Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 20 - Bài 19 - tiết 96, 97: Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi)

A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:

 - Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kỳ diệu của nó đối với đời sống con người.

 - Hiểu thêm cách viết bài nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.

B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Ảnh chân dung Nguyễn Đình Thi thời kháng chiến chống Pháp; hệ thống câu hỏi.

 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.

C.Tiến trình lên lớp:

 I. Ổn định tổ chức:

 II.Kiểm tra bài cũ:

 Tác giả Chu Quang Tiềm khuyên chúng ta nên chọn sách và đọc sách như thế nào? Em thực hiện như thế nào vè lời khuyên ấy?

 III. Bài mới:

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2471 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 20 - Bài 19 - tiết 96, 97: Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 Bài19 Tiết 96,97 TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ. Nguyễn Đình Thi š & b A.. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh: - Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kỳ diệu của nó đối với đời sống con người. - Hiểu thêm cách viết bài nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi. B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Ảnh chân dung Nguyễn Đình Thi thời kháng chiến chống Pháp; hệ thống câu hỏi. 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV. C.Tiến trình lên lớp: I. Ổn định tổ chức: II.Kiểm tra bài cũ: Tác giả Chu Quang Tiềm khuyên chúng ta nên chọn sách và đọc sách như thế nào? Em thực hiện như thế nào vè lời khuyên ấy? III. Bài mới: Hoạt động của Giáo viên và học sinh Nội dung ghi A. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung. - GV gọi HS đọc dấu sao SGK/16 để tìm hiểu tác giả, tác phẩm. - Nêu vài nét về tác giả? * Nguyễn Đình Thi (1924-2003) quê Hà Nội. * Là nhà nghệ sĩ đa tài: văn, thơ, nhạc, lý luận phê bình. * Là nhà quản lý lãnh đạo văn nghệ Việt Nam nhiều năm ( làm tổng thư ký hội nhà văn Việt Nam hơn 30 năm). - Nêu vài nét về tác phẩm? ( Xuất xứ, thời điểm, hoàn cảnh sáng tác). * Xuất xứ: In trong cuốn “ Mấy vấn đề văn học” sáng tác năm 1956. * Thời điểm sáng tác: viết năm 1948. * Hoàn cảnh sáng tác: viết trên chiến khu Việt Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp khi chúng ta đang xây dựng nền văn nghệ mới đậm đà tinh thần dân tộc, khoa học, đại chúng, gắn bó với cuộc kháng chiến vĩ đại của toàn dân. B. Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu từ khó, bố cục. - GV hướng dẫn HS thực hiện các phần trên. * Đọc: Giọng mạch lạc, rõ ràng. Đọc diễn cảm các dẫn chứng thơ. * Tìm hiểu từ khó: 11 từ SGK + Phật giáo diễn ca:bài thơ dài,nôm na dễ hiểu về nội dung đạo Phật. + Phẫn khích: kích thích căm thù, phẫn nộ. + Rất kị: rất tránh, không ưa, không hợp, phản đối. * Bố cục: 3 phần + “ Tác phẩm ……… tâm hồn” Nội dung tiếng nói của văn nghệ. + “ Chúng ta ……… trang giấy” Vai trò của tiếng nói văn nghệ với đời sống. + “Tác phẩm ……… xã hội” Khả năng cảm hóa lôi cuốn của văn nghệ. C. Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích. - GV gọi HS đọc đoạn từ “Tác phẩm …… chung quanh”. - GV gọi HS đọc câu hỏi 1,2 và trả lời câu hỏi. - Tìm luận điểm trong bài văn? * Luận điểm: Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn thể hiện tư tưởng, tình cảm của nghệ sĩ, thể hiện đời sống tinh thần của cá nhân người sáng tác. * Chứng minh: Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh. - GV gọi HS đọc đoạn từ “ Nguyễn Du viết …… hay Tôn-xtoi”. - Để chứng minh cho nhận định trên, tác giả đưa ra phân tích những dẫn chứng văn học nào? Tác dụng của những dẫn chứng ấy? * Để làm rõ luận điểm, tác giả đưa ra hai dẫn chứng tiêu biểu của hai tác giả văn học dân tộc và thế giới. Cách nêu và dẫn rất cụ thể: ĩ Trong Truyện Kiều: – Hai câu tả cảnh mùa xuân tươi đẹp. – Lời bình: rung động với cái đẹp lạ lùng mà tác giả đã miêu tả và cảm thấy trong lòng ta có những sự sống tươi trẻ đang tái sinh. Ü Đó chính là lời gửi, lời nhắn: một trong những nội dung của truyện Kiều. ĩ Trong tiểu thuyết An-na-Carenhia: – Cái chết thảm khốc của An-na Ca-rê-nhi-a. – Lời bình: người đọc bâng khuâng thương cảm không quên. Ü Đó là lời gửi lời nhắn:nội dung tư tưởng tình cảm độc đáo của tác giả. - GV gọi HS đọc đoạn từ “Lời gửi của nghệ thuật …… của tâm hồn”. - Vì sao tác giả viết lời gửi của nghệ sĩ cho nhân loại, cho đời sau phức tạp hơn, phong phú và sâu sắc hơn những bài học luân lý, triết lý đời người lời khuyên xử thế? * Nội dung của văn nghệ khác với nọi dung của các khoa học xã hội khác như lịch sử, địa lý, xã hội học, văn hóa học, đạo đức học,dân tộc học, luật học là ở chỗ những khoa học này khám phá miêu tả và đúc kết các hiện tượng tự nhiên hay xã hội, các qui luật khách quan. Còn nội dung văn nghệ tập trung khám phá, miêu tả chiều sâu tính cách, số phận con người, thế giới bên trong tâm lý, tâm hồn con người. Đó là nội dung hiện thực mang tính hình tượng cụ thể sinh động, là đời sống tư tưởng tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm cá nhân của nghệ sĩ. Ví dụ: Nguyễn Đình Thi đi sâu bàn nội dung của văn nghệ-tư tưởng, tình cảm của nghệ sĩ gửi gắm trong tác phẩm. Để nêu rõ tính phong phú, phức tạp, sâu sắc của nó tác giả so sánh với những lời gửi, lời nhắn bên ngoài, công khai, trực tiếp, có khi đề lên đầu tác phẩm; sau đó mới nêu ra nội dung tư tưởng, tình cảm cụ thể là tất cả những say sưa vui buồn, yêu ghét mơ mộng phẫn khích trong từng câu thơ, trang sách, …… trong từng hình ảnh thiên nhiên, trong từng nét của các nhân vật, khóe mắt, nụ cười … vốn rất quen thuộc mà hàm chứa nhiều mới lạ, tiềm ẩn làm ta ngạc nhiên. Quen mà lạ là đặc điểm nội dung của văn nghệ. - GV gọi HS đọc câu hỏi 3 và trả lời câu hỏi. - Vì sao con người cần đến tiếng nói của văn nghệ? * Văn nghệ giúp chúng ta tự nhận thức chính bản thân mình, giúp ta sống đầy đủ, phong phú hơn cuộc sống của chính mình. *Mỗi tác phẩm lớn rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhòa đi, ánh sáng ấy bấy giờ biến thành của ta, chiếu tỏa lên mọi việc chúng ta sống, mọi con người chúng ta gặp, làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ …… đem tới cho cả thời đại họ một cách sống của tâm hồn. * Văn nghệ đối với đời sống quần chúng nhân dân: — Người can lao, người bị tù chung thân, người nhà quê lam lũ, vất vả khi tiếp nhận văn nghệ họ như biến đổi hẳn. Câu ca dao gieo vào bóng tối ấy một ánh sáng, lay động những tình cảm, ý nghĩ khác thường, được cười hả dạ, được khóc thầm …… làm cho tâm hồn họ được sống. — Văn nghệ không thể xa rời cuộc sống nhất là cuộc sống nhân dân lao động. - GV gọi HS đọc câu hỏi 4 SGK và trả lời câu hỏi. - Tác giả nêu quan niệm về bản chất của nghệ thuật. Bản chất đó là gì? Từ bản chất ấy, tác giả diễn giải và làm rõ con đường đến với người tiếp nhận tạo nên sức mạnh kỳ diệu của nghệ thuật là gì? * Bản chất của nghệ thuật: ® Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. ® Chỗ đứng của người nghệ sĩ là chỗ giao nhau giữa tâm hồn con người với cuộc sống sản xuất và chiến đấu;là ở tình yêu ghét, nỗi buồn vui trong đời sống thiên nhiên và đời sống xã hội. ® Nghệ thuật là tư tưởng được nghệ thuật hóa nghĩa là không trừu tượng mà là cụ thể, sinh động, náu mình yên lặng, lắng sâu và kín đáo. * Con đường đến với người tiếp nhận là con đường độc đáo: ®Văn nghệ là kết tinh tâm hồn người sáng tác vừa là sợi dây truyền sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng. ® Nghệ sĩ không đứng ngoài chỉ đường mà là người đốt lửa trong lòng, khơi dậy nhiệt tình, quyết tâm, lòng tin, đánh thức tình yêu và lòng phẫn nộ chân chính …… tạo ra sự sống cho tâm hồn. ® Văn nghệ giúp cho con người nhận thức, tự xây dựng nhân cách và cách sống của bản thân con người cá nhân và xã hội. ® Văn nghệ thực hiện các chức năng đó một cách tự nhiên có hiệu quả lâu bean và sâu sắc vì nó tác động đến tình cảm và bằng tình cảm mà đến nhận thức và hành động tự giác. Ü Đó chính là khả năng và sức mạnh kỳ diệu của văn nghệ. - GV gọi HS đọc câu hỏi 5 SGK/12 và trả lời câu hỏi. - Nêu vài nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài thơ? * Về bố cục: chặt chẽ, hợp lý, cách dẫn dắt tự nhiên. * Cách viết giàu hình ảnh, có nhiều dẫn chứng về văn thơ, về đời sống thực tế để khẳng định thuyết phục các ý kiến, nhận định, để tăng thêm sức hấp dẫn cho tác phẩm. * Giọng văn toát lên lòng chân thành, niềm say sưa đặc biệt giàu nhiệt hứng, dâng cao ở phần cuối. D. Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết. - Hãy tóm tắt luận điểm cơ bản về nội dung và sức mạnh của văn nghệ đối với đời sống của con người? - Khái quát nét đặc sắc nghệ thuật của bài văn? * HS dựa vào phần ghi nhớ để trả lời. I.Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: 2. Tác phẩm: II. Đọc, tìm hiểu từ khó, bố cục: 1. Đọc: 2. Tìm hiểu từ khó: 3. Bố cục: III. Phân tích: 1. Nội dung tiếng nói của văn nghệ: -Văn nghệ không chỉ phản ánh cái khách quan mà còn biểu hiện cái chủ quan của người sáng tạo. - Tác phẩm văn nghệ không cất lên lời triết lý khô khan mà chứa đựng tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng của nghệ sĩ. Nó mang đến cho mỗi chúng ta bao rung động, bao ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng đã rất quen thuộc. - Nội dung của văn nghệ còn là rung cảm và nhận thức của từng người tiếp nhận. Nó sẽ được mở rộng pháy huy vô tận qua từng thế hệ người đọc, người xem. 2. Sức mạnh và ý nghĩa kỳ diệu của văn nghệ: - Văn nghệ giúp cho cúng ta được sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời và với chính mình. - Trong những trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống, tiếng nói của văn nghệ càng là sợi dây buộc chặt họ với cuộc đời thường bên ngoài, với tất cả những sự sống, hoạt động, những vui buồn gần gũi. - Văn nghệ góp phần làm tươi mát sinh hoạt khắc khổ hằng ngày, giữ cho “đời cứ tươi”. Tác phẩm văn nghệ hay giúp cho con người vui lên, biết rung cảm và ước mơ trong cuộc đời còn lắm vất vả cực nhọc. - Con đường dẫn đến người tiếp nhận: * Văn nghệ là kết tinh tâm hồn người sáng tác, là sợi dây truyền sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng. * Nghệ sĩ là người đốt lửa trong lòng, khơi dậy nhiệt tình, quyết tâm, lòng tin …… * Văn nghệ giúp cho con người tự nhận thức, tự xây dựng nhân cách …… Ü Đó chính là khả năng và sức mạnhkyf diệu của văn nghệ. IV. Tổng kết: Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kỳ diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp cho con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình. Nguyễn Đình Thi đã phân tích, khẳng định những điều ấy qua bài tiểu luận “ Tiếng nói của văn nghệ” với cách viết vừa chặt chẽ, vừa giàu hình ảnh và cảm xúc. IV. Củng cố: Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ. V.Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: 1. Học thuộc bài. 2. Chuẩn bị bài Các thành phần biệt lập. - Đọc câu a,b phần thành phần tình thái và trả lời câu hỏi 1,2 SGK/18. - Đọc các câu a,b phần thành phần cảm thán và trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK/18. - Xem trước phần luyện tập. VI. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGIAHY96,97.DOC