I- Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức: Giúp học sinh
- Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kháng chiến.
- Nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng tình huống, tâm lý, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ nhân vật quần chúng.
2. Kĩ năng: Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lí nhân vật.
3. Thái độ: Tình yêu quê hương, đất nước chân thành.
II. Chuẩn bị:
1. GV:- Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, tổng hợp.
- ĐDDH: Bảng phụ, chân dung nhà văn Kim Lân
2. HS: Đọc , tóm tắt, soạn bài theo câu hỏi SGK.
II- Các bước tiến hành:
15 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1842 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 13 (giáo án 3 cột chuẩn), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 13 Ngày soạn: 05/11/2008 Tiết: 61 Ngày dạy: 10/11/2008
LÀNG
KIM LÂN
I- Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức: Giúp học sinh
- Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kháng chiến.
- Nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng tình huống, tâm lý, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ nhân vật quần chúng.
2. Kĩ năng: Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lí nhân vật.
3. Thái độ: Tình yêu quê hương, đất nước chân thành.
II. Chuẩn bị:
1. GV:- Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, tổng hợp.
- ĐDDH: Bảng phụ, chân dung nhà văn Kim Lân
2. HS: Đọc , tóm tắt, soạn bài theo câu hỏi SGK.
II- Các bước tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng bài thơ "ánh trăng"? Giá trị cơ bản về nội dung và ng.thuật của bài thơ ?
- Cho biết tác giả bài thơ”Anh trăng”? Bài thơ này được viết theo phương thức biểu đạt nào? Nêu khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
3. Bài mới: Chắc các em đã nghe những lời thơ: Quê hương là chùm khế ngọt… Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nỗi thành người”. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm gắn bó với làng quê của mình, Sống ở làng, chết ở làng. Không có gì khổ bằng phải bỏ làng tha hương cầu thực, lâm vào cảnh sống nơi đất khách, chết ở quê người… tình cảm đặc biệt đó đã được nhà văn Kim Lân thể hiện một cách độc đáo qua truyện ngắn có tựa đề “LÀNG”. (SGK trang 162)
* HĐ 1: Hướng dẫn đọc, kể, tóm tắt, giải thích từ khó.
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm, GV xen kẻ giải thích tóm tắt những đoạn không đọc.
- GV kiểm tra một vài từ SGK:
+ Bình dân học vụ.
+ Việt gian.
- Hỏi: Qua phần đọc và chuẩn bị bài ở nhà, hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả?
- GV nói thêm: HS đã nêu cơ bản những nét chính. Cần nói thêm 2 đặc điểm về sáng tác của Kim Lân.
+ Là nhà văn có sở trường về truyện ngắn và có nhiều truyện ngắn đặc sắc. (Tập “Nên vợ nên chồng”, “Con chó xấu xí”…)
+ Là nhà văn rất am hiểu và gắn bó với nông thôn và người nông dân. Chính 2 đặc điểm đó đã tạo nên thành công của tác giả trong truyện “Làng” cũng như một số truyện đặc sắc khác.
- Hỏi: Cho biết hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
- Em có thể tóm tắt nội dung truyện Làng như thế nào?
(Trong kháng chiến Ông Hai là người làng chợ Dầu, buộc phải rời làng tản cư. Nghe tin đồn làng theo giặc, Ong rất xấu hổ, khổ tâm. Chỉ khi tin này được cải chính, ông mới trở lại vui vẻ, phấn chấn.)
Hỏi: Trong số những nhân vật đã kể, ai là nhân vật chính? Vì sao em xác định như thế?
Hỏi: Theo em văn bản Làng đã kết hợp những phương thức biểu đạt nào? Phương thức biểu đạt nào là chủ yếu?
* HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu tình huống truyện:
Hỏi: Qua tóm tắt các em hãy nêu chủ đề của tác phẩm? (Phản ánh và ca ngợi tình yêu làng, yêu nước chân thành giản dị của người nông dân VN trong công cuộc kháng chiến chống Pháp)
Hỏi: Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân đã xây dựng được những tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai. Theo em, đó là tình huống nào?
- GV phân tích thêm: Nếu chỉ kể những biểu hiện yêu làng, yêu nước của ông Hai một cách đều đều, câu chuyện sẽ trở thành mờ nhạt. Sở dĩ câu chuyện hấp dẫn là do tác giả đã tạo ra tình huống đặc sắc như mới nêu. Nó tạo nên một cái nút thắt của câu chuyện gây ra một mâu thuẫn giằng xé tâm trí ông lão đáng thương đáng kính, tạo ra điều kiện để nhân vật thể hiện tâm trạng, phẩm chất 1 cách chân thực sâu sắc, góp phần giải quyết chủ đề của tác phẩm. Sự phát triển của câu chuyện sẽ bám sát theo các tình huống đó.
4. Củng cố:
Tóm tắt nội dung tiết học.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
Phân tích tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng theo giặc và khi nghe tin làng được cải chính.
- Báo cáo sĩ số
- Trả lời trước lớp
+ Đọc thuộc diễn cảm 6 khổ thơ.
+ Với giọng điệu tâm tình, tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm.”Anh trăng “ của Nguyễn Duy như một lời nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị hiền hoà. Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống”uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ.
- HS đọc, nhận xét.
- Dựa vào chú thích SGK, nêu
+ Tên, năm sinh
+ Quê quán
+ Khái quát đặc điểm cơ bản về tác giả, sự nghiệp sáng tác.
- HS nêu: Ra đời vào thời kì đầu kháng chiến chống Pháp.
- HS tóm tắt: Ở nơi tản cư, ông Hai nhớ làng chợ Dầu, ra phòng thông tin nghe đọc báo để biết tin tức kháng chiến. Trên đường về, ông gặp người tản cư ở quê lên cho biết làng ông theo giặc. Ông xấu hổ, nhục nhã… cả đêm 2 vợ chồng không ngủ được. Định quay về làng nhưng nghĩ làng đã theo Tây thì phải thù, không thể về cái làng đó nữa. Bỗng có người ở làng đến cho biết làng không theo Tây. Đó chỉ là tin đồn, mặt ông vui vẻ rạng rỡ hẳn lên. Gọi con cháu đến chia quà, tất bật chạy báo cho mọi người biết nhà ông bị Tây đốt nhưng làng không phải Việt gian, cả làng vẫn hăng hái kháng chiến. Ông càng yêu quí tự hào về làng của mình.
- HS xác định: Ông Hai- Vì diễn biến của câu chuyện xoay quanh nhân vật này.
- HS xác định: Tự sự với miêu tả và biểu cảm. Tự sự là chính vì câu chuyện được triển khai theo hệ thống các sự việc.
- HS suy nghĩ và nêu: Nói về tình yêu làng quê và lòng lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân.
- HS thảo luận, trả lời: Ông Hai tình cờ nghe tin làng chợ Dầu yêu quí của ông theo giặc, trở thành Việt gian theo Pháp, phản lại kháng chiến, phản lại cụ Hồ.
I- Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
1- Tác giả
- Tên thật là Nguyễn Văn Tài Sinh năm: 1920 Quê : Từ Sơn, Bắc Ninh
- Là nhà văn có sở trường về truyện ngắn.
Ông am hiểu và gắn bó với nông thôn và người nông dân.
2- Tác phẩm
Ra đời vào thời kì đầu kháng chiến chống Pháp.
II/ Phân tích.
1.Tình huống truyện:
- Ông Hai nghe tin làng chợ Dầu của ông theo Tây -> Tình huống đối nghịch với tình cảm tự hào mãnh liệt về làng chợ Dầu của ông =>Tạo ra tâm lí diễn biến gay gắt trong nhân vật.
¯ Rút kinh nghiệm:..............................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
======v======
Tuần: 13 Ngày soạn: 05/11/2008 Tiết: 62 Ngày dạy: 11/11/2008
LÀNG
KIM LÂN
I- Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức: Giúp học sinh
- Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kháng chiến.
- Nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng tình huống, tâm lý, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ nhân vật quần chúng.
2. Kĩ năng: Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lí nhân vật.
3. Thái độ: Tình yêu quê hương, đất nước chân thành.
II. Chuẩn bị:
1. GV:- Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, tổng hợp.
- ĐDDH: Bảng phụ, chân dung nhà văn Kim Lân
2. HS: Đọc , tóm tắt, soạn bài theo câu hỏi SGK.
II- Các bước tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu hiểu biét về tác giả, tác phẩm “ Làng” của Kim Lân.
- Mỗi câu chuyện hay đều để lại trong lòng người đọc một ấn tượng khó quên về tình huống truyện. Em thấy tình huống truyện trong Làng độc đáo ở chỗ nào?
3. Bài mới
* HĐ 1: Hướng dẫn phân tích tâm trạng nhân vật ông Hai.
Hỏi: Cuộc sống của ông Hai nơi tản cư có gì khác thường?
Hỏi: Mối quan tâm duy nhất của ông Hai là về làng quê ông, cuộc kháng chiến của đất nước. Đoạn văn nào thể hiện điều ấy?
Hỏi: Quan tâm đến kháng chiến, ông có những biểu hiện đặc biệt nào?
Hỏi: Từ những đặc điểm trên, em có cảm nhận gì về nhân vật ông Hai?
GV :Niềm vui, niềm tự hào của người nông dân trước thành quả cách mạng, của làng quê ->Một biểu hiện của tình yêu làng.
Hỏi: Ông Hai đã có cảm giác gì khi nghe tin làng mình theo giặc? Các chi tiết đó cho thầy tâm trạng của ông Hai lúc này như thế nào?
Hỏi: Cảm nghĩ cực nhục của ông Hai được thể hiện trong đoạn văn nào?Vì sao ông cảm thấy cực nhục?
Hỏi: Ý nghĩ cho rằng cả cái nước VN này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước có phải là biểu hiện của lòng yêu nước của ông Hai không? Vì sao?
Hỏi: Ý nghĩ của ông : Làng thì yêu thật , nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù. Cảm xúc nào khiến ông có ý nghĩ ấy?
Hỏi: Ở đây, ngôn ngữ nào được sử dụng? Ý nghĩa?
Hỏi: Để giải toả bớt nỗi đau đớn, cực nhục đó ông Hai đã làm gì? Vì sao? Cuộc trò chuyện giữa ông và đứa con là ngôn ngữ gì?
Hỏi: Từ đó những dằn vặt, khổ tâm của ông Hai đã giúp em cảm nhận được gì qua tấm lòng của ông Hai với làng quê, với đất nước?
* HĐ 3: HD tìm hỉểu tâm trạng của ông Hai khi nghe làng được cải chính.
Hỏi: Khi biết tin làng mình không theo giặc, dáng vẻ ông Hai có những biểu hiện khác thường nào? Dáng vẻ ấy biểu hiện tâm trạng gì?
Hỏi: Tại sao ông Hai lại khoe với mọi người rằng: Tây nó đốt nhà tôi rồi?
Hỏi: Lúc này cử chỉ của ông có gì đặc biệt?
Hỏi: Cử chỉ đó phản ánh một nội tâm như thế nào?
Hỏi: Em hiểu gì về ông Hai qua những cử chỉ, dáng vẻ lời nói đó?
* HD 4: HD tổng kết
Hỏi: Đọc truyện của Kim Lân em cảm nhận điều gì về nhân vật ông Hai?
Hỏi: Em có nhận xét gì về ngôn ngữ và nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả? (Miêu tả nhân vật bằng cách nào?)
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
4. Củng cố:
- GV nêu bài tập:
Em có nhớ truyện ngắn hay bài thơ nào viết về tình cảm quê hương, đất nước?
Hỏi: Theo em, nét riêng của truyện Làng so với những tác phẩm ấy là gì?
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Viết cảm xúc của em khi học xong Làng.
- Soạn bài: Lặng lẽ Sa Pa theo câu hỏi SGK.
- Báo cáo sĩ số
- Trả lời trước lớp
- Tình huống ông Hai nghe tin làng chợ Dầu của ông theo Tây. Tình huống này đối lập hẳn với việc ông Hai yêu làng yêu nước thiết tha, ông tự hào lắm về làng ông là làng kháng chiến, làng quê có tinh thần cách mạng ghê lắm…. Từ đó tâm trạng của nhân vật được miêu tả khá tinh tế.
- Trả lời
+ Cuộc sống tạm bợ, xa quê, sống nhờ người khác, mọi người đều lo kiếm sống.
- Xác định, nêu:
+ “Nhớ đến những ngày làm việc cùng anh em…nhớ làng quá.”
+ Ông lại nghĩ về cái làng của ông…quá!
… Cùng anh em đào đường…bí mật.
Ông Hai đi nghênh ngang.giữa đường…. ruột gan ông cứ mứa cả lên..
+ Mong nắng cho Tây chét mệt, (Nắng này thì bỏ mẹ chúng nó.)
+ Nghe lỏm đọc báo thường xuyên ở phòng thông tin để biết tin tức từ kháng chiến.
+ Đầy lòng tin kháng chiến: ( Đấy, cứ kêu chúng nó trẻ con mãi đi, liệu đã bằng chúng nó chưa? Cứ thế, chỗ này giết một tí, chỗ kia giét một tí, cả súng ống cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà rồi thằng Tây không bước sớm.
+ không giấu nổi cảm xúc vui mừng: Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá.
- HS tự bộc lộ cảm nhận
+ Cổ ông lão nghẹn ắng lại….vướng ở cổ. → Đó là cảm giác xấu hổ và uất ức, cảm xúc bị xúc phạm, đau đớn, tê tái.
+ Chao ôi! Cực nhục chưa, Cả làng Việt gian!....thù hằn cái giống Việt gian bán nước.
+ Vì nếu làng theo thật, ông sẽ là kẻ lạc loàivới bàn dân thiên hạ, với giống nòi…
+ Là biểu hiện của lòng yêu nước. Vì yêu nước lòng yêu nước nồng nàn mà ông căm giận đến tận cùng những kẻ bán nước.
+ Xót xa, uất hận.
+ Ngôn ngữ độc thoại, nhân vật tự bộc lộ nội tâm của mình.
+ Bố con ông nói với nhau về 2 việc: nhà ta ở làng chợ Dầu và ủng hộ cụ Hồ. Dùng ngôn ngữ đối thoại.
+ Ông mượn đứa con để bày tỏ tấm lòng của mình với làng quê, với đất nước : Ông nói như để ngỏ lòng mình , như để mình minh oan cho mình nữa . “ nước mắt ông lão giàn ra , chảy ròng ròng hai bên má.”
_ Tự bộc lộ.
+ Cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng tươi vui hẳn lên Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ hấp háy. Ông cảm thấy nhẹ nhõm vui sướng ra mặt.
+ Vì nó là bằng chứng của việc gia đình ông không những không theo giặc mà còn là gia đình kháng chiến.
+ Lật đật đi sang gian bên bác Thứ, lật đật bỏ lên nhà trên, lật đật bỏ đi nơi khác, múa tay lên mà khoe, vén quần lên tận bẹn mà nói chuyện về cái làng của ông
+ Ông vui sướng hả hê đến cực điểm
+ Ông là người coi trọng danh dự , yêu làng yêu nước hơn tất cả.
+ Tình yêu làng hoà trong tình yêu nước thiết tha cháy bỏng trong con người ông Hai.
- Đọc ghi nhớ SGK.
- HS nêu:”Nhớ con sông quê hương” (Tế Hanh);”Cố hương” (Lỗ Tấn)…
+ Tình yêu làng trở thành niềm say mê, hảnh diện, thành thói quen”khoe làng”.
+ Tình yêu làng đặt trong tình yêu nước, thống nhất với tinh thần kháng chiến khi đất nước bị xâm lược.
2/ Diễn biến tâm lí nhân vật Ông Hai:
a/ Trước khi nghe tin xấu về làng.
- Phải xa làng đi tản cư, ông nhớ làng da diết.
- Ông nghe được nhiều tin hay: những chiến thắng của quân ta.
-> Ruột gan ông cứ múa cả lên, vui quá.
=>Một người nông dân vui tính, chất phác, có tấm lòng gắn bó với với làng quê kháng chiến.
b/ Khi nghe tin làng theo Tây
- Cổ nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân.→ cảm xúc bị xúc phạm, đau đớn, tê tái.
.
- Một con ngườiyêu quê
Yêu quê, yêu nước đằm thắm, chan thật.
c/ Khi nghe tin làng được cải chính.
- Cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên.
- Hả hê đến cực điểm.
=> trọng danh dự, yêu ghét rạch ròi, yêu làng yêu nước hơn tất cả.
III/ Tổng kết.
- Tình yêu làng hoà trong tình yêu nước thiết tha .
- Ngôn ngữ độc thoại, đối thoại mang tính quần chúng; kết hợp tả ngoại hình với nội tâm, dùng độc thoại để miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật.
*Ghi nhớ SGK
¯ Rút kinh nghiệm:..............................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
======v======
Tuần: 13 Ngày soạn: 05/11/2008 Tiết: 63 Ngày dạy: 11/11/2008
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
PHẦN TIẾNG VIỆT
I- Mục tiêu cần đạt :-
1. Kiến thức: Giúp học sinh
Hiểu được sự phong phú của các phương ngữ trên các vùng, miền đất nước.
2. Kĩ năng: Biết sử dụng phương ngữ thích hợp trong giao tiếp.
3. Thái độ: Hiểu, sử dụng tốt vốn từ.
II. Chuẩn bị:
1. GV:- Phương pháp: Vấn đáp, đàm thoại, tổng hợp.
- ĐDDH: Bảng phụ, sưu tầm vốn từ địa phương.
2. HS: - Đọc, nghiên cứu nội dung bài học, sưu tầm vốn từ địa phương.
III/Tiến trình lên lớp
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI
1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Ở lớp 8 các em đã học về từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. Em hiểu thế nào là từ địa phương? Tìm một ví dụ từ địa phương.
3. Bài mới: Mỗi vùng miền đất nước có những phương ngữ khác nhau. Tiết học này sẽ giúp các em hiểu được sự phong phú của từ ngữ trên các vùng miền của đất nước.
* HĐ 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1: Tìm những từ địa phương trong phương ngữ mà em đang sử dụng.
- Gọi HS đọc bài tập 1:
a) Tìm từ ngữ địa phương chỉ các sự vật, hiện tượng không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.
b) Tìm từ ngữ địa phương giống về nghĩa nhưng khác về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoắc trong ngôn ngữ toàn dân.
c) Tìm từ ngữ địa phương giống về âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.
*HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2
- Gọi HS đọc bài tập.
Hỏi: Vì sao các từ ngữ địa phương ở BT 1a không có từ ngữ tương đương trong phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân? Sự xuất hiện những từ ngữ đó thể hiện tính đa dạng về điều kiện tự nhiên và đời sống xã hội trên các vùng miền của đất nước ta như thế nào?
* HĐ 3: Hướng dẫn HS làm BT 3
- Quan sát 2 bảng mẫu ở BT 1.
Hỏi: Cho biết từ ngữ nào ở trường hợp a và cách hiểu nào ở trường hợp c được xem là thuộc về ngôn ngữ toàn dân?
* HĐ 4: Hướng dẫn HS làm BT 4
- Gọi HS đọc BT 4:
Xác định từ địa phương có trong đoạn trích?
Hỏi: Những từ địa phương đó thuộc phương ngữ nào?
4. Củng cố:
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Tìm, sưu tầm từ địa phương và chú ý cách dùng.
- Chuẩn bị: Ôn tập tiếng Việt (Các phương châm hội thoại… cách dẫn gián tiếp).
(Xem lại các khái niệm)
- Báo cáo sĩ số
- Trả lời trước lớp
- HS tìm:
a)
+ An lời (Phương ngữ Bắc): Nghe lời.
+ An nót lóng, nói đâm bông (Phương ngữ Trung): An không nhai, nói không nghỉ, thiếu chín chắn.
+ A thần phù (Phương ngữ Nam): Bất thình lình.
- HS thực hiện:
b) HS tìm:
PN Bắc
PN Trung
PN Nam
Khoai dèo
Môn khoai
Khoai lang
Bánh đa
Bánh quạt
Bánhtráng
Giống hệt
In hịt
Y chang
Mặc xác
Mặc kệ
Kệ bà
Chạn
Trạn
Tủ ăn
Chẻ
Bửa
Bổ
c) HS tìm:
PN Bắc
PN Trung
PN Nam
Bới: giỡ
Bới: xới
Bới:vạchra
Om: bệnh
Om: gầy
Om: gầy
Hòm:rương
Hòm:quan
tài
- HS làm theo nhóm, đại diện nhóm trả lời.
+ Vì có những sự vật hiện tượng ở địa phương này nhưng không xuất hiện ở địa phương khác. Điều đó cho thấy Việt Nam là 1 đất nước có sự khác biệt về vùng miền, về điều kiện tự nhiên, đặc điểm tâm lí.
Tuy nhiên sự khác biệt đó không lớn, bằng chứng là những từ ngữ thuộc nhóm này không nhiều.
- HS thảo luận, trả lời:
+ Cá quả
+ Lợn
+ Ngã
+ Ốm
NX: đều là phương ngữ miền Bắc, nhưng dã được lấy làm chuẩn của tiếng Việt.
HS đọc và xác định:
+ Chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ.
+ Phương ngữ Trung (Các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế)
1/ Từ ngữ địa phương.
a)
+ An lời (Phương ngữ Bắc)
+ An nót lóng, nói đâm bông(Phương ngữ Trung):
+ A thần phù (Phương ngữ Nam):
b)
c)
2/ Giải thích.
3/ Từ ngữ được coi là ngôn ngữ toàn dân :
+ Cá quả
+ Lợn
+ Ngã
+ Ốm
4/ Xác định từ ngữ địa phương.
+ Chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ.
¯ Rút kinh nghiệm:..............................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
** Một số đoạn thơ có sử dụng từ địa phương.
- HS tìm từ địa phương và nghĩa của nó.
*Thơ Tố Hữu
ĐI ĐI EM
Rứa là hết! Chiều ni em đi mãi
Còn mong chi ngày trở lại Phước ơi !
Quên làm sao, em hỡi, lúc chia phôi
Bởi khác cảnh hai đứa mình nghẹn nói.
Em len lét, cúi đầu, tay xách gói
Áo quần dơ, cắp chiếc nón le te
(Rứa: thế; ni: nay; chi: gì; dơ: bẩn; )
MẸ SUỐT.
Bây chừ sông nước về ta.
Đi khơi đi lộng , thuyền ra thuyền vào.
Bây chừ biểm rộng trời cao
Cá tôm cũng sướng, lòng nào chẳng xuân.
……
Gan chi gan rứa mẹ nờ.
Mẹ rắnGV: cứu nước, mình chờ chi ai?
Ghé tai mẹ hỏi tò mò
Cớ răng ông cũng ưng cho mẹ chèo.
Mẹ cười: nói cứng phải xiêu.
Ra khơi ông còn giám, tui chẳng liều bằng ông
Nghe ra ông cũngvui lòng
Tui đi còn chạy ra sông dặn dò
“ Coi chừng sóng lớn gió to
Màn xanh đây mụ đắp cho kín mình!”
( chừ: giờ, bây giờ; nờ: nhỉ, ơi; răng: sao; màn xanh: tấm vải dù màu xanh)
CA DAO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (THANH HOÁ)
Em gieo dăm khấu đậu tương
Cấy ao rau muống trong vườn cho sây
Bao giờ bộ đội về đây
Có ao rau muống, có đầy chum tương.
(khấu: vạt đất; sây: tốt, sai quả)
HÁT GHẸO PHÚ THỌ.
-Bây giờ cơm roạn nước thôi
Tăm răng súc miệng, em ngồi hầu anh
(roạn: xong; thôi: xong, rồi)
-Vì anh em mới tới đây
Nếu không chiếu trải, màn quây ở nhà
Em bước chân ra, nhái thầy cùng mẹ
Em bước chân về, nahí mẹ cùng cha.
Em với anh thì như bướm với hoa.
( nhái: sợ; thầy: bố, cha)
Tuần: 13 Ngày soạn: 08/11/2008 Tiết: 64 Ngày dạy: 12/11/2008
ĐỐI THOẠI,
ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM
TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I/ Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm, đồng thời thấy được tác dụng của chúng trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỉ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này trong khi đọc cũng như khi viết văn tự sự.
3. Thái độ: Vận dụng tốt.
II/ Chuẩn bị:
1. GV:
+ Phương pháp: Vấn đáp, đàm thoại, tổng hợp.
+ Bảng phụ, tư liệu,
2. HS: Đọc, nghiên cứu nội dung bài.
III/Tiến trình lên lớp
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI
1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Em hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự là thế nào?
3. Bài mới: Nêu vấn đề bằng cách đặt câu hỏi:
- Khi khắc hoạ nhân vật nhà văn thường miêu tả những phương diện nào của nhân vật? (ngoại hình, hành động, trang phục, nội tâm, ngôn ngữ…)
Ngôn ngữ nhân vật thể hiện trong tự sự bao gồm ngôn ngữ đối thoại thành lời, độc thoại nội tâm (không thành lời). Hôm nay các em sẽ tìm hiểu các hình thức đối thoại này.
* HĐ 1:Hướng dẫn tìm hiểu đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự:
- Gọi HS đọc ví dụ SGK.
Hỏi: 2 lượt lời đầu là lời của ai nói với ai? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người?
Hỏi: Dấu hiệu nào cho biết điều đó?
Hỏi: Câu”- Hà nắng gớm, về nào… “Ông Hai nói với ai? Đây có phải là một câu đối thoại không? Vì sao? Trong đoạn trích có câu nào kiểu này không?
Hỏi: Những câu thơ như “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…”Là những câu ai hỏi ai? Tại sao trước những câu này không có gạch đầu dòng như những câu ở điểm a và b?
Hỏi: Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện diễn biến của câu chuyện và thái độ của những người tản cư trong buổi trưa Ông Hai gặp họ?
- Hỏi: Phân biệt đối thoại, độc thoại và đối thoại nội tâm.
- GV khái quát, gọi HS đọc ghi nhớ.
* HĐ 2: Hướng dẫn luyện tập
- Gọi HS đọc bài tập 1.
Hỏi: Cuộc đối thoại có bình thường không?
Hỏi: Mỗi nhân vật có mấy lượt lời?
Hỏi: Cuộc đối thoại này chứng tỏ người nói ở đây có tâm trạng như thế nào?
- Bài tập 2.
4. Củng cố: Đọc to ghi nhớ.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Học ghi nhớ
- Chuẩn bị: Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm.
+ Thực hiện phần ở nhà SGK tr 179. (Chia 3 nhóm, mỗi nhóm làm một đề)
- Báo cáo sĩ số
- Trả lời trước lớp
+ Trong văn bản tự sự để người đọc, người nghe phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết và nhân vật có khi nghị luận bằng cách nêu lên các ý kiến, nhận xét, cũng như lí lẽ và dẫn chứng. Nội dung đó thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận, làm cho câu chuyện thêm phần triết lí.
- HS đọc đoạn trích và trả lời:
+ Những người tản cư nói chuyện với nhau, tham gia câu chuyện có ít nhất là 2 người.
+ Trước mỗi lượt có xuống dòng, gạch đầu dòng.
- HS thảo luận, trả lời:
“… Đây không phải là câu đối thoại, vì nội dung ông nói không hướng tới 1 người tiếp chuyện cụ thể nào (nói giữa trời), cũng chẳng liên quan gì đến chủ đề mà 2 người đàn bà tản cư đang nói chuyện với nhau. Hơn nữa sau câu nói to cũng chẳng ai đáp lại. Thực ra, ông chỉ nói với chính mình một câu bâng quơ, đánh trống lảng để tìm cách thối lui.
+ Trong đoạn trích còn những câu như thế: “Ông lão năm chặt 2 tay mà rít lên…”
* Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!® Các câu như thế này gọi là câu độc thoại.
+ Đây là những câu Ông Hai hỏi chính mình. Những câu hỏi này không phát ra thành tiếng mà chỉ âm thầm diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm của Ông
File đính kèm:
- GIAO AN VAN 9 TUAN 13 3 COT.doc