A. Mục tiêu cần đạt
- Giúp hs thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá"
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật (h/ả, ngôn ngữ, âm điệu) vừa cổ điển vừa hiện đại trong bài thơ.
B. Tiến trình dạy học
1 Tổ chức:
2. Kiểm tra: Vở soạn bài của h/s
3.Bài mới:
90 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1434 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 11 đến tuần 24, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 51+52: đoàn thuyền đánh cá
(Huy cận)
A. Mục tiêu cần đạt
- Giúp hs thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá"
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật (h/ả, ngôn ngữ, âm điệu) vừa cổ điển vừa hiện đại trong bài thơ.
B. Tiến trình dạy học
1 Tổ chức:
2. Kiểm tra: vở soạn bài của h/s
3.Bài mới:
? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Huy Cận?
? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
GV hướng dẫn đọc: Đọc bài thơ với giọng phấn chấn, hào hứng , chú ý các nhịp 4/3,2 - 2/3, các vần trắc nối tiếp xen với những vần bằng tạo nên âm hưởng vừa chắc khoẻ vừa vang xa
?Theo em văn bản có thể chia làm mấy phần?
? Đoàn thuyền ra khơi vào thời điểm nào ? Điều đó được diễn tả bằng phép nghệ thuật gì ? Phân tích .
- Đây là cảnh mặt trời lặn xuống biển và đêm đến. Với cái nhìn của một nhà thơ vốn có cảm hứng thiên về vũ trụ, thì cảnh trời biển bao la như một ngôi nhà.......
? Đêm xuống, vạn vật ở vào trạng thái nghỉ ngơi. Nhưng với người dân chài thì lại bắt đầu công việc đánh cá trên biển. Ra khơi trong thời điểm ấy, người đánh cá có tâm trạng như thế nào?
- người đọc hình dung ra những chàng trai biển vừa chèo thuyền , đưa thuyền ra khơi vừa cất cao tiếng hát .Tiếng hát vang khoẻ, vang xa, bay cao, cùng với gió, hoà với gió thổi căng cánh buồm . Đó là tiếng hát chan chứa niềm vui của những người dân lao động được làm chủ thiên nhiên, đất nước mình , công việc mà mình yêu thích và gắn bó suốt đời.
? Tìm hiểu tính nhạc của những câu thơ đầu ?
? Hãy đọc lời hát của đoàn ngời đánh cá và lí giải vì sao ra khơi khi đêm xuống mà họ vẫn tràn đầy hứng khởi?
I- Giới thiệu chung :
1- Tác giả : SGK
2- Tác phẩm :
+-Miền Bắc rộn rã trong công cuộc xây dựng lại đất nước sau chiến tranh, đi lên CNXH. Huy Cận đi thực tế ở Quảng Ninh 1958,được sống trong không khí ấy -> viết Đoàn thuyền đánh cá- 1 khúc ca lao động tươi tắn, khoẻ khoắn.
II- Đọc-tìm hiểu chung
1- Đọc
2- Giải thích từ khó
- Chú thích (1) cần bổ sung thêm : có thể đó là cái nhìn từ một hòn đảo trên Vịnh Hạ Long, thậm chí có thể hiểu đó là câu thơ thuần tưởng tượng và mang tính khaí quát nghệ thuật, không hẳn từ vùng biển Hạ Long cụ thể.
- Kéo xoăn tay:kéo nhanh mạnh, liền tay.
3- Bố cục :
theo trình tự một chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá .
- 2 khổ đầu : Cảnh ra khơi
- 4 khổ tiếp : Cảnh đánh cá trong đêm trăng trên biển.
- Khổ cuối :Trở về.
III-Đọc-tìm hiểu chi tiết
1- Cảnh đoàn thuyền ra khơi :
- Thời gian : Mặt trời lặn, đêm tối bắt đầu- Nghệ thuật so sánh, nhân hoá :
+ Mặt trời : như hòn lửa-> Cảnh biển hoàng hôn rực rỡ, ấm áp .
+ Sóng cài then, đêm sập cửa -> Vũ trụ như một ngôi nhà lớn, màn đêm là tấm cửa không lồ, sóng biển là then cài -> Biển cả kì vĩ , tráng lệ ,rộng lớn mà gần gũi với con người
.
- Con người hoạt động :
+ Đoàn thuyền ... lại ra khơi
" Lại " : chỉ công việc tiếp diễn hàng ngày cứ vào thời điểm ấy đoàn thuyền lại ra khơi
( nét đặc trưng của nghề đánh cá biển khơi) -> Tinh thần nhiệt tình lao động của người dân
+ Câu hát căng buồm cùng gió khơi
-> Con người không xuất hiện trực tiếp mà hiện ra qua tiếng hát căng lên cùng cánh buồm -> tiếng hát có sức mạnh cùng gió biển thổi căng cánh buồm đẩy thuyền tiến ra khơi -> thái độ hào hứng, hăm hở, tin tưởng, khoẻ khoắn của lòng người.
- Vần trắc khoẻ khoắn ở hai câu trước khép lại vũ trụ. Vần bằng ngân nga bay bổng ở hai câu sau mở ra vô cùng trời - biển . Con người và nhiệt tình say sưa
-> Huy Cận hoà vào nhịp sống LĐ của người đánh cá bằng nhạc điệu trong thơ .
- Nội dung lời hát thể hiện ước mơ đánh bắt được thật nhiều hải sản với hình thức diễn đạt thật lãng mạn, độc đáo: đàn cá bơi ngang dọc trên biển như đan dệt, hãy dệt vào tấm lưới của những người dân chài...
- Con người say sưa hứng khởi bởi sự giàu đẹp của biển quê hương và niềm tin đánh được nhiều cá.
4. Củng cố: GV khái quát lại phần 1
5. Dặn dò: -Học thuộc lòng bài thơ
-Tìm hiểu tiếp bài thơ để giờ sau học tiếp
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 52:Đoàn thuyền đánh cá(tiếp theo)
( Huy Cận)
A-Mục tiêu cần đạt:
-Như tiết 51
B-Tiến trình dạy học
1.Tổ chức
2.Kiểm tra
?Đọc thuộc bài thơ:Đoàn thuyền đánh cá”của Huy Cận
?Phân tích khổ thơ 1
3.Bài mới
- Đọc tiếp 4 khổ thơ.
? Hình ảnh con thuyền ra khơi được miêu tả như thế nào? Phân tích cái hay cái đẹp của câu thơ miêu tả hình ảnh con thuyền ?
-> Nếu như ở đoạn đầu, thiên nhiên chìm vào trạng thái nghỉ ngơi thì đến đoạn này, con người đã đánh thức thiên nhiên để thiên nhiên cùng lao động với con người . Thiên nhiên hoà nhập với không khí lao động của con người .Con thuyền không chỉ là của ta mà còn của cả thiên nhiên. TN cùng con người chỉ huy điều khiển đoàn thuyền. Trí tưởng
tượng bay bổng đã giúp nhà thơ xây dựng được hình ảnh tuyệt đẹp.
? Đoàn thuyền đã ra khơi và con người bắt tay vào LĐ. Vậy công việc của họ diễn ra ntn? Được miêu tả bằng nghệ thuật gì ?
? Lưới đã thả, đàn cá xuất hiện. Tgiả miêu tả đàn cá ntn?
? Trăng đã lên cao, người đánh cá cất cao tiếng hát gọi cá. Tiếng hát ấy có ý nghĩa gì?
?Tại sao t/g so sánh biển như lòng mẹ?
? Khi sao mờ , trời sắp sáng, công việc đánh cá ntn?Thế nào là kéo xoăn tay?
- Kéo hết sức, liền tay , liên tục để cá không thể thoát ra đợc
? Hình ảnh đàn cá được miêu tả ntn? Có ý nghĩa gì?
? Như vậy qua cảnh LĐ trên biển của đoàn thuyền , em hiểu gì về đất nước và con người Việt Nam trong LĐ?
?Câu hát ở khổ cuối có gì khác với câu hát ở khổ 1?
- " Câu hát căng buồm với gió khơi " - lặp lại câu thơ cuối của khổ thơ đầu cho ta thấy những người đánh cá sau một đêm thức trắng vất vả giữa biển khơi vẫn vui vẻ hào hứng , không hề biết đến mệt mỏi.
?Tóm tắt những thành công về mặt nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
+HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
I-Giới thiệu chung :
II-Đọc-tìm hiểu chung :
III-Đọc-tìm hiểu chi tiết :
1.Cảnh đoàn thuyền ra khơi :
2. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển
- Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
- Thuyền có lái và có buồm, người lái con thuyền và thuyền lái gió đẩy thuyền
-> Hình ảnh lãng mạn và thơ mộng : Gío là người lái, mảnh trăng là cánh buồm. Con thuyền lướt đi giữa mây cao biển lớn . Bút pháp lãng mạn đã biến con thuyền vốn nhỏ bé trước biển cả bao la thành con thuyền kì vĩ khổng lồ, hoà nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên vũ trụ.
-Ra đậu dặm xa dò bụng biển
-> Tìm luồng cá trong lòng biển
- Dàn đan thế trận... -> Thả lưới
=> NT ẩn dụ -> Hành động đánh cá của ngươì dân như chuẩn bị cho một trận đánh lớn với vũ khí là lưới.
- Đàn cá : Cá nhụ, cá chim, cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng.
-> NT liệt kê -> Rất nhiều cá quý chen nhau đông đúc . Dưới ánh trăng, màu sắc cá càng lấp lánh rực rỡ, cử động càng linh hoạt sinh động, làm trăng đẹp hơn, biển sáng hơn -> Tâm hồn nhà thơ thêm rung động, bật lên tiếng '' em" trìu mến.
- Tiếng hát gọi cá của người ngư dân thể hiện niềm vui say sưa hào hứng với công việc và thành quả lao động .
- Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
-> Vầng trăng in xuống mặt nước, sóng xô bóng trăng dưới nước như gõ vào mạn thuyền thành hình ảnh nhịp trăng cao gõ thuyền xua cá vào lưới -> Cái mới của sự sáng tạo nghệ thuật - 1 hình ảnh lãng mạn đầy chất thơ - 1 tưởng tượng đẹp của nhà thơ tạo nên cảnh lao động vừa đẹp, vừa vui, vừa nên thơ bởi sự hoà nhập con người và thiên nhiên cùng lao động.
- Biển cho ta cá như nguồn sữa mẹ nuôi lớn đời ta -> Biển luôn ưu đãi con người -> Sự biết ơn của tác giả với biển.
- Công việc vẫn khẩn trương. Người dân chài vẫn " xoăn tay kéo lới " vì mẻ lưới đầy cá.
- đàn cá trong lới : vảy bạc, đuôi vàng,loé rạng đông
-> Hình ảnh đàn cá trong lưới rực rỡ sắc màu
tươi rói lấp lánh dưới ánh bình minh, vừa thể hiện sự giàu đẹp của biển quê hương vừa thể hiện hiệu quả tốt đẹp của buổi lao động.
-> Biển VN giàu đẹp
Con người VN cần cù nhiệt tình lao động với tình cảm trí tuệ, tình yêu biển, yêu nghề.
3. Cảnh đoàn thuyền trở về
- Câu hát thể hiện niềm vui vì thành quả lao động của con người sau một đêm LĐ cật lực trên biển - Tiếng hát vẫn mạnh mẽ, vẫn căng buồm....
- Mặt trời đội biển nhô màu mới
-> Báo hiệu một ngày mới bắt đầu.
-> Dự báo một cuộc sống hạnh phúc ấm no cho nhân dân vùng biển.
IV-Ghi nhớ :SGK
4Luyện tập:
- Đọc diễn cảm bài thơ
- Cảm hứng bao trùm toàn bộ bài thơ là gì?
5.Dặn dò:
-Phân tích bài thơ
-Soạn bài thơ:“Bếp lửa”
_____________________________
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 53 : tổng kết từ vựng
( Tiết 4)
A. Mục tiêu cần đạt
- Giúp hs nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 (từ tượng thanh, tượng hình và 1 phép tu từ từ vựng… )
B. Chuẩn bị
- bảng phụ, phiếu học tập
C.Tiến trình dạy học
1.Tổ chức
2.Kiểm tra: Kết hợp trong giờ
3.Bài mới
?Thế nào là từ tượng thanh?
?Thế nào là từ tượng hình?
?Cho ví dụ ?
?Tác dụng của các từ tượng hình, tượng thanh?
?Tên loài vật là từ tượng thanh?
?Đọc đoạn trích và xác định các từ tượng thanh, tượng hình? Tác dụng?
?Thế nào là phép tu từ từ vựng?
?Nhắc lại khái niệm các phép tu từ: so sánh, ẩn dụ?
?Thế nào là nhân hoá?
?Hoán dụ là gì?
?Phân biệt sự khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ?
?Nói quá là thế nào? Có phải là nói khoác không?
?Nói giảm, nói tránh để làm gì?
?Thế nào là điệp ngữ? lấy ví dụ về điệp ngữ trong các văn bản đã học ?
?Chơi chữ có tác dụng gì?
?Chỉ ra các BPTT đã được sử dụng trong các câu thơ? Phân tích tác dụng của chúng?
?Phân tích nét độc đáo trong những đoạn thơ?
I. Từ tượng thanh và từ tượng hình
1. Từ tượng thanh: là những từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người.
2. Từ tượng hình: là những từ gợi tả h/ả, dáng vẻ, trạng thái của sự vật
- Gợi tả h/ả âm thanh cụ thể sinh động…
Mèo, bò, tắc kè, (chim) cu…
- Lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ… Mô tả đám mây cụ thể sinh động…
II. Một số phép tu từ từ vựng
1. So sánh: đối chiếu sự vật, sự việc này với sự việc khác có nét tương đồng làm tăng sức gợi hình gợi cảm
2. ẩn dụ: So sánh ngầm làm tăng sự biểu cảm…
3. Nhân hoá: gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi hoặc tả người.
4. Hoán dụ: dùng tên sự vật, hiện tượng này gọi thay cho tên sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi để tăng sức biểu cảm.
5. Nói quá: phóng đại qui mô tính cách của sự vật hiện tượng để gây ấn tượng tăng sức biểu cảm…
6. Nói giảm - nói tránh: cách nói tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giác quá đau buồn ghê sự nặng nề, tránh thô tục thiếu lịch sự.
7. Điệp ngữ: lặp lại từ ngữ hoặc kiểu câu làm tăng giá trị cho lời văn.
8. Chơi chữ: là lợi dụng đặc sắc về âm nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm hài hước làm cho câu văn hấp dẫn và thú vị.
Làm các BT 2
1. Hoa… cánh: chỉ Thuý Kiều và cuộc dời nàng lá… cây: chỉ cuộc sống của họ/ ẩn dụ…
2. So sánh: tiếng đàn với tiếng hạc, suối, gió thoảng, trời đổ mưa…
3. Nói quá: khắc hoạ sắc đẹp có 1 không hai..
4. Nói quá: về khoảng cách xa giữa Thuý Kiều và Thúc Sinh…
5. Chơi chữ: Tài - tai..
Bài tập 3:
a. Điệp từ "còn" và từ "say sưa" đa nghĩa bộc lộ tình cảm mạnh mẽ, kín đáo của chàng trai
b. Phép nói quá: diễn tả sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn
c. Phép so sánh: miêu tả sắc nét sinh động âm thanh tiếng suối và cánh rừng dưới đêm trăng…
d. Phép nhân hoá: tự nhiên sống động gần gũi với con người…
e. ẩn dụ: thể hiện sự gắn bó của đứa con với người mẹ…
4. Củng cố: Giá trị của các BPTT từ vựng?
5.Hướng dẫn về nhà : Ôn tập kĩ những kiến thức đã tổng kết.
___________________________________
Ngày soạn :
Ngày dạy:
Tiết 54 :Tập làm thơ tám chữ
A. Mục tiêu cần đạt
- Giúp hs nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ tám chữ.
- Qua hoạt động làm thơ 8 chữ phát huy tinh thần sáng tạo, sự hứng thú học tập, rèn thêm năng lực cảm thụ thơ ca.
B.Chuẩn bị
- Một số bài thơ tám chữ
C.tiến trình dạy học
* Tổ chức:
* Kiểm tra: Kết hợp trong giờ
* Bài mới:
Đọc các VD?
?Trong các đoạn thơ trên, số chữ trong mỗi dòng là bao nhiêu?
?Chỉ ra những chữ được bắt vần với nhau của từng đoạn?
?Vị trí của chúng trong câu?
?Cách bắt vần đó gọi là gì?
?Vị trí của các câu bắt vần với nhau ntn trong từng đoạn? Cách gieo vần dó gọi là ntn?
?Cách ngắt nhịp của từng đoạn? Từng câu?
?Em rút ra những điểm gì về thể thơ 8 chữ?
?Đọc BT1? Điền các từ đã cho vào chỗ trống cho phù hợp? Lí giải tại sao lại điền như vậy?
?Điền từ đã cho vào chỗ trống cho phù hợp vần?
?Đọc đoạn thơ, cho biết câu nào đã chép sai? Vì sao em biết? Sửa lại cho đúng?
?Chia 2 nhóm làm 2 BT trong SGK (151) sau đó gọi lên trình bày? Yêu cầu nhóm còn lại nhanạ xét? Gv nhận xét?
?đọc yêu cầu bài tập 3?
?Theo em ở câu thứ ba bị sai như thế nào ?
?Nêu rõ lí do và sửa lại cho đúng?
I. Nhận diện thể thơ 8 chữ
1. Ví dụ:
2. Nhận xét
- Số chữ mỗi dòng: 8
Đoạn a: tan - ngàn, mới - gội, bừng - rừng…
Đoạn b: về - nghe, học - nhọc…
Đoạn c: ngát - hát, non - son…
Các vần đều ở cuối câu; vần chân.
Đoạn a, b: các câu bắt vần liền nhau, vần liền.
Đoạn c: cách dòng, vần gián cách…
Mỗi đoạn, mỗi câu có nhịp khác nhau thuỳ thuộc vào nội dung miêu tả, diễn đạt… 2/3/3; 3/2/3; 3/3/2…
3. Ghi nhớ: SGK 150
II. Luyện tập nhận diện thể thơ 8 chữ:
Bài tập 1
- Ta điền vào đoạn thơ như sau
Hãy cắt đứt những dây đàn ca hát
Những sắc tàn vị nhạt của ngày qua
Nâng đón lấy màu xanh dương bát ngát
Của ngày mai muôn thuở với muôn hoa
Bài tập 2:
- Điền các từ theo thứ tự sau : cũng mất, tuần hoàn, đất trời…
Bài tập 3:
Câu 3: âm cuối sai thanh điệu và vần vì từ rộn rã không bắt vần với từ gương của dòng thơ trên.
Ta có thể thay như sau :
Giờ nao nức của một thời trẻ dại
Hỡi ngói nâu, hỡi tường trắng cửa gương
Những chàng trai mười năm tuổi đến trường
Rương nho nhỏ với linh hồn bằng ngọc
III. Thực hành làm thơ tám chữ:
- H/s làm bài tập 1, 2 – sgk
* Củng cố: Nhắc lại đặc điểm của thơ 8 chữ?
* Hướng dẫn về nhà : Hoàn thiện các BT.
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tiết 55 : trả bài kiểm tra văn 1 tiết
A. Mục tiêu cần đạt
- Qua tiết trả bài h/s tự nhận xét, đánh giá được ưu nhược điểm trong bài làm của mình về nội dung kiến thức, kĩ năng làm bài…
Từ đó xác định được phương hướng học tập phần văn bản mới, ôn tập phần văn bản trung đại…
B. Tiến trình dạy học
1.Tổ chức
2.bài mới
I.Trả bài
II. Chữa bài
Gv yêu cầu h/s đọc lại câu hỏi? Lần lượt nêu các phương án trả lời? (Dựa vào đáp án của tiết 48)
III. Nhận xét
Yêu cầu h/s xem lại bài làm, đọc kĩ lời phê và tự nhận xét bài làm của mình.
Giáo viên nhận xét:
* Ưu điểm:
- Phần trắc nghiệm làm tương đối tốt thể hiện việc nắm tên tác giả - tác phẩm, nội dung nghệ thuật đặc sắc và thể loại của tác phẩm đã có tiến bộ. Kĩ năng làm bài trắc nghiệm: đạt yêu cầu
- Phần tự luận đa số nắm được yêu cầu của đề
- Phân tích được những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật…
- Bài viết tốt:Lưu, Huyền, Quyền
* Nhược điểm:
- Nắm kiến thức chưa chắc (Quang, Đồng,Dũng, Minh,...)
- Đọc đề, hiểu đề còn chưa chính xác: câu trắc nghiệm số 3.
- Chưa bám sát vào từ ngữ, các biện pháp nghệ thuật trong đoạn trích để phân tích
- Đưa dẫn chứng chưa chính xác
- Nhiều bài viết còn lan man, chưa tập trung vào nội dung đề yêu cầu( Vũ Tuất,Huê, Sợi, …)
- Diễn đạt yếu, vụng về, cá biệt 1 số bài còn gạch đầu dòng ( Quý,Thuyên, Phi,… )
- Trình bày bài còn thiếu thẩm mĩ: chữ xấu, bẩn, gạch xoá lung tung (Vũ Quỳnh,Hiệu,…)
- Học sinh đối chiếu bài làm của mình với đáp án đã đưa
- Gv gọi điểm ghi sổ cá nhân + sổ điểm lớp.
4.Củng cố: Nhận xét giờ trả bài
5.Hướng dẫn về nhà : -Tự rút kinh nghiệm qua bài làm của mình
-Soạn: Bài bếp
Duyệt tuần 11
Tuần 12
Ngày soạn:
Ngày dạy : Tiết 56 : Bếp lửa
( Bằng Việt)
A- Mục tiêu cần đạt
Giúp HS :
- Cảm nhận được tình cảm, cảm xúc và suy t của một người cháu về người bà của mình. Hình ảnh bếp lửa và hình ảnh người bà gắn liền với nhau hiện lên rõ nét trong bài thơ; từ đó thấy được cả hai tầng nghĩa của hình tượng thơ: Hình tượng tâm tư của người cháukhi đã trưởng thành, hình tượng người bà, hình tượng bếp lửa và ý nghĩa triết lý ẩn chìm sau các hình tượng ấy.
- Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc của tác giả trong bài thơ.
B. tiến trình bài dạy
1.Tổ chức
2.Kiểm tra : Vở soạn bài của h/s
3.bài mới:
?Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Bằng Việt?
?nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ?
?G/v hướng dẫn cách đọc: giọng đọc trầm lắng thiết tha thể hiện niềm xúc động của người cháu khi sống trong tình yêu thương của bà.
?Giải thích nghiã của từ : Đinh ninh, chiến khu?
?Nội dung chính của bài thơ kể về ai, về điều gì?
?Trong kí ức đầu tiên của người cháu có hình ảnh nào? Những lời thơ nào làm hiện lên hình ảnh ấy?
?Từ láy “ chờn vờn, ấp iu,, trong những lời thơ trên có giá trị gợi hình và gợi cảm như thế nào?
?bếp lửa ấy đã khơi nguồn nhớ thương của cháu với bà để tác giả viết tiếp như thế nào?
?Vì sao nỗi nhớ thương bà lại gợi lên từ bếp lửa?
?Từ “nắng mưa,, trong lời thơ này có nghĩa là gì?
?Đoạn thơ mở đầu đã hé mở về một tình cảm bà cháu như thế nào?
?Đọc đoạn thơ tiếp theo?
?Đoạn thơ tiếp theo tập trung diễn tả những cảm nghĩ của cháu về bếp lửa và bà . Trong kí ức của người cháu, những kỉ niệm về bếp lửa và bà hiện dần lên theo thời gian như thế nào?
?Nhận xét của em về phương thức biểu đạt của đoạn thơ?
?cảnh tượng “khói hun nhèm mắt cháu,, và “bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy,, gợi cho em suy nghĩ gì?
?Kỉ niệm được nhắc đến ở khổ thơ tiếp theo?
?Đó là thời kì nào?
?Khi đã trưởng thành kỉ niệm mà người cháu nhắc đến là kỉ niệm gì?
?Qua những lời thơ ấy suy nghĩ của em về người bà như thế nào?
ở đây, hình ảnh những người bà VN trong thời kì kháng chiến chống Pháp hiện lên thật là đẹp: nuôi nấng, dạy bảo, chăm sóc cháu với cả tình yêu thơng trìu mến. Bao nhiêu vất vả, lo toan bà chịu đựng hết, bà còn không muốn cho những đứa con xa biết đến những khó khăn, thiếu thốn của bà cháu ở nhà mà ảnh hưởng đến công tác kháng chiến
->Những bà mẹ VN anh hùng là như vậy, rất giàu tình thương và giàu sự hi sinh cao cả !
?Theo em người cháu nghĩ gì về người bà khi viết : Rồi sớm rồi chiều…..dai dẳng ?
?Người cháu biết rằng đến tận bây giờ, bà vẫn nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm. Bây giờ những gì được nhóm lên từ bếp lửa của bà?
?Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong khổ thơ? Tác dụng của biện pháp đó trong việc biểu đạt nội dung?
?Câu thơ : Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa! Gợi cho em suy nghĩ gì?
- Bếp lửa thật giản dị , bình thường và phổ biến trong mọi gia đình Việt Nam nhưng bếp lửa cũng thật cao quý, kì diệu và thiêng liêng vì nó luôn gắn liền với bà- người giữ lửa, nhóm lửa, người tạo nên tuổi thơ ấu của cháu. Bếp lửa trở thành một mảnh tâm hồn, một phần không thể thiểu trong đời sống tinh thần của cháu.
?Trở về hiện tại tác giả muốn nói gì với bà?
?Câu thơ kết bài có ý nghĩa như thế nào?
?Khái quát nội dung và nghệ thuật của toàn bài?
-H/s đọc ghi nhớ sgk
I.Giới thiệu chung
1.Tấc giả
- Tên thật là Nguyễn Việt Bằng
- Quê: Thạch Thất hà Tây
- Thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ
- Gịong thơ trầm lắng suy tư, mượt mà trong sáng.
2.Tác phẩm
- Là 1 trong những sáng tac sđầu tay của Bằng Việt
- ra đời năm 1963, khi đó tác giả đang là sinh viên học ở nước ngoài.
II.Tìm hiểu bài thơ
1.Đọc
2.Chú thích
- Đinh ninh
- Chiến khu
3.Đại ý
- bài thơ đã nhắc lại kí ức một thời bé thơ được sống bên bà, trong sự chăm sóc và tình yêu thương của bà.
4.Phân tích.
a.Bếp lửa gợi nỗi nhớ thương bà
- Hình ảnh bếp lửa:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
- Hình ảnh bếp lửa"chờn vờn sơng sớm" và "ấp iu nồng đợm" đã kể lại một ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn người cháu gợi nhớ dến người bà vất vả, tần tảo và ấm nồng tình bà cháu.
->Thế là, dòng hồi tưởng trào dâng, những kỉ niệm sâu sắc thời ấu thơ như sống dậy theo thời gian, ở từng thời điểm, trong những biến động chung của đất nước. Kỉ niệm nào cũng gắn liền với bếp lửa, với người bà:
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
- Vì lo toan của người bà vùng quê nghèo gắn bó với bếp lửa.
- Nắng mưa: không nói thời tiết mà nói thời gian kéo dài cùng với nỗi vất vả kéo dài của con người, ở đây là người bà. Đồng thời nói nỗi lòng thương bà bền bỉ trong tâm hòn người cháu.
- >Tình bà cháu gắn liền với bếp lửa, bền bỉ sâu nặng.
b.Cảm nghĩ về bà và bếp lửa
- Đó là kỉ niệm khi mới "lên bốn tuổi", "Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi".Đây là kỉ niệm về nạn đói năm 1945, năm mà hai triệu người dân ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã bị chết đói.
ở đây nhà thơ vừa kể chuyện (Lên bốn tuổi...Năm ấy là năm...) vừa tả ( đói mòn đói mỏi, khô rạc ngựa gầy, khói hun nhèm mắt) lại vừa biểu cảm (Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay).
Cảnh tượng bà nhóm lửa " khói hun nhèm mắt cháu" và " Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy" gợi cho ta nhớ đến cuộc sống thê thảm như thân trâu ngựa của nhân dân ta dưới ách cai trị của thực dân Pháp trước Cách mạng tháng Tám 1945, và cảm xúc của ngời cháu "Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay" là cảm xúc chung của bất cứ người dân Việt Nam nào khi nhớ lại nạn đói năm ất Dậu.
- Tiếp đến là kỉ niệm về " Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa". Đây là kỉ niệm về hoàn cảnh sống của hai bà cháu trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Hoàn cảnh riêng của hai bà cháu ở đây cũng là hoàn cảnh chung của nhiều gia đình VN trong những năm gian nan ấy. Cha mẹ tham gia công tác kháng chiến ở xa, bận không về được, những cháu nhỏ thường ở nhà sống với bà nội hoặc bà ngoại. Mỗi khi tiếng chim tu hú kêu gọi hè về lại làm trỗi dậy trong lòng hai bà cháu những mong ngóng, đợi chờ da diết:
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế !
- Bây giờ đã trưởng thành, người cháu hồi tưởng về những năm tháng sống gian khổ sống bên bà thời thơ ấu với cảm xúc dâng trào với lòng biết ơn bà vô hạn:
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc
- Ngọn lửa ấy được thắp bằng tình yêu thương cháu con , bằng niềm tin vào kháng chiến thắng lợi , con cháu sẽ trở về quây quần bên bếp lửa.
=>Những kỉ niệm thủa nhỏ không chỉ còn là của riêng nhà thơ mà nó còn là kỉ niệm là cảm xúc của bao người khi nhớ lại hai thời điểm lịch sử không thể nào quên: nạn đói năm 1945, những năm tháng gian nan mà ấm tình người trong kháng chiến chống Pháp
3-Những suy ngẫm của cháu về bà:
Từ " bếp lửa" cụ thể, nhà thơ đã liên tưởng đến "ngọn lửa" với ý nghĩa trìu tượng, khái quát. Đó là lòng yêu thương, ngọn lửa của "niềm tin dai dẳng" đã ấp ủ sẵn trong tâm hồn của bà. Do vậy mà đến bây giờ khi đã trưởng thành, người cháu càng thấy yêu thương, kính phục và biết ơn bà sâu sắc
Tác giả nhắc lại bốn lần từ "nhóm"->điệp từ để nói rõ điều " kì lạ và thiêng liêng " mà bây giờ mình mới nhận ra: Dù cuộc đời có đổi thay, nhưng ngọn lửa tình bà cháu thì lúc nào cũng " ấp iu nồng đượm", nó luôn nâng bước người cháu trên suốt chặng đường dài của cuộc đời.
Nỗi nhớ bà ở người cháu da diết khôn nguôi ! Càng ở xa, người cháu càng nhớ đến người bà tảo tần, nhẫn lại, đầy lòng yêu thương và đức hi sinh cao cả. Đối với người cháu nhớ bà cũng là nỗi nhớ quê hương, đất nước.
- Trở về hiện tại nhà thơ muốn hỏi bà, nhắc bà việc nhóm bếp để nói cáI ý không bao giờ quên quá khứ, không bao giờ quên được hình ảnh bà với bếp lửa của một thời thơ ấu nghèo khổ gian naầnm ấm áp nghĩa tình. Như vậy, hình ảnh trung tâm mở đầu, khơI mạch nguồn cảm xúc của bài thơ, của dòng hồi tưởng đã được khép lại bằng chính hình ảnh ấy.
5.Tổng kết
- Ghi nhớ sgk
III.Luyện tập:
- Đọc diễn cảm lại bài thơ
- Làm bài tập theo sgk
4.Hướng dẫn về nhà.
-Học thuộc bài thơ
-Soạn :+Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
+ánh trăng
_________________________________
Tiết 57
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Hướng dẫn đọc thêm:khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
(Nguyễn Khoa Điềm)
ánh trăng(Nguyễn Duy)
A. Mục tiêu cần đạt:
*Bài thơ:Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ:
- Giúp h/s cảm nhận được tình yêu thương con và ước vọng của người mẹ dân tộc tà-ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, từ đó phần nào hiểu được lòng yêu quê hương đất nước và khát vọng tự do của nhân dân ta trong thời kì lịch sử này.
- Thấy được giọng điệu thơ thiết tha, ngọt ngào của Nguyễn Khoa Điềm qua những khúc ru cùng bố cục đặc sắc của bài thơ.
*Bài thơ:ánh trăng:
-Giúp h/s hiểu được ý nghĩa của hình
File đính kèm:
- GIAO AN VAN 9 TUAN 11 TUAN 24 HOAN CHINH.doc