I/ Mức độ cần đạt:
- Thấy được nguồn cảm hứng dạt dào của tác giảtrong bài thơ viết về cuộc sống của người lao động trên biển cả những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Thấy được những nét nghệ thuật nổi bật về hình ảnh, bút pháp nghệ thuật,ngôn ngữ sáng tác của nhà thơ thuộc thế hệ trưởng thành trong phong trào Thơ mới.
II/ Trọng tâm kiến thức kỹ năng:
1/ Kiến thức:
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đởi bài thơ
- Những cảm xúc của nhà thơ trức biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân trên biển.
- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn.
2/ Kỹ năng:
- Đọc – hiểu một tác phẩm thơ hiện đại.
- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.
- Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống laođộng của tác giả đề câp đến trong tác phẩm.
III/ Hướng dẫn thực hiện:
9 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1378 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 11 - Tiết 51 đến tiết 54, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 51- 52- Tuần 11
VĂN BẢN: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
( HUY CẬN )
I/ Mức độ cần đạt:
Thấy được nguồn cảm hứng dạt dào của tác giảtrong bài thơ viết về cuộc sống của người lao động trên biển cả những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Thấy được những nét nghệ thuật nổi bật về hình ảnh, bút pháp nghệ thuật,ngôn ngữ sáng tác của nhà thơ thuộc thế hệ trưởng thành trong phong trào Thơ mới.
II/ Trọng tâm kiến thức kỹ năng:
1/ Kiến thức:
Những hiểu biết bước đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đởi bài thơ
Những cảm xúc của nhà thơ trức biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân trên biển.
Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn.
2/ Kỹ năng:
Đọc – hiểu một tác phẩm thơ hiện đại.
Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.
Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống laođộng của tác giả đề câp đến trong tác phẩm.
III/ Hướng dẫn thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
1/ Ổn định: vs- ss- tp
2/ Bài cũ:
- Phân tích cơ sở hình thành tình đồng chí?
- Phân tích những biểu hiện của tình đồng chí?
3/ Bài mới:
* Giới thiệu bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
- Giới thiệu những nét chính về nhà thơ Huy cận?
-Nhà thơ nổi tiếng của phong trào thơ mới. Thơ sau CM tràn đầy niềm vui tươi tình yêu cuộc sống.
? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
- GV đọc mẫu bài thơ.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích.
? Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?
- 3 phần:
+ 2 khổ đầu: Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi.
+ 4 khổ giữa: Cảnh lao động của đoàn thuyền đánh cá trên biển.
+ Khổ cuối: Cảnh đoàn thuyền đánh ca trở về.
? Dựa vào bố cục bài thơ em hãy cho biết mạch cảm xúc trong bài thơ?
Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản.
- Phân tích khổ thơ 1,2:
? Hãy phân tích hình ảnh thiên nhiên ở 2 câu đầu?
? Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào thời gian, không gian như thế nào?
Đặt trong hoàn cảnh đó đoàn thuyền ra khơi đánh cá với không khí như thế nào?
- Đoàn thuyền … ra khơi. Câu hát căng… gió khơi.
- Câu thơ gợi trí tưởng tượng phong phú.
=> Đoàn thuyền ra khơi đấy khí thế hào hùng phấn khởi mang theo khúc hát lạc quan phơi phới.
? Em có nhận xét gì về hình ảnh thiên nhiên,con người trong hai khổ thơ trên?
* Tiết 2 ( Tiết 52)
? Cảnh lao động trên biển được thể hiện qua những khổ thơ nào?
? Phân tích câu thơ:
Thuyền ta lái gió… vây giăng.
- Con thuyền vốn nhỏ bé trở nên kỳ vĩ, khổng lồ hòa nhập với kích thức rộn lớn của thiên nhiên vũ trụ, không gian rộng lớn.
?Câu thơ: “Ta hát bài ca…chùm cá nặng” miêu tả không khí lao động, công việc của người lao động như thế nào?
? Với cảm hứng lãng mạn hình ảnh con người lao động và thiên nhiên đượ thể hiện ntn?
- Phân tích khổ thơ cuối:
? Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về được miêu tả ntn?
? Bài thơ được sáng tác theo cảm hứng lãng mạn, em có cảm nhận gì vế cảm hứng lãng mạn trong khổ thơ cuối?
=> Bút pháp lãng mạn làm giàu thêm cái nhìn cuộc sống thể hiện niềm say sưa hào húng và những ước mơ bay bỗng của con người muốn hòa hợp với thiên nhiên và chinh phục thiên nhiên bằng công việc lao động của mình.
- GDMT:
? Thiên nhiên trong bài thơ được miêu tả ntn?
? Em hiểu biết gì về vùng biển Quảng Ninh?
? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi trường biển đep, trong lành?
? Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào trong bài thơ?
? Nhận xét về âm hưởng, giọng điệu bài thơ?
?Em hãy nêu ý nghĩa của văn bản?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
4/ Củng cố:
- Người laođộng ra khơi trong khung cảnh và tâm trạng ntn?
- Hình ảnh người lao động trong bài thơ hiện lên ntn?
- Em có nhận xét gì vế hình ảnh trong bài thơ?
5/ Dặn dò:
- Học phần I, II ( B)
- Soạn bài: Tổng kết về từ vựng ( tt)
HS báo cáo sĩ số
2 HS lên bảng trả lời
HS đọc Chú thích *
HS dựa vào chú thích trả lời
2 HS đọc bài thơ
HS đọc chú thích
HS thảo luận 2 phút
- Thiên nhiên được miêu tả bằng những hình ảnh : mặt trời như hòn lửa, sóng cài then, đêm sập cửa.
- Vũ trụ như ngôi nhà lớn,màn đêm buông xuống là tấm cử khổng lồ, những lượn sóng là then cửa.
Khổ 3,4,5,6
- Cảm hứng lao động và cảm hứng thiên nhiên vũ trụ hòa hợp. Con người lao động hòa hợp với thiên nhiên.
- Công việc đánh cá nặng nhọc đã thành bài ca đầy niềm vui nhịp nhàng cùng thiên nhiên.
HS suy nghĩ trả lời
- Nghệ thuật đối lập, so sánh, nhân hóa, phóng đại.
HS thảo luận 1 phút.
HS ghi
HS suy nghĩ trả lời
HS ghi vào vở
A/ Tìm hiểu chung:
I/ Tác giả: Huy Cận ( 1919- 2005) là nhà thơ nôi tiếng trong phong trào thơ mới.
II/ Hoàn cảnh ra đời bài thơ: Viết năm 1958, trong chuyến đi thực tế tại Quảng Ninh.
III/ Mạch cảm xúc trong bài thơ: Theo trình tự thời gian đoàn thuyền của ngư dân ra khơi đánh cá trở về.
B/ Đọc – hiểu văn bản:
I/ Nội dung:
1/ Hòang hôn trên biển và đoàn thuyền đánh cá ra khơi:
- Rakhơi vào một bư6ỉ hoàng hôn đẹp, hùng vĩ và tráng lệ.
- Đoàn thuyền ra khơi đầy khí thế hào hùng.
=> Thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ. Con người lạc quan phơi phới.
2/ Đoàn thuyền đánh cá trên biển trong đêm trăng:
- Đoàn thuyền ra khơi giữa biển, trời, trăng, sao.-> Người lao động trở nên lớn lao. Con thuyền trở nên kỳ vĩ hòa nhập với thiên nhiên.- Con người khỏe khoắn,phơi phới, làm chủ công việc.
- Công việc lao động nặng nhọc, khẩn trương.
- Họ lao động say sưa,hào hứng đã trở thành bài ca đầy niềm vui, niềm tự hào về cuộc sông lao động.
=> Thiên nhiên và con ngườihòa hợp giữa nhịp điệu vận hành của thiên nhiên, vũ trụ và trình tự công việc laođộng.
3/ Bình minh trên biển, đoàn thuyền đánh cá trở về:
- Cảnh bình minh trên biển đẹp,tráng lệ, rộng mở.
- Đoàn thuyền trở về trong không khí tưng bừng phấn khởi.
=> Hình ảnh con người hiện lên làm chủ thiên nhiên, làm chủ lao động, làm chủ biển khơi.
II/ Nghệ thuật:
- Sử dụng bút pháp lãng mạn với các biện pháp nghệ thuật đối lập, so sánh, nhân hóa, phóng đại:
+ Khắc họa hình ảnh đẹp về mặt trời, hình ảnh biển cả và bầu trời trong đêm, hình ảnh ngư dân và đoản thuyền đánh cá.
+ Miêu tả sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người.
- Sử dụng ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu, liên tưởng.
III/ Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ thể hiện nguồn cảm hứng lãng mạnngợi ca biển cả lớn lao, giàu đẹp, ngợi ca nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp của đất nước của những người lao động mới.
C/ Hướng dẫn tự học:
- Học thuộc lòng, đọc diễn cảm bài thơ.
- Tìm những chi tiết khắc họa hình ảnh tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động trên biển cả.
- Hình ảnh được xây dựng với những liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo, độc đáo; giọng điệu thơ khỏe khoắn, hồn nhiên.
Tiết 53- Tuần 11 TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG ( TT)
I/ Mức độ cần đạt:
Tiếp tục hệ thống hóa kiến thức đã học về từ vựng và một số phép tu từ từ vựng.
II/ Trọng tâm kiến thức, kỹ năng:
1/ Kiến thức:
- Các khái niệm từ tượng thanh, từ tượng hình: phép so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
- Tác dụng của việc sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh và phép tu từ trong văn bản nghệ thuật.
2/ Kỹ năng:
- Nhận diện từ tượng hình, từ tượng thanh. Phân tích giá trị các từ tượng hình, từ tượng thanh trong văn bản.
- Nhận diện các phép tu từ nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ trong một văn bản. Phân tích tác dụng của các phép tu từ trong văn bản.
III/ Hướng dẫn thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
1/ Ổn định: vs - ss – tp
2/ Bài cũ:
- Đọc thuộc lòng hai khổ thơ đầu bài thơ: “ Đoàn thuyền đánh cá”Hình ảnh thiên nhiên và đoàn thuyền đánh cá ra khơi được miêu tả như thế nào?
- Đọc thuộc lòng hai khổ thơ 3,4. Hình ảnh người lao động đánh cá trên biển được miêu tả ntn?
3/ Bài mới:
Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức:
? Thế nào là phép tu từ so sánh? Nêu đặc điểm, tác dụng của phép tu từ so sánh?
?Thế nào là phép tu từ ẩn dụ? Nêu đặc điểm, tác dụng của phép tu từ ẩn dụ?
?Thế nào là phép tu từ nhân hóa? Nêu đặc điểm, tác dụng của phép tu từ nhân hóa?
?Thế nào là phép tu từ hoán dụ? Nêu đặc điểm, tác dụng của phép tu từ hoán dụ?
?Thế nào là phép tu từ nói quá? Nêu đặc điểm, tác dụng của phép tu từ nói quá?
?Thế nào là phép tu từ nói giảm, nói tránh? Nêu đặc điểm, tác dụng của phép tu từ nói giảm nói tránh?
?Thế nào là phép tu từ điệp ngữ? Nêu đặc điểm, tác dụng của phép tu từ điệp ngữ?
?Thế nào là phép tu từ chơi chữ? Nêu đặc điểm, tác dụng của phép tu từ chơi chữ?
Hoạt động 2: Luyện tập:
? Tìm những tên loài vật là từ tượng thanh?
? Xác định từ tượng hình và giá trị sử dụng?
? Phân tích nét độc đáo của một số câu thơ trong Truyện Kiều?
? Phân tích nét độc đáo của một số câu thơ ( đoạn thơ)?
GV giáo dục HS biết sử dụng các phép tu từ khi viết văn bản.
4/ Củng cố:
- Thế nào là từ tượng hình?
- Thế nào là từ tượng thanh?
- Nhắc lại khái niệm về các phép tu từ từ từ vựng?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học:
5/ Dặn dò:
- Nắm vững các khái niệm về các phép tu từ từ vựng.
- Vận dụng các phép tu từ vào văn cảnh.
- Chuẩn bị bài: tập làm thơ tám chữ.
HS báo cáo sĩ số
2 HS lên bảng trả lời
- Là đối chiếu sự vật này với sự vật kia.
- Gọi tên sự vật,hiện tượng bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng.
- Gọi, tả sự vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi, tả con người làm cho nó gần gũi.
- Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật,hiện tượng khác quan hệ gần gũi.
- Là cách nói cường điệu ( quá sự thật).
- Làm giảm nhẹ..
- Là cách lặp đi lặp lại từ hay cụm từ nhằm mục đích nhấn mạnh…
- Sử dụng các hiện tượng của từ ngữ để tạo ấn tượng, tạo sự hóm hỉnh…
- HS tìm
- Thảo luận 2 phút
Hoạt động nhóm: 5 nhóm 5 bài=> trình bày=> nhận xét => bổ sung. ( 5p)
Hoạt động nhóm: 5 nhóm 5 bài=> trình bày=> nhận xét => bổ sung. ( 5p)
HS trả lời
HS ghi
I/ Hệ thống hóa kiến thức:
1/ Khái niệm từ tượng hình, tượng thanh:
( lớp 8)
2/ Đặc điểm, tác dụng của các phép tu từ:
- Phép tu từ so sánh: (lớp 6).
- Phép tu từ ẩn dụ: (lớp 6)
- Phép tu từ nhân hóa: (lớp 6).
- Phép tu từ hoán dụ: (lớp 6).
- Phép tu từ nói quá: (lớp 8).
- Phép tu từ nói giảm, nói tránh: ( lớp 8).
- Phép tu từ điệp ngữ: (lớp 7)
- Phép tu từ chơi chữ:
( lớp 7)
II/ Luyện tập:
1/ Tên loài vật là từ tượng thanh: ve, tắc kẻ,bìm bịp, tu hú…
2/ Từ tượng hình: lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ.
=> Tác dụng: mô tả hình dáng đám mây cụ thể, sinh động.
3 Phân tích nét độc đáo của những câu thơ trích Truyện Kiều:
a/ Phép ẩn dụ:
- Từ “ hoa”, “ cánh" chỉ Thúy Kiều và cuộc đời của nàng.
- Từ “ lá, cây” chỉ gia đình Kiều và cuộc sống của họ.
=> Ý nói Kiều b án mình cứu gia đình.
b/ Phép so sánh: tiếng đàn của Kiều với tiếng hạc, suối, gió thoảng, mưa đổ.
c/ Nói quá: Thể hiện ấn tượng về tài sắc vẹn toàn.
d/ Nói quá:
- Gần nhau trong gang tấc.
- Cách trở gấp mười quan san.
=> Tính cực tả sự xa cách, thân phận, cảnh ngộ của kiều và Thúc Sinh.
e/ Chơi chữ: “tài” và “ tai”( trại âm).
4/ Phân tích nghệ thuật trong các câu thơ:
a/- Điệp ngữ: còn.
- Từ đa nghĩa: say sưa.
=> Chàng trai thể hiện tình cảm một cách mạnh mẽ và kín đáo.
b/ Nói quá: Thể hiện sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.
c/ So sánh: Miêu tả sắc nét và sinh động âm thanh của tiếng suối và rừng trong đêm trăng.
d/ Nhân hóa ánh trăng thành người bạn tri kỷ=> Thiên nhiên sống động, có hồn, gần gũi.
e/ Ẩn dụ: “ mặt trời” câu thơ thứ hai chỉ em bé=> thể hiện sự gắn bó của con đối với người mẹ.
III/ Hướng dẫn tự học:
- Tập viết đoạn văn có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh.
- Tập viết đoạn văn có sử dụng một trong những phép tu từ.
Tiết 54- Tuần 11 TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
( SGK/148)
I/Mức độ cần đạt:Nhận diện thể thơ tám chữ qua các đoạn văn bản và bước đầu biết làm thơ tám chữ.
II/Trọng tâm kiến thức:
1/ Kiến thức: Đặc điểm của thể thơ tám chữ.
2/ Kỹ năng:
Nhận biết thơ tám chữ.
Tạo đối, vần, nhịp trong khi làm thơ tám chữ.
III/ Hướng dẫn thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
1/ Ổn định: vs- ss- tp.
2/ Bài cũ:
- Thê nào là phép tu từ ẩn dụ? Làm BT2( c ).
- Thế nào là pháp tu từ nhân hóa? Làm BT3( d ).
-Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3/ Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung:
- Treo bảng phụ có ghi các đoạn thơ tám chữ.
- Gọi HS đọc 3 đoạn thơ.
? Nhận xét về số chữ của mỗi dòng ở các đoạn thơ trên?
? Cách gieo vần của các đoạn thơ ntn?
?Nhận xét về cách ngắt nhịp từng câu thơ trong các đoạn thơ trên?
? Qua tìm hiểu các đoạn thơ em hiểu gì về thể thơ tám chữ?
Hoạt động 2: Luyện tập:
- Hướng dẫn HS điền từ, sửa vần thơ trong thơ tám chữ.
- Gọi HS đọc yêu cầu BT1.
- Phân nhóm để hS làm BT1.
- Gọi HS đọc yêu cầu BT2.
- Phân nhóm HS làm BT2.
- Gọi HS đọc yêu cầu BT3.
? Em hãy tìm chỗ sai của câu thơ thứ ba?
? Nêu lý sai, tìm từ sửa lại cho đúng?
- Gọi HS đọc yêu cầu BT1.
- Yêu cầu HS điền từ thích hợp vào chỗ trống.
- Hướng dẫn HS làm BT2.
( Câu thơ phải có tám chữ và chữ cuối phải có khuôn âm ( ương) hoặc (a) mang thanh bằng.
- Hướng dẫn HS trao đổi nhóm về các bài thơ tám chữ đã làm ở nhà.
Đọc mẫu bài thơ:
Nghe xuân
Sớm tỉnh giác nghe hơi thở mùa xuân,
Nghe trong nắng tiếng chồi non tách vỏ,
Nghe giọt sương hát thầm bên thảm cỏ,
Nghe hương hoa phả vào trong làn gió.
Nghe xốn xang tiếng chim kêu bên cửa sổ,
Nghe miên man chú ong nhỏ tìm hoa,
Nghe cánh bướm chập chờn vỗ bay qua,
Nghe én gọi bầy giữa trời cao xanh.
( Sưu tầm)
4/ Củng cố:
- Nhắc lại thế nào là thể thơ tám chữ.
- HS đọc một bài thơ tám chữ hay nhất đã trao đổi nhóm.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học:
5/ Dặn dò:
- Nắm vững thế nào là thể thơ tám chữ.
- Soạn bài: Bếp lửa.
HS báo cáo sĩ số.
1 HS lên bảng trả lời.
1 HS lên bảng trả lời.
HS kiểm tra chéo và báo cáo cho GV.
HS đọc.
- Số chữ: mỗi dòng có 8
chữ.
- Gieo vần: Mỗi đoạn có cánh gieo vần khác nhau.
+ Đoạn a: gieo vần chân liên tiếp chuyển đổi theo từng cặp ( tan – ngàn),
( mới – gội), (bừng – rừng), ( gắt - mật).
+ Đoạn b: gieo vần chân liên tiếp chuyển đổi theo từng cặp ( về - nghe), ( học- nhọc), ( bà- xa).
+ Đoạn c: gieo vần chân nhưng lại gián cách( ngát – hát), ( non – son),( đứng –dựng),( tiên- nhiên).
- Cách ngắt nhịp: đa dạng, linh hoạt.
- HS đọc ghi nhớ.
- HS đọc.
- Nhóm 1,2,3 làm BT1.
- HS đọc.
- Nhóm 4,5,6 làm BT 2.
- Đọc kỹ đoạn thơ.
- Điền từ.
- HS đọc.
- Tìm từ thích hợp thay thế từ “ rộn rã”.
HS đọc
Điền từ
- Làm thêm 1 câu thơ
-Thảo luận nhóm về các bài thơ đã làm ở nhà=> Mỗi nhóm chọn một bài=> trình bày=> các nhóm nhận xét, sửa chữa.
A/ Tìm hiểu chung: Nhận diện thơ tám chữ:
I/ Tìm hiểu các đoạn thơ tám chữ:
- Số chữ: mỗi dòng có 8 chữ.
- Gieo vần: Mỗi đoạn có cánh gieo vần khác nhau.
+ Đoạn a: gieo vần chân liên tiếp chuyển đổi theo từng cặp ( tan – ngàn),
( mới – gội), (bừng – rừng), ( gắt - mật).
+ Đoạn b: gieo vần chân liên tiếp chuyển đổi theo từng cặp ( về - nghe), ( học- nhọc), ( bà- xa).
+ Đoạn c: gieo vần chân nhưng lại gián cách( ngát – hát), ( non – son),( đứng –dựng),( tiên- nhiên)
- Cách ngắt nhịp đa dạng, linh hoạt 4/4 hoặc 3/3/2 hoặc 3/2/3….
- Mỗi bài tùy theo thể loại có thể có bốn câu, tám câu hoặc có nhiều khổ thơ.
II/ Kết luận:
(Ghi nhớ sgk/ 150).
B/ Luyện tập:
I/ Luyện tập và nhận diện thơ tám chữ:
1/ Điền vào chỗ trống:
Câu 1:……….ca hát
Câu 2:……….ngày qua
Câu 3:……….bát ngát
Câu 4:………muôn hoa
( Tố Hữu- Tháp đổ)
2/ Điền từ vào chỗ trống trong đoạn thơ trích bài thơ “ Vội vàng” của Xuân Diệu:
Câu 3: ……….cũng mất
Câu 6:………..tuần hoàn
Câu 9:…………đất trời
3/ Câu thơ thứ ba của đoạn thơ trích bài “ Tựu trường” của nhuy cận bị chép sai từ “ rộn rã”. Vì âm tiết cuối của câu thơ này phải mang thanh bằng và hiệp vần với chữ “gương” ở cuối câu thơ trên( đoạn thơ gieo vần liên tiếp)
Câu 3: Những chàng trai mười lăm tuổi vào trường
II/ Thực hành làm thơ tám chữ:
1/ Điền vào chỗ trống:
Câu 3: ……vườn……
Câu 4: …………….qua.
2/Làm thêm một câu thơ cuối:
VD: Dáng tung tăng đàn em nhỏ đến trường.
3/ Trình bày bài thơ của các em làm:
C/ Hướng dẫn tự học:
- Sưu tầm bài thơ tám chữ.
- Tập làm bài thơ chủ đề về thầy cô, bạn bè, trường lớp, môi trường…
File đính kèm:
- giaoan9-tuan11-dasua.doc