A. Mục tiêu cần đạt:
- Kiểm tra sự nhận thức của học sinh về tiếng Việt lớp 9 đã học ở học kỳ I: về phần từ vựng đã tổng kết, phần phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
- Rèn luyện kỹ năng trả lời trúng ý, biết cách sử dụng tiếng Việt trong nói, viết, giao tiếp chuan mực.
B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Đề, đáp án.
2 Học sinh: Chuẩn bị kiểm tra.
C.Tiến trình lên lớp:
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3884 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 15 - Bài 15 - Tiết 74: Kiểm tra Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 Bài15
Tiết 74 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT.
***************
A.. Mục tiêu cần đạt:
- Kiểm tra sự nhận thức của học sinh về tiếng Việt lớp 9 đã học ở học kỳ I: về phần từ vựng đã tổng kết, phần phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
- Rèn luyện kỹ năng trả lời trúng ý, biết cách sử dụng tiếng Việt trong nói, viết, giao tiếp chuan mực.
B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Đề, đáp án.
2 Học sinh: Chuẩn bị kiểm tra.
C.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II.Đề kiểm tra:
A.Trắc nghiệm: 3 điểm. ( Mỗi câu 0,5 điểm)
Câu 1: Trong các thành ngữ sau, thành ngữ nào dưới đây không gần nghĩa nói những điều không thực.
A. Nói điêu, nói ngoa. C. Nói hươu, nói vượn.
B. Nói lấy, nói để. D. Nói quanh, nói co.
Câu 2: Các thành ngữ “nói dối như cuội”, “ nói hươu nói vượn”, “nói nhảm nói nhí” vi phạm phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm cách thức. C. Phương châm về chất.
B. Phương châm về lượng. D. Phương châm quan hệ.
Câu 3: Câu văn nào sau đây sử dụng lời dẫn trực tiếp?
A. Còn nhà họa sĩ và cô gái cũng nín bặt,vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kỳ lạ.
B. Họa sĩ nghĩ thầm: “ Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”.
C. Người con trai mừng quýnh cầm cuốn sách còn đang cười cười nhìn khắp khách đi xe bây giờ đã xuống đất tất cả.
D. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa.
Câu 4: Câu văn nào sâu đây sử dụng lời dẫn gián tiếp?
A. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống.
B. Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá.
C. Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều.
D. Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian.
Câu 5: Muốn sử dụng tốt vốn từ của mình, trước hết chúng ta phải làm gì?
A. Phải nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.
B. Phải biết sử dụng thành thạo các câu chia theo mục đích nói.
C. Phải nắm được các từ có chung nét nghĩa.
D. Phải nắm chắc các kiểu cấu tạo ngữ pháp của câu.
Câu 6: Nghĩa gốc của từ “chân” là gì?
A. Chân con người, được coi là biểu tượng của cương vị, phận sự của một người với tư cách là thành viên của một tổ chức.
B. Bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác.
C. Phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền.
D. Bộ phận dưới cùng của cơ thể con người hay động vật, dùng để đi đứng; thường được coi là biểu tượng của hoạt động đi lại của con người.
B. Tự luận: 7 điểm.
Câu 1: Vận dụng kiến thức về những biện pháp tu từ từ vựng đã học để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong hai câu thơ sau:
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi.
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
( Nguyễn Khoa Điềm)
Câu 2: Chỉ ra và phân tích tác dụng của các từ láy trong đoạn thơ sau của Nguyễn Du:
Nao nao dòng nước uốn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Sè sè nắm đất bên đường
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.
( Truyện Kiều – Nguyễn Du)
III. Theo dõi HS làm bài:
IV. Thu bài HS:
V. Dặn dò: Chuẩn bị kiểm tra về thơ và truyện Trung đại.
- Bài thơ Đồng chí-Chính Hữu.
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính-Phạm tiến Duật.
- Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá-Huy Cận.
- Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ-Nguyễn Khoa Điềm.
- Bài thơ Ánh Trăng-Nguyễn Duy.
- Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa-Nguyễn Thành Long.
VI. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- GIAHY74.DOC