I. Trọng tâm kiến thức
1. Kiến thức:
- Tính cấp thiết của vấn đề được đề cập trong văn bản
- Hệ thống luận cứ và phương pháp lập luận trong văn bản
2. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu một văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
- Trình bày những suy nghĩ nhận xét, đáng giá về một vấn đề xã hội
- Rèn luyện thêm cách viết đoạn văn, bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.
3. Thái độ:
- Trân trọng , yêu quý những tác phẩm nghị luận về một vấn đề xã hội
II. Chuẩn bị
Thày: Giáo án, phiếu học tập, bảng phụ, Nam châm, Máy chiếu đa năng
Trò: Bài soạn, Vở BT NV
III. Tổ chức dạy và học
Bước 1. Ổn định tổ chức lớp
- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp
Bước 2. Kiểm tra bài cũ:
Bước 3: Tổ chức dạy và học bài mới
HĐ1. Tạo tâm thế
- Mục tiêu: tạo tâm thế, định h¬ướng chú ý cho HS
- Phương pháp: trực quan
- Thời gian: 2 phút
18 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1259 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Trường TH & THCS Văn Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TuÇn 23
BÀI 20 :
VĂN BẢN:
CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI
( Vũ Khoan )
TIẾT 106,107 : ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
I. Trọng tâm kiến thức
1. Kiến thức:
- Tính cấp thiết của vấn đề được đề cập trong văn bản
- Hệ thống luận cứ và phương pháp lập luận trong văn bản
2. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu một văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
- Trình bày những suy nghĩ nhận xét, đáng giá về một vấn đề xã hội
- Rèn luyện thêm cách viết đoạn văn, bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.
3. Thái độ:
- Trân trọng , yêu quý những tác phẩm nghị luận về một vấn đề xã hội
II. Chuẩn bị
Thày: Giáo án, phiếu học tập, bảng phụ, Nam châm, Máy chiếu đa năng
Trò: Bài soạn, Vở BT NV
III. Tổ chức dạy và học
Bước 1. Ổn định tổ chức lớp
- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớpBước 2. Kiểm tra bài cũ:
Bước 3: Tổ chức dạy và học bài mới
HĐ1. Tạo tâm thế
- Mục tiêu: tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS
- Phương pháp: trực quan
- Thời gian: 2 phút
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
ND CẦN ĐẠT
Vũ Khoan – nhà hoạt động chính trị, nhiều năm làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao... là người luôn có tâm huyết với sự phát triển của thế hệ trẻ. Hôm nay cô trò chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài nghị luận của ông.
- Học sinh quan sát.
- Nghe GV giới thiệu bài
Hoạt động 2 : Tri giác ( đọc, quan sát, tóm tắt... )
- Thời gian dự kiến: 10 phút
- Phương pháp: Đọc diễn cảm, đọc sáng tạo...
- Kĩ thuật: dạy học theo góc...
THẦY
TRÒ
KT CẦN ĐẠT
GHI CHÚ
I.Đọc, chú thích
Gọi HS đọc chú thích về t/g & tp (29)
GV : nhấn mạnh tới ý nghĩa của bài viết trong thời điểm mở đầu thế kỷ mới & ý/ng thiết thực đ/v HS lớp 9.
- Đ/n đi vào CNH, HĐH...
- Thế hệ trẻ là lực lượng quyết định thành công...
( Phần: Lưu ý- SGV/ 30).
* Nêu y/ c đọc: Thể hiện đúng thái độ của t. g qua giọng điệu: trầm tĩnh, khách quan nhưng không xa cách.nói về một v/đ hệ trọng nhưng không cao giọng thuyết giáo mà gần gũi, giản dị.
- Giáo viên đọc mẫu -> Gọi HS đọc Gọi HS đọc kế tiếp hết Văn Bản
? Em hiểu thế nào về nhan đề bài viết ?
* Kiểm tra việc đọc chú thích.
Thiên hướng ?Thời hướng ? Học chay ? Kỳ thi ?
? VB thuộc kiểu bài gì ? Căn cứ vào đâu để xác định kiểu bài ?
I.Đọc, chú thích
+ Học sinh đọc chú thích *
+ Tóm tắt những nét cơ bản về tác giả và nội dung bài viết
+ Chuẩn bị hành trang ở đây là sắp sẵn những phẩm chất giá trị như tri thức, kĩ năng thói quen để bước vào thế kỉ 21 thế kỉ công nghiệp hoá hiện đại hoá .
+ Học sinh tự kiểm tra chéo lẫn nhau.
+ VB thuộc kiểu bài nghị luận vì vì bài viết sử dụng phương thức lập luận, Là bài NLXH vì trong bài này t/g đã bàn
+ HS dựa vào chú thích
- HS tự bôc lộ
- HS tự nhận xét
I.Đọc, chú thích
I. Đọc – Chú thích
1.Giới thiệu tg’, t/phẩm.
* Vũ Khoan: Nguyên là Phó Thủ tướng chính phủ.
* Bài viết được đăng trên tạp chí "Tia sáng" năm 2001 và được in vào tập "Một góc nhìn của tri thức" NXB Trẻ, 2002.
2. Đọc
3. Chú thích
- Kinh tế tri thức?
- Sự giao thoa?
- Hội nhập?
HĐ3: Phân tích, cắt nghĩa
- Mục tiêu: Nội dung ,vấn đề quan trong nhất khi bước vào thế kỉ mới là sự chuẩn bị bản thân con người...
- Phương pháp: vấn đáp, giải thích, nêu và giải quyết vấn đề, toạ đàm...
- Kĩ thuật: dạy học theo nhóm...
II. Tìm hiểu văn bản
1. Vấn đề quan trong nhất khi bước vào thế kỉ mới là sự chuẩn bị bản thân con người.
Cho HS đọc lại phần mở đầu của VB.
? Bài văn nêu v. đề gì? Nêu luận điểm cơ bản của bài viết?
? Hãy chỉ rõ đối tượng ? Nội dung ? mục đích của bài viết ?
+ Đề tài bàn luận được nêu rõ trong nhan đề: Chuẩn bị hành...
- Luận điểm cơ bản của bài: lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới
? Em thấy vấn đề t/g quan tâm có cần thiết không ? Vì sao ?
+ Vấn đề rất cần thiết vì đây là v/đ thời sự cấp bách để chúng ta hội nhập với nền k/t thế giới, đưa nền kinh tế nước ta tiến lên hiện đại và bền vững. Điều đó càng cần thiết khi DT đi vào công cuộc xây dựng, phát triển trong xu thế hội nhập, trong nền kinh tế có xu hướng toàn cầu hoá hiên nay.
? Qua đó em hiểu thêm điều gì về tác giả ?
+ Là người có tầ nhìn xa trông rộng, lo lắng cho tiền đồ đất nước.
? Phần thân bài của bài viết có thể chia làm mấy luận cứ ? Đó là những luận cứ nào?
+ Chia làm 3 phần
- Từ đầu... càng nổi trội ® chuẩn bị hành trang vào thiết kế mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân...
® điểm yếu của nó (33)=> bối cảnh của thế giới hiện nay & những mục tiêu nặng nề của đ/n.
- Còn lại => Nêu rõ cái mạnh cái yếu của con người Việt Nam cần được nhận rõ khi bước vào nền kinh tế mới trong TK mới.
*Cho HS q/s từ “tết năm nay -> hội nhập”
? phần VB này cho biết T. g viết bài này vào thời điểm nào của l/ sử?
+ đầu năm 2001 (xuân Tân Tị)
- Thời điểm chuyển giao thời gian 2TK , 2 TNkỉ
- Thời điểm mà tg’ viết bài: đầu năm 2001, khi đ/n ta cùng toàn thế giới bước vào năm đầu tiên của TK mới, KH – công nghệ phát triển như huyền thoại, đó là sự giao thoa, hội nhập ngày càng sâu rộng giữa các nền kinh tế.
+ Đây là luận cứ quan trọng mở đầu cho cả hệ thống luận cứ của bài. Nó có ý nghĩa đặt vấn đề, mở ra hướng lập luận của toàn bài.
+ S/d những đ/v ngắn với nhiều thuật ngữ KT, CT của thời hiện đại.
?Trong bài này, t.g’ cho rằng "Trong những h. trang ấy có lẽ sự chuẩn bị bản thân con l là q.trọng nhất? Điều đó có đúng? Tại sao?
* Để xác minh cho luận cứ trên tác giả đa ra 2 lý lẽ:
- Từ cổ chí kim, bao giờ con ngời cũng là động lực phát triển của lịch sử.
- Trong thời kỳ nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội(Gợi ý:Tác giả đã đưa ra lí lẽ nào để xác minh cho luận cứ đó?)
2. Bối cảnh chung của thế giới hiện nay đã đặt ra những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề cho đất nước ta.
? Bài viết chỉ rõ bối cảnh của thế giới hiện nay ntn?
+ Thế giới hiện nay, một thế giới mà khoa học công nghệ phát triển là thời điểm chuyển giao...hội nhập ngày càng sâu rộng giữa các nền k/t.
+ Nhận rõ cái mạnh, yếu của con người Việt Nam trước những yêu cầu của thời kỳ mới.
+ Thông minh nhạy bén với cái mới nhưng thiếu kiến thức cơ bản kém khả năng thực hành.
Cần cù sáng tạo nhưng thiếu đức tính tỉ mỉ, ko coi trọng nghiêm ngặt qui trình công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trương
-Nhược điểm, chỗ yếu thì dễ dẫn đến tình trạng hiểu không đúng về dtộc mình, ngộ nhận, tự đề cao quá mức dẫn đến tâm lí tự thoả mãn không học l khác. Tâm lí ấy có hại, cản trở sự vươn lên phát triển của đất nước, nhất là trong bối cảnh thế giới hiện nay. Lòng yêu nước, tinh thần d.tộc đòi hỏi mọi người phải nhìn rõ cả mạnh - yếu của dtộc, có sự thôi thúc vươn lên vứt bỏ những cái yếu kém, vượt qua những hạn chế để sánh vai với những nước phát triển văn minh tiến bộ.
Hệ thống luận cứ kết thúc bằng việc nêu yêu cầu với thế hệ trẻ "bước vào vào thế kỷ mới muốn... những việc nhỏ nhất ".
? Trước tình hình ấy, nhiệm vụ của chúng ta là gì ?
+ Nước ta phải đồng thời giải quyết 3 nhiệm vụ :
+ Đẩy mạnh CNH, HĐH
+ Thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền kinh tế Nhà nước
+ Đồng thời tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức
+ Lấp đầy bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu …
GV: V/đề ấy không chỉ có ý nghĩa thời sự trong thời điểm chuyển giao thế kỷ mà còn có ý nghĩa lâu dài đ/v quá trình đi lên của đất nước. Bởi vì nhận rõ cái mạnh, cái yếu, phát huy cái mạnh, khắc phục cái yếu là điều kiện cần thiết để phát triển, nếu ko muốn tụt lùi đ/c mỗi l, mỗi d/tộc. Điều đó lại càng cần thiết đ/v d.tộc ta khi thực sự đi vào công cuộc xây dựng, phát triển trong xu thế hội nhập, trong nền k.tế có xu hướng toàn cầu hoá hiện nay.
? N.xét gì về hệ thống luận cứ của tg’.
3. Những điểm mạnh điểm yếu trong tính cách, thói quen của người VN cần được nhìn nhận rõ khi bước vào thế kỉ mới.
Chuyển n/d tiếp -> HS q/s “Cái mạnh … đố kị nhau”
? T/g đã chỉ ra cái mạnh cái yếu nào của người VN?
GV: Đây là l. cứ trung tâm, quan trọng nhất của bài nên được t.giả triển khai cụ thể & ptích khá thấu đáo.
? N. xét gì về cách triển khai các đ' mạnh, yếu của t.g?
? T.giả đã nêu & phân tích những điểm mạnh, yếu nào trong tính cách thói quen của người Việt Nam ta?
* Giáo viên lấy những d/c sinh động trong thực tế: Học sinh đi thi HSG quốc tế: Làm tốt lí thuyết đến phần thực hành kém.
GV: Cái mạnh, cái yếu luôn được nói đến lâu nay là tính cách dân tộc và phẩm chất con người VN, nhiều l chỉ thiên về khẳng định những cái hay, cái tốt, cái mạnh. Nếu chỉ nói 1 phía ưu điểm, chỗ mạnh mà bỏ qua những nhđối chiếu với y/cầu xây dựng và phát triển đất nước hiện nay chứ ko phải chỉ nhìn trong l/sử.
? Thái độ của t.giả ntn khi nêu những n.xét đó? ( Gợi ý: Thái độ t.g ntn khi nêu những- Những mặt mạnh, yếu?
? Để đưa đ/n đi lên ta phải làm gì?
? Qua đó em thấy yêu cầu cần có trong hành tranh của con người VN vào thé kỉ mơi là gì ?
? Em thấy thái độ của t/g thế nào ?
? Lời khuyên của t/g với lớp trẻ là gì ? Suy nghĩ của em trước lời khuyên đó ?
II. Tìm hiểu văn bản
1. Vấn đề quan trong nhất khi bước vào thế kỉ mới là sự chuẩn bị bản thân con người.
- HS phát hiện
- HS tự bộc lộ
- HS suy ngẫm
- HS suy ngẫm
- HS tự bộc lộ
- HS quan sát
+ HS quan sát
+ Có tinh thần đoàn kết đùm bọc, nhất trong công cuộc chiến đấu chống NX nhưng lại đố kị nhau trong làm ăn và trong cuộc sống thường ngày.
- Bản chất thích ứng nhanh nhưng lại có nhiều hạn chế trong thói quen và nếp nghĩ, kì thị kinh doanh, quen với bao cấp, thói sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức, thói " khôn vặt", ít giữ chữ "tín"
2. Bối cảnh chung của thế giới hiện nay đã đặt ra những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề cho đất nước ta.
- Thái độ của tg’ là tôn trọng thực sự, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan toàn diện. Không thiên lệch về 1 phía, khẳng định và trân trọng những phẩm chất tốt đẹp đồng thời cũng thẳng thắn chỉ ra những mặt yếu kém không rơi vào sự đề cao qúa mức hay tự ti, miệt thị dân tộc
+ Nước ta phải đồng thời giải quyết 3 nhiệm vụ :
+ Đẩy mạnh CNH, HĐH
+ Thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền kinh tế Nhà nước
+ Đồng thời tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức
+ Lấp đầy bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu …
+ Trân trọng g/t truyền thống, không né tránh, kiên quyết loại bỏ những yếu kém q/t lo lắng đến vận mệnh đất nước.
+ Cần nhận rõ ưu điểm, khuyết điểm để vươn tới khắc phục, có thói quen tốt của nếp sống công nghiệp…
- HS phát hiện
- HS tự bộc lộ
- HS tự so sánh
+ Hs quan sát đoạn 2
- HS phát hiện
3. Những điểm mạnh điểm yếu trong tính cách, thói quen của người VN cần được nhìn nhận rõ khi bước vào thế kỉ mới.
- HS tự bộc lộ
- HS suy ngẫm
- HS tự bộc lộ
+ HS đọc hoặc quan sát
- HS tự bộc lộ
II. Tìm hiểu văn bản
1. Vấn đề quan trong nhất khi bước vào thế kỉ mới là sự chuẩn bị bản thân con người.
Tiết 2
2. Bối cảnh chung của thế giới hiện nay đã đặt ra những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề cho đất nước ta.
3. Những điểm mạnh điểm yếu trong tính cách, thói quen của người VN cần được nhìn nhận rõ khi bước vào thế kỉ mới.
HĐ4.Đánh giá, khái quát
- Mục tiêu: HS nắm được những kiến thức cơ bản về nội dung và nghệ thuật
- Phương pháp: khái quát hoá
- Thời gian: 6 phút
III. HD tổng kết
? Nêu những nét đặc sắc nghệ thuật nghị luận cuả Nguyễn Đình Thi qua bài tiểu luận?
? VB có những nội dung nào?
? Nêu ý nghĩa của văn bản Tiếng nói của văn nghệ?
- HS suy ngẫm
- HS khái quát lại nội dung
- HS tự bộc lộ
III. Tổng kết:
1. Ng/thuật:
- Sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ thích hợp làm cho câu văn vừa sinh động cụ thể, lại vừa ý vị sâu sắc mà vẫn ngắn gọn.
- Sử dụng ngôn ngữ báo chí gắn với đời sống bởi cách nói giản dị trực tiếp, dễ hiểu, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu thuyết phục
2. Nội dung: 3 ND
3. ý nghĩa VB:
- Những điểm mạnh, điểm yếu của con người VN, từ đó cần phát huy ngững điểm mạnh, khác phục những hạn chế đr xây dựng đất nước trong thế kỉ mới.
HĐ5. Luyện tập
- Mục tiêu: rèn kĩ năng đọc diễn cảm
- Phương pháp: so sánh, đối chiếu, liên hệ...
- Kĩ thuật: động não
- thời gian:3-5 phút
- HS làm bài tập SGK
- HS làm bài cá nhân
IV. Luyện tập:
Bài 1: Nêu những d/c trong thực tế để làm rõ điểm mạnh điểm yếu…
Bài 2: Bản thân có những điểm mạnh, điểm yếu nào….
Bài tập trắc nghiệm: Làm BT TNNV 9
Bước 4: Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài mới: 5 phút
- Lập lại hệ thống luận điểm của văn bản
- Nắm được nội dung nghệ thuật , ý nghĩa văn bản
- Luyện viết đoạn văn, bài văn nghị luận trình bày những suy nghĩ về một vấn đề xã hội.
- Soạn: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 108.
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
I. Trọng tâm kiến thức
1. Kiến thức:
- Đặc điểm, yêu cầu của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
2. Kỹ năng:
- Làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức HS cần đề cao tư tưởng đạo lí làm người.
II. Chuẩn bị
Thày: Giáo án, phiếu học tập, bảng phụ, Nam châm
Trò: Bài soạn, Vở BT NV,
III. Tổ chức dạy và học
Bước 1. Ổn định tổ chức lớp
Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp
Bước 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra trong quá trình học bài mới.
Bước 3: Tổ chức dạy và học bài mới
HĐ1. Tạo tâm thế
- Mục tiêu: Thu hút sự chú ý của HS vào bài học
- Phương pháp: phát vấn
- Kĩ thuật: động não
THẦY
TRÒ
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Thế nào là nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí? Các bước làm văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý có giống các bước làm bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống hay không ? Cô trò chúng ta cùng đi tìm hiểu bài học hôm nay.
- Lắng nghe GV giới thiệu bài
HĐ2,3,4: Tri giác, phân tích cắt nghĩa, nhận xét khái quát
- Mục tiêu: Tìm hiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
- Phương pháp: Phát hiện, vấn đáp
- kĩ thuật: Khăn trải bàn, động não,...
- Thời gian dự kiến: 15phút
THẦY
TRÒ
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
GHI CHÚ
I. Xác định kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý.
- yêu cầu HS đọc bài văn (SGK)
- Văn bản " tri thức là sức mạnh" bàn về vấn đề gì?
GV sử dụng kĩ thuật KTB
- Bàn về giá trị của tri thức KH và 1 vai trò của người tri thức trong sự phát triển XH.
- VB được chia làm mấy phần? Nội dung và mối quan hệ của từng phần với nhau?
- 3 phần:
+ Đ1: Mở bài: Nêuvấn đề cần bàn luận.
+ Phần thân bài: Tri thức đúng là sức mạnh.
Đ2: Luận điểm: tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng.
- Phần kết bài: (đoạn còn lại) Phê phán những biểu hiện không coi trọng tri thức hoặc sử dụng tri thức không đúng chỗ.
- Đánh dấu các câu mang luận điểm chính trong bài. Các luận điểm ấy đã không diễn đạt được rõ ràng, dứt khoát ý kiến của người viết chưa?
- Mối quan hệ giữa các phần chặt chẽ, cụ thể.
+ Phần mở bài: Nêu vấn đề
+ Phần thân bài: Lập luận Cm vấn đề.
+ Phần kết bài: Mở rộng vấn đề để bàn luận
- Các câu mang luận điểm
+ Nhà khoa học người Anh...sức mạnh.
+ Sau này Lênin... có được sức mạnh.
+ Tri thức đúng là sức mạnh.
+ Rõ ràng người...làm nổi.
+ Tri thức cũng là sức mạnh của CM.
+ Họ không biết rằng....mọi lĩnh vực.
=> Người viết muốn tô đậm: Tri thức là sức mạnh và vai trò của người tri thức trên mọi lĩnh vực của đời sống.
GV sử dụng kĩ thuật động não
- VB đã sử dụng phép lập luận là chính? Cách lập luận đó có thuyết phục hay không?
- Sử dụng phép lập luận CM là chủ yếu -> phép lập luận có sức thuyết phục vì nó giúp cho người đọc nhận thức được vai trò của tri thức và người trí thức đối với sự tiến bộ của XH.
- Bài nghị luận này có gì khác so với bài nghị luận về sự việc, hiên tượng đời sống?
- Thế nào là nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý?
I - Tìm hiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
- HS đọc bài văn.
- HS suy ngẫm
- HS thảo luận theo kĩ thuật KTB để tìm ra kiến thức
- HS làm việc cá nhân
- HS thảo luận
- Loại thứ 1: Xuất phát từ thực tế đời sống để khái quát thành 1 vấn đề tư tưởng, đạo lý.
- Loại thứ 2: Bắt đầu từ một tư tưởng đạo lý sau đó dùng lập luận giải thích, CM phân tích... để thuyết phục người đọc nhận thức đúng vấn đề tư tưởng, đạo lý đó.
- HS đọc ghi nhớ
I - Tìm hiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
1. Bài văn: tri thức là sức mạnh.
- Nội dung nghị luận:
+ Bàn về giá trị của tri thức KH và vai trò của ngưòi trí thức trong sự phát triển XH.
- Bố cục: 3 phần
+ Thân bài: Lập luận CM vấn đề.
+ Kết bài: Mở rộng vấn đề để bàn luận.
- Luận điểm:
- Lập luận chứng minh
* Ghi nhớ: SGK
Hoạt động 5. Hướng dẫn luyện tập.
- Mục tiêu: HS vận dụng đuợc kiến thức vào luyện tập
- Phơng pháp: hoạt động các nhân, tập thể, tiếp sức
- Kĩ thuật: Các mảnh ghép, nhóm
- Thời gian dự kiến: 20phút
THẦY
TRÒ
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
II. Luyện tập
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu cảu bài tập (SGK) hướng dẫn HS trả lời câu hỏi SGK.
GV đọc cho HS nghe bài tham khảo trong TKBGNV 9 (tr.80)
II - Luyện tập
- HS đọc bài tập
- Kiểu bài: Nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lý.
- Nội dung: Bàn về giá trị của thời gian.
- Luận điểm chính:
+ Thời gian là sự sống.
+ Thời gian là thắng lợi
+ Thời gian là tiền
+ Thời gian là tri thức
- Phép lập luận chủ yếu là phân tích và chứng minh.
-> Lập luận giản dị, dễ hiểu => có sức thuyết phục.
HS nghe
II - Luyện tập
Tìm hiểu VB: Thời gian là vàng.
Bài tập trắc nghiệm: Làm BT TNNV 9
Bước 4: Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài mới: 5 phút
- Học ghi nhớ.
- Dựa vào dàn ý trên, viết một đoạn văn nghị luận bàn về một vấn đề tư tưởng đạo lí
- Chuẩn bị bài: Liên kết câu và liên kết đoạn văn.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 109.
LIÊN KẾT CÂU TRONG MỘT ĐOẠN VĂN
I. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức:
- Liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu và các đoạn văn
- Một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản
2. Kỹ năng:
- Nhận biết một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
- Sử dụng một số phép liên kết câu, liên kết đoạn văn trong việc tạo lập văn bản.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức HS đưa các phép liên kết khi viết văn.
II. Chuẩn bị
Thày: Giáo án, phiếu học tập, bảng phụ, Nam châm
Trò: Bài soạn, Vở BT NV, đề kiểm tra 15 phút
III. Tổ chức dạy và học
Bước 1. Ổn định tổ chức lớp
Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp
Bước 2. Kiểm tra 15 phút
Bước 3: Tổ chức dạy và học bài mới
HĐ1. Tạo tâm thế
- Mục tiêu: Thu hút sự chú ý của HS vào bài học
- Phương pháp: phát vấn
- Kĩ thuật: động não
THẦY
TRÒ
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Để viết được đoạn ăn hay, bài văn mạch lạc thì chúng ta phải làm như thế nào? Đó là câu hỏi dành cho tất cả các em. ( sử dụng phép liên kết câu và liên kết đoạn văn)
- Lắng nghe GV giới thiệu bài
HĐ2,3,4: Tri giác, phân tích cắt nghĩa, nhận xét khái quát
- Mục tiêu: Tìm hiểu khái niệm liên kết câu
- Phương pháp: Phát hiện, vấn đáp
- kĩ thuật: Khăn trải bàn, động não,...
- Thời gian dự kiến: 15phút
THẦY
TRÒ
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
GHI CHÚ
I. Hình thành khái niệm liên kết.
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn SGK.
GV sử dụng kĩ thuật KTB
- Đoạn văn bàn về vấn đề gì? Chủ đề ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề chung của văn bản?
- Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn trên là gì?
- Những nội dung ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề của đoạn văn?
- Nêu nhận xét về trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn.
- Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện bằng những biên pháp nào?
+ Lặp từ vựng: tác phẩm - tác phẩm
- Dùng từ ngữ cùng trường liên tưởng: tác phẩm, nghệ sĩ (tác giả, nhà văn, nhà thơ, hoạ sĩ, nhạc sĩ...)
- Thay thế từ nghệ sĩ = anh; dùng quan hệ từ nhưng, dùng cụm từ "cái đã có rồi" đông nghĩa với những vật liệu mượn ở thực tại.
GV: Đó chính là các phép lặp, phép đồng nghĩa, phép thế, …
- Như vậy các câu trong đoạn văn phải có mối quan hệ với nhau như thế nào về nội dung và hình thức?
I - Khái niệm liên kết:
+ HS đọc và làm việc dưới sự h/d của cô theo kĩ thuật KTB
+ Bàn về cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ. Đây là một trong những yếu tố ghép vào chủ đề chung. Tiếng nói của văn nghệ (quan hệ bộ phận - toàn thể)
C1: Tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại.
C2: Khi phản ánh thực tại, nghệ sĩ muốn nói lên một điều mới mẻ.
C3: Cái mới mẻ ấy là lời gửi của nghệ sĩ.
=> Các nội dung này đều hướng vào chủ đề của đoạn văn. Trình tự các ý hợp logic.
+Tác phẩm nghệ thuật làm gì? (Phản ánh thực tại)
- phản ánh thực tại như thế nào? (Tái hiện và sáng tạo)
- Tái hiện và sáng tạo thực tại để làm gì?(để nhắn gửi một điều gì đó)
- HS đọc to ghi nhớ.
I - Khái niệm liên kết
+ Đoạn văn:
- Nội dung: Bàn
về cách phản
ánh thực tại
của người nghệ sĩ.
- Hình thức liên kết với nhau nhờ:
+ Phép lặp từ ngữ
+ Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng.
+ Phép thế
+ Phép nối.
* Ghi nhớ: SGK
Hoạt động 5. Hướng dẫn luyện tập.
- Mục tiêu: HS vận dụng đuợc kiến thức vào luyện tập
- Phương pháp: hoạt động các nhân, tập thể, tiếp sức
- Kĩ thuật: Các mảnh ghép, nhóm
- Thời gian dự kiến: 20phút
THẦY
TRÒ
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
II. Hướng dẫn luyên tập
- HS đọc yêu cầu của BT1 SGK.
GV sử dụng kĩ thuật các mảng ghép
- Chủ đề của đoạn văn là gì? Các câu trong đoạn văn có phục vụ cho chủ đề ấy như thế nào? Nêu 1 trường hợp cụ thể.
- Các câu trong đoạn được liên kết với nhau bằng những phương pháp liên kết nào?
- Chỉ ra các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn trong những trường hợp sau(Sách TKBG tr.86+87).
- Chỉ ra và nêu cách sửa chữa các lỗi liên kết hình thức trong đoạn trích.
II - Luyện tập
- HS đọc BT1
- Chủ đề: khẳng định năng lực trí tuệ của con người Việt Nam và quan trọng hơn là những hạn chế cần khắc phục. Đó là sự thiếu hụt về kiến thức, khả năng thực hành và sáng tạo yếu do cách học thiếu thông minh gây ra.
- C2 nối với câu 1(phép đồng nghĩa)
"nhưng" nối C3 với C2 (phép nối)
"ấy là" nối C4 với C3 (phép nối)
" lỗ hổng" nối C4 với C5 (phép lặp từ ngữ)
" thông minh" nối C5 với C1 (phép lặp từ ngữ)
a. Liên kết câu: Lặp từ (trường học)
- liên kết đoạn: Phép thế ("như thế" thay cho câu về mọi mặt...và p/c.
b. Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực được sống. Lời gửi cảu văn nghệ là sự sống.
Sự sống ấy toả đều cho mọi vẻ, mọi mặt của tâm hồn. Văn nghệ nói chuyện với tất cả tâm hồn chúng ta, không riêng gì trí tuệ.
- Liên kết câu: Lặp từ (văng nghệ)
- Liên kết đoạn: Lặp từ vựng (văn nghệ- văn nghệ, sự sống - sự sống)
c. Liên kết câu: lặp từ ( thời gian, con người)
d. Liên kết câu: dùng từ trái nghĩa (còn gọi là phép đối), (yếu đuối - mạnh, hiền lành - ác)
a. C2 và C3 nên dùng 2 từ nó, chúng nhưng hợp lý nhất: chúng
b. văn phòng và hội trường không đồng nghĩa. thay " hội trường" ở C2 = "văn phòng"
II - Luyện tập
1. Bài tập 1
2. Bài tập 2:
3. Bài tập 3
Bài tập trắc nghiệm: Làm BT TNNV 9
Bước 4: Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài mới: 5 phút
- Học ghi nhớ.
- Nhớ được các biểu hiện của liên kết câu và liên kết đoạn văn. Tìm các ví dụ về liên kết câu và liên kết đoạn văn.
- Chuẩn bị bài: Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
Ngày soạn:
Ngày dạy:
BÀI 23. VĂN BẢN:
MÙA XUÂN NHO NHỎ
(Thanh Hải)
TIẾT 110 : ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
I. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước.
- Lẽ sống cao đẹp của một con người chân chính.
2. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại
- Trình bày những suy nghậỉcm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ.
3. Thái độ:
- Trân trọng , yêu quý những tác phẩm thơ hiện đại. Thêm yêu Tổ quốc đất nước mình.
II. Chuẩn bị
Thày: Giáo án, phiếu học tập, bảng phụ, Nam châm
Trò: Bài soạn, Vở BT NV
III. Tổ chức dạy và học
Bước 1. Ổn định tổ chức lớp
- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớpBước 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra trong quá trình học bài mới
Bước 3: Tổ chức dạy và học bài mới
File đính kèm:
- Ngu van 9 Tuan 23.doc