I/MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1/Kiến thức: -Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của hs về những kiến thức văn thơ hiện đại được ôn trong chương trình lớp 9.
2/ Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận diện, phân tích, vận dụng
3/ Thái độ: Giáo dục tinh thần tự giác độc lập suy nghĩ trong quá trình làm bài.
II/ CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1/ Giáo viên: Ra ma trận, đề, đáp án- biểu điểm.
2/ Học sinh: Ôn bài
III/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC:
1/Ổn định tổ chức: đ/d
2/Kiểm tra bài cũ:
3/Bài mới: gv phát đề cho hs
4/Củng cố: Thu bài
5/Dặn dò: Soạn bài Cố hương
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5261 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần: 15 - Tiết: 75: Kiểm tra thơ và truyện hiện đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 15
Tiết: 75
KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
S: 24/11/2013
G:28/11/2013
I/MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1/Kiến thức: -Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của hs về những kiến thức văn thơ hiện đại được ôn trong chương trình lớp 9.
2/ Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận diện, phân tích, vận dụng…
3/ Thái độ: Giáo dục tinh thần tự giác độc lập suy nghĩ trong quá trình làm bài.
II/ CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1/ Giáo viên: Ra ma trận, đề, đáp án- biểu điểm.
2/ Học sinh: Ôn bài
III/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC:
1/Ổn định tổ chức: đ/d
2/Kiểm tra bài cũ:
3/Bài mới: gv phát đề cho hs
4/Củng cố: Thu bài
5/Dặn dò: Soạn bài Cố hương
BẢNG MA TRẬN
NGỮ VĂN 9: VĂN THƠ HIỆN ĐẠI
KÌ I- Năm học 2013-2014
Mứcđộ
Lĩnh vực
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
thấp
Vận dụng
cao
Tổng số
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Đồng chí
Nhận diện năm sáng tác, câu thơ cuối...
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
2(C1, 2)
0,5đ
5%
2
0,5đ
5%
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Hiểu nội dung bài thơ
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1(C4)
0,25đ
2,5%
1
0,25đ
2,5%
Đoàn thuyền đánh cá
Hiểu nghệ thuật bài thơ
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1( C5)
0,25đ
2,5%
1
0,25đ
2,5%
Bếp lửa
Nhận diện tác giả, phương thức biểu đạt
Hiểu nội dung
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
2( C:3,10)
0,5đ
5%
1(C12)
0,25đ
2,5%
3
0,75đ
7,5%
Ánh trăng
Chép khổ thơ cuối
Cảm nhận khổ thơ
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
0,5
1đ
10%
0,5
1,5đ
15%
1
2,5đ
25%
Khúc hát ru.......
Hiểu nghệ thuật
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1(C8)
0,25đ
2,5%
1
0,25đ
2,5%
Làng
Hiểu nội dung, tình
huống
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
2(c6,11)
0,5đ
5%
2
0,5đ
5%
Lặng lẽ Sa Pa
Hiểu nội dung
Nêu được phẩm chất
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1( C9)
0,25đ
2,5%
1
2đ
20%
1
0,25đ
2,5%
1
2đ
20%
Chiếc lược ngà
Nhận diện người kể
Sáng tỏ nhận định
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1(C 7)
0,25đ
2,5%
1
2,5đ
1
0,25đ
2,5%
1
2,5đ
25%
T.số câu
T. số điểm
Tỉ lệ %
5
1,25đ
12,5%
0,5
1đ
10%
7
1,75đ
17,5%
1
2đ
20%
1
2,5đ
25%
0,5
1,5đ
15%
12
3đ
30%
3
7đ
70%
ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM:
I/ Phần trắc nghiệm (3đ)
Đúng mỗi câu ghi (0,25đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đ.án
C
B
D
B
D
A
D
C
C
D
A
A
II/ Tự luận: ( 7 điểm)
Câu 1 : (2,5 điểm) Chép đúng khổ thơ cuối của bài Ánh trăng (ghi 1 điểm).Sai mỗi lỗi chính tả trừ 0,25 điểm, trừ cho hết số điểm qui định.
- Cảm nhận của em về khổ thơ phải nêu được 2 mặt nội dung và nghệ thuật.
Nghệ thuật: nhân hóa, từ láy, trăng mang ý nghĩa biểu tượng (0,75đ)
Nội dung: Trăng vẫn đẹp đẽ, vẹn nguyên, bao dung nhân hậu dẫu con người lãng quên .Trăng không trách móc nhưng chính sự im lặng của trăng khiến con người giật mình, đó chính là sự thức tỉnh lương tâm: ân hận vì những lỗi lầm đã qua, thủy chung với trăng chính là thủy chung với quá khứ.(0,75đ)
Câu 2: (2 điểm)
Nêu được những phẩm chất sau:
-Quan tâm đến người khác
-Ham đọc sách
-Ngăn nắp gọn gàng
-Khiêm tốn
-Hiếu khách, sôi nổi, cởi mở, bộc trực vô tư…
- Biết tổ chức cuộc sống
-Đặc biệt là lòng yêu nghề, yêu công việc, có tinh thần trách nhiệm cao...
Câu 3: Bé Thu có cá tính đó là sự ương bướng ngang ngạnh, cương quyết cự tuyệt, nhất định không chịu gọi ông Sáu là ba: nói trổng ( vô ăn cơm, cơm chín rồi...) , khi ông Sáu bỏ trứng cá to vàng vào chén nó, nó lấy đũa xoi, hất tung trứng cá…(1đ)
Việc không nhận ông Sáu là ba cũng chứng tỏ em yêu ba sâu sắc. Em chỉ dành tình cảm của mình cho người ba trong tấm ảnh chụp chung với má mà thôi(0,5đ)
Khi hiểu ra mọi việc, cũng là lúc ông Sáu lên đường bé Thu bộc lộ tình cảm rất mãnh liệt đặc biệt tác giả đặc tả tiếng kêu của bé Thu, những chi tiết xúc động lòng người như hôn tóc, hôn vai và hôn cả vết thẹo trên mặt ba nó,dang cả 2 chân câu chặt ba nó…(1đ)
Trường: THCS nguyễn Trãi
Họ tên:……………………
Lớp: 9/
Kiểm tra 1 tiết
Môn: Ngữ Văn( phần Văn học)
Thời gian: 45 phút
Điểm
I/ Trắc nghiệm( 3 điểm)
Câu 1: Bài thơ “ Đồng chí” ra đời vào năm nào?
A. 1946 B. 1947 C. 1948 D. Tất cả đều sai
Câu 2: Bài thơ có câu thơ cuối cùng được lấy làm nhan đề cho cả tập thơ?
A. Bếp Lửa B. Đồng chí C. Ánh trăng D. Đoàn thuyền đánh cá
Câu 3: Nhà thơ nào thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, hiện nay ông là chủ tịch hội liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội?
A. Chính Hữu B. Huy Cận C. Phạm Tiến Duật D. Bằng Việt
Câu 4: Phạm Tiến Duật đã sáng tạo hình ảnh những chiếc xe không kính trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính nhằm mục đích gì?
Nhằm nhấn mạnh sự khốc liệt của chiến tranh
Làm nổi bật những phẩm chất tốt đẹp của chiến sĩ lái xe.
Làm nổi bật sự vất vả gian lao mà chiến sĩ lái xe phải chấp nhận.
Tuy thiếu thốn vật chất nhưng chiến sĩ lái xe vẫn vui vẻ, yêu đời.
Câu 5: Bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp được sáng tạo bởi bút pháp khoáng đạt, phóng đại, khoa trương?
A. Bếp Lửa B. Đồng chí C. Ánh trăng D. Đoàn thuyền đánh cá
Câu 6: Trong truyện ngắn “Làng” tại sao ông Hai yêu làng nhưng không quay trở về làng khi bị mụ chủ nhà đuổi khéo, không còn chỗ để đi?
A.Vì ông yêu làng nhưng làng theo Tây thì ông phải thù, tình yêu nước rộng lớn hơn.
B.Vì giặc Tây đã đốt cháy nhà của ông nên gia đình ông không có chỗ để quay về.
C.Vì ông không ưa những tên kì mục và hào lí hay áp bức dân làng ông.
D.Vì ông muốn tìm một cuộc sống ổn định, no đủ hơn cho làng quê nghèo khổ của ông.
Câu 7: Truyện kể Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào?
A. Ông Sáu B. Bé Thu C. Tác giả D. Bác ba (bạn ông Sáu)
Câu 8: Dòng nào nêu đúng nghệ thuật của bài Khúc hát ru nhũng em bé lớn trên lưng mẹ?
A. Nhiều hình ảnh ẩn dụ kì vĩ B. Giàu tính khẩu ngữ, âm điệu khỏe khoắn
C. Âm điệu ngọt ngào trìu mến D. Dùng nhiều hình ảnh mang tính biểu tượng
Câu 9: Thử thách lớn nhất đối với anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa là gì?
A. Thời tiết khắc nghiệt B. Cuộc sống thiếu thốn
C. Sự cô đơn vắng vẻ D. Ốp đúng giờ nhất là lúc 1 giờ sáng
Câu 10: Phương thức biểu đạt của bài thơ Bếp lửa?
A. Tự sự, miêu tả B. Tự sự, biểu cảm
C. Biểu cảm, miêu tả D. Miêu tả, biểu cảm, tự sự, bình luận
Câu 11: “Tác giả đã tạo tình huống truyện căng thẳng, thử thách nội tâm nhân vật, từ đó bộc lộ đời sống bên trong và tư tưởng của nhân vật” nhận định này đúng với tác phẩm nào?
A. Làng B. Lặng lẽ Sa Pa C. Chiếc lược ngà D. A.B.C đều sai
Câu 12: “Bếp lửa” chứa một triết lí thầm kín “ Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trong suốt hành trình rộng dài của cuộc đời”. Nhận định này đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
II/ Tự luận( 7 điểm)
Câu 1: Chép và nêu cảm nhận về khổ thơ cuối của bài thơ “ Ánh trăng”
( Nguyễn Duy).
Câu 3: Nêu ngắn gọn những phẩm chất đáng quí của anh thanh niên trong tác phẩm “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
Câu 3: Bé Thu trong truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang sáng là một em bé có cá tính và yêu thương ba sâu sắc. Hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
:
Bài làm
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………......................................................................................
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………......................................................................................
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………......................................................................................
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………......................................................................................
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………......................................................................................
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………......................................................................................
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….......................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Kiem tra 1 tiet van tho hien dai ki I.doc