Giáo án Ngữ văn 9 - Trường THCS Nguyễn Bá Ngọc

I.Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh:

- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.

-Nắm được các phương châm hội thoại về lượng và chất để vận dụng trong giao tiếp.

-Biết sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.

 

doc108 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1310 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Trường THCS Nguyễn Bá Ngọc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:18/ 8/ 2008 Ngày dạy :22/ 8/ 2008 Học kì I Tuần 1. Bài 1 Văn bản : Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà) Tiết 1-2 : Đọc - Hiểu văn bản I.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh : - Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị. - Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác. -Nắm được các phương châm hội thoại về lượng và chất để vận dụng trong giao tiếp. -Biết sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. II. Chuẩn bị - Tranh ảnh & bảng phụ III.Thiết kế bài dạy: 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của học sinh 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Nếu chỉ hiểu HCM trên phương diện là 1 nhà yêu nước, 1 nhà cách mạng vị đại thì chưa đầy đủ, chưa thấy hết được những phẩm chất cao đẹp của Người. Nhắc đến HCM chúng ta còn phải nhắc đến 1 nhà văn hoá lớn của dân tộc, 1 danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét đẹp nổi nhất trong phong cách HCM. * Các hoạt động dạy và học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt HĐ 1: Đọc – Chú thích GV. Nêu yêu cầu đọc: đọc đúng, diễn cảm thể hiện sự kính trọng với Bác. ? Đọc văn bản ? Nhận xét? ? Hãy giới thiệu về tác giả Lê Anh Trà? ? Nêu xuất xứ của văn bản ? GV gọi HS giải thích các chú thích trong SGK. - Học sinh lắng nghe - Hai HS đọc văn bản- nhận xét - HS giải thích dựa vào SGK - HS trả lời - Trích trong “ Phong cách HCM, cái vĩ đại gắn với cái giản dị ” I. Đọc - Chú thích 1. Đọc 2. Chú thích a. Tác giả Lê Anh Trà b. Tác phẩm c. Từ khó HĐ 2 : Hướng dẫn tìm hiểu văn bản . ? Văn bản thuộc nhóm văn bản nào đã học? ? Qua quá trình học văn năm lớp 6, 7, 8, hãy nêu lại định nghĩa về văn bản nhật dụng? ? Theo em, chủ đề của tác phẩm này là gì? - Văn bản nhật dụng - Chủ đề: Sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. II.Tìmhiểuvăn bản - Thể loại: Văn bản nhật dụng. - Chủ đề: Sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. ? Bố cục của bài được chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần? - Bố cục: Hai phần: + Từ đầu => hiện đại Sự tiếp thu văn hoá nhân loại của HCM. + Nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Người. - Bố cục: 2 phần ? Tại sao HCM có điều kiện tiếp xúc với nhiều nền văn hoá trên thế giới? ? Hãy kể tên các nước mà Bác đã từng đặt chân đến? Vậy, theo em, vốn hiểu biết của Người về các nền văn hoá ra sao? ?Những biểu hiện nào chứng tỏ điều đó? ? BH đã làm những gì để có được vốn văn hoá sâu rộng ấy? Gv bổ sung nếu cần. ?Em có nhận xét gì về cách tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại? ? Tất cả những điều trên có ảnh hưởng ntn đối với việc hình thành nhân cách ở Người? ?Từ đó em hiểu gì về vẻ đẹp trong phong cách HCM? GV. Người vừa hội nhập được với thế giới, lại vừa giữ gìn được bản sắc văn hoá dân tộc. - Trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian khổ, HCM đã có dịp đi rất nhiều nước, tiếp xúc nhiều nền văn hoá. - Đó là một vốn hiểu biết vô cùng sâu rộng và uyên thâm. - Am hiểu sâu về các dân tộc nhân dân thế giới. + Người nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ (nói và viết thạo nhiều thứ tiếng) + Học hỏi qua công việc và lao động đến mức sâu sắc. - Tiếp thu 1 cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá của nước ngoài: + Không chịu ảnh hưởng 1 cách thụ động. + Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay, phê phán những hạn chế, tiêu cực. +Tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế dựa trên nền tảng văn hoá dân tộc. - Hình thành1 nhân cách, một lối sống rất VN, rất phương Đông nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại. - HS thảo luận- trả lời 1.Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của HCM: - Có vốn tri thức văn hoá sâu rộng. -Am hiểu sâu về các dtộc & ndânTG - Hình thành1 nhân cách, rất VN, rất phương Đông nhưng cũng rất mới, rất hiện đại. => Vừa hội nhập được với TG, lại vừa giữ gìn được bản sắc v.hoá dtộc. ?Theo dõi P2, nêu nội dung chính? ? Cuộc sống của vị lãnh tụ vĩ đại được tái hiện ntn? ? Biểu hiện nào chứng tỏ Bác là người giản dị? ?Em đã học văn bản nào nói về lối sống giản dị của Bác? ?Em hãy kể câu chuyện nói về đức tính giản dị của Bác? ? Có người cho rằng cuộc sống của HCM là 1 cuộc sống khắc khổ. ý kiến của bản thân em ntn? GV.Cách sống của Bác gợi ta nhớ đến cách sống của các vị hiền triết trong lịch sử như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm… ? Những biện pháp nghệ thuật gì đã được sử dụng trong văn bản trên?Tác dụng ? ?Từ việc tìm hiểu hãy nêu nội dung văn bản ? ?Đọc ghi nhớ SGK /8 ? GV. Đọc thêm 1 số câu nói về phong cách HCM *BHồ đó chiếc áo nâu giản dị Màu qhương bền bỉ đậm đà. *Nơi B ở: sàn mây, vách gió Sáng nghe chim rừng hót sau nhà. ?Trong cuộc sống hiện đại, văn hoá trong thời kì hội nhập, tấm gương của Bác gợi cho em suy nghĩ gì? ?Nêu 1 vài biểu hiện mà em cho là sống có văn hoá ? - HS trả lời. - Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ. - Trang phục hết sức giản dị, tư trang ít ỏi. - Ăn uống đạm bạc. - Văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ”- Ngữ văn 7 t2 - HS chọn kể 1 văn bản . -HS tự lý giải: Đây ko phải là lối sống khắc khổ của những người tự vui trong cảnh nghèo cũng ko phải tự thần thánh hoá. Đây là lối sống có văn hoá đã trở thành 1 quan điểm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên. - Kết hợp giữa kể và bình luận. - Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu. - Đan xen thơ, dùng từ Hán Việt. - Nt đối lập: vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hoá nhân loại mà rất dân tộc, rất VN =>Nổi bật vẻ đẹp trong lối sống của Bác: giản dị và thanh cao. - Vẻ đẹp của phong cách HCM – sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại. - HS đọc - Rút ra ý nghĩa của việc học tập và rèn luyện theo gương Bác Hồ. - HS bộc lộ 2. Nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Bác -Nơi ở,nơi làm việc đơn sơ. -Trang phục giản dị - Ăn uống đạm bạc =>Giản dị và thanh cao * Ghi nhớ: sgk/ 8 HĐ 5: Luyện tập. III. Luyện tập - BTTN: Câu 2,3,14/12->15 SBTTN - Hãy chỉ ra phương pháp lập luận trong văn bản trên? 4. Hướng dẫn về nhà: - Hiểu nội dung và nghệ thuật của văn bản . - Sưu tầm những mẩu chuyện về Bác. - Hãy liên hệ sự tiếp thu văn hoá nhân loại của Bác với tình hình hội nhập của nước ta hiện nay. - Chuẩn bị: Các phương châm hội thoại. ………………………………………….. Ngày soạn : 21/ 8/ 2008 Ngày dạy : 25/ 8/ 2008 Tiết 3: Các phương châm hội thoại I.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh : - Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất. - Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp. II.Chuẩn bị: - Bảng phụ III.Thiết kế bài dạy : 1.ổn định tổ chức : 2.Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của học sinh. 3.Bài mới Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò Nội dung cần đạt HĐ1.Phương châm về lượng ? Đọc đoạn đối thoại? ? Hãy giải nghĩa từ “bơi”? ? Câu trả lời của Ba có đáp ứng điều An muốn biết không? Vì sao? ? Nếu là em, em sẽ trả lời câu hỏi của An ra sao? ? Có thể rút ra bài học gì về giao tiếp? - HS đọc - Là di chuyển trong nước hoặc trên mặt nước bằng cử động của cơ thể. - Câu trả lời của Ba ko mang nd mà An cần biết. Điều mà An cần biết là một địa điểm cụ thể nào đó như tên bể bơi, sông, hồ, biển…Câu trả lời đó quá ít thông tin mà câu hỏi cần giải đáp. - HS tự trả lời. - Cần nói rõ ndung, không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi. I. Phương châm về lượng. 1. Ví dụ a. Đoạn hội thoại - Câu trả lời của Ba lượng thông tin quá ít mà câu hỏi cần giải đáp. =>Bài học: Cần nói rõ ndung, không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi. ? Gọi học sinh kể lại truyện “ Lợn cưới, áo mới”. ? Vì sao chuyện này lại gây cười? ? Hãy đóng vai hai nhân vật trong truyện , hỏi và trả lời lại cho đủ thông tin cần biết. ? Nếu trong giao tiếp chúng ta nói nhiều hơn những gì cần nói thì sao? ? Như vậy, cần tuân thủ những gì khi giao tiếp? - HS kể - Vì các nhân vật đều nói nhiều hơn những gì cần nói => ý nghĩa đó mang tính khoe khoang. - Thông tin dài dòng không cần thiết, người nghe khó nắm bắt thông tin chính… - Trong giao tiếp không nên nói nhiều hơn những gì cần nói. b. Truyện“ Lợn cưới, áo mới” - Các nhân vật đều nói nhiều hơn những gì cần nói.(lượng thông tin thừa nhiều, không cần thiết) - Bài học: Trong giao tiếp không nên nói nhiều hơn những gì cần nói. ?Từ đó em rút ra nhận xét gì? GV. Đó chính là phương châm về lượng. ? Đọc ghi nhớ sgk/ 9 - Hs đọc 2. Ghi nhớ ( SGK) HĐ 2: Phương châm về chất GV. Kể lại truyện “Quả bí khổng lồ”? ? Truyện này phê phán điều gì? ? Em hiểu nói khoác là nói ntn ? ? Theo em nói khoác sẽ có tác hại ntn? Hãy lấy 1 vd minh hoạ. ? Như vậy, trong giao tiếp có điều gì cần tránh? GV đưa tình huống: ? Nếu không biết chắc 1 tuần nữa lớp sẽ tổ chức đi tham quan, em có nói cho các bạn biết điều đó không? ? Nếu không biết chắc vì sao bạn mình nghỉ học, em có trả lời với thầy cô là bạn ấy bị ốm không? ? Sự khác nhau giữa nói khoác (nói điều mình không tin là đúng sự thật) và nói những điều mình chưa có bằng chứng xác thực là gì? ? Nếu có ý định nói những điều mình chưa có bằng chứng xác thực thì cần làm thêm điều gì? ? Từ 2 tình huống trên em rút ra kết luận gì trong giao tiếp? ? Đọc ghi nhớ sgk/ 10 HĐ 3: Luyện tập . - HS kể lại - Phê phán tính nói khoác. - Nói không đúng sự thật - Học sinh tự lấy vd. - Trong giao tiếp không nên nói những gì mình không tin là đúng sự thật. - Báo cho người nghe biết rằng tính xác thực của thông tin chưa được kiểm chứng: Thêm từ hình như, nghĩ là.. - HS đọc II. Phương châm về chất. 1.Ví dụ:Truyện “Quả bí khổng lồ” - ý nghĩa:Phê phán tính nói khoác - Bài học: trong giao tiếp không nên nói những gì mình không tin là đúng sự thật. 2. Ghi nhớ: SGK/ 10 III. Luyện tập * Hình thức: GV gọi 3 học sinh lên lần lượt chữa các bài tập trong sgk. Các học sinh còn lại làm trực tiếp vào vở ghi. Bài tập 1: Vận dụng các phương châm về lượng để phát hiện lỗi trong các câu sau: -Trâu là 1 loại gia súc nuôi ở nhà.=> Thừa cụm từ nuôi ở nhà vì từ gia súc đã hàm chứa ý nghĩa là thú nuôi trong nhà. - én là 1 loại chim có 2 cánh. => Tất cả các loài chim đều có 2 cánh, vì thế có 2 cánh là 1 cụm từ thừa. Bài tập 2: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Nói có căn cứ chắc chắn là nói có sách, mách có chứng. Nói sai sự thật 1 cách cố ý nhằm che giấu 1 điều gì đó là nói dối. Nói 1 cách hú hoạ, không có căn cứ là nói mò. Nói nhảm nhí, vu vơ là nói nhăng nói cuội. Nói khoác lác, làm ra vẻ tài giỏi hoặc nói những chuyện bông đùa khoác lác cho vui gọi là nói trạng =>Các từ ngữ trên đều tuân thủ hoặcvi phạm phương châm hội thoại về chất. Bài tập 3: Đọc đoạn hội thoại và cho biết phương châm hội thọai nào không được tuân thủ. =>Với câu hỏi “Rồi có nuôi được không” người nói đã không tuân thủ phương châm về lượng ( hỏi 1 điều rất thừa). Bài tập 4: Học sinh tự làm. Bài tập 5: Giải nghĩa các thành ngữ: Ăn đơm nói đặt: vu khống, đặt điều, bịa chuyện cho người khác. Ăn ốc nói mò: nói không có căn cứ. Ăn không nói có: vu khống, bịa đặt. Cãi chày cãi cối: cố tranh cãi mà không có lí lẽ gì cả. Khua môi múa mép: nói năng ba hoa khoác lác, phô trương. Nói dơi nói chuột: nói lăng nhăng, linh tinh, không xác thực. Hứa hươu hứa vượn: hứa chỉ để ở trong lòng rồi không thực hiện lời hứa. =>Tất cả những thàng ngữ trên đều chỉ những cách nói, nội dung nói không tuân thủ những phương châm về chất. Đó là những điều tối kị trong giao tiếp. 4.Hướng dẫn về nhà - Học ghi nhớ - Làm các bài tập còn lại - Chuẩn bị: Sử dụng một số biện pháp nt trong văn bản thuyết minh. Đọc VD và trả lời câu hỏi. ….………………………………………. Ngày soạn :21/ 8/ 2008 Ngày dạy : 25/ 8/ 2008 Tiết 4 : Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Hiểu được việc sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. - Biết cách sử dụng nghệ thuật vào văn bản thuyết minh. II Chuẩn bị : - Bảng phụ III.Thiết kế bài dạy: 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của học sinh. 3. Bài mới : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt HĐ1. Ôn tập vbản TM. Có thể đưa vào phần KTBC ? Văn bản thuyết minh là gì? ? Đăc điểm chủ yếu của văn bản thuyết minh là gì? ? Có các phương pháp thuyết minh nào? *VbảnTM là kiểu vb thông dụng trong mọi lĩnh vực đ/s, nhằm cung cấp tri thức về đđ,t/ chất, ngnhân ... của các svht trong TN, xh = phương thức trbày, giới thiệu, gthích. * Tri thức khách quan, xác thực, hữu ích cho con người -VbTM cần trình bày c.xác, rõ ràng, chặt chẽ , hấp dẫn. - Các phpháp:nêu định nghĩa, gthích, liệt kê,nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại… I.Tìm hiểu việc sử dụng1số biệnpháp nt trong vbản TM 1. Ôn tập văn bản thuyết minh. - ĐN: - Đặc điểm chủ yếu của vbản TM - Các phương pháp TM HĐ2: H.dẫn tìm hiểu mục 2 ? Đọc văn bản “Hạ Long - Đá và Nước”. ? Bài văn thuyết minh đặc điểm gì của đối tượng? ? Văn bản ấy có cung cấp về tri thức đối tượng không? ? Đặc điểm ấy có dễ dàng thuyết minh bằng đo đếm, liệt kê không? ? Vấn đề sự kì lạ của Hạ Long là vô tận được tác giả thuyết minh bằng cách nào? Nếu chỉ sử dụng phương pháp liệt kê: Hạ Long có nhiều nước, nhiều đảo, nhiều hang động đẹp lạ lùng thì đã nêu được sự kì lạ của Hạ Long chưa? GV. Nếu như nhà văn chỉ sử dụng phương pháp liệt kê thì sự kì lạ ấy chỉ là một sự bình thường mà thôi. ? Gạch chân dưới câu văn nêu khái quát sự kì lạ của Hạ Long. ? Tác giả đã sử dụng biện pháp tưởng tượng, liên tưởng ntn để giới thiệu sự kì lạ của Hạ Long? Gv dẫn dắt cho HS trả lời ? Tác giả đã trình bày được sự kì lạ của Hạ Long chưa? Trình bày được như thế nhờ biện pháp gì? ? Khi sử dụng các biện pháp nt trong vbản TM cần chú ý điều gì? ? Đọc ghi nhớ SGK/ 13 HĐ 3: Luyện tập - Học sinh đọc - Thuyết minh về vẻ đẹp vô tận do Đá và Nước tạo nên ở Hạ Long. - Có -Không vì nếu chỉ đo, đếm, liệt kê thì bài TM sẽ trở nên khô khan, đồng thời tri thức về đối tượng sẽ trở nên khó tiếp thu,cái đẹp của Hạ Long sẽ ko được diễn tả hết - Tác giả đã sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật như liên tưởng, tưởng tượng, nhân hoá, so sánh , …để miêu tả vẻ đẹp của Hạ long. - Chính Nước làm cho Đá sống dậy, làm cho Đá vốn bất động và vô tri bỗng trở nên linh hoạt, có thể động đến vô tận, có tri giác và có tâm hồn. - Nước tạo nên sự di chuyển và khả năng di chuyển theo mọi cách tạo nên sự thú vị của cảnh vật. - Tuỳ theo góc độ và sự di chuyển tốc độ của du khách, tuỳ theo cả hướng ánh sáng rọi vào các đảo đá mà thiên nhiên tạo ra TG sống động biến hoá đến lạ lùng… - Sau mỗi đổi thay góc độ quan sát , tốc độ di chuyển, ánh sáng phản chiếu …là sự miêu tả những biển đổi của hình ảnh đảo đá , biến chúng từ những vật vô tri vô giác thành những vật có hồn. - Đọc ghi nhớ 2.Viết văn bản thuyết minh có sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật: *Vbản:“Hạ Long - Đá và Nước’’ -Nd:TM về vẻ đẹp vô tận do đá, nước tạo nên ở Hạ Long. - Phương pháp TM: liệt kê, liên tưởng, tưởng tượng… - Biện pháp nghệ thuật: nhân hoá, so sánh ,… * Ghi nhớ :SGK/13 II. Luyện tập Bài tập 1: Đọc văn bản Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh. Văn bản có tính chất thuyết minh. Tính chất ấy thể hiện ở chỗ giới thiệu loài ruồi rất có hệ thống: tính chất chung về họ, giống, loài,về các tập tính sinh sống, sinh đẻ… cách phương pháp thuyết minh bài đã sử dụng: - Định nghĩa: thuộc họ côn trùng 2 cánh, mắt lưới… - Phân loại: các loại ruồi. - Số liệu: số lượng vi khuẩn, số lượng sinh sản của 1 cặp ruồi. - Liệt kê: mắt lưới, chân tiết ra chất dính… Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng:- Nhân hoá. - Xây dựng tình tiết. Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật: gây hứng thú cho bạn đọc nhỏ tuổi, vừa là truyện vui, vừa cung cấp thêm tri thức cho các em. Bài tập 2: - Đoạn văn nói về tập tính của chm cú dưới dạng 1 sự ngộ nhận (định kiến thời thơ ấu), sau lớn lên đi học thì mới nhận ra sự lầm lẫn cũ. Biện pháp nghệ thuật ở đây chính là lấy sự ngộ nhận hồi nhỏ làm đầu mối câu chuyện. 4. Hướng dẫn về nhà - Làm bài tập còn lại và bài tập trong SBT. - Chuẩn bị: Luyện tập Sử dụng các biện pháp nt trong văn bản TM. + Lập ý, viết mở bài cho 2 để đã chóGK/15: Nhóm 1: TM cái quạt Nhóm 2: TM cái nón ……………………………………………….. Ngày soạn : 23/ 8/ 2008 Ngày dạy : 26/ 8/ 2008 Tiết 5 : Luyện tập một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. I. Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh biết vận dụng một số biện pháp nghệ thuật vào vbản thuyết minh . - Có kỹ năng trình bày một số vấn đề trôi chảy, rõ ràng. II. Chuẩn bị : GV chuẩn bị bảng phụ HS lập dàn ý các đề văn đã cho. III.Thiết kế bài dạy 1. ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của học sinh. - Khi sử dụng vb TM để cho bài văn sinh động ta phải làm gì? Cần chú ý điều gì? 3. Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt HĐ 1: GV chia nhóm - Cả lớp chia làm 2 nhóm. - Mỗi nhóm chọn 1 đề. + Tổ1,2: N1 : TM cái quạt. + Tổ 3,4: N2 : TM cái nón. - HS chia nhóm, thảo luận, trình bày. - Mỗi nhóm cử ra 1 HS làm trưởng nhóm để điều hành. HĐ2Hướng dẫn lập dàn ý Gv nhấn mạnh yêu cầu: lập dàn ý cho vbản TM và sử dụng biện pháp nt làm cho bài viết thêm sinh động. - VD: Thuyết minh cái quạt: có thể dùng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá khi nói về hình dáng và hoạt động của nó. - VD: Thuyết minh cái nón có thể dùng biện pháp nhân hoá, so sánh, điệp ngữ,.. làm cho bài viết thêm sinh động. HĐ 3: Hướng dẫn trình bày trước lớp. - Tác phong: nhanh nhẹn. - Cách diễn đạt: trôi chảy, lưu loát, tránh lặp từ… - Ngắn gọn, đầy đủ. HĐ 4. Tổng kết. - Gọi các nhóm lên nhận xét lẫn nhau. - Nxét tổng quát phần trình bày của các nhóm và nêu ưu nhược cũng như những lỗi cần tránh. - HS thảo luận cách lập dàn ý. * TM về cái quạt 1 Mở bài:Gthiệu chung về quạt 2Thân bài - Gthiệu họ nhà quạt đông đúc và có nhiều loại. - Cấu tạo, công dụng, cách bảo quản. 3Kết bài: Bày tỏ thái độ với quạt. * TM về cái nón 1Mở bài: gthiệu về chiếc nón. 2Thân bài: - Nguồn gốc, lịch sử chiếc nón. - Cấu tạo, cách làm, baỏ quản. - Giá trị kinh tế, văn hoá, nghệ thuật của chiếc nón. 3Kết bài: CN về chiếc nón trong đời sống hiện tại. - Các nhóm trình bày. - Hs còn lại nghe và cho ý kiến vào giấy nháp. - Nêu nhận xét trước lớp Bài tập: Lập dàn ý *Đề: TM về cái quạt. *Đề: TM về cái nón 4. Hướng dẫn về nhà. - Chọn một đề và viết thành bài văn. - Chuẩn bị: “ Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” Ngày soạn : 24/ 8/ 2008 Ngày dạy : 29/ 8/ 2008 Tuần 2 - Bài 2. Văn bản : Đấu tranh cho một thế giới hoà bình. (G.G. Mác-két) Tiết 6 ,7 : Đọc - Hiểu văn bản I.Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh: - Hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản : Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ sự sống trên trái đất; nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn ngay nguy cơ đó, đấu tranh cho 1 thế giới hoà bình. -Thấy được nghệ thuật nghị luận của tác giả: chứng thực, cụ thể, xác thực cách so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ. II. Chuẩn bị: - Bảng phụ III. Thiết kế bài dạy: 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: - BTTN: Câu 2,3/ 12,13 SBTTN - Phân tích vẻ đẹp phong cách HCM? Em học tập được điều gì từ phong cách đó của Bác? 3.Bài mới * Giới thiệu bài: Tuy chúng ta đang được sống trong hoà bình nhưng trên thế giới hịên nay các cuộc chiến, xung đột vẫn luôn xảy ra và có chiều hướng gia tăng. Đặc biệt là cuộc chay đua vũ khí hạt nhân tốn kém của các nước không chỉ gây tốn kém cho ngân sách của bản thân mỗi nước mà nó còn là hiểm hoạ chung đối với toàn nhân loại. * Các hoạt động dạy và học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt HĐ 1: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích . GV. Hướng dẫn cách đọc : - Chậm rãi, biết nhấn mạnh vào những chi tiết nói về thảm hoạ của chiến tranh. - Đọc chính xác, chú ý làm rõ từng luận cứ của tác giả. ? Em hãy trình bày hiểu biết của mình về tác giả G.G. Mác-két? ? Nêu xuất xứ văn bản ? ? Đoạn trích trên thuộc thể loại văn nào? Vậy nd mà văn bản đề cập đến là gì ? ? Phương thức biểu đạt của văn bản ? GV.Bố cục của bài chia theo luận điểm và luận cứ. ? Em hãy nêu luận đề chính của bài? ? Để sáng tỏ luận đề trên tác giả đã đưa ra những luận điểm nào? ? Luận điểm đó được triển khai bằng các luận cứ nào? ? Giải thích các chú thích quan trọng: Tên viết tắt của các tổ chức quốc tế và một số điển tích. HĐ 2. Hướng dẫn tìm hiểu văn bản. * Gv cùng Hs phân tích cụ thể các luận cứ: ? Bằng những lí lẽ và dẫn chứng nào tác giả đã làm rõ nguy cơ của chiến tranh hạt nhân? ? Việc đưa dẫn chứng và số liệu cụ thể có ý nghĩa gì ? ? Hãy liệt kê những tính toán lí thuyết mà tác giả nêu trong bài? Tác dụng? ? Hãy nhận xét cách vào đề và tác dụng của nó đối với việc làm sáng tỏ luận điểm? Gv.Để gây ấn tượng mạnh hơn tác giả còn so sánh với điển tích cổ phương Tây - thần thoại Hi Lạp:thanh gươm Đa-mô-clét và dịch hạch. Tiết 2 ? Bằng cách lập luận như thế nào tác giả đã chỉ ra sự tốn kém của cuộc chạy đua vũ trang? ? Nội dung cụ thể của các dẫn chứng đó? ? Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng ? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy? ? Em thấy điều gì qua những con số trên? ? Nhận xét của em về cách lập luận của tác giả? Tác dụng của cách lập luận đó? GV. Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã và đang cướp đi của nhân loại nhiều đk để cải thiện c/s của con người , nhất là ở các nước nghèo. ? Đoạn văn trên gợi cho em những suy nghĩ gì về chiến tranh hạt nhân? ? Tại sao chạy đua vũ trang lại đi ngược lại lí trí tự nhiên?Tác hại của nó là gì? ? Nhận xét về tác dụng của cách lập luận này? H.Sau khi đã chỉ ra rõ hiểm hoạ của chiến tranh hạt nhân đe doạ loài người và sự sống , tác giả đã hướng người đọc tới điều gì? ? Theo em, thái độ đó có ngăn được hiểm hoạ hạt nhân hay không và nếu nó vẫn xảy ra thì sao? Tác giả lí luận như thế nào? ? Lời đề nghị của tác giả trong phần cuối bài là gì? Tại sao tác giả lại đề nghị như vậy? ? Hiện nay nhân loại đã làm gì để ngăn chặn chtranh hạt nhân? ? Suy nghĩ của em về trò của mỗi công dân trên trái đất đối với chiến tranh hạt nhân với thảm hoạ hạt nhân? ?Qua vb tgiả muốn gửi gắm tới nhân loại thông điệp gì? ? Đọc ghi nhớ SGK/ 21 HĐ 3. Luyện tập - Hai HS thay nhau đọc. - Chú ý nhận xét và rút kinh nghiệm. - G.G. Mác-két(1928)- nhà văn Cô-lôm-bi-a. - Là người chuyên viết tiểu thuyết và truyện ngắn theo lối hiện thực huyền ảo. - Nhận giải Nô ben về văn học năm 1982. - Được trích từ tham luận của G.G Mác-két đọc trong cuộc họp mặt của 6 nguyên thủ quốc gia bàn về chống chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hoà bình TG. - Văn bản nhật dụng: Nội dung đề cập đế nhiều lĩnh vực: từ quân sự đến chính trị. - PTBĐ: nghị luận. - Luận đề: Đấu tranh cho một TG hoà bình. - Luận điểm: Chiến tranh hạt nhân là hiểm hoạ khủng khiếp, đe doạ loài người và sự sống trên Trái Đất =>Nhiệm vụ: đấu tranh để ngăn chặn nguy cơ ấy. - Hs thảo luận nhóm : +Nguy cơ của chiến tranh hạt nhân. +Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhânvà những hậu quả của nó. +Nhiệm vụ của nhân loại đấu tranh vì một TG hoà bình. - Hs dựa vào chú thích SGK - Xác định cụ thể thời gian. - Đưa ra số liệu cụ thể về đầu đạn hạt nhân với 1 phép tính đơn giản: “ Nói nôm na…trên trái đất” =>Tính chất hiện thực và sự khủng khiếp của nguy cơ chiến tranh hạt nhân. - Đưa ra những tính toán lí thuyết: kho vũ khí ấy có thể “tiêu diệt tất cả các hành tinh xoay quanh mặt trời…hệ mặt trời”=>thể hiện sức tàn phághê gớm của kho vũ khí hạt nhân. - Cách vào đề trực tiếp = những dẫn chứng xác thực đã thu hút người đọc và gây ấn tượng mạnh mẽ về tính chất hệ trọng của vấn đề đang được nói tới. - Đưa ra hàng loạt d/c với những so sánh thuyết phục về các lĩnh vực xã hội, y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục: + Xh cứu trợ những trẻ em nghèo100 tỉ $, gần bằng chi phí cho 100 máy bay ném bom chiến lược và gần 7000 tên lửa vượt đại châu. -Y tế: Gía của 10 tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân đủ thực hiện 1 chương trình phòng bệnh trong 14 năm, bảo vệ hơn 1 tỉ người khỏi sốt rét, cứu hơn 14 triệu trẻ em cho riêng CP. - T

File đính kèm:

  • docGA V9 KI (T1-T 40, Trang 1- 107).doc
Giáo án liên quan