Mục tiêu bài học:
Đánh giá việc tiếp thu kiến thức của học sinh về phân môn tiếng Việt.
Rút kinh nghiệm trong giảng dạy và học sinh thấy được những hạn chế của bài kiểm tra để khắc phục.
Chuẩn bị:
Giáo viên: chấm bài.
Học sinh: xem lại kiến thức.
Lên lớp:
Ổn định.
Bài mới.
1. Nhận xét chung
* Ưu điểm: Đa số nắm được kiến thức cũ, một số bài trình bày sạch, rõ ràng.
* Hạn chế: Một số học sinh chưa nắm chắc kiến thức, chưa biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài kiểm tra.
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1187 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 18, tiết 86 đếm tiết 90, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18: Tiết 86
Traû baøi kieåm tra Tieáng Vieät
Mục tiêu bài học:
Đánh giá việc tiếp thu kiến thức của học sinh về phân môn tiếng Việt.
Rút kinh nghiệm trong giảng dạy và học sinh thấy được những hạn chế của bài kiểm tra để khắc phục.
Chuẩn bị:
Giáo viên: chấm bài.
Học sinh: xem lại kiến thức.
Lên lớp:
Ổn định.
Bài mới.
1. Nhận xét chung
* Ưu điểm: Đa số nắm được kiến thức cũ, một số bài trình bày sạch, rõ ràng.
* Hạn chế: Một số học sinh chưa nắm chắc kiến thức, chưa biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài kiểm tra.
2. Sửa bài
* Trắc nghiệm đúng: 4đ.
* Tự luận:
Câu 1: phép tu từ điệp ngữ “mây”
Phép tu từ nhân hoá “ghé”, “lượn”, “đậu”, “vào”.
→ Nhấn mạnh đối tượng, gần gũi với con người. Bức tranh làng quê sinh động, tươi đẹp. Con người hoà hợp gắn bó với thiên nhiên.
Câu 2:
Các từ láy: tà tà…
Phân tích việc sử dụng:
+ Tà tà: gợi tả thời gian, không gian: nắng nhạt, dần tắt → buổi chiều.
+ “Thơ thẩn”, “nao nao”: tâm trạng buồn, lưu luyến, nuối tiếc không khí náo nức của hội xuân; dự cảm điều sắp xảy ra trước mắt.
+ “Thanh thanh”, “nho nhỏ”: gợi tả cảnh vật: nét thanh thoát, dịu nhẹ của mùa xuân, không khí lắng xuống, cảnh đọng lại trong tâm hồn con người.
→ Biện pháp nghệ thuật: tả mà gợi (tả cảnh gợi cảm xúc con người) nét bút tài hoa của Nguyễn Du.
Ký duyệt
3. Trả bài
Củng cố, dặn dò:
Học lại kiến thức cũ.
Tiết 87
Traû baøi kieåm tra Vaên
Mục tiêu bài học:
Đánh giá kết quả nhận thức của học sinh về phần văn thơ hiện đại, học sinh thấy được những hạn chế để khắc phục.
Chuẩn bị:
Giáo viên: chấm bài.
Học sinh: xem lại kiến thức cũ.
Lên lớp:
Ổn định.
Bài mới.
1. Nhận xét chung
* Ưu điểm: học sinh đa số nắm được nội dung bài học, nhiều bài viết tốt.
* Hạn chế: một số học sinh chưa học thuộc thơ.
2. Sửa bài
* Trắc nghiệm: trả lời đúng 4đ.
* Tự luận:
Đề lẻ:
Câu 1:
Nêu được tình huống cơ bản của truyện ngắn “Làng”.
Phân tích được diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin đồn: (4đ)
Bàng hoàng, sững sờ → tin dữ xâm chiếm: tủi hổ u uất, đau xót → nỗi lo sợ → xung đột nội tâm bế tắc → trò chuyện với con → tình cảm của nhân vật.
(Lấy dẫn chứng trong văn bản để làm rõ).
Câu 2: Chép đúng khổ thơ 3 của bài “Đoàn thuyền đánh cá”.(1đ)
Đề chẵn:
Câu 1:
Nêu được tình huống của truyện “Lặng lẽ SaPa”.(1đ)
Phân tích hình ảnh anh thanh niên trong văn bản.(1đ)
+ Có hoàn cảnh sống đặc biệt; công việc khó khăn gian khổ.
+ Có lòng yêu nghề, trách nhiệm cao…
+ Ý thức trong cuộc sống; sắp xếp chủ động.
+ Tình cảm đáng quý: cởi mở, chân thành hiếu khách, giản dị, khiêm tốn,…
(Kết hợp dẫn chứng trong văn bản).
Ký duyệt
Câu 2: Chép đúng 7 dòng đầu
của bài “Đồng chí”.(1đ)
3. Trả bài
Củng cố, dặn dò:
Chuẩn bị tốt kiến thức
để làm bài kiểm tra sau.
Tiết 88 – 89
Taäp laøn thô taùm chöõ
Mục tiêu bài học: (Như tiết 54)
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.
Học sinh: tập làm một số bài thơ tám chữ.
Lên lớp:
Ổn định.
Kiểm tra bài cũ: kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
Bài mới:
1. Nhận diện thể thơ tám chữ (ôn lại)
Số lượng chữ mỗi dòng.
vần chân liên tiếp, từng cặp
Gieo vần: khuôn âm giống nhau.
vần chân gián cách
Nhịp thơ.
Ví dụ: “Yêu biết mấy những con đường đi tới
Hai cánh tay như hai cánh bay lên
Ngực dám đón những phong ba dữ dội
Chân đạp bùn không sợ các loài sên”.
“Thà một phút…
2. Tập làm thơ tám chữ
a. Điền từ:
“Con ở Miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam.
…. ”
b. Thực hành:
Chọn đề tài, làm theo nhóm.
Trình bày bài thơ.
Nhận xét bổ sung.
Củng cố dặn dò.
Ký duyệt
Tiết 90
Traû baøi
KIỂM TRA HỌC KÌ I
Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh ôn lại kiến thức và kĩ năng được thể hiện trong bài kiểm tra học kì, thấy được những ưu điểm và hạn chế; tìm ra hướng khắc phục những hạn chế.
Chuẩn bị:
Giáo viên: chấm bài.
Học sinh: xem lại kiến thức đã học.
Lên lớp:
Ổn định.
Kiểm tra bài cũ: kết hợp với trả bài.
Bài mới.
1. Nhận xét chung
* Ưu điểm: học sinh nắm được nội dung và yêu cầu của đề kiểm tra, một số bài làm tốt.
* Hạn chế: phần tự luận, nhiều học sinh còn chưa xác định được yêu cầu của đề, viết dài dòng.
2. Sửa bài
a./ Trắc nghiệm: mỗi câu đúng 0,5đ.
Câu 1. D Câu 5. D
2. A 6. D
3. B 7. B
4: 1c, 3a, 2d, 4b 8. Chuyển thành câu dẫn gián tiếp.
b./ Tự luận:
Yêu cầu:
* Nội dung:
Biết kể lại một trận chiến đấu sinh động, lựa chọn tình huống, sự việc, trình bày diễn biến sự việc theo quan sát.
Biết kết hợp hiểu biết thực tế + trí tưởng tượng.
* Hình thức:
Đủ bố cục 3 phần.
Văn sáng, không sai từ, câu. Kết hợp miêu tả, biểu cảm trong bài kể chuyện.
Dàn ý:
a./ Mở bài: giới thiệu được hoàn cảnh: xem trận chiến ác liệt vào dịp nào. Đó là trận chiến gì? Gây ấn tượng gì sâu sắc?
b./ Thân bài: đi sâu vào kể và tả lại trận chiến đấu.
Chuẩn bị chiến dịch.
Mở màn trận đánh.
Nêu từng giai đoạn. kể + miêu tả, biểu cảm.
Kết quả cuối cùng.
c./ Kết bài:
Nêu cảm nghĩ (cảm động, tự hào, khâm phục).
Rút ra bài học chung cho mọi người, cho bản thân.
Biểu điểm:
Điểm 6: đảm bảo yêu cầu, diễn đạt trôi chảy. Lỗi diễn đạt không đáng kể.
Điểm 4: đáp ứng các yêu cầu trên. Hành văn tương đối mạch lạc. Lỗi diễn đạt: không quá 8 lỗi.
Điểm 2: hiểu đề nông cạn, trình bày sơ sài, bố cục lộn xộn. Mắc từ 10 lỗi diễn đạt.
Điểm 0: lạc đề hoặc giấy trắng.
Ký duyệt
File đính kèm:
- giao an TUAN 18.doc