Giáo án Ngữ Văn 9 Tuần 4 Trường THCS Lê Hồng Phong

A. Mức độ cần đạt

 - Bước đầu làm quen với thể loại thần kì.

 - Cảm nhận được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Dữ trong tác phẩm.

B. Trong tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ

 1. Kiến thức

 - Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong tác phẩm truyện truyền kì.

 - Hiện thực về số phận của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ.

 - Sự thành công của tác giả về nghệ thuật kể chuyện.

 - Mối liên hệ giữa tác phẩm và truyện Vợ chàng Trương.

 2. Kĩ năng

 - Vận dụng kiến thức đã học để đọc - hiểu tác phẩm viết theo thể loại truyền kì.

 - Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian.

 - Kể lại được truyện.

 3. Thái độ: Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn, thân phận bất hạnh của Vũ Nương – người phụ nữ Việt Nam, nạn nhân của chế độ phụ quyền phong kiến bắt đầu suy vong.

C. Phương pháp

 Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, đóng vai, thuyết trình,

D. Tiến trình hoạt động

 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 9A1., 9A5.)

 2. Bài cũ: Qua bản Tuyên bố, em nhận thức ntn về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này?

 3. Bài mới: Sống trong xã hội phong kiến người phụ nữ luôn phải chịu những bất công về nhiều mặt. Họ không có quyền được tự bảo vệ mình, khi bị dồn vào đường cùng, họ thường tìm đến cái chết để giải thoát cho mình, nhân vật trong tác phẩm hôm nay các em được tìm hiểu là nột người phụ nũ có phẩm hạnh nhưng bị chồng nghi oan dẫn đến cái chết oan nghiệt. Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của nàng chúng ta cùng tìm hiểu trong tác phẩm.

 

doc10 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1699 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 9 Tuần 4 Trường THCS Lê Hồng Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 04 Ngày soạn: 07/09/2013 Tiết: 16 - 17 Ngày dạy: 09/09/2013 Chuyeän ngöôøi con gaùi Nam Xöông (Trích: Truyeàn kì maïn luïc) (Nguyeãn Döõ) A. Mức độ cần đạt - Bước đầu làm quen với thể loại thần kì. - Cảm nhận được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Dữ trong tác phẩm. B. Trong tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ 1. Kiến thức - Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong tác phẩm truyện truyền kì. - Hiện thực về số phận của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ. - Sự thành công của tác giả về nghệ thuật kể chuyện. - Mối liên hệ giữa tác phẩm và truyện Vợ chàng Trương. 2. Kĩ năng - Vận dụng kiến thức đã học để đọc - hiểu tác phẩm viết theo thể loại truyền kì. - Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian. - Kể lại được truyện. 3. Thái độ: Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn, thân phận bất hạnh của Vũ Nương – người phụ nữ Việt Nam, nạn nhân của chế độ phụ quyền phong kiến bắt đầu suy vong. C. Phương pháp Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, đóng vai, thuyết trình, … D. Tiến trình hoạt động 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 9A1.............................., 9A5.....................................................) 2. Bài cũ: Qua bản Tuyên bố, em nhận thức ntn về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này? 3. Bài mới: Sống trong xã hội phong kiến người phụ nữ luôn phải chịu những bất công về nhiều mặt. Họ không có quyền được tự bảo vệ mình, khi bị dồn vào đường cùng, họ thường tìm đến cái chết để giải thoát cho mình, nhân vật trong tác phẩm hôm nay các em được tìm hiểu là nột người phụ nũ có phẩm hạnh nhưng bị chồng nghi oan dẫn đến cái chết oan nghiệt. Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của nàng chúng ta cùng tìm hiểu trong tác phẩm. Hoạt động của giáo viên & học sinh Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Giới thiệu chung Em hãy nêu một vài nét về tác giả? (HS dựa vào chú thích * Sgk/48, 49 trả lời) Nêu xuất xứ của tác phẩm? Tác phẩm được viết theo thể loại nào? Trình bày những hiểu biết của em về thể loại ấy? GV: Truyện thuộc loại truyện truyền kì viết bằng chữ Hán. Nguồn gốc từ truyện cổ dân gian Vợ chàng Trương. Nhân vật chính là người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp, khao khát hạnh phúc song bất hạnh. Hoạt động 3: Hướng dẫn Đọc và tìm hiểu văn bản Hướng dẫn hs đọc diễn cảm chú ý phân biệt các đoạn tự sự và những lời đối thoại, thể hiện được tâm trạng từng nhân vật trong từng hoàn cảnh – Gọi HS đọc nối tiếp cho đến hết văn bản Kể tóm tắt truyện? Truyện có thể chia làm mấy phần chính? -> 3 phần: - Từ đầu… cha mẹ đẻ mình: Vũ Nương khi chồng đi lính. - Tiếp… đã qua rồi: Nỗi oan và cái chết bi thảm của nàng khi chồng trở về. - Còn lại: Cuộc gặp gỡ giữa Vũ Nương và Phan Lang, nỗi oan của nàng được giải. Tác giả sử dụng những phương thức biểu đạt nào ? Nêu đại ý của câu chuyện? Mở đầu, tác giả giới thiệu Vũ Nương là người phụ nữ ntn? -> Đẹp người, đẹp nết. Gv liên hệ thành ngữ: công dung ngôn hạnh, giải thích cho Hs rõ. Nhân vật VN được miêu tả trong những hoàn cảnh nào? -> Khi chồng ở nhà, khi tiễn chồng đi lính, khi xa chồng, khi bị chồng nghi oan. Ở 3 hoàn cảnh đầu, VN đã có những cử chỉ, việc làm như thế nào? Qua đó, nàng bộc lộ được những đức tính gì? Thảo luận nhóm (3p): Gv chia 3 nhóm. Mỗi nhóm 1 ý. - Khi tiễn chồng đi lính: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi... Dù có thư tín ngàn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng”. - Khi chồng đi lính: Thuỷ chung với chồng, nhớ chồng – qua hình ảnh: bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi… Chăm sóc mẹ khi ốm đau, lo thuốc thang, cầu trời, khấn phật, lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn. Khi bà chết nàng hết lời thương xót, lo ma chay tế lễ… Em có nhận xét gì về lời trăng trối của bà mẹ: sau này, trời xét lòng thành… đã chẳng phụ mẹ? -> Sự ghi nhận nhân cách và đánh giá công lao của nàng đối với gia đình nhà chồng. Niềm tin về hạnh phúc của nàng khi Trương Sinh trở về. Nhận xét chung về tính cách Vũ Nương? Hết tiết 16 chuyển tiết 17 Nỗi oan của Vũ Nương là gì? -> Bị nghi ngờ thất tiết. Nỗi oan đó bắt nguồn từ nguyên nhân nào? -> Chồng nàng là một người đa nghi, câu chuyện lại được nói ra từ miệng trẻ con. Trẻ con bao giờ cũng ngây thơ, chỉ biết nói thật: Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ (Tục ngữ ),… - Nguyên nhân sâu xa: do chiến tranh chia cắt 2 người. Khi chồng nghi oan, nàng đã làm gì? -> Cố gắng thanh minh nhưng vô vọng. Trương Sinh được giới thiệu là người ntn? -> Giàu có nhưng vô học, đa nghi, ghen tuông mù quáng. Tìm những lời thoại của Vũ Nương khi nàng bị oan? Lời thoại 1: Lời mở đầu chân thành, phân trần để chồng hiểu lòng mình: Thiếp vốn con kẻ khó… cho thiếp. Lời thoại 2: Nỗi đau đớn , thất vọng không hiểu vì sao bị đối xử bất công: Thiếp sở dĩ… núi Vọng Phu kia nữa. Lời thoại 3: Thất vọng đến tột cùng, tìm đến cái chết. Vũ Nương đã lấy cái chết để bày tỏ nỗi oan của mình. Với tính cách của nàng, điều đó có hợp lý hay không? -> Một đời nàng chỉ mong cuộc sống bình yên, giữ gìn phẩm giá, chung thuỷ với chồng. Thế mà nàng bị buộc tội mà không thể thanh minh. Nàng oan ức tuyệt vọng. Tự tử là hành động chứng tỏ tấm lòng trong trắng của nàng, mà cũng vì nàng chẳng biết chọn cách nào khác. * Thảo luận: Theo em, cái chết của Vũ Nương có ý nghĩa gì? Qua đó, tác giả bộc lộ thái độ ntn? -> Cái chết ấy là sự đầu hàng số phận nhưng cũng là lời tố cáo thói ghen tuông ích kỉ, sự hồ đồ, vũ phu của đàn ông và luật lệ phong kiến hà khắc dung túng cho sự độc ác, tối tăm, dưới chế độ phong kiến phụ quyền xem trọng quyền uy của kẻ giàu có và người đàn ông trong gia đình. Em nghĩ gì về hình ảnh cái bóng? Nó có đơn giản chỉ là cái bóng trong suy nghĩ của nhân vật không? - Với Vũ Nương: dỗ con, nguôi nỗi nhớ chồng. - Với bé Đản: Là người đàn ông lạ, bí ẩn. - Với Trương Sinh: Lần 1: là bằng chứng hư hỏng của vợ; Lần 2: là bằng chứng của tội ác do chàng gây ra. Nhờ ai mà nỗi oan của Vũ Nương được giải? -> Ph.Lang. * Thảo luận: Giá như truyện chấm dứt ở đoạn Vũ Nương chết và Trương Sinh nhận ra sai lầm cũng đã trọn vẹn. Theo em, tại sao tác giả lại viết thêm đoạn Vũ Nương xuống thuỷ cung gặp Phan Lang? -> Có hậu, đúng nguyện vọng minh oan cho nàng, truyện ly kì, hấp dẫn hơn. Thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc. Vũ Nương nói sau khi được giải oan sẽ về lại trần thế nhưng vì sao cuối cùng nàng vẫn không về? Theo em truyện kết thúc như vậy có ý nghĩa gì? -> Tăng ý nghĩa triết lí của câu chuyện: Dù có phẩm hạnh, dù khát khao hạnh phúc trần thế, dù đáng được hưởng hạnh phúc, người phụ nữ trong chế độ phong kiến bấy giờ không thể nào có được hạnh phúc. Cái chết vẫn là kết thúc bi thảm không thể cứu vãn được. Trần giới không đảm bảo đem lại hạnh phúc cho người đàn bà. Hãy nêu nhận xét về cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện? -> Trên cơ sở cốt truyện có sẵn, tác giả sắp xếp lại một số tình tiết, thêm bớt hoặc tô đậm những tình tiết có ý nghĩa, có tính chất quyết định đến quá trình diễn biến của câu chuyện cho hợp lý, tăng cường tính bi kịch và cũng làm cho truyện trở nên hấp dẫn và sinh động hơn. Những lời trần thuật và những lời đối thoại trong câu chuyện có đặc điểm gì? -> Lời nói của bà mẹ Trương Sinh là một người nhân hậu và từng trải; lời của Vũ Nương chân thành, dịu dàng, ngay cả trong lúc đáng tức giận nhất… Tìm những yếu tố kì ảo trong truyện. Đưa những yếu tố kì ảo vào một câu chuyện quen thuộc, tác giả nhằm thể hiện điều gì? -> Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa, Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi; Vũ Nương hiện ra sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan… Cách đưa những yếu tố kì ảo xen kẽ với yếu tố thực vào làm tăng độ tin cậy, khiến người đọc không cảm thấy ngỡ ngàng. Hướng dẫn Tổng kết: Nêu lên một số biện pháp nghệ thuật đặc sắc sử dụng trong truyện? -> Khai thác vốn văn học dân gian; Sáng tạo về nhân vật, cách kể chuyện, sử dụng yếu tố thần kì; Sáng tạo nên một kết thúc tác phẩm không sáo mòn. Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương tác giả muốn thể hiện điều gì? Gv g.thiệu bài “Lại bài viếng Vũ Thị” của Lê Thánh Tông. Qua câu chuyện, tác giả muốn gửi gắm điều gì? Hướng dẫn Luyện tập: Đóng vai nhân vật Vũ Nương kể lại câu chuyện. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học GV hướng dẫn - Hs chú ý lắng nghe. I. Giới thiệu chung 1. Tác giả: (Sgk/48,49) 2. Tác phẩm - Xuất xứ: là truyện thứ 16/20 truyện trong “Truyền kì mạn lục”. - Thể loại: Truyện truyền kì - Vị trí: Tác phẩm được xem là một áng “thiên cổ kì bút” (áng văn hay của ngàn đời). II. Đọc - hiểu văn bản 1. Đọc và giải nghĩa từ khó 2. Tìm hiểu văn bản 2.1. Bố cuc: 2 phần 2.2. Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm 2.3. Đại ý: Câu chuyện kể về số phận oan nghiệt của người phụ nữ có nhan sắc, đức hạnh, khao khát cuộc sống yên bình, hạnh phúc nhưng bất hạnh. 2.4. Phân tích: a. Nhân vật Vũ Nương a1. Những phẩm chất tốt đẹp - Dung, hạnh vẹn toàn. - Khi chồng còn ở nhà: + Giữ gìn khuôn phép; + Sống hòa thuận. - Khi tiễn chồng đi lính: + Không mong vinh hiển, chỉ mong bình an; + Cảm thông nỗi vất vả gian nan; + Bày tỏ sự khắc khoải nhớ nhung. - Khi xa chồng: + Là người vợ: thuỷ chung, yêu chồng tha thiết; + Là người mẹ: hiền thục, đảm đang; + Là người con dâu: chu đáo, hiếu thảo, lo lắng ma chay. => Người phụ nữ xinh đẹp, hiếu thảo, thuỷ chung. Hết tiết 16 chuyển tiết 17 a2. Nỗi oan của Vũ Nương * Nguyên nhân: - Trực tiếp: Lời nói của con trẻ + Tính đa nghi của chồng. - Gián tiếp: Bởi cuộc chiến tranh phong kiến, vợ chồng phải xa cách. * Hành động của nàng: - Phân trần tìm cách hàn gắn; - Đau đớn khi bị đối xử bất công; - Thất vọng tột cùng khi hạnh phúc bị tan vỡ, quyết định tìm đến cái chết để chứng tỏ tấm lòng của mình. -> Người phụ nữ đức hạnh nhưng có số phận hết sức bi thảm. Þ Phê phán sự ghen tuông mù quáng của Trương Sinh và chế độ phong kiến phụ quyền thối nát. a3. Oan tình được giải - Nhờ gặp Phan Lang dưới thủy cung. - Trương Sinh lập đàn tràng giải oan cho nàng -> Kết thúc có hậu, tác phẩm mang giá trị nhân đạo sâu sắc. b. Vài nét về nghệ thuật - Cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện: Thêm bớt, tô đậm những tình tiết có ý nghĩa, tăng cường tính bi kịch. - Đoạn đối thoại và những lời tự bạch của nhân vật được sắp xếp đúng chỗ, làm khắc họa rõ tâm lý và tính cách nhân vật. - Các yếu tố kì ảo được đưa vào xen kẽ với những yếu tố thực về địa danh. 3. Tổng kết: a. Nghệ thuật: b. Nội dung: -> Ghi nhớ: (Sgk/51) * Ý nghĩa văn bản: Với quan niệm cho rằng hạnh phúc khi đã tan vỡ không thể hàn gắn được, truyện phê phán thói ghen tuông mù quáng và ngợi ca vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. 4. Luyện tập III. Hướng dẫn tự học - Tìm hiểu thêm về tác giả Nguyễn Dữ Và truyền kì mạn lục. - Nhớ được một số từ Hán Việt được sử dụng trong văn bản. - Đọc lại văn bản, nắm vững nội dung phân tích, học ghi nhớ, ý nghĩa vb. - Soạn bài: Xưng hô trong hội thoại. E. Rút kinh nghiệm Tuần: 04 Ngày soạn: 08/09/2013 Tiết: 18 Ngày dạy: 10/09/2013 Xöng hoâ trong hoäi thoaïi A. Mức độ cần đạt - Hiểu được tính chất phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm của từ ngữ xưng hô tiếng Việt. - Biết sử dụng từ ngữ xưng hô một cách thích hợp trong giao tiếp. B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ 1. Kiến thức: - Hệ thống từ ngữ xưng hô tiếng Việt. - Đặc điểm của việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt. 2. Kĩ năng: - Phân tích để thấy rõ mối quan hệ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong văn bản cụ thể. - Sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô trong giao tiếp. 3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng từ ngữ xưng hô trong giao tiếp phù hợp. - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. C. Phương pháp Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề,… D. Tiến trình hoạt động 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 9A1.............................., 9A5.....................................................) 2. Bài cũ: Nêu các phương châm hội thoại đã học? Có phải trong quá trình giao tiếp lúc nào ta cũng phải tuân thủ đúng các phương châm hội thoại không? Vì sao? Cho ví dụ? 3. Bài mới: Trong giao tiếp hàng ngày, chúng ta sử dụng từ ngữ xưng hô cơ bản đã phù hợp hoàn cảnh giao tiếp. Tuy nhiên, sử dụng từ ngữ xưng hô ntn để đạt hiệu quả giao tiếp tốt nhất là việc làm tưởng đơn giản nhưng lại khá phức tạp, cần sự khéo léo của người nói.Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về từ ngữ xung hô và cách sử dụng từ ngữ xưng hô để giao tiếp có hiệu quả tốt nhất. Hoạt động của giáo viên & học sinh Nội dung bài dạy Hoạt động 3: Hướng dẫn hs tìm hiểu từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô. - Hướng dẫn HS phân tích ví dụ. Trong tiếng Việt chúng ta thường gặp những từ ngữ xưng hô nào? Cách sử dụng chúng ra sao? -> Tôi, tao, mày, quý ông, quý bà, tớ, nó, hắn, họ, anh, em, chú, bác, cô, gì, ông ấy, bà ấy… - Ngôi thứ nhất: Tôi, tao, chúng tôi, chúng tao, … - Ngôi thứ 2: Mày, mi, chúng mày, … - Ngôi thứ 3: Nó, hắn, chúng nó, họ… - Suồng sã: Mày, tao, … - Thân mật: Anh, chị, em, … - Trang trọng: Qúy ông, quí bà, quí cô, quí vị,… Gọi HS đọc 2 đoạn trích sgk/38, 39 * Thảo luận về 3 câu hỏi sau: 1. Xác định các từ ngữ xưng hô trong 2 đoạn trích trên? 2. Phân tích sự thay đổi về cách xưng hô của Dế Mèn và Dế Choắt qua 2 đoạn trích? 3. Giải thích sự thay đổi về cách xưng hô đó? - Các từ ngữ xưng hô: em, anh, ta, chú mày. - Đoạn thứ nhất: Khi Dế Choắt nói với Dế Mèn, Dế Choắt xưng hô là: em - anh; còn Dế Mèn xưng hô là ta - chú mày. Đây là cách xưng hô bất bình đẳng. Dế Choắt thì mặc cảm, thấp hèn; còn Dế Mèn thì ngạo mạn, hách dịch. - Đoạn thứ 2: cả 2 nhân vật đều xưng hô là tôi, anh. Đây là cách xưng hô bình đẳng. Dế Mèn thì không còn ngạo mạn, hách dịch vì đã nhận ra tội lỗi của mình; còn Dế Choắt thì hết mặc cảm hèn kém và sợ hãi. Chúng ta cần ghi nhớ những điều gì về xưng hô trong hội thoại? GV tổng kết lại mục ghi nhớ sgk/39 * Tích hợp giáo dục HS về cách xưng hô cho thích hợp. Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập Bài 1: HS thảo luận (3P) Bài 2: GV hướng dẫn HS làm: Trong các vb khoa học, người ta thường dùng chúng tôi thay cho tôi để thể hiện sự khiêm tốn của tác giả và tăng thêm tính khách quan cho những luận điểm khoa học. Tuy nhiên khi cần phát biểu ý kiến của cá nhân trong tình huống tranh luận thì vẫn dùng tôi. Bài 3,4: GV gọi HS lên bảng làm. Bài 5: GV hướng dẫn: Cách xưng hô của Bác thể hiện sự gần gũi bình đẳng giữa lãnh tụ và nhân dân trong chế độ mới và thể hiện sự gần gũi, thân thiết giữa người nói và người nghe. Bài 6: Hướng dẫn: Cách xưng hô của cai lệ và chị Dậu trong đoạn trích từ tác phẩm “Tắt đèn” thể hiện sự trịch thượng, hống hách. còn cách xưng hô của chị Dậu đã thay đổi cho phù hợp với từng tình huống cụ thể luôn biến đổi lúc đó: nhà cháu – ông – tôi - ông – bà - mày. Sự thay đổi cách xưng hô đó thể hiện rõ sự phản kháng quyết liệt của một con người bị dồn nén đến bước đường cùng Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học - Gv hướng dẫn –HS chú ý lắng nghe. I. Tìm hiểu chung về từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô 1. Phân tích ví dụ VD1: Từ ngữ xưng hô: Tôi, tao, tớ, mày, mi, chúng mày, nó, hắn, anh, chị, em, qúy ông, qúy bà, ….. - Cách sử dụng: + Ngôi thứ nhất: tôi, tao, chúng tôi.. + Ngôi thứ 2: mày, mi, chúng mày.. + Ngôi thứ 3: Nó, hắn, chúng nó, … + Suồng sã: Mày, tao, …. + Thân mật: Anh, chị, em,…. + Trang trọng: Qúy ông, qúybà, …. VD2: a. Dế Choắt: anh – em Dế Mèn: ta – chú mày -> Cách xưng hô không bình đẳng. b. Tôi – anh -> Xưng hô bình đẳng. 2. Ghi nhớ: (Sgk/39) II. Luyện tập Bài 1: - Nữ học viên người châu Âu đã nhầm lẫn giữa chúng ta – chúng em. - Trong tiếng việt, chúng ta là cách xưng hô ở ngôi thứ nhất số nhiều nhưng để chỉ chung cả người nói và người nghe, chúng em cũng là cách xưng hô số nhiều nhưng để chỉ riêng về phía người nói. Bài 3: Xưng hô ta – ông: chú bé không phải là đứa trẻ bình thường. Bài 4: Vị tướng xưng hô thầy – con: sự kính cẩn và biết ơn của vị tướng đối với người thầy của mình. Ông vẫn giữ được truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam. III. Hướng dẫn tự học - Tìm các ví dụ về việc sử dung từ ngữ xưng hô khiêm nhường và tôn trọng người đối thoại. - Học bài – làm bài đầy đủ - Soạn bài: Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp. E. Rút kinh nghiệm Tuần: 04 Ngày soạn: 08/09/2013 Tiết: 19 Ngày dạy: 10/09/2013 Caùch daãn tröïc tieáp vaø caùch daãn giaùn tieáp A. Mức độ cần đạt - Nắm được cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp lời của một người hoặc một nhân vật. - Biết cách chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp và ngược lại. B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ 1. Kiến thức - Nắm được cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp. - Nắm được cách dẫn gián tiếp và lời dẫn gián tiếp. 2. Kĩ năng - Nhận ra được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. - Sử dụng được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong quá trình tạo lập văn bản. 3. Thái độ Cảm nhận được sự phong phú trong quá trình giao tiếp. C. Phương pháp Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, thảo luận… D. Tiến trình hoạt động 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 9A1.............................., 9A5.....................................................) 2. Bài cũ: Chúng ta cần ghi nhớ những điều gì về xưng hô trong hội thoại? 3. Bài mới: Khi giao tiếp, chúng ta có thể dẫn lời nói, ý nghĩ của một người hay một nhân vật theo hai cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Vậy thế nào là cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp? Chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay. Hoạt động của giáo viên & học sinh Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Tìm hiểu chung * Tìm hiểu cách dẫn trực tiếp Gọi HS đọc VD SGK/53. Trong đoạn trích (a), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu gì? -> Là lời nói được phát ra thành lời. ngăn cách bởi dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. Tương tự đoạn trích (b)? -> Ý nghĩ ở trong đầu của nhân vật… * Thảo luận: (2 nhóm, 2p) Trong cả 2 đoạn trích, có thể thay đổi vị trí giữa bộ phận in đậm với bộ phận đứng trước nó được không? Nếu được thì hai bộ phận ấy ngăn cách với nhau bằng những dấu gì? Các nhóm trình bày ra bảng phụ, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Gv nhận xét, chốt ý đúng. -> Có thể đảo được. Khi đảo, cần thêm dấu gạch ngang để ngăn cách 2 phần. Với cách viết như ở trên được cô gọi là lời dẫn trực tiếp.Vậy theo em, thế nào là lời dẫn trực tiếp? Cho VD? -> Bấy giờ bà mẹ mới vui lòng, nói: "Chỗ này là chỗ con ta ở được đây.” (Mẹ hiền dạy con) * Tìm hiểu cách dẫn gián tiếp - Gọi HS đọc VD ở sgk/53. Trong đoạn trích (a) bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ? -> Là lời nói Nó có được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu hiệu gì không? -> không Tương tự đoạn trích (b)? -> Là ý nghĩ. Nó được tách ra khỏi phần đứng trước nó bằng dấu hiệu là từ rằng Ở VD (b) có thể thay từ rằng bằng từ gì? -> Là. Ở VD (a) có thể đặt từ rằng hoặc từ là trước bộ phận in đậm được không? -> Được. GV cho HS thực hiện. Với cách viết như trên được gọi là lời dẫn gián tiếp. Vậy theo em thế nào là lời dẫn gián tiếp? GV chốt ý dẫn đến ghi nhớ. Cho VD? Bấy giờ bà mẹ mới vui lòng nói rằng đây là chỗ con bà ở được. Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập Bài 1: Cả 2 tình huống đều là cách dẫn trực tiếp. VD (a) là dẫn lời,VD (b) là dẫn ý Bài 2: b. - Dẫn trực tiếp: Trong cuốn sách Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa…; đồng chí Phạm Văn Đồng viết: “Giản dị … làm được”. - Dẫn gián tiếp: Trong cuốn sách Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa…; đồng chí Phạm Văn Đồng khẳng định rằng Hồ Chủ Tịch là người giản dị trong đời sống,… làm được. Bài 3: Gv hướng dẫn, HS tự làm. (Hôm sau, Linh Phi lấy một cái túi bằng lụa… hoa vàng và dặn Phan Lang về nói với chàng Trương nếu còn nhớ,… Chiếu xuống nước vợ chàng sẽ trở về.) Bài 4: Viết đoạn văn ngắn có sử dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. Gv hướng dẫn, Hs làm ở nhà. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học - Gv hướng dẫn –HS chú ý lắng nghe. I. Tìm hiểu chung 1. Cách dẫn trực tiếp 1.1. Phân tích ví dụ a. – lời nói của nhân vật b. ý nghĩ của nhân vật -> Được ngăn cách bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. c. Có thể đảo trật tự: thêm dấu gạch ngang. 1.2. Ghi nhớ 1: (Sgk/54) 2. Cách dẫn gián tiếp 2.1. Phân tích ví dụ a. Lời nói: không có dấu hiệu -> có thể thêm “rằng” hoặc “là”. b. Ý nghĩ -> có từ “rằng” -> có thể thay “là”. 2.2. Ghi nhớ 2: (Sgk/54) II. Luyện tập Bài 1: Dẫn lời b. Dẫn ý -> Lời dẫn trực tiếp. Bài 2: a. - Dẫn trực tiếp: Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng, Hồ Chủ tịch nhấn mạnh: “Chúng ta… dân tộc anh hùng” - Dẫn gián tiếp: Trong Báo cáo chính trị…, Hồ Chủ tịch nhấn mạnh rằng chúng ta... anh hùng. III. Hướng dẫn tự học - Sửa chữa lỗi trong việc sử dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong bài viết của em. - Học bài và làm bài tập còn lại - Soạn bài: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự. E. Rút kinh nghiệm Tuần: 04 Ngày soạn: 10/09/2013 Tiết: 20 Ngày dạy: 12/09/2013 HDTH: Luyeän taäp toùm taét vaên baûn töï söï A. Mức độ cần đạt - Biết linh hoạt trình bày văn bản tự sụ với các dung lượng khác nhau phù hợp với yêu cầu của mỗi hoàn cảnh giao tiếp, học tập. - Củng cố kiến thức về thể loại tự sự đã được học. B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ 1. Kiến thức: - Các yếu tố của thể loại tự sự (nhân vật, sự việc, cốt truyện…) - Yêu cầu cần đạt của một văn bản tóm tắt tác phẩm tự sự. 2. Kĩ năng: Tóm tắt một văn bản tự sự theo các mục đích khác nhau. 3. Thái độ: Có ý thức rèn kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự. C. Phương pháp Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận… D. Tiến trình hoạt động 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 9A1.............................., 9A5.....................................................) 2. Bài cũ: Kiểm tra 15 phút (đề, đáp án, thống kê xem cuối giáo án) 3. Bài mới: Trong thực tế đôi khi ta không có điều kiện đọc một số câu chuyện, nghe người khác trình bày vấn đề hoặc xem một bộ phim, để bù đắp những kiến thức đó một cách nhanh nhất là nghe tóm tắt lại vấn đề. Trong văn học ta thường tóm tắt nội dung tác phẩm và để tóm tắt được tác phẩm đạt yêu cầu cô trò chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay. Hoạt động của giáo viên & học sinh Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Hướng dẫn Tìm hiểu chung * Ôn lại kiến thức lớp 8: Thế nào là tóm tắt một văn bản tự sự? -> Kể lại một cốt truyện để người đọc hiểu được nội dung cơ bản của tác phẩm ấy. Khi tóm tắt cần phải chú ý điều gì? -> Căn cứ vào những yếu tố quan trọng nhất của tác phẩm là: sự việc và nhân vật chính (hoặc cốt truyện và nhân vật chính); có thể xen kẽ có mức độ những yếu tố bổ trợ: các chi tiết, các nhân vật phụ, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm. * Hướng dẫn hs tìm hiểu sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự Gọi HS đọc 3 tình huống sgk/58 Với 3 tình huống trên chúng ta phải tóm tắt ntn? -> Trong cả 3 tình huống, người ta đều phải tóm tắt vb. Từ các tình huống đó rút ra nhận xét về sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự? -> Trong thực tế không phải lúc nào chúng ta cũng có thời gian và điều kiện để trực tiếp xem phim hoặc trực tiếp đọc nguyên văn tác phẩm văn học. Vì vậy, có thể nói tóm tắt văn bản tự sự là một nhu cầu tất yếu do cuộc sống đặt ra Muốn viết một văn bản tóm tắt tác phẩm tự sự thì chúng ta phải lưu ý điều gì? -> Đọc tác phầm, nắm chắc nhân vật, các sự việc chính và thuật lại một cách ngắn gọn, đầy đủ, trung thành với văn bản được tóm tắt. GV tổng kết lại mục ghi nhớ Sgk/59 * Hướng dẫn hs thực hành tóm tắt một văn bản tự sự Thảo luận (3p): Em có nhận xét gì về đề cương tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương được nêu ra ở sgk? -> Đề cương bản tóm tắt nêu ra 7 sự việc và sắp xếp như vậy là khá hợp lý. Tuy nhiên, cần bổ sung một vài sự việc: Sau khi Vũ Nương gieo mình xuống sông tự vẫn, một đêm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên ngọn đèn dầu, đứa con chỉ chiếc bóng lên tường và nói đấy là cha hay đến với mẹ mỗi đêm. Nghe con nói Trương Sinh đã hiểu ra vợ mình bị oan, nhưng sự việc đã rồi. Hãy viết một văn bản tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương trong khoảng 20 dòng? (HS thực hiện) Nếu phải tóm tắt văn bản này một cách ngắn gọn hơn, em sẽ tóm tắt văn bản này ntn để với số dòng ít nhất mà người đọc vẫn hiểu được nội dung chính của văn bản? Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập Bài 1: GV hướng dẫn học sinh đọc lại văn bản ở lớp 8 để về nhà làm. Bài 2: Tóm tắt miệng về một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống mà em đã được nghe hoặc được chứng kiến? Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Gv hướng dẫn - HS chú ý lắng nghe. I. Tìm hiểu chung 1. Sự cần th

File đính kèm:

  • docnv9 tuan 4.doc