A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả , biểu hiện phong phú của thể thơ tám chữ.
- Qua hoạt động tập làm thơ tám chữ mà phát huy tinh thần sáng tạo, sự hứng thú trong học tập, rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.
B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Bảng phụ ghi một số khổ thơ tám chữ.
2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV
Tiến trình lên lớp:
I Ổn định tổ chức:
II Kiểm tra bài cũ: - Nêu khái niệm ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ và cho ví dụ.
- Kiểm tra bài soạn một số HS.
III Bài mới:
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3233 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 11 - Bài 11 - Tiết 54: Tập làm thơ tám chữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Bài11
Tiết 54 TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ.
************* A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả , biểu hiện phong phú của thể thơ tám chữ.
- Qua hoạt động tập làm thơ tám chữ mà phát huy tinh thần sáng tạo, sự hứng thú trong học tập, rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.
B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Bảng phụ ghi một số khổ thơ tám chữ.
2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV
Tiến trình lên lớp:
I Ổn định tổ chức:
II Kiểm tra bài cũ: - Nêu khái niệm ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ và cho ví dụ.
- Kiểm tra bài soạn một số HS.
III Bài mới:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn nhận diện thể thơ tám chữ.
- GV yêu cầu HS đọc ba đoạn thơ a,b,c và trả lời câu hỏi SGK/148,149.
- Câu hỏi 2:
- Nhận xét về số chữ trong mỗi dòng ở các đoạn thơ a,b,c?
* Mỗi câu thơ trong ba đoạn thơ đều có tám chữ.
- Xác định và gạch dưới những chữ có chức năng gieo vần ở mỗi đoạn. Nhận xét về cách gieo vần đó?
* Những chữ có chức năng gieo vần:
* a. Vần chân liên tiếp: tan-ngàn; mới- gội; bừng-rừng; gắt-mật.
* b. Vần chân liên tiếp: về-nghe; học-nhọc; bà-xa.
* c.Vần chân gián cách: ngát-hát; non-son;đứng-dựng; tiên-nhiên.
- Nhận xét về cách ngắt nhịp ở các đoạn thơ trên?
* Cách ngắt nhịp đa dạng, linh hoạt, không theo công thức nào.Trên thực tế, cách ngắt nhịp không chỉ phụ thuộc vào ý, mà còn phụ thuộc vào cảm nhận của mỗi người do đó không nên áp đặt máy móc.
- Em hãy cho biết cách nhân diện thể thơ tám chữ?
* HS dựa vào phần ghi nhớ để trả lời.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập nhận diện thể thơ tám chữ.
- GV yêu cầu HS đọc 4 câu mục II SGK/150,151 để thực hiện bài tập.
- Câu hỏi1:
* HS trả lời phần ghi của HS.
- Câu hỏi 2:
* HS trả lời phần ghi của HS.
- Câu hỏi 3:
* HS trả lời phần ghi của HS.
- Câu hỏi 4:
* HS thực hiện và giáo viên cho HS nhận xét, sửa chữa.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành làm thơ tám chữ.
- GV yêu cầu HS đọc 3 câu mục III SGK/151 để thực hiện bài tập.
- Câu hỏi 1:
* HS trả lời phần ghi của HS.
- Câu hỏi 2:
* HS trả lời phần ghi của HS.
- Câu hỏi 3:
* HS mỗi tổ đọc bài thơ của mình đã chuẩn bị. Cả lớp nhận xét, đánh giá.
I. Nhận diện thể thơ tám chữ:
1. Mỗi câu có tám chữ.
2. Cách giêo vần:
- Vần chân liên tiếp.
- Vần chân gián cách.
3. Cách ngắt nhịp:
Ngắt nhịp đa dạng, linh hoạt.
4. Ghi nhớ: Thơ tám chữ là thể thơ mỗi dòng tám chữ, có cách ngắt nhịp rất đa dạng. Bài thơ theo thể tám chữ có thể gồm nhiều đoạn dài(số câu không hạn định), có thể được chia thành các khổ(thường mỗi khổ bốn dòng)và có nhiều cách gieo vần nhưng phổ biến nhất là vần chân(được gieo liên tiếp hoặc gián cách).
II. Luyện tập nhận diện thể thơ tám chữ:
1. Câu hỏi 1: Điền vào chỗ trống cuối các dòng thơ với các từ cho sẳn:
Hãy cắt đứt những dây đàn ca hát.
Những sắc tàn vị nhạt của ngày qua.
Nâng đón lấy màu xanh hương bát ngát.
Của ngày mai muôn thuở với muôn hoa.
( Tố Hữu, Tháp đổ)
2. Câu hỏi 2: Điền vào chỗ trống cuối các dòng thơ với các từ cho sẳn:
Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua.
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật.
Không cho dài thời trẻ của nhân gian
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn.
Nếu tuổi trẻ vẫn hai lần thắm lại!
Còn trời đất nhưng vẫn còn tôi mãi,
Nên bang khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt.
( Xuân Diệu, Vội vàng)
3. Câu hỏi 3: Chỉ chỗ sai, nói lý do,sửa lại cho đúng:
Giờ náo nức của một thời trẻ dại.
Hỡi ngói nâu, hỡi tường trắng, cửa gương.
Những chàng trai mười lăm tuổi vào trường.
Rương nho nhỏ với linh hồn bằng ngọc.
( Huy Cận, Tựu trường)
Câu thơ chép sai từ “rộn rã”õ và âm tiết cuối phải mang thanh bằng và phải hiệp vần với từ “gương”.
4. Câu hỏi 4: HS viết một bài thơ tám chữ với nội dung, vần, nhịp tự chọn.
III. Thực hành làm thơ tám chữ:
1. Câu hỏi 1: Điền vào chỗ trống từ đúng thanh đúng vần:
Trời trong biếc không qua mây gợn trắng
Gió nồm nam lộng thổi cánh diều xa
Hoa lựu nở nay một vườn đỏ nắng
Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua.
( Theo Anh Thơ, Trưa hè)
2. Câu hỏi 2: Thêm câu thơ cuối cho đúng vần, hợp nội dung:
Mỗi độ thu về long xao xuyến lạ
Nhớ nôn nao tiếng trống buổi tựu trường
Con đường nhỏ tiếng nói cười rộn rã
Bỗng ai kia thấp thoáng giữa màn sương.
Hoặc :
Thoang thoảng hương bay dịu ngọt quanh ta.
3. Câu hỏi 3: HS làm bài thơ tám chữ.
Người ấy là cha tôi.
Người đàn ông tóc đã hoa râm ấy
Rất thương tôi và cũng rất giống tôi
Là người tôi yêu quí nhất trên đời
Đó chính là người đã sinh ra tôi.
Tôi vẫn nhứ thời ấu thơ dại dột
Vì mải chơi nên quên cả học bài
Xấu hổ lắm chẳng hở môi với ai
Những lần cha tôi đánh đòn quắn đít
Lớn khôn lên tôi dần dần hiểu biết
Khi đánh tôi , cha quay mặt khóc thầm
Phụ tử xưa nay hiếu trọng tình thâm
Không có đòn roi làm sao tôi nhớ.
Tôi nhớ mãi……
Tôi nhớ mãi nụ cười tươi, rất tươi
Lưu dấu một thời mười tám, đôi mươi.
Khi tôi chợt nhận ra mình khờ khạo
Thì trời ơi, người ấy đã xa rồi……
Tôi nhớ mãi ánh mắt ai bồi hồi
Níu lại thời gian đang lặng lẽ trôi
Khi tôi chợt nhận ra giữa cuộc đời
Có khoảnh khắc đã trở thành vĩnh cửu
Tôi nhớ mãi tiếng nói ai dìu dịu
Sao bâng khuâng xa vắng đến mơ hồ
Khi tôi chợt nhận ra mình làm thơ
Là lúc dại khờ, ngây ngô, điên dại.
IV Củng cố:
- Thực hành làm thơ tám chữ.
V. Dặn dò:
1. Học thuộc bài.
2. Chuẩn bị trả bài kiểm tra văn học trung đại.
VI. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- GIAHY54.DOC