Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 70: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) năm 2013

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

-Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn truyện “Chiếc lược ngà”

-Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh

-Sự sáng tạo trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện

2.Kĩ năng:

-Đọc-hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước

-Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại

3. Thái độ:

- GD cho HS tình yêu gia đình, tình phụ tử thiêng liêng trong cuộc đời của mỗi con người

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2334 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 70: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) năm 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16.11.13 Ngày dạy: 19.11.13 Tiết 70. CHIẾC LƯỢC NGÀ (Nguyễn Quang Sáng) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: -Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn truyện “Chiếc lược ngà” -Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh -Sự sáng tạo trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện 2.Kĩ năng: -Đọc-hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước -Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại 3. Thái độ: - GD cho HS tình yêu gia đình, tình phụ tử thiêng liêng trong cuộc đời của mỗi con người B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: - Thầy : Nghiên cứu SGK, Chuẩn KT, SGV, SBT - Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài C. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, tri giác ngôn ngữ nghệ thuật D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: 4 phút -Viết về nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng thủy văn trên Sa Pa, Nguyễn Thành Long muốn nói với người đọc điều gì? Tại sao các nhân vật đều không được tác giả đặt tên? -Dòng nào sau đây nói đúng về nhân vật anh thanh niên trong văn bản “Lặng lẽ SaPa”? A. Hai mươi sáu tuổi, tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ B. Hai mươi bảy tuổi, tầm vóc bé nhỏ, nét mặt nghiêm nghị C. Hai mươi bảy tuổi, tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ D. Hai mươi ba tuổi, dáng người cao lớn, nét mặt trầm tư III. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh - Phương pháp: Thuyết trình - Thời gian: 1 phút Tình phụ tử vốn là một tình cảm thiêng liêng và sâu nặng. Càng thiêng liêng và sâu nặng hơn khi tình cảm ấy được thể hiện trong hoàn cảnh éo le của cuộc chiến tranh. Nguyễn Quang Sáng là nhà văn đã thể hiện thành công đề tài này trong tác phẩm truyện ngắn của mình: “Chiếc lược ngà” mà các em sẽ học hôm nay. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Ghi bảng Hoạt động 2: Tìm hiểu chung - Mục tiêu: HS nắm được vài nét về tác giả, tác phẩm; đọc diễn cảm, tóm tắt tác phẩm… - Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp tái hiện, nêu vấn đề, tri giác ngôn ngữ… - Thời gian: 20 phút -Hãy nêu một số nét chính về tác giả và tác phẩm -GV nhận xét, bổ sung: -Trước khi đọc, gv tóm tắt đoạn lược bỏ; Gv nêu yêu cầu đọc, gọi thực hiện đọc từ đầu đến hết cảnh chia tay của cha con ông Sáu, còn lại, GV tóm tắt. -Yêu cầu HS tóm tắt văn bản ngắn gọn trong khoảng 10 câu, -Cho biết tình huống của truyện *Hoạt động 3. Tìm hiểu chi tiết Mục tiêu: Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, phân tích cắt nghĩa, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận… Thời gian: 15 phút -Theo em ai là nhân vật chính trong văn bản này? Vì sao em xác định như vậy? -Câu chuyện về tình cha con được kể theo trình tự nào? Nhân vật ông Sáu được kể trong những khoảng thời gian nào? *Tình cha con sâu nặng được thể hiện ntn ở nhân vật ông Sáu. -Vì sao người thân mà ông Sáu khao khát được gặp nhất chính là đứa con? -Hãy tìm các chi tiết kể về nỗi niềm của người cha trong lần về thăm nhà? Gợi ý: +Lần đầu tiên gặp con? -Những chi tiết đó biểu lộ tâm trạng gì của người cha? -Hình ảnh ông Sáu khi bị con từ chối được miêu tả ntn? +Ba ngày phép ngắn ngủi? -Ông Sáu có những biểu hiện gì khi bé Thu phản ứng trước và trong bữa cơm? -Theo em vì sao ông Sáu đánh con? -Theo dõi đoạn truyện kể về ngày ông ra đi. Em nghĩ gì về đôi mắt nhìn con “trìu mến lẫn buồn rầu”?; nước mắt người cha khi con cất tiếng gọi ba? +Khi trở lại chiến trường? -Em nghĩ gì về người cha từ chi tiết ông Sáu ân hận vì đã đánh con? -Hãy tóm tắt ngắn gọn đoạn ông Sáu bắt gặp được khúc ngà voi. -Theo em, chi tiết nào trong đoạn này là cảm động nhất? Ý nghĩa của những chi tiết ấy như thế nào? Khi có khúc ngà, ông vui mừng, sung sướng, dành hết tâm trí, công sức vào việc làm cây lược. Chiếc lược thành vật quý giá, thiêng liêng với ông Sáu. Nhưng ông Sáu: ông đã hi sinh khi chưa kịp trao vào tay đứa con gái chiếc lược ngà -Qua đoạn truyện này, em có suy nghĩ gì về những hậu quả của chiến tranh đối với cuộc sống của mỗi con người? GV: Câu chuyện không chỉ là tình cha con thắm thiết, .. -Dựa vào chú thích * trả lời -Nguyễn Quang Sáng là nhà văn mà cuộc sống và sáng tác gắn liền với vùng đất Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mĩ và sau hòa bình (năm 1975) -Chiếc lược ngà được viết năm 1966 -Vị trí đoạn trích: nằm ở phần giữa truyện -Lắng nghe hướng dẫn -Đọc bài -Tóm tắt văn bản -Truyện đã thể hiện tình cha con sâu sắc của hai cha con ông Sáu trong hai tình huống +Tình huống cơ bản của truyện: Cuộc gặp gỡ trớ trêu + Ông Sáu dồn tình yêu thương và nỗi nhớ con vào việc làm cây lược ngà nhưng ông đã hi sinh.Tình huống biểu lộ tình cảm sâu sắc của người cha với đứa con -Ông Sáu và bé Thu. Vì câu chuyện về tình cảm cha con xoay quanh hai nhân vật này từ đầu đến cuối truyện -Theo trình tự thời gian -Lúc mới về, những ngày ở nhà, trở lại chiến khu và trước lúc hi sinh Đọc thầm, phát hiện chi tiết -Từ tám năm nay, ông chưa một lần gặp mặt đứa con gái đầu lòng mà ông vô cùng thương nhớ -Không thể chờ xuồng cặp bến, nhón chân xô chiếc xuồng tạt ra, bước những bước dài, kêu to…, khom người đưa tay đón chờ con, giọng lặp bặp run runà Xúc động, vui và tin rằng con sẽ đến với mình -“Anh đứng sững lại đó…bị gãy”àbuồn bã, thất vọng -Suốt ngày anh chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con; mong được nghe tiếng ba của con bé -Khi nghe con nói trống không với mình, anh quay lại nhìn con, vừa khe khẽ lắc đầu vừa cườiàbuồn khổ và kìm nén đau khổ vì con không nhận cha -Đánh conàTình yêu thương của người cha dành cho con trở nên bất lực -Buồn, thất vọng nhưng giàu tình thương yêu và độ lượng -Khi con cất tiếng gọi ba, không gìm nổi xúc động, ông đã khócà nước mắt của niềm hạnh phúc, sung sướng vì cảm nhận được tình ruột thịt từ con mình +HS kể tóm tắt theo yêu cầu, nêu suy nghĩ cá nhân; có thể là: -Ông Sáu day dứt, ân hận ám ảnh nhiều ngày vì đã đánh conà người cha hiền lành, nhân hậu; Thực hiện lời hứa với con, kì công làm cây lược ngà àchìu con và giữ lời hứa, đó là biểu hiện của tình cảm trong sáng và sâu nặng; Giờ phút cuối cùng trước lúc hi sinh, người chiến sĩ ấy chỉ yên lòng khi biết cây lược sẽ được chuyển đến tận tay con gái àYêu thương con đến tận cùng -HS tự bộc lộ: +Những mất mát, đau thương +Tình cha con, tình chồng vợ bị chia lìa +Cướp đi những người thân yêu gần gũi… I. Tìm hiểu chung: 1.Vài nét về tác giả, tác phẩm 2.Đọc 3. Tóm tắt tác phẩm 4.Tình huống truyện II.Tìm hiểu chi tiết: 1.Nỗi niềm của người cha: -Lần đầu tiên gặp con: +Xuồng chưa cập bến, ông Sáu đã nhảy thót lên bờ, vừa gọi vừa đưa tay đón conàNỗi nhớ mong, xúc động của người cha -Những ngày đoàn tụ: +Ông Sáu quan tâm, tìm mọi cách để gần gũi, thương yêu, khao khát, chờ đợi tiếng gọi “ba” từ con gái +Đau khổ khi con không nhận mình là cha + Khóc, xúc động khi con gái cất tiếng gọi ba trước lúc ông lên đường -Những ngày xa con: +Ông Sáu day dứt, ân hận vì đã đánh con +Thực hiện lời hứa với con, kì công làm cây lược ngà +Giờ phút cuối cùng trước lúc hi sinh, người chiến sĩ ấy chỉ yên lòng khi biết cây lược sẽ được chuyển đến tận tay con gái * Hoạt động 4. Củng cố - Mục tiêu: Khái quát và khắc sâu kiến thức vừa học - Phương pháp: Khái quát hóa - Thời gian: 3 phút -Hãy tóm tắt nội dung đoạn trích, hai tình huống truyện IV. Hướng dẫn học tập: (2 phút) -Viết đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật bé Thu -Soạn tiếp các câu hỏi đọc hiểu văn bản * Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docChiec luoc nga tiet 1.doc
Giáo án liên quan