A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
- Nắm được cách làm một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Tích hợp với Văn qua văn bản “Tiếng nói của văn nghệ” với Tiếng Việt ở bài Các thành phần biệt lập.
- Rèn luyện kỹ năng viết văn bản nghị luận xã hội.
B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Bảng phụ ; hệ thống câu hỏi.
2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.
C.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II.Kiểm tra bài cũ:
- Phép phân tích là gì? Nêu biện pháp sử dụng?
- Phép tổng hợp là gì?
III. Bài mới:
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3320 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 20 - Bài 19 - Tiết 99: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 Bài19
Tiết 99 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC,
HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG.
& b A.. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
- Nắm được cách làm một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Tích hợp với Văn qua văn bản “Tiếng nói của văn nghệ” với Tiếng Việt ở bài Các thành phần biệt lập.
- Rèn luyện kỹ năng viết văn bản nghị luận xã hội.
B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Bảng phụ ; hệ thống câu hỏi.
2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.
C.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II.Kiểm tra bài cũ:
- Phép phân tích là gì? Nêu biện pháp sử dụng?
- Phép tổng hợp là gì?
III. Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên và học sinh
Nội dung ghi
A. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- GV gọi HS đọc văn bản “bệnh lề mề” SGK/20 và trả lời câu hỏi.
- Câu hỏi a:
- Trong văn bản trên, tác giả bàn luận về hiện tượng gì trong đời sống?
* Trong văn bản trên tác giả bàn luận về một hiện tượng rất phổ biến trong đời sống: bệnh lề mề (còn gọi là hiện tượng giờ cao su).
- Hiện tượng ấy có những biểu hiện như thế nào?
* Biểu hiện cụ thể: đi chậm giờ, thiếu tự trọng, không tôn trọng người khác, sai hẹn …… Dẫn chứng: “Cuộc họp ấn định …… có người đến”, “ Giấy mời ghi …… mới có mặt”
- Tác giả có nêu rõ được vấn đề đáng quan tâm của hiện tượng đó không?
* Tác giả đã nêu rõ được hiện tượng đó.
- Tác giả đã làm thế nào để người đọc nhận ra hiện tượng đó?
* Tác giả đã nêu ra hiện tượng, phân tích mặt sai, chỉ ra nguyên nhân bày tỏ thái độ cá nhân trước hiện tượng đó.
- Bản chất của hiện tượng đó là gì?
* Bản chất của hiện tượng đó là thói quen kém văn hóa của những người không có lòng tự trọng và không biết tôn trọng người khác.
- Câu hỏi b:
- Chỉ ra nguyên nhân của bệnh lề mề?
* Nguyên nhân:
+ Không có lòng tự trọng và không biết tôn trọng người khác.
+ Ich kỷ, vô trách nhiệm với công việc chung.
- Câu hỏi c:
- Bệnh lề mề có những tác hại gì?
* Tác hại:
+ Không bàn bạc được công việc một cách có đầu có đuôi.
+ Làm mất thời gian của người khác.
+ Tạo ra một thói quen kém văn hóa Ø Gây hại cho tập thể, cho những người biết tôn trọng giờ giấc.
- Tác giả đã phân tích những tác hại của bệnh lề mề như thế nào?
* Tác giả đã phân tích xác đáng những tác hại của bệnh lề mề.
- Bài viết phê phán điều gì?
* Bài viết phê phán những người có bệnh lề mề.
- Tại sao phải kiên quyết chữa bệnh lề mề?
* Phải kiên quyết chữa bệnh vì cuộc sống văn minh hiện đại đòi hỏi mọi người phải tôn trọng lẫn nhau và hợp tác với nhau …… Làm việc đúng giờ là tác phong của người có văn hóa.
- Câu hỏi d:
- Bố cục của bài viết có mạch lạc, chặt chẽ không? Vì sao?
* Bố cục bài viết mạch lạc, chặt chẽ:
+ Nêu hiện tượng(vấn đề)
+ Phân tích các nguyên nhân và tác hại của căn bệnh.
+ Giải pháp để khắc phục.
- Qua tìm hiểu, em hãy cho biết thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống? Nêu yêu cầu nội dung và hình thức của bài nghị luận?
* HS dựa vào phần ghi nhớ để trả lời.
I.Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống:
Đọc và tìm hiểu văn bản “ Bệnh lề mề” SGK/20.
- Vấn đề bàn luận: Bệnh lề mề.
- Biểu hiện của vấn đề.
- Nguyên nhân của vấn đề.
- Phân tích những tác hại của vấn đề.
- Thái độ, ý kiến, nhận định của người viết.
- Giải pháp khắc phục.
- Hình thức của bài nghị luận.
II. Ghi nhớ:
- Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự việc , hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen,đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.
- Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận này là phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề; phân tích mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết.
- Về hình thức, bài viết phải có bố cục mạch lạc; có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp; lời văn chính xác, sống động.
B.Hoạt động 2: Luyện tập:
1. Thảo luận:
a. Nêu các sự việc, hiện tượng tốt đáng biểu dương của các bạn trong nhà trường và ngoài xã hội:
- Một tấm gương học sinh chăm ngoan học giỏi.
- Giúp bạn học tập tốt.
- Góp ý phê bình khi bạn có khuyết điểm.
- Bảo về cây xanh trong khuôn viên nhà trường.
- Giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ.
- Đưa em nhỏ qua đường.
- Nhường chỗ ngồi cho cụ già khi đi xe buýt.
- Trả lại của rơi cho người mất.
b. Dàn bài gợi ý về một tấm gương học sinh chăm ngoan:
I. Mở bài:
Giới thiệu về một tấm gương học sinh chăm ngoan học giỏi và ý nghĩa của tấm gương đó.
II. Thân bài:
- Phân tích ý nghĩa của những việc thể hiện tấm gương học sinh chăm ngoan học giỏi.
- Đánh giá ý nghĩa của những sự việc đó với cá nhân mình và với phong trào học tập trong nhà trường.
III. Kết bài:
Nêu ý nghĩa chung của việc chăm ngoan học giỏi từ tấm gương đó.
2. Hiện tượng hút thuốc lá và hậu quả của việc hút thuốc lá đáng để viết một bài nghị luận vì:
- Nó liên quan đến vấn đề sức khỏe của mỗi cá nhân người hút, đến sức khỏe cộng đồng và vấn đề nòi giống.
- Nó liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường: khói thuốc lá gây bệnh cho những người không hút đang sống xung quanh người hút.
- Nó gây tốn kém tiền bạc cho người hút.
IV.Củng cố:
- Nêu yêu cầu nội dung của bài nghị luận.
- Nêu hình thức của bài nghị luận,
V.Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
1. Học thuộc bài.
2. Chuẩn bị bài Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Đọc 4 đề SGK/22 và trả lời câu hỏi:
+ Điểm giống nhau giữa các đề bài? Chỉ ra cụ thể.
+ Tự làm một đề bài tâm sự.
- Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: Đề bài “ Báo đưa tin ……” SGK/23,24 theo gộ ý sau:
+ Tìm hiểu đề và tìm ý.
+ Lập dàn ý .
+ Viết bài.
+ Đọc lại bài viết và sửa chữa.
VI. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- GIAHY99.DOC