Đọc - hiểu văn bản (tt): 45'
Diễn biến cảm xúc tậm trạng và suy nghĩ của tác giả trong chuyến về thăm quê từ biệt quê hương lần cuối được thể hiện qua 3 giai đoạn: Trên đường về quê, những ngày ở quê, trên đường rời quê. III. Phân tích
(1) Nhân vật"Tôi"
a. Trên đường về quê.
Hỏi: Nói rõ tâm trạng của "Tôi" khi ngồi trên thuyền nhìn về làng quê xa đang gần lại và phân giải lý do của tâm trạng đó?
- Ngồi trên thuyền, qua khe hở của mũi thuyền về làng quê sau 20 năm mới gặp lại, nhận vật "Tôi" thấy phảng phát nỗi buồn sẻ sắt rồi hình như ngạc nhiên, không tin rằng đó có phải làng cũ đã in trong ký ức của "Tôi". Về đến nhà, nỗi buồn hiu quạnh như lại càng tăng lên khi nhìn mấy cọng tranh khô phất phơ trên mái ngói.
- Vì sao có tâm trạng, cảm xúc ấy: Đó là vì giữa cái mong ước, hy vọng và tưởng tượng của "Tôi" trước và trong chuyến đi đã khác xa với thực tế, chính hình ảnh thôn xóm tiêu điều hoang vắng, im lìm dưới vòm trời màu vàng úa, u ám giữa đông đã khiến cho tâm hồn người con xa quê có phần hụt hẫng, thương cảm. Nhân vật "Tôi" thất thất vọng vì so với cái làng trong trí nhớ mà mình vẫn yêu thương thì nó đẹp hơn nhiều. Nhưng đẹp như thế nào thì không hình dung được vì đó là cái đẹp tâm tưởng, cái đẹp có thời gian tô vẽ. Bởi thế khi tận mắt nhìn mấy cọng tranh khô phất phơ trên mái ngói thì nỗi buồn càng dâng lên vì chuyến về lần này là để bán nhà, từ biệt làng quê đi mưu sinh nơi đất khách. Hình ảnh này thật ấn tượng khi diễn tả sự sa sút, hoang phế, buộc phải thay đổi của ngôi nhà và rộng hơn là của làng quê nói chung. - Buồn, thương cảm, nhưng đành chấp nhận.
- Kể + tả+ biểu cảm + đối chiếu.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1455 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 77: Cố hương (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 77:
CỐ HƯƠNG (tt)
Đọc - hiểu văn bản (tt): 45'
Diễn biến cảm xúc tậm trạng và suy nghĩ của tác giả trong chuyến về thăm quê từ biệt quê hương lần cuối được thể hiện qua 3 giai đoạn: Trên đường về quê, những ngày ở quê, trên đường rời quê.
III. Phân tích
(1) Nhân vật"Tôi"
a. Trên đường về quê.
Hỏi:
Nói rõ tâm trạng của "Tôi" khi ngồi trên thuyền nhìn về làng quê xa đang gần lại và phân giải lý do của tâm trạng đó?
- Ngồi trên thuyền, qua khe hở của mũi thuyền về làng quê sau 20 năm mới gặp lại, nhận vật "Tôi" thấy phảng phát nỗi buồn sẻ sắt rồi hình như ngạc nhiên, không tin rằng đó có phải làng cũ đã in trong ký ức của "Tôi". Về đến nhà, nỗi buồn hiu quạnh như lại càng tăng lên khi nhìn mấy cọng tranh khô phất phơ trên mái ngói.
- Vì sao có tâm trạng, cảm xúc ấy: Đó là vì giữa cái mong ước, hy vọng và tưởng tượng của "Tôi" trước và trong chuyến đi đã khác xa với thực tế, chính hình ảnh thôn xóm tiêu điều hoang vắng, im lìm dưới vòm trời màu vàng úa, u ám giữa đông đã khiến cho tâm hồn người con xa quê có phần hụt hẫng, thương cảm. Nhân vật "Tôi" thất thất vọng vì so với cái làng trong trí nhớ mà mình vẫn yêu thương thì nó đẹp hơn nhiều. Nhưng đẹp như thế nào thì không hình dung được vì đó là cái đẹp tâm tưởng, cái đẹp có thời gian tô vẽ. Bởi thế khi tận mắt nhìn mấy cọng tranh khô phất phơ trên mái ngói thì nỗi buồn càng dâng lên vì chuyến về lần này là để bán nhà, từ biệt làng quê đi mưu sinh nơi đất khách. Hình ảnh này thật ấn tượng khi diễn tả sự sa sút, hoang phế, buộc phải thay đổi của ngôi nhà và rộng hơn là của làng quê nói chung.
- Buồn, thương cảm, nhưng đành chấp nhận.
- Kể + tả+ biểu cảm + đối chiếu.
Hỏi:
Biện Pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn này?
- Kể kết hợp tả, biểu cảm trực tiếp, so sánh đối chiếu giữa hiện tại và cảnh trong ký ức.
Chuyển ý:
Tâm trạng của nhân vật"Tôi" trong thời gian ở quê vẫn được thể hiện qua 2 cảnh chính:
+ Gặp gỡ và trò chuyện với bà mẹ, thím Hai Dương.
+ Gặp gỡ với Nhuận Thổ
b/ Những ngày ở nhà
Hỏi:
Trong ký ức của "Tôi" 20 năm trước Nhuận Thổ là cậu bé như thế nào? Tìm đọc đoạn miêu tả hình dáng, cử chỉ, giọng nói, thái độ đối với nhân vật tôi và tính cách? Nhận xét.
- Một đứa bé trạc 11 - 12 tuổi, cổ đeo vòng bạc, tay lăm lăm cầm chiếc đinh ba đang cố sức đâm theo một con tra.
- Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đấu đội mũ lông chim, bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng.
- Hắn thấy ai cũng bẽn lẽn, chỉ không bẽn lẽn với một mình tôi thôi.
- Chưa đầy nửa ngày chúng tôi đã thân nhau, không biết bấy giờ chúng tôi nói với nhau những gì, chỉ nhớ Nhuận Thổ thích chí lắm.
- Tôi rũ hắn đi bẫy chim, hắn kể cho nhân vật "Tôi" rất nhiều chuyện như: Bẫy chim phải chờ cho tuyết xuống nhiều đã, chuyện nhặt những vỏ sò đủ màu có cả sò mặt quỷ, sò tay phật, chuyện canh lợn rừng ăn dưa, chuyện con tra tinh khôn, lông, da nó trơn như mỡ, lúc thủy triều lên, có rất nhiều những con cá nhảy, cứ nhảy lung tung, hai chân như chân nhái.
- Nhuận Thổ phải rời qiê hắn, lòng tôi xốn xang, tôi khóc to lên. Hắn lẩn trong bếp cũng khóc mà không chịu về. Nhưng rồi bố hắn cũng lôi hắn đi. Sau đó hắn có nhờ bố hắn mang lên cho tôi một bọc vỏ sò và mấy thứ lông chim rất đẹp. Tôi cũng có vài lần gửi cho hắn một ít quà nhưng từ đấy chúng tôi không hề gặp mặt nhau nữa.
=> Nhận xét: Trong ký ức của nhân vật tôi, Nhuận Thổ là một đứa bé hồn nhiên, khỏe mạnh, dụng cảm, tìnhc ảm trong sáng, cùng trang lứa, cùng chơi thân với nhau.
Hỏi:
Còn giờ đây Nhuận Thổ thay đổi như thế nào?
- Từng là một câu bé oai hùng, đẹp đẽ, bây giờ đã biến thành một con người khác, già nua, đần độn, có 6 con, gặp bạn cũ lại chào "Bẩm ông" làm cho nhân vật "Tôi" điếng người đi.
- "Nước da bánh mật ngày xưa đã đổi thành vàng xám, có thêm những nếp răn sâu hoắm", "Anh đội một cái mũ lông chim rách tươm, mặc một chiếc áo bông mỏng dính, người co ro, cúm rúm", "bàn tay vừa thô kệch vừa nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông".
- Tình trạng của Nhuận Thổ bây giờ rất thê thảm; con đông, mù mắt, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào đày đọa khiến anh trở thành đồn độn, mụ mẫm đi. Khổ nhiều mà không nói ra được hết, anh chỉ ngồi trầm ngâm, lạng lẽ hút thuốc.
- Trước người bạn cũ Nhuận Thổ vẫn còn giữ được những phẩm chất tốt đẹp; quý bạn, mang quà quê tặng bạn, được tin đến ngay, không tham lam chỉ xin mấy thứ cần thiết nhất cho cuộc sống vất vả; bàn ghế ngồi vì nhà đông người, cái cân để khi mua bán khỏi bị cân điêu, tro để bón ruộng, bộ "tam sự" để cúng bái. Điều đáng buồn là ngoài việc trông mong thần linh phù hộ, còn biết trông cậy vào đâu.
=> Qua thời gian Nhuận Thổ đã thay đổi từ hình dáng đến tinh thần, giữa tôi và Nhuận Thổ đã có một cách bức quá lớn.
Hỏi:
Điều gì khiến cho họ cách bức quá lớn?
- Nghèo khổ (con đông, mất mùa, thuế nặng, lạc hậu).
- Lễ giáo phong kiến cổ hủ của nông thôn Trung Quốc những năm đầu thế kỷ 20.
Hỏi:
Ngoài nhân vật Nhuận Thổ còn một nhân vật đáng buồn hơn nữal; theo em đó là ai? Hãy kể đôi nét về nhân vật này?
- Chị Hai Dương (nàng tây Thi đậu phụ - cách gọi mỉa mai). Hình dáng xấu xí: Lưỡng quyền cao, môi mỏng, chân gầy, nom như cái com pa, tính tình đanh đám chua ngoa, mồm mép luôn áp đặt cho người khác, miệng chưa xin tay đã lấy, lại còn đơn đặt cho Nhuận Thổ để kể công mà lấy đi cái cẩu sát khí (dụng cụ cho gà ăn, mà chó không thể ăn, tranh được, kể công bế anh Tấn lúc nhỏ để xin đồ đạc.
=> Đây là một minh chứng cụ thể khác về sự sa sút điêu tàn của cố hương, sa sút về nhân cách đạo đức.
GV: Nói thêm: Khách khứa cũng đáng buồn: Kẻ đến đưa chân, kẻ đến lấy đồ đạc, có kẻ tiện tay làm cả hai việc, cho đến trước khi đi đồ đạc đã bị lấy "sạch như quét".
Hỏi:
Tìnhc ảm của nhân vật "Tôi" trong những ngày ở quê như thế nào?
- Nhân vật tôi càng buồn hơn, đau xót hơn, cô đơn hơn vì cảnh vật con người đã thay đổi, sa sút, nhếch nhác vì nghèo đói, vì lễ giáo phong kiến cổ hủ, xót xa vì sự cách bức giữa "Tôi" và Nhuận Không cón tìm đâu bóng dáng của người bạn nhỏ tươi tắn, đẹp đẽ năm nào. Thông cảm và đành chấp nhận, bùi ngùi chia tay với quê với cảnh, với người.
Hỏi:
Biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong phần này là gì?
- Sử dụng hồi ức và đối chiếu, nói một cách đầy đủ hơn là 2 biện pháp đã được kết hợp Một cách nhuần nhuyễn để làm nổi bật sự thay đổi ở con người, cãnh vật. Ở đây tác giả không chỉ đối chiếu từng nhân vật trong quá khứ với hiện tại mà còn đối chiếu nhân vật này trong hiện tại với nhân vật kia trong quá khứ (đoạn 3 sẽ phân tích).
File đính kèm:
- TIET 77.doc