Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 71 đến tiết 75

I/ Mức độ cần đạt:

 Cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Chiếc lược ngà.

II/ Trọng tâm kiến thức, kỹ năng:

1/ Kiến thức:

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn truyện Chiếc lược ngà.

- Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le chiến tranh.

- Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lý nhân vật.

2/ Kỹ năng:

- Đọc – hiểu văn bản truyên hiện đại sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để tự cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.

III/ Hướng dẫn thực hiện:

 

doc23 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1172 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 71 đến tiết 75, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 71- Tuần15 VĂN BẢN: CHIẾC LƯỢC NGÀ ( Trích) Ngày soạn: Nguyễn Quang Sáng Ngày dạy: I/ Mức độ cần đạt: Cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Chiếc lược ngà. II/ Trọng tâm kiến thức, kỹ năng: 1/ Kiến thức: Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn truyện Chiếc lược ngà. Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le chiến tranh. Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lý nhân vật. 2/ Kỹ năng: Đọc – hiểu văn bản truyên hiện đại sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để tự cảm nhận một văn bản truyện hiện đại. III/ Hướng dẫn thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG GHI 1/ Ổn định tổ chức: vs,ss,tp 2/Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy nêu những nét đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. 3/ Bài mới: * Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Tìm hiểu chung: - Gọi HS đọc chú thích * ? Nêu những nét chính về tác giả? GV: Ông chuyên viết về các thể loại: Truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim. ? Truyện được sáng tác vào năm nào? GV nêu vị trí đoạn trích. Hoạt động 2: HD đọc- hiểu văn bản: - GV đọc một đoạn, sau đó gọi HS đọc tiếp. - Hướng dẫn đọc:Giọng đọc trầm tĩnh, hơi buồn… ? Giải thích các từ : vàm kinh, áo bông, chơi nhà chòi, nói trỏng, lui cui, cái vá, lòi tói, tất. - Gọi HS tóm tắt cốt truyện trong 8-10 dòng. - Nhận xét, bổ sung, kết luận. ? Em hãy tìm những tình huống thể hiện sự sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu? ? Tìm những chi tiết thể hiện tình cảm của ông Sáu trên đường về thăm nhà? ? Tìm những chi tiết thể hiện tình cảm của ông Sáu lần đầu tiên gặp con? ? Những chi tiết đó thể hiện tình cảm của ông Sáu đối với con như thế nào? ? Tìm những chi tiết thể hiện khi con không nhận ra ông Sáu? ? Những chi tiết đó thể hiện tâm trạng gì của ông Sáu. ? Tìm những chi tiết thể hiện tình cảm của ông Sáu đối với con trong 3 ngày về phép thăm nhà. ? Những chi tiết đó thể hiện tình cảm của ông Sáu đối với con như thế nào? ? Tìm những chi tiết thể hiện tình cảm của ông Sáu khi bé Thu nhận ra cha? ? Nhũng chi tiết đó thể hiện tâm trạng gì? ( Giọt nước mặt thể hiện sự hạnh phúc, sung sướng) ? Khi về lại khu căn cứ, ông Sáu thể hiện tình cảm với con như thế nào? GV giảng: - Chiếc lược ngà với dòng chữ đã mang theo bao tình cảm sâu nặng của người cha đối với người con bé bỏng .Tình thương con của ông Sáu thật vô cùng tha thiết. Điều đó cho thấy, ông Sáu cũng như hàng triệu chiến sĩ, đồng bào đã hi sinh chiến đấu vì đất nước vì dân tộc. ? Trước lúc hy sinh ông Sáu đã thể hiện tình yêu thương con như thế nào? Liên hệ, giáo dục: tình cảm gia đình (cha con). GV giảng: Chiếc lược ngà vật ký thác thiêng liêng về tình phụ tử sâu nặng mà bom đạn quân thù không thể nào phá được. ? Cảm nghĩ của em về tình cảm ấy. GV giảng: Câu chuyện không chỉ nói lên tình cha con thắm thiết sâu nặng, mà còn gợi cho người đọc nghĩ đến thấm thía những đau thương,mất mát, éo le trong chiến tranh gây cho bao con người,bao gia đình. 4/ Củng cố: ? Truyện có mấy tình huống? Em hãy nêu tình huống truyện? ? Tình cảm của ông Sáu đối với bé Thu được thể hiện trong truyện như thế nào? Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học. 5/ Dặn dò: Tìm những chi tiết miêu tả tâm trạng của bé Thu trong đoạn truyện (học tiết 72). - HS báo cáo sĩ số. HS lên bảng trả lời. - HS đọc chú thích * Dựa vào chú thích * - HS đọc tiếp. - HS giải thích. HS dựa vào SGK. HS tóm tắt: + Trước khi tập kết anh Sáu và anh Ba về thăm gia đình. + 3 ngày đêm ở nhà bé Thu 8 tuổi - con anh Sáu nhất định không chịu nhận ba. + Khi nhận ra sự thật thì đến lúc chia tay. + Ở khu căn cứ, anh Sáu dồn hết tình cảm sức lực để làm chiếc lược ngà. + Trong một trận càn anh hy sinh. - Trước lúc nhắm mắt, anh chưa kịp trao cây lược ngà cho anh Ba- người bạn của ông Sáu. - Thảo luận 2 phút. - 2 tình huống truyện: - Tình huống 1:Sau 8 năm xa cách, bé Thu không nhận ra cha, đến lúc nhận ra thì ông Sáu phải ra đi. bé Thu không nhận cha. - Tình huống 2: Ông Sáu làm chiếc lược ngà để tăng con, nhưng chưa kịp thì đã hi sinh. - Tình cha con cứ nôn nao trong lòng. - Nhảy thót lên bờ; bước dài gọi con; - Nỗi đau đớn mắt anh sầm lại; hai tay buông xuống như bị gãy. Nhưng con không nhận ba vì vết sẹo ở má phải. - Quan tâm con, gắp trúng cá cho con suốt ngày quanh quẩn bên con, con gọi “ ba”. - Nhìn con trìu mến. - Dặn con khe khẽ. - Nghe con gọi xúc động ôm con hôn rồi khóc. - Hứa mua cho con chiếc lược ngà - Ông ân hận, day dứt về việc ông đánh con khi nóng giận. - Ông tẩn mẩn làm chiếc lược ngà, tỉ mĩ của từng chiếc răng, khắc dòng chữ “ yêu nhớ tặng Thu con của ba”… - Trao gởi chiếc lược ngà cho con gái qua đồng đội. - HS trả lời. - HS ghi vào vở. A/ Tìm hiểu chung: I/ Tác giả: - Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở tỉnh An Giang. - Cuộc sống và sáng tác găn liền với vùng đất Nam Bộ trong hai cuộc chiến chống Pháp, chống Mỹ và sau hòa bình (1975) II/ Tác phẩm: - Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được viết năm 1966. - Vị trí đoạn trích: nằm ở giữa truyện. B/ Đọc – hiểu văn bản: I/ Nội dung: 1/ Nỗi niềm của người cha: a/ Lần đầu tiên gặp con: - Lòng nao nao, -Thuyền chưa cập bến, ông Sáu đã nhảy thót lên bờ, - Vừa gọi con vừa chìa tay đón con. => Vui mừng muốn ôm con vào lòng. - Con không nhận ra ông Sáu là cha: + Vết thẹo đỏ ửng, + Giọng lặp bặp run run, + Đứng sững lại, + Hai tay buông xuống. => Xúc động, buồn, hụt hẫng. b/ Những ngày đoàn tụ: - Không đi đâu suốt ngày quanh quẩn bên con. - Mong con gọi một tiếng “ ba”. - Ngồi im chờ con giúp đỡ. - Gắp trứng cá cho con. - Nóng vội đánh con. =>Gần gũi, vỗ về, quan tâm , khao khát nghe con gọi “ ba”. c/ Lúc chia tay: - Nhìn con trìu mến. - Dặn con khe khẽ. - Nghe con gọi xúc động ôm con hôn rồi khóc. - Hứa mua cho con chiếc lược ngà. => Sung sướng hạnh phúc. d/ Những ngày xa con: - Ông ân hận, day dứt về việc ông đánh con khi nóng giận. - Thực hiện lời hứa, dồn hết tâm trí, công sức làm chiếc lược ngà cho con. - Giờ phút cuối cùng trước lúc hy sinh trao gởi chiếc lược cho con gái qua đồng đội.Ông chỉ yên lòng khi biết cây lược sẽ được chuyển tới tận tay con gái. → Tình cha con thắm thiết, sâu nặng, đó là tình cảm thiêng liêng không gì sánh được. C/ Hướng dẫn tự học: - Tập tóm tắt truyện. - Nắm được tình huống truyện. - Nắm được tình cảm ông Sáu đối với bé Thu. Tiết 72 - Tuần15 VĂN BẢN: CHIẾC LƯỢC NGÀ (tt) Ngày soạn: Nguyễn Quang Sáng Ngày dạy: I/ Mức độ cần đạt: Cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Chiếc lược ngà. II/ Trọng tâm kiến thức, kỹ năng: 1/ Kiến thức: Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn truyện Chiếc lược ngà. Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le chiến tranh. Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lý nhân vật. 2/ Kỹ năng: Đọc – hiểu văn bản truyên hiện đại sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để tự cảm nhận một văn bản truyện hiện đại. III/ Hướng dẫn thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG GHI 1/ Ổn định tổ chức: VS,SS,TP 2/ Kiểm tra bài cũ: ? Truyện “ Chiếc lược ngà” có mấy tình huống? Em hãy nêu tình huống truyện? ? Tình cảm của ông Sáu đối với bé Thu được thể hiện trong truyện như thế nào? 3/Dạy bài mới: ? Em hãy phân tích và cho biết diển biến tâm lý, hành động và tình cảm của bé Thu trong lần cha về thăm nhà? Nhận xét về tính cách và nghệ thuật miêu tả tâm lý của nhân vật. Gợi ý: ? Khi nghe tiếng gọi, thái độ và hành động của bé Thu như thế nào? ? Tâm trạng cùa bé Thu lúc này như thế nào? ? Lý giải vì sao bé Thu lại có thái độ như vậy? - Gây cho người đọc sự cảm thông, cảm thương cho anh Sáu, xen lẫn sự tò mò cho người đọc. ? Trong 3 ngày ông Sáu ở nhà tâm lý của bé Thu như thế nào? Thể hiện qua thái độ, hành động nào? ? Thái độ và hành động của bé Thu, điều đó có phải em là người hỗn láo không.? ? Trong đêm ở nhà bà ngoại bé thu có tâm trạng ntn? ? Buổi sáng cuối cùng khi ông Sáu lên đường, thái độ và hành động của bé Thu thay đổi như thế ? ? Thái độ và hành động của bé Thu đã hoàn toàn khác trước, điều đó chứng tỏ tâm trạng của bé Thu lúc này như thế nào? Gv: Liên hệ thực tế, Giáo dục HS lòng kính yêu cha mẹ. ? Qua nghệ thuật miêu tả, em nhận thấy bé Thu là một cô bé có cá tính như thế nào? ? Sức hấp dẫn của cốt truyện nhờ vào yếu tố nào? ? Theo em, truyện được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào? ? Cách chọn vai như vậy có tác dụng gì đến việc thể hiện nội dung tư tưởng của truyện. Giảng: Thể hiện sự khách quan trong việc miêu tả các nhân vật, ý nghĩa tư tưởng của truyện thêm sức thuyết phục. ? Em hãy phát biểu ý nghĩa của truyện? . 4/Củng cố: - Qua miêu tà của tác giả bé Thu là một cô bé có tính cách như thế nào? - Em có suy nghĩ gì về tình cảm cha con? - Thái độ của bé Thu lúc đầu có đáng trách không? Vì sao? Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học: Luyện tập.Bài tập 1: Sự trái ngược trong thái độ và hành đông của bé thu thể hiện sự nhất quán, rõ ràng trong tình cảm và tích cách của nv. Lúc trước vì chưa nhận ra cha và không thừa nhận ông sáu là cha nên bé thu xa lánh, lạnh nhạt thậm chí khước từ mọi sự chăm sóc của cha. Đến khi nhận ra Thu biểu lộ tình cảm hết sức mãnh mẽ, đến lúc phải chia tay với cha hối hận vì những ngày trước đó. 5. Dặn dò: - Học thuộc ghi nhớ, nắm vững phần phân tích; làm BT2 - Chuẩn bị: Ôn tập Tiếng việt. - HS báo cáo sĩ số. - HS trả lời. - Nghe gọi con bé giật mình, trợn mắt nhìn ngơ ngác, lạ lùng… khi người đàn ông mặt sẹo ( ông sáu) đến gần gọi đi gọi lại: ba đây con ! mặt nó tái đi, chớp chớp mắt… kêu thét: má! má… - Ngạc nhiên, bất ngờ, sợ hãi, sợ bị bắt. - Nó gọi trống không nói trống với ông Sáu, không chịu nhờ cha chắt nước cơm, hất trứng cá ra khỏi chén, khua dây cột xuồng rổn rảng, bỏ về nhà ngoại - Thái độ của em không đáng trách và đó là cá tính mạnh mẽ, thể hiện tình cảm chân thật với cha. - Một trạng thái sự ân hận hối tiếc xẩy ra “ nghe bà kể nó lăn lộn và thỉnh thỏng thở dài như người lớn” - Thái độ: khuôn mặt sầm lạ, đôi mắt nghĩ ngợi sâu xa. - Hành động: kêu thét lên “ ba” không cho ba đi, ôm chặt lấy ba , hai tay siết chặt lấy cổ, dang cả hai chân câu chặt lấy ba, dặn ba mua cho chiếc lược ngà, ôm hôn cha, hơn cả vết sẹo bên má của cha. - Sự nghi ngờ đã được giải tỏa, ân hận, hối tiec1 vì sự đối xử với cha trước đó, tình yêu và nỗi nhớ mong bùng ra mạnh mẽ, cuống quýt. - Tác giả xây dựng một truyện chặt chẽ có tình huống bất ngờ. + Tình huống bé Thu nhận ông Sáu là ba. + Tình huống bác Ba gặp cô giao liên lại là bé Thu. - Người kể chuyện đóng vai một người bạn thân thiết của ông Sáu nên những sự việc được kể khách quan và các nhân vật bộc lộ rõ hơn. HS phát biểu. HS trả lời. HS nghe,ghi. HS nghe, ghi. 2/ Niềm khao khát tình cha của người con: a/Thái độ và hành động của Thu trước khi nhận ra cha. - Bé Thu tỏ ra ngờ vực, lảng tránh, lạnh nhạt và xa cách được thể hiện: hốt hoảng, mặt tái đi, rồi vụt chạy, chỉ gọi trống không với ông Sáu … - Phản ứng của bé Thu hoàn toàn tự nhiên, thể hiện tình cảm sâu sắc và chân thành. => Từ chối sự quan tâm, chăm sóc của ông sáu vì nghĩ rằng ông không phải là cha mình. b) Thái độ và hành động của bé Thu khi nhận ra cha: - Thái độ: mặt sầm lại,nghĩ ngợi. - Hành động: kêu thét “ba”; ôm chặt lấy ba nó, không cho ba đi; ôm hôn mọi nơi; hôn cả vết thẹo dài trên má; dặn ba mua cho chiếc lược ngà. => Khi hiểu ra tình cảm tự nhiên của bé thu thể hiên qua tiếng gọi cha đầu tiên và qua hành động. c) Một số nét tính cách của bé Thu : - Bé Thu yêu thương cha chân thành, sâu sắc, mãnh liệt, có cá tính mạnh mẽ đến dường như ương ngạnh, nhưng cũng rất hồn nhiên, ngây thơ. II/ Nghệ thuật - Tạo tình huống éo le. - Xây dựng cốt truyện chặt chẽ, có những tình huống bất ngờ. - Người kể chuyện là một người bạn thân thiết của ông Sáu,chứng kiến toàn bộ câu chuyện, thấu hiểu cảnh ngộ và tâm trạng nhân vật trong truyện. III/ Ý nghĩa văn bản: Là câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng, Chiếc lược ngà cho ta hiểu thêm về những mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta đã trải qua trong cuộc kháng chiến chống mỹ. C/ Hướng dẫn tự học: - Đọc, nhớ những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích. - Nắm được những kiến thức của bài học, tìm các chi tiết minh chứng cho những nội dung này. Tiết 73 - Tuần 15 TIẾNG VIỆT: ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT Ngày soạn: Ngày dạy: I/ Mức độ cần đạt: Củng cố một số nội dung của phần Tiếng Việt đã học ở học kì I. II/ Trọng tâm kiến thức, kĩ năng: 1/ Kiến thức: - Các phương châm hội thoại. - Xưng hô trong hội thoại. - Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp. 2/ Kĩ năng: Khái quát một số kiến thức Tiếng Việt đã học về phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại,lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp. III/ Hướng dẫn thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng 1/ Ổn định tổ chức: VS,SS,TP 2/ Kiểm tra bài cũ: - Có những phương châm hội thoại nào mà em đã học? Hãy kể tên. 3/Dạy bài mới: Hoạt động 1: Ôn lại các phương châm hội thoại. ? Thế nào là phương châm về lượng? ? Thế nào là phương châm về chất? ? Thế nào là phương châm quan hệ? ?Thế nào là phương châm cách thức? ? Thế nào là phương châm lịch sự? GD: cần chú ý vận dụng phương châm hội thoại đạt hiệu quả. Gọi 1-2 HS kể chuyện. VD: Trong giờ vật lý, thầy giáo hỏi một HS đang mải nhìn qua cửa sổ: - Em cho thầy biết sóng là gì? - Thưa thầy, sóng là bài thơ của Xuân Quỳnh. (phương châm quan hệ không được tuân thủ). Hoạt động 2: Ôn lại những từ ngữ xưng hô trong hội thoại. ? Kể những từ ngữ dùng để xưng hô trong hội thoại. ? Xưng hô trong tiếng Việt thường theo phương châm “ xưng khiêm hô tôn”. Em hiểu theo thế nào về phương châm đó? Cho ví dụ. GV nêu ví dụ: bệ hạ, bần tăng, quí ông, quí bà… ? Vì sao trong tiếng Việt, khi giao tiếp người ta hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô. - Giáo dục: Chú ý lựa chọn từ ngữ xưng hô cho hợp lý, để đạt hiệu quả cao. Hoạt động 3: Ôn lại sự phân biệt giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. ? Phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. GD:cần có kỹ năng viết lời dẫn trục tiếp trong văn bản nghị luận. ? Đọc đoạn trích sau và trà lời yêu cầu phía dưới. ? Chuyển lời đối thoại thành lời dẫn gián tiếp? So sánh những thay đổi trong lời thoại và lời dẫn gián tiếp. GV: Treo bảng phụ ghi đoạn văn đã chuyển lời đối thoại thành lời dẫn gián tiếp. - Chuyển như sau: Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng hay thua như thế nào? Nguyễn Thiếp trả lời rằng bấy giờ trong nước trống không lòng người tan rã; quân Thanh ở xa tới, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao, vua QT ra Bắc không quá 10 ngày quân Thanh sẽ bị dẹp tan. - Phân tích những thay đổi về từ ngữ trong lời dẫn gián tiếp so với lời đối thoại? - Treo bảng phụ. - Giáo dục: tác dụng của việc sử thay đổi về từ ngữ trong lời dẫn gián tiếp và lời dẫn trực tiếp. 4/ Củng cố: - Có những phương châm hội thoại nào? - So sánh cách dẫn trực tiếp và gián tiếp? - Lựa chọn từ ngữ xưng hô trong hội thoại để làm gì? Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học: 5/ Dặn học bài: - Học bài, xem lại các bài tập đã làm. - Ôn tập TV từ đầu năm đến nay để chuẩn bị kiểm tra Tiếng Việt.. HS báo cáo sĩ số . HS trả lời. HS trả lời. HS trả lời HS trả lời HS trả lời 1-2 HS kể chuyện HS kể. - Thảo luận ( 2 phút) HS nêu ví dụ. HS thảo luận 2 phút. - Dẫn trực tiếp: dẫn nguyên văn lời hay ý nghĩ của người hay nhân vật. - Dẫn gián tiếp: là thuật lại lời hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho hợp lí. HS chuyển. Hs phân tích. HS trả lời. HS ghi vào vở. I/ Các phương châm hội thoại: 1/Khái niệm: a/Phương châm về lượng: Khi giao tiếp cần có nội dung, nội dung phải đáp ứng đúng yêu cầu giao tiếp, không thiếu, không thừa. b/ Phương châm về chất: Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. c/Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc. d/ Phương châm cách thức: Khi giao tiếp, càn nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ. đ/ Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp, càn tế nhị và tôn trọng người khác. 2/ Bài tập:Hãy kể một tình huống giao tiếp trong đó có một hoặc một số phương châm hội thoại nào đó không được tuân thủ. VD: Trong giờ vật lý, thầy giáo hỏi một HS đang mải nhìn qua cửa sổ: - Em cho thầy biết sóng là gì? - Thưa thầy, sóng là bài thơ của Xuân Quỳnh. (phương châm quan hệ không được tuân thủ). II/ Xưng hô trong hội thoại. 1/ Từ ngữ xưng hô trong hội thoại. Vd: tôi, bạn, mày chúng tao, anh, chị , em, hắn… 2/ Xưng hô trong tiếng Việt thường theo phương châm “xưng khiêm hô tôn”. - Khi xưng, người nói tự xưng mình một cách khiêm tốn.Khi hô, gọi người đối thoại một cách tôn kính. Vd: bệ hạ, bần tăng, quí ông, quí bà… 3/ Trong tiếng Việt, khi giao tiếp người ta hết sức chú ý đến sự lựa chọn xưng hô. - Vì để xưng hô, còn có thể dùng các danh từ chỉ quan hệ thân thuộc, nghề nghiệp, chức vụ…Mỗi phương tiện đều thể hiện tính chất của tình huống giao tiếp và mối quan hệ giữa những người giao tiếp. Nếu không chú ý lựa chọn từ ngữ xưng hô thì giao tiếp không đạt hiệu quả.. III/Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. 1/ Phân biệt giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. 1a/ Cách dẫn trực tiếp: 1b/ Cách dẫn gián tiếp: 2/(a)Chuyển lời đối thoại trong đoạn trích thành lời dẫn gián tiếp: Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng hay thua như thế nào? Nguyễn Thiếp trả lời rằng bấy giờ trong nước trống không lòng người tan rã; quân Thanh ở xa tới, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao, vua QT ra Bắc không quá 10 ngày quân Thanh sẽ bị dẹp tan. 2(b)Phân tích những thay đổi về từ ngữ trong lời dẫn gián tiếp so với lời đối thoại: Trong lời đối thoại Trong lời dẫn gián tiếp Từ xưng hô Tôi (ngôi thứ nhất) Chúa công (ngôi thứ hai) Nhà vua ngôi thứ ba) Vua Quang Trung (ngôi thứ ba) Từ chỉ địa điểm. Đây Tỉnh lược Từ chỉ thời gian. Bây giờ Bấy giờ IV/ Hướng dẫn tự học: - Tự đặt ra một tình hống giao tiếp có một phương châm hội thoại nào đó không được tuân thủ. - Chuyển lời đối thoại sang lời dẫn gián tiếp. Tuần 15 - Tiết 74 KIỂM TRA PHẦN TIẾNG VIỆT Ngày soạn: Ngày dạy: I/ Mức độ cần đạt: Giúp Hs: - Củng cố khắc sâu kiến thức phần Tiếng Việt đã học trong học kỳ I. II/ Trọng tâm kiến thức, kỹ năng: 1/ Kiến thức: Hệ thống hòa kiến thức chương trình Tiếng Việt HKI một cách hệ thống. 2/ Kỹ năng: Rèn luyện các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt trong việc viết văn bản và trong giao tiếp xã hội. III/ Tiến trình tổ chức dạy và học. 1/ Ổn định tổ chức: VS-SS-TP 2/ Kiểm tra bài cũ : (không tiến hành) 3/ Phát đề: Đề 1,Đề 2. - Hướng dẫn học sinh làm bài. 4/ Thu bài, đếm bài. 5/ Dặn học bài: - Kiểm tra lại kiến thức đã được kiểm tra. - Học ôn phần VHVN chuẩn bị kiểm tra 1 tiết. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT CẤP ĐỘ CHỦ ĐỀ NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG TỔNG SỐ CẤP ĐỘ THẤP CẤP ĐỘ CAO TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Phương châm về chất Xác định được thành ngữ liên quan đến phương châm về chất. Số câu: 1 Số điểm: 0,25 Tỷ lệ: 2,5% Số câu: 1 Số điểm: 0,25 Tỷ lệ: 2,5% Phương châm về quan hệ Xác định được thành ngữ liên quan đến phương châm về quan hệ. Số câu: 1 Số điểm: 0,25 Tỷ lệ: 2,5% Số câu: 1 Số điểm: 0,25 Tỷ lệ: 2,5% Phương châm về lượng Xác định đúng khái niệm phương châm về lượng. Số câu: 1 Số điểm: 0,25 Tỷ lệ: 2,5% Số câu: 1 Số điểm: 0,25 Tỷ lệ: 2,5% Phương châm lịch sự Xác định từ liên quan đến PCLS “ nói leo” Số câu: 1 Số điểm: 0,25 Tỷ lệ: 2,5% Số câu: 1 Số điểm: 0,25 Tỷ lệ: 2,5% Các phương châm hội thoại ( tiếp theo) Những nguyên nhân dẫn đến không tuân thủ các phương châm hội thoại. Số câu: 1 Số điểm: 0,25 Tỷ lệ: 2,5% Số câu: 1 Số điểm: 0,25 Tỷ lệ: 2,5% Sự phát triển của từ vựng 2 cách phát triển từ vựng. Số câu: 1 Số điểm: 0,25 Tỷ lệ: 2,5% Phân tích 2 câu thơ: xác định phép tu từ, phân tích hiện tựợng nghĩa gốc của từ phát triển thành từ nhiều nghĩ được không và giải thích vì sao? Số câu: 1 Số điểm: 4,0 Tỷ lệ: 40% Số câu: 2 Số điểm: 4,25 Tỷ lệ: 42,5% Từ mượn Xác định từ mượm ngôn ngữ châu Âu Số câu: 1 Số điểm: 0,25 Tỷ lệ: 2,5% Số câu: 1 Số điểm: 0,25 Tỷ lệ: 2,5% Từ hán Việt Chọn quan niệm đúng: Từ Hán Việt là bộ phận quan trọng của lớp từ mượn gốc Hán. Số câu: 1 Số điểm: 0,25 Tỷ lệ: 2,5% Số câu: 1 Số điểm: 0,25 Tỷ lệ: 2,5% Từ tượng hình Xác định từ không phải là từ tượng hình. Số câu: 1 Số điểm: 0,25 Tỷ lệ: 2,5% Số câu: 1 Số điểm: 0,25 Tỷ lệ: 2,5% Nhân hóa Xác định trong hai câu thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa. Số câu: 1 Số điểm: 0,25 Tỷ lệ: 2,5% Số câu: 1 Số điểm: 0,25 Tỷ lệ: 2,5% Trau dồi vốn từ Xác định 2 hình thức trau dồi vốn từ. Số câu: 1 Số điểm: 0,25 Tỷ lệ: 2,5% Số câu: 1 Số điểm: 0,25 Tỷ lệ: 2,5% Thuật ngữ Nắm được đặc điểm của thuật ngữ: mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm, không vó tính biểu cảm Số câu: 1 Số điểm: 0,25 Tỷ lệ: 2,5% Nêu khái niệm của thuật ngữ. Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỷ lệ: 10 % Số câu: 2 Số điểm: 1,25 Tỷ lệ: 12,5% Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn trực tiếp Viết đoạn văn nghị luận có cách dẫn trực tiếp. Số câu: 1 Số điểm: 2,0 Tỷ lệ: 20 % Số câu: 1 Số điểm: 2,0 Tỷ lệ: 20% TỔNG SỐCÂU: TỔNG SỐ ĐIỂM: TỶ LỆ % 6 1,5 15% 6 1,5 15% 2 3,0 30% 1 4,0 40% 15 10 100% Họ và tên:………………………………………………………. KIỂM TRA TIẾNG VIỆT Lớp 9………. Thời gian: 45 phút Điểm Lời phê của giáo viên A. TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm – 12 câu - mỗi câu 0,25đ ) Câu1/00001 Thành ngữ "Nói có sách, mách có chứng" liên quan đến phương châm hội thoại nào? a. Phương châm về chất. b. Phương châm về lượng. c. Phương châm về quan hệ. d. Phương châm về cách thức Câu 2/00003Thành ngữ nào dưới đây liên quan đến phương châm hội thoại về quan hệ? a. Hứa hươu hửa vượn b. Trống đánh xuôi kèn thổi ngược. c. Cãi cày cãi cối. d. Nói bóng nói gió. Câu 3/ 00004 Khi giao tiếp cần có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa là: a. Phương châm lịch sự. b. Phương châm quan hệ. c. Phương châm cách thức. d. Phương châm về lượng. Câu 4/ 00005 Việc không tuân thủ các phương châmhội thoại có thể bắt nguồn từ mây nguyên nhân? a. Một nguyên nhân. b. Hai nguyên nhân. c. Bốn nguyên nhân d. Ba nguyên nhân Câu 5/00006 Có mấy cách phát triển từ vựng? a. Một cách. b. Hai cách. c. Ba cách. d. Bốn cách. Câu 6/ 0Từ nào dưới đây là từ mượn ngôn ngữ châu Âu? a. Khuôn trăng. b.Ca nô. c. Đầy đặn d. Màu da. Câu 7/00008 Từ nào dưới đây không phải là từ tượng hình? a. Mảnh khảnh. b.Âm thầm c Ngoằn ngoèo. d . Lênh khênh. Câu 8/00009 Câu thơ " Vầng trăng đi qua ngõ" trong bài "Ánh trăng” của Nguyễn Duy tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? a. So sánh. b. Ẩn dụ. c. Hoán dụ. d. Nhân hóa. Câu 9/ Có mấy hình thức trau dồi vốn từ? a. Một cách. b. Hai cách. c. Ba cách. d. Bốn cách. Câu 10/ Chọn quan niệm đúng trong những quan niệm sau: Từ hán Việt chiếm một tỉ lệ không đáng kể trong vốn từ Tiếng Việt. Từ Hán Việt là bộ phận quan trọng của lớp từ mượn gốc Hán. Từ hán Việt không phải là một bộ phận của vốn từ Hán Việt. Dùng nhiều từ Hán Việt là việc làm cần phê phán. Câu 11/ Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến

File đính kèm:

  • docgiaoantuan15-dasua.doc
Giáo án liên quan