A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất; nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, là đấu tranh cho thế giới hoà bình.
- Thấy được nghệ thuật nghị luận của tác giả: chứng cứ cụ thể, xác thực, cách so sánh rõ ràng giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
- GV chuẩn bị SGV – bảng phụ – tranh vẽ chiến tranh.
- HS chuẩn bị SGK – bài soạn – bảng phụ
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
10 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1512 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
BÀI 2 Tiết 6,7: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình
Tiết 8: Các phương châm hội thoại (tiếp)
Tiết 9: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
Tiết 10: luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH
Tiết 6- 7:
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
Hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất; nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, là đấu tranh cho thế giới hoà bình.
Thấy được nghệ thuật nghị luận của tác giả: chứng cứ cụ thể, xác thực, cách so sánh rõ ràng giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
- GV chuẩn bị SGV – bảng phụ – tranh vẽ chiến tranh.
- HS chuẩn bị SGK – bài soạn – bảng phụ
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của thầy
hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Khởi động
+ Kiểm tra bài cũ
Phong cách Hồ Chí Minh
1- Vì sao vốn trí thức của HCT lại sâu rộng như vậy?
2-Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
+ 2 HS trả lời, đem tập lên cho GV kiểm và cho điểm.
Học sinh trả lời
+ GV giới thiệu bài mới:
Từ sau chiến tranh thứ hai nguy cơ chiến tranh vẫn luôn tiềm ẩn và đặc biệt vũ khí hạt nhân được phát triển mạnh và trở thành hiểm họa khủng khiếp nhất đe dọa toàn bộ loài người. Để cảnh báo mọi người về mối hiểm họa này, nhà văn G.Mac-ket đã viết một bản tham luận kêu gọi mọi người phải hành động: “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
+GV ghi tựa bài
+ HS ghi tựa vào tập
+ Tựa đề: “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”
*Hoạt động 2: Đọc – Hiểu chú thích
+ GV đọc mẫu đoạn 1, gọi HS đọc tiếp.
+GV cho HS tìm hiểu chú thích.
+GV hỏi:
-Em biết gì về tác giả G.Mac-ket?
+HS đọc văn bản
+HS giải thích các từ: thanh gươm Đa- mô- clet, dịch hịch, UNICEF, tàu sân bay, fao.
I. Đọc- Hiểu chú thích
1. Tác giả: G.Mac-ket là nhà văn Cô lôm bi a sinh năm 1928, khuynh hướng hiện thực, nhận giải Nô ben văn học năm 1982.
- Văn bản trích từ đâu? Thuộc thể loại nào? Dựa vào đâu em biết?
-Có bao nhiêu luận điểm luận cứ và sắp xếp như thế nào?
+GV đưa bảng phụ có sắp xếp luận điểm “Đấu tranh và 4 luận cứ theo bố cục văn bản”
+HS trả lời
- văn bản nghị luận
-Dựa vào những luận cứ, luận điểm.
1.
4 luận 2.
điểm
“ Đấu 3.
tranh…’’ 4.
2. Tác phẩm:
Đoạn trích từ bản tham luận của G.M.k đọc tại cuộc họp mặt của 6 nguyên thủ quốc gia (lần II) tại Mêhicô bàn về việc chống chiến tranh hạt nhân.
3. Thể loại:Văn nghị luận, kiểu văn bản nhật dụng
4. Bố cục:
+ Đoạn 1: Nguy cơ chiến tranh
+ Đoạn 2: Cuộc chạy đua vũ trang.
+ Đoạn 3 : Chiến tranh hạt nhân phải lại sự tiến hóa.
+Đoạn 4: Nhiệm vụ ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân.
Hoạt động 3: Đọc- Hiểu văn bản
+ GV gọi HS đọc lại luận cứ 1
-Trong đoạn đầu bài văn tác giả đưa ra những nguy cơ nào? Lập luận thế nào?
+Hs đọc luận cứ 1
-Thời gian, số liệu cụ thể, tính hiện thực.
II .Đọc – Hiểu văn bản:
1. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
8- 8-1986 : thời gian cụ thể.
7 tấn thuốc nổ --> tiêu diệt tất cả.
--> Cách vào đề trực tiếp.
- Sự tốn kém và tính chất vô lý của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân đã được tác giả chỉ ra bằng những chứng cứ nào?
+GV cho HS so sánh để thấy tính chất vô lý của vấn đề
GV hướng HS đi sâu vào nhiều lĩnh vực: xã hội, y tế...
Bình : những con số biết nói cho thấy sự phi lý của chiến tranh hạt nhân
+Hs nêu chứng cứ từ những số liệu trong văn bản
+Đưa câu hỏi thảo luận, từng tổ thảo luận đưa số liệu
Chứng cứ xác thực thể, hiện thực hệ trọng của vấn đề
2/ Cuộc chạy đua vũ trang:
+Giải quyết cho 5 triệu trẻ em nghèo khổ =100
máy bay ném bom B17 và 7.000 tên lửa.
+10 chiếc tàu sân bay =chương trình phòng bệnh hơn 1 tỉ người.
+ 575 người thiếu dinh dưỡng = 149 tên lửa MX
+ Hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân =xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới.
+GV đặt câu hỏi hoặc đưa ra câu hỏi thảo luận
3 nhóm – vì sao có thể nói: “Chiến tranh hạt nhân không những đi ngược lại lý trí con người mà còn đi ngược lại cả lý trí tự nhiên nữa?
-Em có suy nghĩ gì trước lời cảnh báo của G.Mac –ket?
-HS thảo luận đưa ra những lý do, số liệu mà con người tìm đựơc từ khoa học địa chất, cổ sinh học.
-Lo sợ, tìm cách ngăn chặn.
3. Chiến tranh hạt nhân phản lại sự tiến hóa
-“Chỉ cần bấm nút một cái.. xuất phát của nó”.
4. Nhiệm vụ ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân
GV hỏi: Vì sao văn bản lại được đặt tên là “Đấu tranh cho…. bình”
+ Bình: Luận cứ kết bài là chủ đích của bản thông điệp mà tác giả muốn gởi tới mọi người?
+ HS trả lời nhiệm vụ cấp bách cần cho tất cả mọi người.
-Cố gắng chống lại
- Đòi hỏi thế giới không có vũ khí, một cuộc sống hòa bình công bằng.
Hoạt động 4: Củng cố -Dặn dò.
+ GV chiếu hoặc đưa câu hỏi trắc nghiệm lên bảng
1. Văn bản thuộc thể loại gì?
a. Văn tự sự
b. Văn miêu tả
c. Văn thuyết minh
d. Văn nghị luận
2. Luận điểm chính của văn bản này là:
a. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân thật nguy hại
+ Hs trả lời từng nhóm giơ tay
d- Văn nghị luận
III/ Ghi nhớ ; ( Ghi theo SGK )
b. Cần chấm dứt chạy đua vũ trang
c. Chiến tranh hạt nhân thật là một hiểm họa cần đấu tranh loại bỏ.
d. Mọi người có nhiệm vụ kêu gọi chấm dứt chiến tranh.
c. “Chiến tranh… loại bỏ”
Hoạt động 5: Dặn dò soạn các phương châm hội thoại (tt)
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tuần 2
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (Tiếp theo)
Bài 2 – Tiết 8
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp cho hs
- Nắm được nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự.
- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp
II. Lên lớp :
Ổn định.
Kiểm tra bài cũ
Em hiểu thế nào là phương châm về lượng, phương châm về chất ?
Trong giao tiếp, ta cần thực hiện phương châm nào ?
Bài mới
Tiến hành bài dạy
Hoạt động của thầy
hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
- Hoạt động 1 :
- Tìm hiểu phương châm quan hệ
-HS đọc mục I SGK Tr.21
-Thành ngữ ”ông nói gà, bà nói vịt” dùng để chỉ tình huống hội thoại như thế nào?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu xuất hiện những tình huống hội thoại như vậy?
- Có thể rút ra bài học gì trong giao tiếp?
(Ghi nhớ 1)
HS trả lời
-
à Nói không cùng đề tài àKhông hiểu nhau.
à Không đạt mục đích trong giao tiếp.
I. Tìm hiểu bài:
1) Phương châm quan hệ:
VD: Thành ngữ "Ông nói gà, bà nói vịt”
à Cần nói đúng vào đề tài giao tiếp.
- Hoạt động 2:
Tìm hiểu phương châm cách thức
-HS đọc hai thành ngữ
-Ý nghĩa của hai thành ngữ
”Dây cà ra dây muống” và
”Lúng túng như ngậm hột thị”
- Những cách nói đó ảnh hưởng thế nào đến giao tiếp ?
- Khó tiếp nhận
2/Phương châm cách thức:
VD1: Thành ngữ: ”Dây cà ra dây muống”
à Nói dài dòng, rườm rà
Vd2: Thành ngữ ”lúng túng như ngậm hột thị”
à Nói không rành mạch.
- Rút ra điều gì trong giao tiếp?
à Giao tiếp cần nói ngắn gọn.
- Ghi VD lên bảng:
”Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy”
Có thể hiểu câu này theo mấy cách?
HS thảo luận
Lưu ý việc xác định cựm từ ”của ông ấy” bổ nghĩa cho ”Nhận định” hay cho ”truyện ngắn”
VD3: Tôi đồng ý với những nhận địnih về truyện ngắn của ông ấy.
a/ Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn.
b/ Tôi đồng ý với những nhận định của các bạn về truyện ngắn của ông ấy.
-Để người nghe không hiểu lầm, ta phải nói thế nào? Trong giao tiếp cần phải tuân thủ điều gì? (ghi nhớ 2)
-Tránh cách nói mơ hồ.
Hoạt động 3:
Đọc truyện ”Người ăn xin”
Vì sao người ăn xin và cậu bé đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó? Có thể rút ra bài học gì từ câu chuyện? (Ghi nhớ 3)
Cảm thông nói lời tôn trọng.
3/ Phương châm lịch sự
VD: Truyện ”Người ăn xin”
Cần tế nhị tôn trọng người khác.
Hoạt động 4: Hướng dẫn làm BT
II. Ghi nhớ (SGK tr.23)
III. Luyện tập
Bài 1, 2, 3, 4 SGK
Dặn dò: - Xem lại các phương châm học.
- Soạn bài: Các phương châm hội thoại (tiếp theo)
@?@?@?@?&@?@?@?@?
SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
Tiết 9
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS hiểu được văn bản thuyết minh có khi phải kết hợp với yếu tố miêu tả thì văn bản mới hay.
II. LÊN LỚP:
Ổn định
Kiểm tra bài cũ
Muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn, ta có thể vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật nào?
Các biện pháp nghệ thuật cần được sử dụng thế nào?
Bài nói:
Văn bản thuyết minh đòi hỏi phải chính xác, rõ ràng, mạch lạc. Tuy nhiên nếu biết vận dụng biện pháp miêu tả sẽ làm cho bài văn thuyết minh thêm sinh động.
Tiến trình bài dạy
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:
HS đọc văn bản SGK -24 . Em hãy giải thích nhan đề văn bản?
nêu vai trò, tác dụng của cây chuối.
I/ Tìm hiểu bài
1/ Yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh:
- Văn bản ”Cây chuối trong đời sống Việt nam”
- Nhan đề : Vai trò tác dụng của cây chuối với đời sống con người.
- Tìm những câu trong bài thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối.
HS trả lời
1/ Thuyết minh đặc điểm
- Hình dáng
-Nơi sinh sống (câu 1)
-Công dụng: Cây chuối là thức ăn thức dụng từ thân.
-Chuối chín để ăn.
-Chuối xanh để chế biến thức ăn.
- Chuối để thờ cúng.
-Hoạt động 2:
Hãy chỉ ra các yếu tố miêu tả trong bài?
HS phát hiện trả lời (đoạn tả cây chuối, quả chuối)
Tả cách ăn uống
2/Yếu tố miêu tả:
- ”Cây chuối thân mềm... núi rừng”
- ”Vỏ chuối có những vệt . . vỏ trứng cuốc”
-”Buồng chuối dài... gốc cây”
- Cho biết tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh?
-GV khái quát, rút ra ghi nhớ.
-Hãy bổ sung thêm những chi tiết về công dụng của thân cây chuối, lá chuối, nõn chuối, bắp chuối?
-Gợi hình ảnh, cụ thể, sinh động.
2/Tác dụng:
-Làm nổi bật đặc điểm, vai trò đối tượng thuyết minh.
II.Ghi nhớ: SGK -25
III/Luyện tập:
Câu d: SGK -25
Hoàn chỉnh công dụng cây chuối.
a/Thân chuối: làm thức ăn gia súc
b/ Lá chuối khô: gói bánh gai …
c/ Nõn chuối: Nấu canh
d/ Bắp chuối: ăn cặp rau sống.
-Làm BT 1,2,3 SGK tr.26-27
Dặn dò: - Làm bài tập còn lại
- Soạn bài: Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
Đề bài: “Con trâu ở làng quê Việt nam”
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tiết 10:
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
B. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG:
- GV : SGK + hình vẽ con trâu + bảng phụ
- Học sinh chuẩn bị SGK, bài soạn ở nhà.
C. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Khởi động
+ Kiểm tra bài cũ
- Để thuyết minh cụ thể sinh động, hấp dẫn bài thuyết minh phải có yếu tố gì?
+ GV kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà.
+2 học sinh trả lời
+ Học sinh đưa phần chuẩn bị ở nhà cho GV xem
+Giới thiệu bài mới
Tiết trước các em đã tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. Hôm nay chúng ta tiếp tục “Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh”.
+ Học sinh ghi tựa đề vào tập.
+GV ghi tựa đề
Hoạt động 2:
+ GV chép đề lên bảng
+Các em hãy cho biết đề bài yêu cầu trình bày vấn đề gì?
GV nhấn mạnh cụm từ “làng quê Việt nam”
+Học sinh trả lời
-Con trâu trong đời sống ở làng quê việt nam
-Vị trí, vai trò của nó trong đời sống người nông dân.
Đề: Con trâu ở làng quê Việt Nam
-Tìm hiểu đề
-Tìm ý, lập dàn ý
-Thực hiện bài làm.
Hoạt động 2: Tìm ý và lập dàn ý
+ GV: Em cho biết phần mở bài giới thiệu điều gì?
-Em thường thấy trâu ở đâu?
-Hình dáng trâu thế nào? Có gì đặc biệt?
-Em thường thấy trâu làm gì?
- Người ta dùng trâu làm gì ?
+Học sinh trả lời
Có thể đưa bảng phụ về con trâu trên đồng ruộng việt nam
+ Các tổ khác thảo luận
-Trên đồng ruộng
- Lông xám đen, có 2 sừng, sức khoẻ dùng để cày, bừa…
-Đầm mình dưới ruộng, đìa.
- Kéo cày, bừa, xe, trục lúa
I. Mở bài:
-Giới thiệu chung về con trâu trên đồng ruộng việt nam
II. Thân bài:
1/Đặc điểm:
- Lông xám, sức vóc khoẻ, có sừng to, ăn cỏ
2/Con trâu ở làng quê Việt Nam
- Hình ảnh thân quen dầm mình dưới đìa ruộng
- Gặm cỏ trên cánh đồng
3. Con trâu trong nghề làm ruộng: sức kéo cày, bừa, xe trục lúa.
GV: Những ngày lễ hội người ta đưa trâu ra làm gì ?
- Người ta nuôi trâu còn để làm gì ngoài việc cày bừa?
GV có thể ghi ý: lớn 5. là trâu nguồn tài sản lớn
- Em có lần nào nhìn thấy trẻ em cỡi trâu chưa? Em có cảm nghĩ gì?
HS trả lời
-Đua trâu, chọi trâu..
- Giết thịt ăn, làm đồ mỹ nghệ, bịt trống
Trẻ chăn trâu, dẫn trâu ăn cỏ, cưỡi trâu ra về
4. Con trâu trong lễ hội đình đám
Đua trâu, đâm trâu, chọi trâu
5. Trâu – Nguồn cung cấp lương thực, da để thuộc, sừng làm đồ mỹ nghệ
Trâu tài sản lớn của người nông dân Việt Nam.
6. Trâu với tuổi thơ Việt Nam.
Trẻ chăn trâu cưỡi trâu về.
III. Kết bài:
- Con trâu trong tình cảm người nông dân.
Hoạt động 3: Thực hiện bài làm
+ GV Cho HS từng nhóm viết lên bảng phụ từng đoạn văn, cho Hs đọc bổ sung.
+ GV chốt lại sửa bài từng đoạn
+ Từng nhóm lên bình bày từng đoạn
+ HS thảo luận góp ý
Dặn dò: Làm bài văn
Soạn: Tuyên bố thế giới …”
Hoạt động 4:
Củng cố : - HS đọc toàn bài
Dặn dò :
+ GV gọi 1 HS đọc lại toàn bài ở nhà.
+ HS về nhà viết thành bài vào tập
+ Chuẩn bị “Tuyên bố thế giới về sự sống còn…”
File đính kèm:
- Giao an Ngu van lop 9 Tuan 2.doc