Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 19 - Bài 19 - Tiết 94: Phép phân tích tổng hợp

A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:

 Hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp trong tập làm văn nghị luận.

B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Bảnh phụ; hệ thống câu hỏi.

 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.

C.Tiến trình lên lớp:

 I. Ổn định tổ chức:

 II.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra một số bài soạn của HS.

 III. Bài mới:

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2316 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 19 - Bài 19 - Tiết 94: Phép phân tích tổng hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 Bài19 Tiết 94 PHÉP PHÂN TÍCH TỔNG HỢP. ************ A.. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh: Hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp trong tập làm văn nghị luận. B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Bảnh phụ; hệ thống câu hỏi. 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV. C.Tiến trình lên lớp: I. Ổn định tổ chức: II.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra một số bài soạn của HS. III. Bài mới: Hoạt động của Giáo viên và học sinh Nội dung ghi * Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp. - GV gọi HS đọc văn bản “Trang phục” SGK/9 và trả lời câu hỏi. - Tìm hiểu phép phân tích: - Ở đoạn mở đầu, bài viết nêu ra một loạt dẫn chứng về cách ăn mặc để rút ra nhận xét về vấn đề gì? * Nhận xét về vấn đề “ăn mặc chỉnh tề” cụ thể đó là sự đồng bộ, hài hòa giữa quần áo với giày, tất … trong trang phục của con người. - Hai luận điểm chính trong văn bản là gì? * Hai luận điểm chính trong văn bản là: – Thứ nhất là trang phục phải phù hợp với hoàn cảnh tức là tuân thủ những “qui tắc ngầm” mang tính văn hóa xã hội. –Thứ hai là trang phục phải phù hợp với đạo đức tức là giản dị và hài hòa với môi trường sống xung quanh. - Để xác lập hai luận điểm trên, tác giả đã dùng phép lập luận nào? * Để xác lập hai luận điểm trên tác giả đã sử dụng phép lập luận phân tích, cụ thể: ªLuận điểm 1: Ăn cho mình mặc cho người. Dẫn chứng: ƯCô gái một mình ……… móng chân móng tay. ƯAnh thanh niên đi ……… áo sơ mi là phẳng tắp. ƯĐi đám cưới ……… chân taylaams bùn. Ư Đi dự đám tang ……… oang oang. Sau khi phân tích ngững dẫn chứng cụ thể, tác giả đã chỉ ra một “qui tắc ngầm” chi phối cách ăn mặc của con người đó là “văn hóa xã hội”. ªLuận điểm 2: Y phục xứng kỳ đức. Ư Dù mặc đẹp đến đâu ……… xấu đi mà thôi. ƯXưa nay, cái đẹp ……… môi trường. Các phân tích trên làm rõ cho nhận định của tác giả là: “ Ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung nơi công cộng hay toàn xã hội”. - Tìm hiểu phép tổng hơp. - Để chốt lại vấn đề, tác giả đã dùng phép lập luận nào? Phép lập luận này thường đứng ở vị trí nào trong văn bản? * Để chốt lại vấn đề tác giả dùng phép lập luận tổng hợp bằng một kết luận ở cuối văn bản: “ Thế mới biết, trang phục hợp văn hóa, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp.” - Nêu vai trò của phép lập luận phân tích tổng hợp? * Vai trò: ƯPhép lập luận phân tích giúp ta hiểu sâu sắc các khía cạnh khác nhau của trang phục đối với từng người, trong từng hoàn cảnh cụ thể. Ư Phép lập luận tổng hợp giúp cho ta hiểu ý nghĩa văn hóa và đạo đức của cách ăn mặc, nghĩa là không thể ăn mặc một cách tùy tiện, cẩu thả như một số người lầm tưởng rằng đó là sở thích và “quyền bất khả xâm phạm” của mình. * Hoạt động 2: Hướng dẫn rút ra ghi nhớ. - Để làm rõ ý nghĩa của một sự vật, hiện tượng nào đó, người ta thường dùng phép lập luận nào? - Phân tích và tổng hợp là phép lập luận như thế nào? * HS dựa vào phần ghi nhớ để trả lời. I. Phép lập luận phân tích và tổng hợp: 1. Phép phân tích: Tìm hiểu văn bản “Trang phục” SGK/9. - Vấn đề phân tích. - Luận điểm trong văn bản. - Phân tích luận điểm và nêu dẫn chứng. 2. Phép tổng hợp: - Phép lập luận tổng hợp. - Vị trí đứng cuối văn bản. - Vai trò. II. Ghi nhớ: ơ Để làm rõ ý nghĩa của một sự vật, hiện tượng nào đó, người ta thường dùng phép phân tích và tổng hợp. ơ Phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật hiện tượng. Để phân tích nội dung của sự vật, hiện tượng người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu …… và cả phép lập luận, giải thích, chứng minh. ơ Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Không có phân tích thì không có tổng hợp. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, ở phần kết luận của một phần hay toàn bộ văn bản. * Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập. Bài tập 1: Phân tích luận điểm: “ Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn”. Thứ nhất: Học vấn là thành quả tích lũy của nhân loại được lưu giữ và truyền lại cho đời sau. Thứ hai: Bất kỳ ai muốn phát triển học thuật cũng phải bắt đầu từ “kho tàng quí báu” được lưu giữ trong sách; nếu không mọi sự bắt đầu sẽ là con số không, thậm chí là lạc hậu, giật lùi. Thứ ba: Đọc sách là “hưởng thụ” thành quả về tri thức và kinh nghiệm hàng nghìn năm của nhân loại, đó là tiền đề cho sự phát triển học thuật của mỗi người. Bài tập 2: Phân tích lý do chọn sách để đọc. - Phải biết chọn sách để đọc. - chọn sách cơ bản, đích thực để đọc. - Đọc các loại sách liên quan với nhau. Bài tập 3: Phân tích tầm quan trọng của cách đọc sách. - Không đọc thì không có điểm xuất phát cao. - Đọc là con đường ngắn nhất để tiếp can tri thức. - Đọc ít mà kỹ quan trọng hơn nhiều mà qua loa, không ích lợi gì. - Đọc không chọn lọc thì không có hiệu quả. Bài tập 4: Vai trò của phân tích trong lập luận. - Trong văn bản nghị luận, phân tích là thao tác bắt buộc mang tính tất yếu vì không phân tích thì không làm sáng tỏ được luận điểm và không thuyết phục được người nghe người đọc. - Mục đích của phân tích và tổng hợp là giúp cho người nghe người đọc nhận thức đúng, hiểu đúng vấn đề nên đã có phân tích thì phải có tổng hợp và ngược lại. Nói tóm lại, phân tích và tổng hợp có mối quan hệ biện chứng tạo cái hồn cho văn bản nghị luận. IV Củng cố: - Phép phân tích là gì? - Phép tổng hợp là gì? V. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: 1. Học thuộc bài. 2. Chuẩn bị bài Luyện tập phép phân tích và tổng hợp. - Tìm phép lập luận và cách vận dụng ở bài tập 1. - Phân tích bản chất của lối học đối phó và nêu tác hại? - Phân tích lý do khiến mọi người phải đọc sách? - Viết đoạn văn tổng hợp những điều đã phân tích trong bài “bàn về đọc sách” VI. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGIAHY94.DOC