I.Mục tiêu cần đạt :
-HS thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và miềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới.
-Thấy được mầu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm, việc sử dụng thành côngcác biện pháp nghệ thuật so sánh,đối chiếu, kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương thức biểu đạt.
II.Hoạt động dạy học :
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: Cảm nhận của em về truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
3.Bài mới:
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2384 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 16 - Tiết 75: Cố hương (Lỗ Tấn), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 Ngày soạn:27-12-2007.
Tiết 75. Ngày dạy : 29-12-2007.
Văn bản: CỐ HƯƠNG
(Lỗ Tấn)
I.Mục tiêu cần đạt :
-HS thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và miềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới.
-Thấy được mầu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm, việc sử dụng thành côngcác biện pháp nghệ thuật so sánh,đối chiếu, kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương thức biểu đạt.
II.Hoạt động dạy học :
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: Cảm nhận của em về truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY –TRÒ
1.GV hướng dẫnHStìm hiểucác chú thích trong SGK, lưu ý những đặc điẻm cơ bản về tác giả, tác phẩm.
2.Hướng dẫn cách đọc ,đọc mẫu, gọi Hs đọc một đoạn sau đó tốm tắt tác phẩm.
3.Dựa vào trình tự thời gian , tác phẩm dược chia làm mấy phần?Nội dung chính của mỗi phần ?
-Chia làm 3 phần:
+ Phần 1:Từ đầu …………..sinh sống (“ Tôi” trên đường trở về quê)
+ Phần 2:Từ:Tinh mơ…………sạch chơn như quét.(“Tôi” ở quê)
+ Phần 3:Còn lại.(“Tôi” xa quê)
4.Truyện có mấy nhân vật chính?, Nhân vật nào là nhân vật trung tâm?
-Có hai nhân vật chính:Nhuận Thổ vàNhân vật xưng tôi. Trong đó, nhân vật xưng tôi là nhân vật trung tâm.
5. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng?
-Kể thêo ngôi thứ nhất. Tác dụng: làm tăng sức trữ tình, tăng tính có thật của truyện nhằm thuyế phục ngườ đọc người nghe.
6.Trong truyện có yếu tố hồi kí, nhưng có phải là tác phẩm kí không? Vì sao?
-Không phải là tác phẩm kí. Vì có nhân vật, cốt truyện.
7. cảnh làng quê sau 20 năm xa cách đã hiện ra như thế nào so với kí ức của nhân vật tôi?(trong kí ức và trong hiện tại?)
Hiện tại:
-Tiêu điều, sơ xác, im lìmdưới bầu trời u ám, vàng úa, lạnh lẽo.
Kí ức:
-Đẹp hơn kia, không hình dung rõ.
8.Trước cảnh hiện tại cho thấycuộc sống ở nơi cố hương như thế nào?
-Là mộy cuộc sống nghèo khổ, tiêu điều, xơ xác ,lạc hậu….
9.Nhân vật “tôi”đã bộc lộ tâm trạng, suy nghĩ gỉtước cảnh làng quê tiêu điều , xơ xác?
-Lòng se lại,buồn, ngạc nhiên…..
*GV:Đặc biệt, chuyến về quê lần này là lần cuối cùng, về dể từ giã quê hương, về để đem gia đình đi nơi khác sinh sống => càng làm nổi bật dược cuộc sống nghèo khó, lạc hậu , tiêu điều nơi cố hương.
10. Trong doạn văn sử dụng nhiều yếu tố tự sự, miêu tả, biẻu cảm, điều đó có tác dụng gì trong việc miêu tả, thể hiện tâm trạng của nhân vật tôi?
-Vừa tái hiện được cảnh tiêu điều, xơ xác của làng quê, vừa bộc lộ, thể hiện được sâu sắc tâm trạng, cảm xúc buồn bã, đau xót trước sự thay đổi của làng quê sau 20 năm.
11.Nhân vật tôi nhưng ngày ở quê được kể nhiều nhất qua những cuộc gặp gỡ nào?
-Cuộc gặp gỡ với thím Hai Dương vàNhuận Thổ.
12. Giữa kí ức và hiện tại, thín Hai Dương vàNhuận Thổ có sự thay đổi như thế nào?
Kí ức
Hiện tại
Thím Hai Dương
Là người con gái xinh đẹp, thân thiện, được nhiều người yêu mến…….
Là người phụ nữ xấu xí, tàn nhẫn, nhỏ nhen, …..
Nhuận Thổ
Là đứa trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát,khoẻ mạnh:mặt tròn trĩnh, da bánh mật, cổ đeo vòng bạc, biết nhiều chuyện lạ, khéo léo………….
Là người đàn ông khổ sở, tiều tuỵ, hèn kém,đần độn:da vàng xạm, nếp nhăn sâu, bàn tay thô giáp, nặng nề, tỏ ra cung kính, mụ mẫm chào hỏi nhân vật tôi-dù là bạn bè đồng lứa……khi gặp nhân vật tôi……….
13. Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi như trên của thím Hai Dương và Nhuận Thổ?
-Do cuộc sống, kinh tế nghèo khó, do đông con, do tô thuế, trộm cướp, do phong tục tập quán , do sự lạc hậu, thiếu hiểu biết, do chế độ XH……….
14. Từ việc thay đổi của Nhuận Thổ và thím Hai Dương, nhân vật tôi có tâm trạng,suy nghĩ gì?
-Đau đớn, xót xa, buồn chán trước những thay đổi tàn tạ thê lương từ cảnh vật đến con người nơi cố hương. Vì nghèo khổ, vì lạc hậu,…..mà con người trở nên đần độn,m ụ mẫm, tàn nhẫn, nhỏ nhen, nhân cách con ngườithay đổi………..Thật là một điều đau xót!
15.Tác giả đã sử dụng BPNT gì để nối về sự thay đổi của nhân vật Nhuận Thổ và thím Hai Dương?
-Sử dụng Bpso sánh, đối chiếu giữa hiện tại và quá khứ => càng làm nổi bật sự thay đổicủa làng quê, của các nhân vật, nổi bật được tâm trạng đau xót, buồn bã của nhân vật tôi.
16.Từ việc miêu tả sự thay đổi từ cảch vật đến con người nơi cố hương, tác giả Lỗ Tấn muốn tố cáo, phê phán điều gì?
-Lên án, tố cáo chế độ XHPK Trung Quốc đã tạo ra một thực trạng xã hội đáng buồn ở đầu thế kỉ XX.
17.V ì sao khi rời xa cố hương, nhân vật tôi không chút lưu luyến mà lại cảm thấy vô cùng lẻ loi, ngột ngạt?
-Vì cố hương từ cảnh vật đến con người đều thay đỏi theo chiều hướng xấu đi. Hơn thế nữa, cái tư tưởng, con đường mà mình đi ấy, tất cả những người ở cố hương đều không hiểu………………
18.Rời xa cố hương, nhân vật tôi có những mong ước, suy nghĩ gì?
-Mong ước cuộc sống của thế hệ con chausex tốt đẹp hơn, không muốn vì cuộc sống thiếu thốn, khổ cực mà phải đần độn, tàn nhẫn, phải chịu chia lìa, xa cách……….
19.Nhân vật tôi đã bộc ý nghĩ, tư tưởng gì qua câu “ Cũng giống như con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất làm gì có đường. Người ta đi mãi thành đường thôi.”?
-Mọi thứ tromg cuộc sống không bao giờ có sẵn, nếu muốn có thì con người phải tạo ra nó.
GV:Như vậy hình ảnh con đường đã trở thành biểu tượng thức tỉnh mọi người dân, thức tỉnh con người không nên cam chịu cuộc sống áp bức, mà cần phải mạnh mẽ đứmg lên đấu tranh…….
20.Qua diễn biến của nhân vật tôi, ta có thể thấy tình cảm sâu thẳm của nhân vật tôi đối với cố hương là gì?
-Tình cảm yêu quê hương mãnh liệt, mong muốn quê hương sớm được đổi mới, được phát triển, đi lên.
21.Ý nghĩa, bài học được rút ra từ tác phẩm là gì?
(HS trả lời dựa vào ghi nhớ SGK.)
22.Gvgọi HS đọc ghi nhớ trong SGK, tổ chức hướng dẫn HS làm bài tập.
GHI BẢNG
I. Đọc, tìm hiểu chung về văn bản:
1. Đọc:
2. Chú thích:(SGK)
3. Bố cục:
-Chia làm ba phần.
-Nhân vật chính:Nhuận Thổ và nhân vật “tôi” trong đó, nhân vật tôi là nhân vật trung tâm.
-Kể theo ngôi thứ mhất.
II.Tìm hiểu văn bản:
1.Kí ức, cảm xúc của nhân vật tôi trên đường trở về thăm quê:
-Quê hương tiêu điều, u ám, xác xơ, khác xa trong kí ức của nhân vật tôi.
=>Nhân vật tôi cảm thấy buồn
ngạc nhiên, lòng như xe lại….
2.Cảm xúc, tâm trạng của nhân vật tôi trong những ngày ở quê:
-Được thể hiện qua cuộc gặp gỡ với thím Hai Dương vàNhuận Thổ.
-Vì cuộc sống nghèo khổ, vì sự lạc hậu , thiế hiểu biết…….nên cả Nhuận Thổ và thím Hai Dương đều trở thành những con người tiều tuỵ, hèn kém ngu đần, tàn nhẫn………..
=>Tôi tỏ ra rất đau xót, buồn chán trước cảnh thay đổi đến tàn tạ thê lương ở nơi cố hương.
-Sử dụng BPNT so sánh, đối chiếu càng làm nổi bật, nhấn mạnh sự thay đổi ở nơi cố hương, tâm trạng của nhân vật tôi.
3.Tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật tôi khi rời xa cố hương:
-Không tỏ ra lưu luyến mà cảm thấy ngột ngạt, lẻ loi.
-Mơ ước cuộc sống của con cháu sẽ tốt đẹp hơn, tươi sáng hơn.
=>Thể hiện một tình cảm yêu quê hương mãnh liệt và sâu sắc ở nhân vật tôi.
* Tổng kết: Ghi nhớ:SGK.
III.Luyện tập:
4.Hướng dẫn học tập ở nhà:
-Về nhà học bài, làm bài tập.
-Chuẩn bị bài Ôn tập phần TLV.
KINH NGHIỆM,BỔ SUNG
File đính kèm:
- Tuan 16 tiet 7677787980.doc