Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 66 đến tiết 70

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp HS:

- Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và suy nghĩ, tình cảm, trong quan hệ với mọi người.

- Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong lao động có ích.

- Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện: miêu tả nhân vật, những bức tranh thiên nhiên, trần thuật từ điểm nhìn của nhân vật.

 

doc55 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1104 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 66 đến tiết 70, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tháng 12 năm 2007 Tiết 66, 67 lặNG Lẽ SA PA (Nguyễn Thành Long) A. Mục tiêu bài học: Giúp HS: - Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và suy nghĩ, tình cảm, trong quan hệ với mọi người. - Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong lao động có ích. - Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện: miêu tả nhân vật, những bức tranh thiên nhiên, trần thuật từ điểm nhìn của nhân vật. B. Chuẩn bị phương tiện dạy học của thầy và trò. - GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo; - HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học. C. Tổ chức các hoạt động dạy học. *. ổn định lớp - kiểm tra bài cũ. Tiết 66 Kiểm tra: Nhân vật ông Hai trong truyện "Làng" gợi cho em những suy nghĩ gì về người nông dân Việt Nam trong kháng chiến? *. Tổ chức dạy học bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Tìm hiểu chung về văn bản. I. đọc, Tìm hiểu chung. - HS đọc chú thích* GV nêu câu hỏi: Tóm lược vài nét về tác giả? (Sau khi HS trả lời,GV khái quát những nét chính.) Hoàn cảnh ra đời của văn bản? 1. Tác giả: (1925 - 1991). - Quê: huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. - Sở trường: chuyên viết truyện ngắn và kí hướng vào cuộc sống đời thường. - Nhà văn trưởng thành từ kháng chiến chống Pháp. 2. Tác phẩm: -Sáng tác năm 1970: Tác phẩm được viết trong một chuyến đi Lào Cai của tác giả. Rút từ tập Giữa trong xanh in năm 1972. GV hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích. - GV tóm tắt phần trước. - GV đọc 1 đoạn (từ đầu - người thanh niên xuất hiện). - Gọi HS đọc tiếp hết lời nói của anh thanh niên. Hãy tóm tắt đoạn trích bằng 1 câu văn. Cho 1 HS đọc chú thích Nhân vật chính là ai? (anh thanh niên) Ngôi kể? Truyện được trần thuật theo điểm nhìn và ý nghĩ của nhân vật nào? Tác dụng? 3. Đọc, tìm hiểu từ khó, tóm tắt: a. Đọc văn bản. b. Tóm tắt cuộc gặp gỡ của 4 nhân vật: Bác lái xe - ông hoạ sĩ - cô kĩ sư - anh thanh niên trên 1 trạm nghỉ chân tại đất Lào Cai. => Cốt truyện đơn giản, kể lại cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông hoạ sĩ già, bác lái xe, cô kỹ sư và anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. c. Tìm hiểu từ khó. (SGK) => Ngôi thứ 3. => Nhân vật ông hoạ sĩ. (để ông hoạ sĩ xưng tôi kể chuyện là chủ yếu) => Cách kể và ngôi kể là sáng tạo của t/g, có t/d giữ cho câu chuyện có vẻ đẹp chân thật - khách quan,và có điều kiện làm nổi bật chất trữ tình, đào sâu suy tư của nhân vật. Hướng dẫn phân tích đoạn 1. II. Phân tích. Hỏi: Nhận xét gì về tình huống truyện? vai trò của tình huống này trong việc giới thiệu nhân vật chính? 1. Tình huống truyện và nghệ thuật xây dựng nhân vật. - Tình huống: đơn giản (cuộc gặp gỡ tình cờ ngắn ngủi của 3 người với anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn) tạo thuận lợi cho nhân vật chính xuất hiện tự nhiên. Hãy kể tên nhân vật phụ trong truyện và phân loại những nhân vật này. Nếu thiếu các nhân vật đó truyện có thể hiện được đầy đủ chủ đề không? Vì sao - Nhân vật phụ: Ông hoạ sĩ, cô gái, bác lái xe nhìn về nhân vật chính tạo sự phong phú đầy đủ, rõ nét về nhân vật chính + Anh kĩ sư, anh cán bộ nghiên cứu sét vắng mặt bổ sung ý nghĩa tình tiết của truyện... Tiết 67 Kiểm tra bài cũ: Bài mới: Hướng dẫn p/t nhân vật Anh thanh niên. Em hãy tóm tắt văn bản "Lặng lẽ Sa Pa"? Hoặc nêu vài nét về t/g và hoàn cảnh sáng tác của văn bản? 2. Nhân vật anh thanh niên. a. Vị trí của nhân vật và cách miêu tả của tác giả. ? Vị trí của nhân vật anh thanh niên trong truyện? Hãy nhận xét cách miêu tả của tác giả về nhân vật này? - Anh là nhân vật chính được miêu tả xuất hiện trong cuộc gặp gỡ chốc lát nhưng đủ để các nhân vật khác kịp ghi nhận 1 ấn tượng về chân dung cảm nhận về con người và đất SaPa "Có những con người làm việc và lo nghĩ vì đất nước". * Qua câu chuyện với 3 người em biết gì về nhân vật anh thanh niên? + Về hoàn cảnh sống và làm việc? + Vì sao anh có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ như vậy? Em cảm nhận được tính cách và b. Những nét đẹp về nhân vật anh thanh niên. - Hoàn cảnh sống và làm việc: Một mình ở độ cao 2600m cô đơn và công việc cần tỉ mỉ chính xác anh vẫn => hoàn thành nhiệm vụ và sống vui vẻ vì: + Anh say mê với nghề, anh hiểu được ý nghĩa công việc anh làm có góp phần vào công việc của đất nước. + Anh tìm thấy nguồn vui trong công việc. + Anh sắp xếp cuộc sống ngăn nắp và tạo nguồn vui bằng việc đọc sách. phẩm chất gì của người thanh niên qua cuộc trò chuyện này? Hãy chứng minh những nhận xét đó của mình? - Tính tình và phong cách: cởi mở, hiếu khách, khiêm tốn. Hiểu gì về nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật ở câu chuyện này? Tình tiết diễn biến cuộc gặp gỡ ngắn ngủi nhân vật tự bộc bạch tự nhiên những nét đẹp tính cách, tâm hồn, tình cảm. P.tích các nhân vật phụ khác. 3. Các nhân vật phụ khác. Hỏi: Những nhân vật phụ có thể chia làm mấy loại? nhân vật nào góp phần thể hiện chủ đề rõ nhất? Hỏi: Nhân vật hoạ sĩ đã bộc lộ quan điểm về con người và nghệ thuật ở những chi tiết nào? Chủ đề của truyện bộc lộ qua cái nhìn của nhân vật này ra sao? a. Nhân vật hoạ sĩ: - Nhân vật hoạ sĩ cảm thấy "xúc động và bối rối khi nghe anh thanh niên kể chuyện vì bằng sự từng trải nghề nghiệp và niềm khao khát của người nghệ sĩ đi tìm đối tượng nghệ thuật ông cảm nhận được anh chính là đối tượng ông cần và là nguồn khơi gợi sáng tác Đó là niềm say mê lao động và vẻ hồn nhiên của anh. Vì sao ông cảm thấy "nhọc quá" khi kí hoạ và suy nghĩ về những điều anh thanh niên nói? - Ông cảm thấy "nhọc" vì những điều anh nói thổi bùng ngọn lửa đam mê công việc như thời trai trẻ và ý tưởng đưa anh vào sáng tác cần nhọc công rất nhiều. Hình tượng anh thanh niên được đề cao như thế nào trong suy nghĩ của ông? Việc thay đổi điểm nhìn của tác phẩm như thế nào? Tác dụng? Vì sao nhà văn đưa nhân vật cô gái vào câu chuyện? (có phải chỉ vì muốn câu chuyện không khô khan không? còn lí do gì nữa? Em hiểu vai trò của các nhân vật phụ vắng mặt. Anh thanh niên là mẫu người lao động trí thức lý tưởng là niềm tự hào cổ vũ các thế hệ Việt Nam sống và cống hiến. b. Các nhân vật khác. - Nhân vật bác lái xe, cô gái góp phần làm nổi bật nhân vật anh thanh niên thêm sinh động. - Các nhân vật vắng mặt thể hiện phẩm chất con người SaPa say mê lao động, thầm lặng cống hiến. Hướng dẫn tổng kết. III. tổng kết. (Ghi nhớ). Khái quát những nét chính về nội dung - nghệ thuật? Hỏi: Vì sao nhân vật không có tên? Hỏi: Em cảm nhận được gì về vai trò của công việc với cuộc sống? (GV cho HS đọc ghi nhớ trong SGK) 1. Nghệ thuật: Xây dựng tình huống độc đáo, hệ thống nhân vật. 2. Nội dung: Ngợi ca giá trị lao động và niềm say mê lao động của lớp tri thức trên đất SaPa. +Luyện tập. IV. Luyện tập. HS làm việc theo nhóm. Hình tượng anh thanh niên tiêu biểu cho kiểu nhân vật nào trong văn học, trong kháng chiến? V. Hướng dẫn học ở nhà. - Hiểu được chân dung con người mới mà nhà văn muốn ngợi ca. - Chuẩn bị bài Ôn tập chuẩn bị viết bài số 3 D. đánh giá điều chỉnh kế hoạch ...................................................................................................................................................................................................................................................... Tháng 12 năm 2006 Tiết 68 - 69 Viết bài tập làm văn số 3. A. Mục tiêu bài học. Giúp HS biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và lập luận. Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày... B. Chuẩn bị phương tiện dạy học của thầy và trò. - GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo => Ra đề kiểm tra. - HS: Ôn tập, chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học. C. Tổ chức các hoạt động dạy học. *. ổn định lớp - kiểm tra bài cũ. *. Tổ chức dạy học bài mới => GV phát bài kiểm tra. Trường THCS Xuân Hng Thứ....ngày....tháng 12 năm 2007 BàI KIểM TRA:số 3.(Tiết 68, 69) PHÂn MÔN: tập làm VĂN . ThờI GIAN: 90 phút. Họ Và TÊN:..............................................................Lớp: 9............ Điểm Lời phê của thầy, cô giáo đề A Hãy kể về một lần em trót xem nhật ký của bạn. (Yêu cầu: bài viết có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận) Bài làm ................................................................................................................................................................................................................................................................................. Đáp án: đề a. Các ý chính cần có: * Phải nêu lí do tại sao lại xảy ra việc "trót xem" nhật kí của bạn? - Lí do khách quan: Có thể bạn gửi cặp sách, về giở ra thấy có cuốn nhật kí? Hoặc đến nhà bạn chơi, nhưng bạn đi vắng, tình cờ thấy cuốn nhật lí để ở trên bàn... - Lí do chủ quan: Có thể tò mò muốn xem để bắt chước? Hoặc cố ý xem để doạ bạn... * Diễn biến: - Thời gian, không gian, địa điểm..."trót xem" nhật kí. - Bạn và những người khác có biết không? - Sau khi "trót xem" có nói với ai không? Tại sao? - Những ân hận, dằn vặt, xấu hổ...sau khi xem( miêu tả nội tâm)? - Bài học về sự tôn trọng những "bí mật riêng tư" của người khác? ____________________________________________________________________ Trường THCS Xuân Hng Thứ....ngày....tháng 12 năm 2007 BàI KIểM TRA:số 3.(Tiết 68, 69) PHÂn MÔN: tập làm VĂN . ThờI GIAN: 90 phút. Họ Và TÊN:..............................................................Lớp: 9............ Điểm Lời phê của thầy, cô giáo đề B Nhân ngày 20/11, kể cho các bạn nghe về một kỷ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy, cô giáo cũ . (Yêu cầu: bài viết có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận). Bài làm .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Đáp án: đề b Các ý chính cần có: * Đối tượng nghe kể chuyện: các bạn cùng trang lứa. * Nội dung: ( Có thể mỗi người có rất nhiều kỉ niệm với các thầy, cô giáo, nhưng phải chú ý lựa chọn một kỉ niệm "đáng nhớ" - tức là một kỉ niệm điển hình nhất) - Kỉ niệm về việc gì? Thời gian? Diễn biến? - Tại sao đáng nhớ? - Bài học về tình cảm, đạo lí( miêu tả nội tâm) - Vai trò của đạo lí thầy trò trong cuộc sống ( nghị luận) GV quản lí HS làm bài nghiêm túc. Thể hiện thái độ nhả nhặn với HS, tạo không khí bình thường cho HS làm bài. Hết giờ GV thu bài và nhận xét giờ làm bài của HS. D. Dặn dò HS - Chuẩn bị bài: Chiếc lược ngà Tháng 12 năm 2006 Tiết 70 NgườI kể chuyện trong văn bản tự sự A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh -Hiểu và nhận diện được thế nào là người kể chuyện, vai trò và mối quan hệ giữa người kể với ngôi kể trong văn bản tự sự- Rèn kỷ năng nhận diện và biết sử dụng các yếu tố người kể, ngôi kể khi tả văn bản B. Chuẩn bị phương tiện dạy học của thầy và trò. - GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo; - HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học. C. Tổ chức các hoạt động dạy học. *. ổn định lớp - kiểm tra bài cũ. Kiểm tra: Trong truyện Lặng Lẽ Sa Pa ngôi kể là ngôi thứ mấy? Người kể và ngôi kể có quan hệ không? *. Tổ chức dạy học bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu về người kể trong văn bản tự sự. I. Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự HS đọc ví dụ trong SGK 1- Ví dụ: (SGK trang 192) 2- Nhận xét Chuyện kể về ai? K ể về sự việc gì Ai là người kể về các nhân vật + các sự việc ? HS tìm dẫn chứng để chứng minh? Nếu người kể là một trong ba nhân vật thì lời văn sẽ thay đổi thế nào ? Các câu văn : - Giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ .... - Những người con gái ... HS nêu những căn cứ để đưa ra nhận xét . Nhận xét về người kể trong các văn bản tự sự đã học.( GV khái quát ) Hoạt động 2 Hướng dẫn luyện tập HS đọc đề bài . Người kể là ai? Sự việc được kể ? Hạn chế + Ưu điểm của việc sử dụng ngôi thứ nhất khi kể chuyện HS xác định yêu cầu của BT2 GV phân nhóm mỗi nhóm đặt mình là một nhân vật để kể chuyện Đoạn chuyện kể về phút chia tay giữa 3 người. Người kể giấu mặt , không xuất hiện trong câu chuyện , vì vậy cả 3 nhân vật đều trở thành đối tượng miêu tả khách quan. - Anh thanh niên vừa vào kêu lên - Cô kĩ sư mặt đỏ ửng - Người hoạ sĩ quay lại - Lời văn cần thay đổi : xưng tôi hoặc xưng tên một trong ba nhân vật đóđể kể chuyện. - Đó là nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên+ suy nghĩ của anh. - Những căn cứ: + Ngôi kể: người kể nhập vào n/vật + Nội dung : mọi sự việc đều được đề cập 3. Kết luận => ( HS đọc ghi nhớ SGK) II- Luyện tập GV tổ chức, hướng dẫn HS làm BT. Bài tập 1 => Người kể : Nhân vật Tôi - Bé Hồng => -Ưu điểm: miêu tả được những diễn biến tâm lí phức tạp , những tình cảm tinh tế , sinh động của nhân vật. -Hạn chế: không miêu tả được diễn biến nội tâm của nhân vật” người mẹ”, tính khái quát không cao ,lời văn trần thuật dễ nhàm chán , đơn điệu Bài tập Trang 194 SGK - Nhân vật anh thanh niên cảm thấy khi thời gian gặp gỡ đã hết : tâm trạng buồn ,nuối tiếcvà không biết được hoạt động của cô gái. -Nhân vật cô gái: tâm trạng của cô khi thấy thời gian đã hết, điều muốn nói khi phải chia tay -Nhân vật ông hoạ sĩ: nêu những suy nghĩ + tình cảm dẫn tới quyết định quay lại Sa Pa và suy nghĩ khi nhìn cảnh bọn trẻ chia tay. III. Hướng dẫn học ở nhà. HS hiểu ngôi kể + người kể ảnh hưởng như thế nào đối với nội dung câu chuyện. D. đánh giá điều chỉnh kế hoạch ...................................................................................................................................................................................................................................................... Tháng 12 năm 2006 Tiết 71, 72 Chiếc lược ngà Nguyễn Quang Sáng A. Mục tiêu bài học: Giúp HS: - Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu trong truyện. - Nắm đươc nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả. - Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, biết phát hiện những chi tiết nghệ thuật đáng chú ý trong một truyện ngắn. B. Chuẩn bị phương tiện dạy học của thầy và trò. - GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo; - HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học. C. Tổ chức các hoạt động dạy học. *. ổn định lớp - kiểm tra bài cũ. Kiểm tra: ấn tượng của em khi đọc truyện "Lặng lẽ SaPa" . Nhận xét nét nghệ thuật độc đáo của truyện. *. Tổ chức dạy học bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt HĐ 1: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. I. đọc, Tìm hiểu chung. - Trình bày những hiểu biết của em về nhà văn Nguyễn Quang Sáng? 1. Tác giả: Sinh năm: 1932. Quê: huyện Chợ Mới - An Giang. - Nhà văn quân đội trưởng thành trong quân ngũ từ 2 cuộc kháng chiến của dân tộc. - GV nhấn mạnh một số đặc điểm tiêu biểu về tác giả và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Quang Sáng. Hỏi: Hiểu gì về xuất xứ tác phẩm? - Đề tài: Viết về cuộc sống và con người Nam Bộ. 2. Tác phẩm: Viết 1966 - khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Văn bản trích học là phần giữa của truyện. GV hướng dẫn đọc, tóm tắt. - GV giới thiệu phần đầu của truyện (cô giao liên tên Thu... mà người kể chuyện tình cờ gặp...) - GV đọc mẫu 1 đoạn HS đọc. - Tóm tắt truyện trong khoảng 8 - 10 câu (GV hướng dẫn HS tóm tắt). Ngôi kể? Hỏi: Truyện tạo mấy tình huống? (2 tình huống). 3. Đọc, tóm tắt, ngôi kể, tìm hiểu từ khó. * Đọc đúng giọng điệu, ngôi kể, lối kể. * Tóm tắt: ngắn gọn, đầy đủ. => Trước khi chuẩn bị đi tập kết, anh Ba cùng anh Sáu về thăm gia đình.Nhưng suốt gần ba ngày đêm ở nhà, bé Thu 8 tuổi, con gái anh Sáu nhất định không chịu gọi anh là ba, mặc dù anh đã tìm mọi cách để chứng minh anh là ba của nó. Khi nhận ra sự thật thì cũng đến lúc phải chia tay. ậ khu căn cứ anh Sáu dồn hết tình cảm, tâm sức để làm chiếc lược bằng ngà voi dành tặng con gái yêu. Nhưng trong một trận càn, anh đã hi sinh. Trước lúc nhắm mắt, anh còn kịp trao cây lược cho anh Ba - người bạn - với lời hứa sẽ đưa tận tay cây lược cho cháu. * Ngôi kể: ngôi 1, đặt vào nhân vật anh Ba. => 1. Anh Sáu về phép thăm nhà gần 3 ngày, bé Thu không nhận anh Sáu là Ba ,khi hiểu thì cũng là lúc cha con phải chia tay. 2. Anh Sáu ở chiến khu làm chiếc lược ngà và hi sinh. * Từ khó: GV hướng dẫn HS tìm hiểu SGK, trang 201 - 202. HĐ 2: Hướng dẫn p/t nhân vật Thu. II. Phân tích. - HS đọc lại tình huống khi anh Sáu mới về nhà và bé Thu không nhận anh là cha. ? Cho biết thái độ và tình cảm của bé Thu trong phút đầu gặp hai người khách lạ? Nguyên nhân dẫn đến thái độ đó. Nhận xét cách miêu tả của t/g? Trong thời gian anh Sáu ở nhà, bé Thu đã tỏ thái độ, tình cảm như thế nào với anh? ? Nhận xét về bé Thu? 1. Hình ảnh bé Thu trong lần gặp cha về thăm nhà. a. Trước khi Thu nhận ông Sáu là cha: - Khi anh Sáu gọi và định ôm hôn con => Thu nghe và giật mình, hốt hoảng, tái mặt bỏ chạy, thét lên. => Sự xuất hiện của ông Sáu khiến bé Thu ngờ vực, sợ hãi, lãng tránh ông. => Cách miêu tả của t/g cụ thể, hợp lý với tâm lý trẻ con. => Bé Thu ương ngạnh không chịu gọi anh Sáu là Ba: - Khi mẹ nó bảo nó mời ba vô ăn cơm - con bé nói trổng, không chịu kêu ba và khi cần nhờ cha chắt nước cơm dùm tỏ thái độ ương ngạnh bất cần. Là cô bé gan lì, ương bướng có cá tính mạnh mẽ, tình cảm sâu sắc và chân thật với người ba. (Nó chỉ biết người cha trong tấm hình) HĐ 3: Hướng dẫn phân tích nhân vậtThu (tiếp) b. Thái độ và hành động của Thu khi nhận ra cha: - HS đọc đoạn văn. Buổi sáng cuối cùng khi anh Sáu lên đường, thái độ và hành động - Thái độ: biểu hiện qua khuôn mặt sầm lại, đôi mắt mênh mông. của Thu thay đổi như thế nào? (Hãy tìm những chi tiết thể hiện sự thay đổi, so sánh với hoàn cảnh trước để đánh giá). Hỏi: Hình dung và phân tích tâm trạng tình cảm của Thu khi gọi và ôm ba? Vì sao Thu có sự thay đổi đó? Hỏi: Nếu chứng kiến cảnh này em sẽ cảm thấy như thế nào? (xúc động) - Hành động: gọi thét "ba" chạy đến ôm chầm bíu chặt không muốn rời. Sự thay đổi đột ngột và đối lập với những hành động của nó lúc trước sự nghi ngờ về cha đã được giải toả, ân hận hối tiếc vì sự đối xử trước, tình yêu và nỗi nhớ mong bùng ra mạnh mẽ, hối hả cuống quýt. Hãy lý giải tâm trạng của người kể chuyện "Như có bàn tay ai nắm lấy trái tim mình" Hỏi: Hiểu gì về nhân vật bé Thu qua đoạn trích? Đánh giá như thế nào về nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả. Cô bé có tình cảm thật sâu sắc mạnh mẽ, cá tính cứng cỏi nhưng cũng rất hồn nhiên ngây thơ nhà văn am hiểu tâm lí trẻ--> thể hiện t/c yêu mến, trân trọng những t/c hồn nhiên, bồng bột, trong trẻo của trẻ con. HĐ 4: Tìm hiểu tình cảm cha con. 2. Tình cha con sâu nặng ở ông Sáu: - Hãy phát hiện những chi tiết biểu hiện tình cảm của ông Sáu với con. ?Chi tiết anh Sáu trước khi hi sinh cố gửi chiếc lược - kỉ niệm cho anh Ba nói lên điều gì. ? Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về chiến tranh và cuộc sống tâm hồn của người lính? - Trong chuyến về thăm nhà: háo hức gặp để ôm con vào lòng, suốt ngày quanh quẩn... - Khi ở chiến trường khu căn cứ: nỗi nhớ con xen lẫn sự day dứt, ân hận vì đã đánh con, lời dặn của đứa con trong lúc chia tay khiến anh nung nấu thực hiện làm chiếc lược bằng ngà voi để tặng con gái yêu. Chiếc lược là nhịp cầu nối làm dịu nổi ân hận, ánh lên niềm khắc khoải anh Sáu mong được gặp con trao tận tay món quà này. Anh chưa thực hiện được tâm nguyện, đành nhắm mắt xuôi tay khi đã yên tâm trao gửi niềm tin vào tay người đồng đội thân thiết nhất. =>Thấm thía những mất mát đau thương, éo le mà chiến tranh mang đến cho bao người, bao gia đình. HĐ 5: Hướng dẫn tổng kết. III. Tổng kết. Nhận xét gì về nghệ thuật trần thuật của tác giả? Hiểu gì về ý nghĩa câu chuyện? HS đọc Ghi nhớ. 1. Nghệ thuật: Cốt truyện chặt chẽ, tình huống bất ngờ. 2. Nội dung: (Ghi nhớ SGK). HĐ 6: Hướng dẫn luyện tập IV. Luyện tập. GV nêu câu hỏi 2 phần luyện tập và hướng dẫn HS cách kể. Thay lời kể bằng lời ông Sáu kể cảnh gặp gỡ cuối cùng giữa 2 cha con. V. Hướng dẫn học ở nhà. - Nắm nội dung, nghệ thuật. - Chuẩn bị - Tiết 73: Ôn tập Tiếng Việt. D. đánh giá điều chỉnh kế hoạch ...................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày dạy 17 tháng 12 năm 2007. Tiết 73. ôn tập phần tiếng việt A. mục tiêu cần đạt Giúp HS: - Hệ thống hoá những kiến thức Tiếng Việt đã học trong học kì 1, lớp 9. - Rèn kỹ năng vận dụng Tiếng Việt trong giao tiếp B. Chuẩn bị phương tiện dạy học của thầy và trò. - GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo; - HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học. C. Tổ chức các hoạt động dạy học. *. ổn định lớp - kiểm tra bài cũ. Kiểm tra: GV kiểm tra vở BT của HS. *. Tổ chức dạy học bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt HĐ 1: Ôn tập về lý thuyết. I. nội dung ôn tập 1. các phương châm hội thoại. GV tổ chức, hướng dẫn HS nhắc lại các khái niệm về: Phương châm về: lượng, chất, quan hệ, cách thức, lịch sự. ? GV tổ chức HS trả lời câu hỏi: Nêu một số từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt và cách dùng từ ngữ đó. GV y/c HS nhắc lại khái niệm: cách dẫn trực tiếp và k/n cách dẫn gián tiếp. GV tổ chức hướng dẫn HS làm BT trong SGK: 1. Kể tên một tình huống trong đó trong đó 1 hoặc 1 số phương châm hội thoại nào đó không được tuân thủ 2. Trong Tiếng Việt, thường theo phương châm: xưng hô khiêm tốn, em hiểu phương châm đó ntn? Cho VD. GV hướng dẫn HS làm BT ở nhà. HS chuẩn bị bài: Ôn tập ở nhà dể tiết 74 kiểm tra. => HS thực hiện các y/c (đã chuản bị ở nhà) 2. xưng hô trong hội thoại. => HS trả lời: - Đại từ xưng hô nhân xưng: tôi, tớ, cậu bạnk, nó, chúng tôi... - Dùng chỉ quan hệ họ hàng: em, anh, dì, chú... - Danh từ chỉ người tên riêng: Mai, Lan, Huệ... 3. cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp => HS đứng tại chỗ trả lời. II. luyện tập. => Truyện: " Mất rồi" --> Không tuân thủ phương châm cách thức. ( Nói năng không rõ ràng, gãy gọn -> khiến cho người nghe hiểu sai, mơ hồ. => a. Xưng khiêm: Người nói tự xưng một cách khiêm nhường. --> Hô tôn: Gọi người đối thoại một cách khiêm tốn. b. Những từ ngữ xưng hô thể hiện phương châm trên. => Từ ngữ xưng hô thời trước: bệ hạ( dùng để gọi vua, tôn kính), bần tăng: nhà sư nghèo(xưng hô khiêm tốn), bần sĩ: kẻ sĩ nghèo,... => Xưng hô thời nay: Quí ông, quí bà, ...tỏ ý lịch sự, tôn kính. => HS ghi vào vở về nhà làm tiếp. III. D. đánh giá điều chỉnh kế hoạch ................................................................................................................................................................................................... Tháng 12 năm 2006 Trường THCS BàI KIểM TRA ngữ văn 9. XUÂN HƯNG. phân MÔN: Tiếng việt. Tiết 74. ThờI GIAN: 45 phút. Họ Và TÊN:..............................................................Lớp............ Điểm Lời nhận xét của thầy(cô) giáo. 8i04ot-ơh Điểm Lời nhận xétcủa thầy, cô giáo. Đề a Câu 1: a. Nối tên một phép tu từ ở cột (A) với đoạn thơ tương ứng ở cột (B). (A) (B) 1, ẩn dụ a, Sấm Ghé xuống sân khanh khách cười. 2, Hoán dụ b, Bác đã lên đường, nhẹ bước tiên Mác-Lê-nin, thế giới Người Hiền. 3, Nhân hoá c, Làm trai cho đáng nên trai Khom lưng uốn gối gánh hai hạt vừng 4, So sánh d, Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng. 5, Nói quá e, Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào. 6, Nói giảm, nói tránh g, Máu đọng chưa khô máu lại đầy Hỡi Miền Nam trăm đắng nghìn cay. 7, Điệp ngữ h, Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng... b. Tìm thành phần cảm thán trong các câu trích sau; xác định nét tâm lí, sắc thái tình cảm mà thành phần này biểu lộ trong câu ( ngạc nhiên, đau đớn, chán nản...), rồi điền vào chỗ chấm: b1, Ô vẫn còn đây, của các em Chồng thư mới mở, Bác đang xem. ( Tố Hữu ) ........................................................................................................................................ b2, Tr

File đính kèm:

  • docGA van 9 ky I phan 3doc.doc
Giáo án liên quan