Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 12 - Bài12 - Tiết 60: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận

A. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS biết cách đưa các yếu tố nghị luận vào bài văn tự sự một cách hợp lý.

B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Hệ thống câu hỏi.

 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.

C.Tiến trình lên lớp:

 I. Ổn định tổ chức:

 II. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra việc thực hiện hai đoạn văn ở mục II SGK/161.

 - Nghị luận là gì?

 III. Bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 7020 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 12 - Bài12 - Tiết 60: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Bài12 Tiết 60 LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN ************* A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS biết cách đưa các yếu tố nghị luận vào bài văn tự sự một cách hợp lý. B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Hệ thống câu hỏi. 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV. C.Tiến trình lên lớp: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra việc thực hiện hai đoạn văn ở mục II SGK/161. - Nghị luận là gì? III. Bài mới: Hoạt động của GV và HS * Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập phân tích đoạn văn có sử dụng yếu tố nghị luận. - GV yêu cầu HS đọc đoạn văn ở câu 1 mục I SGK/160 và trả lời câu hỏi. - Trong đoạn văn trên , yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu văn nào? - Chỉ ra vai trò của các yếu tố ấy trong việc làm nổi bật nội dung của đoạn văn? * Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận. - GV yêu cầu HS trình bày đoạn văn của câu hỏi 1 mục II SGK/ 161 đã chuẩn bị ở nhà. - Viết một đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp mà em là người phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn rất tốt? - GV gợi ý câu hỏi để HS thực hiện: + Buổi sinh hoạt lớp diễn ra như thế nào?Thời gian, địa điểm, ai là người điều khiển, không khí của buổi sinh hoạt lớp ra sao? + Nội dung của buổi sinh hoạt là gì? Em đã phát biểu vấn đề gì? Tại sao lại phát biểu về việc đó? + Em đã thuyết phục rằng Nam là người bạn rất tốt như thế nào?( lý lẽ, ví dụ, lời phân tích) * HS thực hiện đoạn văn của mình. - Câu hỏi 2: - Thay cho câu hỏi 2 viết đoạn văn, em hãy tìm yếu tố nghị luận trong văn bản “Bà nội” SGK/161. * HS thực hiện. Nội dung ghi I. Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự: 1. Đoạn văn: Lỗi lầm và sự biết ơn. - Yếu tố nghị luận: + Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người. Yếu tố nghị luận này mang dáng dấp của một triết lý về” cái giới hạn và cái trường tồn” trong đời sống tin thần của con người. + Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá. Yếu tố nghị luận này nhắc nhở con người cách ứng xử có văn hóa trong cuộc sống vốn rất phức tạp ( có yêu thương, hy vọng; nhưng cũng có cả đau buồn, thù hận ). -Vai trò của các yếu tố trong việc làm nổi bật nội dung của đoạn văn: Yếu tố làm cho câu chuyện thêm sâu sắc, giàu tính triết lý và có ý nghĩa giáo dục cao. Bài học rút ra từ câu chuyện trên là sự bao dung, long nhân ái, biết tha thứ và ghi nhứ ân nghĩa, ân tình. II. Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận: 1.Viết đoạn văn: Buổi sinh hoạt lớp của chúng mình hôm ấy that là thú vị. Chủ đề tình bạn đã được thông báo trước. Cả lớp hồi hộp xem trong cuộc họp này ai sẽ được suy tôn là người bạn tốt. Trước buổi họp, bọn con gái bàn tán: - Cái Hồng rất chân thành với bạn bè đấy chứ! - Ừ! Nhưng hiền quá. - Cái Lan mạnh mẽ, lại nhiệt tình hơn. Bao nhiêu ứng cử viên đã được đưa ra. Bao nhiêu ý kiến phát biểu nhưng chưa ngã ngũ. Cuối cùng, lớp trưởng lên tiếng: - Lớp phó học tập cho biết ý kiến của mình đi! Minh đứng lên: - Mình biết các bạn luôn tin mình, nghe mình nhưng hôm nay ý kiến của mình trái ngược với các bạn. Cả lớp lại xôn xao: - Thì cậu cứ nói đi xem nào? - Theo mình Nam mới là người bạn tốt. Có nhiều tiếng xì xào. Minh nói tiếp: - Nam đã từng không cho Hùng xem bài trong giờ kiểm tra, nhưng lại đến tận nhà cậu ta hướng dẫn làm những bài toán khó. Trong suốt học kỳ qua, có giờ tự học nào Nam không giải bài, chữa bài khó cho lớp. Cậu ấy còn là người đóng góp nhiều nhất cho phong trào ủng hộ bạn nghèo. Nhớ hồi đầu năm, Tuấn bị ngã gãy tay, hàng tháng trời Nam chép bài cho bạn. Tiếng xì xào tắt hẳn từ lúc nào. Một tràng pháo tay nổ ra. Tiếng Thái “lém”: - Lớp phó học tập sáng suốt quá! Hoan hô lớp phó! Hoan hô Nam! 2. Yếu tố nghị luận trong văn bản: Người ta bảo:” Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được. Bà tôi có học hành gì đâu, một chữ cắn đôi không biết. Bà lặng lẽ, cứ tưởng bà không biết gì. Bà thuộc như cháo hàng trăm hàng nghìn câu ca. Bà nói những câu sao mà đúng thế. Bà bảo u tôi: Dạy con từ thuở còn thơ Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về. Người ta như cây. Uốn cây phải uốn từ non. Nếu để lớn lên mới uốn, nó gãy. IV. Dặn dò: Chuẩn bị bài Làng của Kim Lân. - Đọc bài và phần dấu sao để tìm hiểu vài nét về tác giả, tác phẩm. - Tìm hiểu từ khó, bố cục, chủ đề, tóm tắt đoạn trích. - Trả lời 4 câu hỏi đọc hiểu văn bản. - Xem phần luyện tập. V. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGIAHY60.DOC
Giáo án liên quan