệu đôi nét về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm - Giới thiệu về nhân vật ông Hai Thu là nhân vật trung tâm của tác phẩm - Chỉ ra được nhân vật Hai Thu là người như thế nào. Tác giả đã đặt nhân vật chính vào tình huống như thế nào. - Tác giả đã cởi nút thắt của tác phẩm như thế nào. III- Viết bài: Ngày soạn: 30/10/2008 Tiết 70 Người kể chuyện trong văn bản tự sự Lớp Ngày dạy Sĩ số học sinh Ghi chú 9A 9B Mục tiêu bài dạy: Hệ thống hoá các kiến thức về văn bản tự sự và bổ xung một đơn vị kiến thức mới về người kể chuyện. Tích hợp với các văn bản Văn và các bài tiếng Việt đã học. Rèn luyện kĩ năng xác định người kể chuyện trong văn tự sự và kĩ năng chuyển đổi ngôi kể. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thuyết trình. Đồ dùng dạy học: Giáo án, SGK Các bước lên lớp: ổn định lớp Kiểm tra bài cũ: Nội dung bài mới: Thời gian Hệ thống câu hỏi Nội dung bài cần khắc sâu Đoạn trích kể về ai? Về sự việc gì? Trong câu chuyện ai là người kể chuyện? Những dấu hiệu nào cho thấy các nhân vật ở đây không phải là người kể chuyện? Những câu “ giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ…” là nhận xét của người nào? về ai? Nêu những căn cứ để có thể nhận xét: người kể chuyện có thể thấy hết, biết hết mọi việc, mọi hành động của các nhân vật? Người kể là ai? Ngôi kể này có ưu điểm và hạn chế gì? 4- Củng cố: Nhắ lại kiến thức 5- HD học bài: Học phần ghi nhớ trong SGK V- Rút kinh nghiệm bài giảng: I- Xác định người kể chuyện trong văn bản tự sự 1- Các câu hỏi trong SGK: - Chuyện kể về cuộc chia tay giữa ba người: ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư và anh thanh niên. Người kể giâu mặt, không xuất hiện trong câu chuyện Nếu người kể là một trong 3 nhân vật trên thì ngôi kể và lời văn phải thay đổi. Là nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta. Người kể chuyện đã hoá thân vào nhân vật để gọi ra đúng cái tâm trạng của tất cả mọi người trong tình huống đó, phù hợp với quy luật tình cảm của con người, nên mang tính khái quát cao. - Căn cứ vào: + Người kể chuyện không xuất hiện trong đoạn văn, tức là đứng ở bên ngoài quan sát, miêu tả, để hoá thân vào từng nhân vật. + Các đối tượng được miêu tả một cách khách quan -à Chúng ta có thể kết luận người kể chuyện am hiểu tất cả mọi viêc, mọi hành động và những diễn biến nội tâm. 2- Ghi nhớ: SGK II- Luyện tập: Bài tập 2: Người kể trong đoạn văn là nhân vật “ Tôi” + Ưu điểm: miêu tả được những diễn biến tâm lí sâu sắc, phức tạp + Hạn chế: Không miêu tả được những diễn biến nội tâm của nhân vật: người mẹ. Tính khái quát không cao.

File đính kèm:

  • docngu van 9(1).doc
Giáo án liên quan