A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
Rung cảm trước những tâm hồn tuổi thơ trong trắng, sống thiếu tình thương và hiểu rõ nghệ thuật kể chuyện của Go-rơ-ki trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật này.
B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Ảnh chân dung M. Go-rơ-ki; hệ thống câu hỏi.
2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.
C.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài soạn một số HS.
III. Bài mới:
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1200 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 17 - Bài 17 - Tiết 84, 85: Đọc thêm những đứa tre, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17 Bài17
Tiết 84,85 ĐỌC THÊM NHỮNG ĐỨA TRE.Û
( Trích Thời thơ ấu)
M. Go-rơ-ki.
*************** A.. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
Rung cảm trước những tâm hồn tuổi thơ trong trắng, sống thiếu tình thương và hiểu rõ nghệ thuật kể chuyện của Go-rơ-ki trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật này.
B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Ảnh chân dung M. Go-rơ-ki; hệ thống câu hỏi.
2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.
C.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài soạn một số HS.
III. Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên và học sinh
Nội dung ghi
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
của HS.
- GV yêu cầu HS đọc dấu sao để tìm hiểu vài nét về tác giả, tác phẩm.
- Nêu vài nét về tác giả?
* Tên thật A-lếch-xây Pe-scop, bút danh Mac-xim Go-rơ-ki.
* Là nhà văn Nga nổi tiếng.
* Cuộc đời gặp nhiều gian truân, có tuổi thơ cay đắng, thiếu tình thương.
* Vừa lao động, vừa kiếm sống vừa sáng tác.
- Nêu vài nét về tác phẩm?(Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác).
* Trích trong “Thời thơ ấu” chương IX.
* Hoàn cảnh sáng tác: Xem phần chú thích SGK/232.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu từ khó, tóm tắt, ngôi kể và bố cục.
- GV hướng dẫn HS thực hiện các phần trên.
* Đọc: giọng điệu phù hợp,phát âm chính xác từ Ốp-xi-an-ni-cốp.
* Tìm hiểu từ khó:12 từ SGK.
* Tóm tắt: Sau gần một tuần, không thấy, sau đó ba anh em con đại tá Ốp- xi-an-ni-cốp lại ra chơi với A-li-ô-sa. Chúng trò chuyện về bắt chim, về dì ghẻ …… A-li-ô-sa kể cho lũ trẻ nghe những truyện cổ tích mà bà ngoại đã kể cho chú. Viên đại tá già cấm các con chơi với A-li-ô-sa, đuổi em ra khỏi sân nhà lão. Nhưng A-li-ô-sa vẫn tiếp tục chơi với mấy đứa trẻ ấy và cả bọn cảm thấy rất vui thích.
* Ngôi kể và bố cục:
+ Ngôi kể: Ngôi thứ nhất.Truyện kể theo trình tự thời gian.
+ Bố cục: 3 phần
“ Có đến gần một tuần …… ấn em nó cuối xuống” Tình bạn tuổi ấu thơ hồn nhiên, trong trắng.
“ Trời đã bắt đầu tối …… không được đến nhà tao” Tình bạn bị cấm đoán.
“ Tôi vẫn tiếp tục …… lớn hơn cả” Tình bạn vẫn tiếp tục.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích.
- Tìm chi tiết ở cả phần 1 và phần 3 tạo nên sự kết nối chặt chẽ trong tình bạn?
* Chi tiết: Những đứa trẻ, những con chim, truyện cổ tích, người dì ghẻ, người bà hiền hậu.
- Vì sao những đứa trẻ chóng thân nhau? Có phải chỉ vì A-li-ô-sa cứu được một đứa thoát hiểm hay không?Hoàn cảnh của những đứa trẻ ra sao?
* Ông bà ngoại A-li-ô-sa và nhà đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp thuộc hai thành phần giai cấp khác nhau:dân thường><quan chức sĩ quan quân đội giàu sang nên viên đại tá không cho con mình chơi với A-li-ô-sa: “ Đứa nào gọi nó sang? Cấm không được đến nhà tao?”. Lão đại tá còn gặp ông ngoại A-li-ô-sa bảo ông không được cho cháu sang nhà lão chơi.
* Do sự tình cờ, A-li-ô-sa góp sức cứu đứa nhỏ rơi xuống giêng nên ba đứa trẻ biết được lòng tốt và thích rủ A-li-ô-sa sang chơi.
* Hoàn cảnh:
+ A-li-ô-sa: Cha mất sớm, mẹ đi lấy chồng khác, có mẹ mà như không. Sống với ông ngoại thường bị ông ngoại đánh đòn, chỉ có bà ngoại hiền hậu yêu thương.
+ Mấy đứa trẻ con nhà đại tá: Mẹ chết, cha có vợ khác. Sống với dì ghẻ, bị bố cấm đoán đánh đòn.
- Tình bạn của bọn trẻ như thế nào?Tại sao nhà văn có thể khắc ghi sâu sắc và kể lại xúc động như vậy?
* Do hoàn cảnh gia đình, sống thiếu tình thương; chúng thấy mình giống nhau ở hoàn cảnh. Bọn trẻ con nhà lão đại tá được A-li-ô-sa góp phần cứu sống nên chúng dễ dàng thông cảm nhau; chúng nhanh chóng thân thiết với nhau. Tình cảm của chúng đến một cách tự nhiên, hồn nhiên.
* Tình bạn đó đã khắc ghi vào trong tâm hồn của tác giả, nó tạo ấn tượng sâu sắc khiến tác giả không sao quên được khi nhớ lại tuổi thơ đầy cay đắng nhưng đôi khi cũng có những khoảnh khắc ngọt ngào.
GV gợi ý: Trước khi quen thân, nhìn sang nhà hàng xóm, A-li-ô-sa chỉ biết ba đứa trẻ cùng mặt áo cánh và quần dài màu xám, cùng đội mũ như nhau. Chúng có khuôn mặt tròn, mắt xám và giống nhau đến nỗi chỉ có thể phân biệt được chúng theo tầm vóc. Khi ba đứa trẻ kể chuyện mẹ chết, phải sống với dì ghẻ mà chúng gọi là mẹ khác, thì chúng ngồi lặng im nghĩ ngợi.
- Qua quan sát , em thấy A-li-ô-sa cảm nhận về những đứa trẻ như thế nào?
* Cảm nhận của A-li-ô-sa về những đứa trẻ bằng nghệ thuật so sánh: “ Chúng ngồi sát vào nhau, giống như những chú gà con” khiến ta liên tưởng cảnh lũ gà con mất mẹ, sợ hãi co cụm vào nhau khi nhìn thấy diều hâu.
- A-li-ô-sa nghĩ gì về hình ảnh so sánh trên?
* A-li-ô-sa thông cảm với nỗi bất hạnh của ba đứa trẻ.
- Hình ảnh ba đứa trẻ khi bị bố mắng tiếp tục hiện lên dưới sự quan sát và cảm nhận của A-li-ô-sa như thế nào?Điều đó khẳng định thêm phẩm chất gì của A-li-ô-sa?
* Khi đại tá xuất hiện, hách dịch hỏi: “ Đứa nào gọi nó sang?” cả mấy đứa lặng lẽ bước ra khỏi xe và đi vào nhà khiến A-li-ô-sa nghĩ đến “những con ngỗng ngoan ngoãn”ð Nghệ thuật so sánh cho thấy dáng dấp bên ngoài đã thể hiện tâm trạng bên trong của ba đứa trẻ là bị bố áp chế, cấm đoán lẳng lặng cam chịu đi vào nhà chẳng dám hé răng.
* A-li-ô-sa còn kể tiếp đoạn dưới: “ nhưng tôi nớ lại thì chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và về dì ghẻðA-li-ô-sa bày tỏ sự thông cảm với cuộc sống thiếu tình thương của các bạn nhỏ.
GV gợi ý: Trong khi kể chuyện, tác giả hay lồng những chuyện đời thường với chuyện cổ tích. Đó là một đặc điểm của nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích.
- Chuyện đời thường và chuyện cổ tích lồng vào nhau trong nghệ thuật kể chuyện của tác giả như thế nào qua các chi tiết liên quan đến những người mẹ, những người bà?
* Mấy đứa trẻ vừa nhắc đến chuyện dì ghẻ – mẹ khác – A-li-ô-sa liên tưởng ngay đến mụ dì ghẻ độc ác trong các truyện cổ tích mà em được nghe bà ngoại kể.
* Người mẹ thật đã chết khiến A-li-ô-sa laic ngay vào thế giới của truyện cổ tích: “Không được ư? Trời ơi ……… của bọn phù thủy”.
* Người bà nhân hậu: kể nhiều chuyện cổ tích cho cháu nghe, bây giờ kể lại cho các bạn nghe có chỗ nào quên lại chạy về hỏi bà. Đứa con lớn của lão đại tá khái quát: “ Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt”.
- Tác giả có nhắc tên của mấy đứa trẻ hay không?
* Không thấy A-li-ô-sa nhắc tên của mấy đứa bạn. Có thể lâu quá do quên hay do chủ ý của tác giả để câu chuyện mang ý nghí khái quát hơn và mang đậm màu sắc cổ tích hơn.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết.
HS đọc phần ghi nhớ SGK/234.
I. Tìm hiểu chung:
1.Tác giả:
2. Tác phẩm:
II. Đọc, tìm hiểu từ khó,tóm tắt, ngôi kể và bố cục:
1. Đọc:
2. Tìm hiểu từ khó:
3. Tóm tắt:
4. Ngôi kể và bố cục:
III. Phân tích:
1. Các mối liên kết:
- Ba đứa trẻ.
- Chuyện về những con chim.
- Người dì ghẻ.
- Chuyện về người bà hiền hậu.
2. Những đứa trẻ sống thiếu tình thương:
- Chúng tình cờ quen nhau do A-li-ô-sa cứu thằng em bị ngã xuống giêng.
- Hoàn cảnh gia đình:
+ A-li-ô-sa: bố mất, mẹ có hồng khác, sống với ông bà ngoại-người dân thường-thường bị đánh đòn.
+ Ba đứa trẻ: Mẹ mất, cha có vợ khác, sống với bố và dì ghẻ-nhà quí tộc-bị bố cấm đoán,đánh đòn.
- Chúng chơi thân với nhau vì có hoàn cảnh giống nhau.
8Đó là tình bạn trong sáng, hồn nhien bất chấp những cản trở của gia đình.
3. Những quan sát và nhận xét của A-li-ô-sa:
- “Chúng ngồi sát vào nhau giống như những chú gà con”.ðSo sánh chính xác: chúng như những lũ gà con mất mẹ sợ hãi.
8 A-li-ô-sa thông cảm trước nỗi bất hạnh của các bạn.
- “ Những con ngỗng ngoan ngoãn”: so sánh chính xác: thể hiện dáng dấp bên ngoài và tâm trạng bên trong: bị áp chế, lẳng lặng cam chịu.
- “ Nhưng tôi nhớ lại thì chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và về dì ghẻ.
8 Thông cảm với cuộc sống thiếu tình thương của các bạn.
4. Chuyện đời thường và chuyện cổ tích:
- Nhắc đến dì ghẻ 4liên tưởng đến dì ghẻ trong truyện cổ tích.
- Mẹ that chết 4liên tưởng đến phép lạ để mẹ sống lại.
- Người bà hiền hậu gắn với truyện cổ tích bà kể 4nay kể lại cho các bạn nghe.
- Không nhắc tên mấy đứa bạn làm cho truyện đậm màu sắc cổ tích và nhiều ý nghĩa.
IV. Tổng kết:
Trong đoạn trích “ Những đứa trẻ” bằng tài kể chuyện giàu hình ảnh, đan xen chuyện đời thường với truyện cổ tích Mác-xim Go-rơ-ki đã thuật lại hết sức sinh động tình bạn thân thiết nảy sinh giữa ông hồi còn nhỏ với mấy đứa trẻ sống thiếu tình thương bean hàng xóm, bất chấp những cản trở trong quan hệ xã hội lúc bấy giờ.
IV. Củng cốø:
- Tình bạn của tác giả với những đứa trẻ như thế nào?
- A-li-ô-sa là đứa bé có đức tính gì?
V. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
1. Học thuộc bài.
2. Chuẩn bị bài Tập làm thơ tám chữ tiếp theo bài ở tiết 58.
VI. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- GIAHY84,85.DOC