A. Mục tiêu bài dạy (sgv/19)
B. Chuẩn bị của GV - HS:
- GV: sgk, sgv, giáo án.
- HS: sgk, vở bài tập.
C. Tiến trình bài dạy:
(1) Khởi động:
- Ổn định
- Bài cũ: Thể nào là Khởi ngữ. Cho vd.
- Bài mới: Tìm hiểu các thành phần biệt lập.
(2) Hình thành kiến thức mới:
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 7913 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 98: Các thành phần biệt lập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 98
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
A. Mục tiêu bài dạy (sgv/19)
B. Chuẩn bị của GV - HS:
- GV: sgk, sgv, giáo án.
- HS: sgk, vở bài tập.
C. Tiến trình bài dạy:
(1) Khởi động:
- Ổn định
- Bài cũ: Thể nào là Khởi ngữ. Cho vd.
- Bài mới: Tìm hiểu các thành phần biệt lập.
(2) Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài giảng
Đọc:
HS đọc vd 1a,b/18-sgk
A. Tìm hiểu bài
Hỏi:
Các từ in đậm thể hiện thái độ gì của người nói? Nếu không có cái từ in đậm ấy thì nghĩa cơ bản của câu có thay đổi không? Tại sao?
- Thể hiện thái độ tin cậy cao: Chắc
- Thể hiện thái độ in cậy chưa cao: Có lẽ
- Nếu không có các từ in đậm ấy thì nghĩa cơ bản của câu không thay đổi vì những từ ngữ in đậm chỉ thể hiện sự nhận định của người nói đối với việc trong câu, chứ không phải là thông tin sự việc trong câu.
(HS đọc ghi nhớ 1)
I. Thành phần tình thái
vd a,b/18
-> sự tin cậy
Đọc:
HS đọc vd 2ab/18-sgk
II. Thành phần cảm thán.
Hỏi:
Các từ nghữ in đậm trong 2 câu trên những sự vật hay sự việc gì không?
- Không chỉ sự vật hay sự việc, dùng để bộc lộ tình cảm của người nói (như vui, buồn, hờn giận…)
vd a,b -> Giải bày tình cảm.
Hỏi:
Nhờ những từ nào trong câu mà chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu ồ hoặc kêu trời ơi?
- Chính những thành phần câu tiếp theo sau các tiếng đó giải thích cho người nghe biết tại sao người nói cảm thán.
Công dụng của từ ngữ in đậm trong câu?
- Dùng để giúp người nói giải bày nỗi lòng của mình.
HS đọc ghi nhớ 2.
(3)
Luyện tập
III. Ghi nhớ /18
BT1: Tìm thành phần tình thái, cảm thán?
a/ Có lẽ
b/ Chao ôi
c/ Hình như
d/ Chả nhẽ
B. Luyện tập
1/ Nhận diện
BT2: Sắp xếp những từ sau đây theo trình tự tăng dần độ tin cậy (hay độ chắc chắn)
- Dường như, hình như -> có vẻ như -> Có lẽ -> Chắc là -> Chắc hẳn-> Chắc chắn.
2/ Sắp xếp
BT3: Cho biết trong số những từ ngữ có thể thay thế cho nhau trong câu sau đây, với từ nào người nói phải chịu trách nhiệm cao nhất, về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra, với từ nào trách nhiệm thấp nhất. Tại sao tác giả Nguyễn Quang Sáng lại chọn từ chắc?
- “Chắc chắn” có độ tin cậy cao nhất
-“Hình như” Có độ tin cậy thấp nhất.
Tác giả dùng từ chắc. Vì niềm tin vào sự việc có thể diễn ra theo 2 hướng sau đây:
+ Theo tình cảm huyết thống thì sự việc sẽ phải diễn ra như vậy.
+ Do thời gian và ngoại hình, sự việc cũng có thể diễn ra khác đi một chút.
BT4: Viết đoạn văn có chứa thành phần tình thái và cảm thàn. Gợi ý.
…Em tin trằng tất cả những ai đang xem bộ phim này chắc chắn đều có cảm nghĩ như em.
… Ôi bộ phim sao mà hấp dẫn và cảm động.
(4)
Củng cố - Dặn dò:
File đính kèm:
- TIET 98.doc