Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 20 năm 2006

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Hiểu những nét chung về văn bản " Tiếng nói của văn nghệ" và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người.

- Hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc - hiểu văn bản

3. Thái độ: Vận dụng cách lập luận ngắn gọn, chặt chẽ khi viết văn nghị luận

II. Chuẩn bị của GV và HS

 - GV: đọc tài liệu tham khảo

 - HS: đọc văn bản và tìm hiểu nội dung

III. Tiến trình bài dạy

 1. Kiểm tra: (5') Phát biểu điều mà em thấm thía nhất khi đọc bài "Bàn về đọc sách"

 2. Bài mới:

* Giới thiệu bài (1'): GV khái quát về tác giả và hoàn cảnh sáng tác phẩm -> bài mới

 

doc10 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1280 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 20 năm 2006, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 Ngày dạy..../..../2007 Tiết 96 Tiếng nói của văn nghệ ( Nguyễn Đình Thi) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Hiểu những nét chung về văn bản " Tiếng nói của văn nghệ" và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người. - Hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc - hiểu văn bản 3. Thái độ: Vận dụng cách lập luận ngắn gọn, chặt chẽ khi viết văn nghị luận II. Chuẩn bị của GV và HS - GV: đọc tài liệu tham khảo - HS: đọc văn bản và tìm hiểu nội dung III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra: (5') Phát biểu điều mà em thấm thía nhất khi đọc bài "Bàn về đọc sách" 2. Bài mới: * Giới thiệu bài (1'): GV khái quát về tác giả và hoàn cảnh sáng tác phẩm -> bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1. Hướng dẫn đọc văn bản và tìm hiểu chú thích ( ') - GV hướng dẫn đọc văn bản: đọc rõ ràng, dứt khoát, giọng rắn rỏi - GV đọc mẫu một đoạn - HS đọc văn bản - Nhận xét - Kiểm tra các chú thích 1,2,3,6,9 HĐ2. Tìm hiểu chung ( ') - Nội dung chủ yếu của văn nghệ là gì? ( Bàn về nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với con người) - Tác giả đã phân tích tác động của văn nghệ tới đời sống con người bằng mấy luận điểm? Đó là những luận điểm nào? ( Luận điểm 1: Sức mạnh kì diệu của văn nghệ Luận điểm 2: Tiếng nói chính của văn nghệ) - Hãy tách các đoạn văn trong văn bản theo hai luận điểm trên ( Đoạn 1: Từ đầu đến sự sống Đoạn 2: Phần còn lại) - Nhận xét về bố cục của bài văn nghị luận ( Liên kết mạch lạc, chặt chẽ giữa các phần trong văn bản. Các luận điểm trong văn bản vừa có sự giải thích cho nhau, vừa được nối tiếp tự nhiên theo hướng ngày càng phân tích sâu sức mạnh đặc trưng của văn nghệ) - Từ nội dung chính của bài viết vừa tìm được, em có nhận xét gì về nhan đề bài viết ? ( Vừa có tính khái quát lí luận, vừa gợi sự gần gũi, thân mật. Nó bao hàm được cả nội dung lẫn cách thức, giọng điệu nói của văn nghệ ) HĐ3. Hướng dẫn phân tích sức mạnh kì diệu của văn nghệ ( ) GV: Theo tác giả, trong tác phẩm văn nghệ, có những cái được ghi lại đồng thời có cả những điều mới mẻ nghệ sĩ muốn nói. - Trong tác phẩm của Nguyễn Du, những cái đã có được ghi lại là gì? ( Cảnh mùa xuân, cuộc đời chìm nổi của Thuý Kiều, An -na Ca-rê-nhi-na đã chết thảm khốc ra sao, mấy bài học chân lí như cái tài, cái tâm...) - Những điều đó đã tác động đến văn nghệ như thế nào? ( Tác động đến cảm xúc, tâm hồn, tư tưởng, cách nhìn đời sống của con người) - Qua phân tích trên, em nhận thấy tác giả muốn nhấn mạnh phương diện tác động nào của nghệ thuật? ( Tác động đặc biệt của văn nghệ đến đời sống con người.) - Tác động của nghệ thuật còn được tác giả tiếp tục phân tích trong đoạn nào cảu văn bản? ( Chúng ta...là sự sống) - Sức mạnh nghệ thuật được tác giả phân tích qua những ví dụ điển hình nào? ( Những người đàn bà nhà quê lam lũ ngày trước suốt đời làm lụng khổ sở đã ru con, hát ghẹo, say mê xem một buổi chèo) - Qua đó em hiểu nghệ thuật đã tác động như thế nào đến con người? -Em có nhận xét gì về nghệ thuật nghị luận của bài? ( Kết hợp nghị luận với miêu tả và tự sự) - Từ đó tác giả giúp ta hiểu sức mạnh kì diệu nào của văn nghệ? I. Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích II. Tìm hiểu văn bản 1. Sức mạnh kì diệu của văn nghệ - Tác động đến cảm xúc, tâm hồn, tư tưởng, cách nhìn đời sống của con người - Văn nghệ đem lại niềm vui sống cho những người nghèo khổ. - Văn nghệ đem lại tình yêu cuộc sồng cho con người. 3. Củng cố (3') - Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ 4. Hướng dẫn học ở nhà(2') - Đọc văn bản nắm chắc nội dung đã tìm hiểu - Tìm hiểu phần tiếp theo của văn bản Ngày dạy..../..../2007 Tiết 97 Tiếng nói của văn nghệ ( Tiếp) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Hiểu sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống con người và nội dung của văn nghệ. - Hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc - hiểu văn bản 3. Thái độ: Vận dụng cách lập luận ngắn gọn, chặt chẽ khi viết văn nghị luận II. Chuẩn bị của GV và HS - GV: đọc tài liệu tham khảo - HS: đọc văn bản và tìm hiểu nội dung III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra: (5')Sức mạnh kì diệu của văn nghệ được Nguyễn Đình Thi trình bày trong văn bản " Tiếng nói của văn nghệ" như thế nào? 2. Bài mới: * Giới thiệu bài (1'): GV khái quát nội dung tiết trước -> bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1. Tìm hiểu tiếng nói chính của văn nghệ ( ) - HS đọc phần 2 - Luận điểm này được trình bày với sự liên kết của những ý nào? ( Luận điểm được trình bày với sự liên kết của 3 ý: + Văn nghệ nói nhiều nhất với cảm xúc + Văn nghệ nói nhiều nhất với tư tưởng + Văn nghệ mượn sự việc để tuyên truyền) - Tác giả đã phân tích ý văn nghệ nói nhiều nhất với cảm xúc như thế nào? (Văn nghệ nói nhiều nhất với cảm xúc, nơi đụng chạm của tâm hồn con người với cuộc sống hàng ngày. Chỗ đứng chính của văn nghệ là ở tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu trong đời sống tự nhiên và đời sống xã hội) - Em hiểu thế nào về chỗ đứng và chiến khu chính của văn nghệ? ( Đó là nội dung phản ánh và tác động chính của văn nghệ) - Văn nghệ đã tác động đến tình cảm con người như thế nào? (Văn nghệ giúp con người vui lên, biết rung cảm và mơ ước, quên đi nỗi vất vả nhọc nhằn) - Từ đó tác giả muốn nhấn mạnh đặc điểm nào trong nội dung phản ánh và tác động của văn nghệ? ( Phản ánh cảm xúc của lòng người và tác động tới đời sống tình cảm con người là đặc điểm nổi bật của văn nghệ) HĐ2. Tìm hiểu vài nét về nghệ thuật văn bản ( ) - Nhận xét của em về cách viết văn nghị luận của tác giả qua bài tiểu luận này? (+ Bố cục chặt chẽ, hợp lí, dẫn dắt tự nhiên + Cách viết giàu hình ảnh, nhiều dẫn chứng + Giọng văn toát lên sự chân thành, niềm say sưa) => Ghi nhớ - HS đọc ghi nhớ( SGK) HĐ3. Luyện tập ( ) - Nêu một tác phẩm mà em yêu thích và phân tích ý nghĩa, tác dụng của tác phẩm ấy đối với mình. - HS trình bày - Nhận xét II. Tìm hiểu văn bản 2. Tiếng nói chính của văn nghệ - Chỗ đứng chính của văn nghệ là ở tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu trong đời sống tự nhiên và đời sống xã hội - Văn nghệ giúp con người vui lên, biết rung cảm và mơ ước, quên đi nỗi vất vả nhọc nhằn) => Phản ánh cảm xúc của lòng người và tác động tới đời sống tình cảm con người là đặc điểm nổi bật của văn nghệ. * Ghi nhớ( SGK) 3. Củng cố (3') - HS nhắc lại nội dung chính của văn bản - GV hệ thống toàn bài 4. Hướng dẫn học ở nhà (2') - Học bài - Chuẩn bị bài: Các thành phần biệt lập Ngày dạy...../..../2007 Tiết 98 Các thành phần biệt lập I. Mục tiêu 1. Kiến thức: nhận biết hai thành phần biệt lập: tình thái, cảm thán - Nắm được công dụng của các thành phần đó trong câu 2. Kĩ năng: đặt câu có thành phần cảm thán, thành phàn tình thái 3. Thái độ: sử dụng các thành phần trên hợp lí trong nói và viết II. Chuẩn bị của GV và HS - GV: SGK, SGV, bảng phụ( ghi các ví dụ) - HS: đọc và tìm hiểu bài III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ (5'): Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ? 2. Bài mới: * Giới thiệu bài( 1'): Giới thiệu khái quát về các thành phần chính và các thành phần biệt lập của câu Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1. Hình thành khái niệm về thành phần tình thái ( ') - GV treo bảng phụ ghi ví dụ - HS đọc ví dụ - Các từ ngữ in đậm trong những câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu như thế nào? ( Chắc, có lẽ là nhận định của người nói với sự việc nêu ở trong câu. Chắc thể hiện độ tin cậy cao hơn có lẽ) - Nếu không có các từ ngữ in đậm nói trên thì sự việc của câu chứa chúng có khác đi không? Vì sao? (Nếu không có các từ ngữ in đậm nói trên thì sự việc của câu chứa chúng không có gì thay đổi. Vì các từ in đậm không trực tiếp nói lên sự việc mà được dùng để nêu lên thái độ của người nói-> không nằm trong cấu trúc cú pháp) GV: Các thành phần như thế gọi là thành phần biệt lập tình thái. Vậy thành phần biệt lập tình thái là gì? ( HS trả lời- nhận xét) HĐ2. Hình thành khái niệm về thành phần cảm thán ( ') - GV treo bảng phụ - HS đọc ví dụ - Các từ ngữ trong câu trên có chỉ sự vật hay sự việc gì không? ( Các từ ngữ in đậm không chỉ sự vật hay sự việc) - Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu tại sao người nói kêu ồ hoặc kêu Trời ơi? ( Nhờ phần câu tiếp sau các tiếng đó) - Vậy các từ ngữ in đậm dùng để làm gì? ( Giúp người nói giãi bày nỗi lòng mình) - GV: đó là thành phần cảm thán - Thành phần cảm thán là gì? ( HS trả lời- nhận xét) - HS đọc ghi nhớ HĐ3. Luyện tập ( ') - HS đọc yêu cầu bài tập 1 - HS đọc các câu trong a,b,c,d - Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong các câu - HS đọc yêu cầu bài tập 2 - Sắp xếp các từ theo trình tự tăng dần độ tin cậy. - HS trình bày - Nhận xét - HS viết đoạn văn theo yêu cầu - HS trình bày - Nhận xét + Cách sử dụng các thành phần tình thái, cảm thán + Nội dung đoạn văn I. Các thành phần tình thái * Ví dụ - Chắc: thể hiện độ tin cậy cao - Có lẽ: thể hiện độ tin cậy thấp -> Các từ ngữ này không trực tiếp nói lên sự việc mà được dùng để nêu lên thái độ của người nói-> không nằm trong cấu trúc cú pháp => Thành phần tình thái II. Thành phần cảm thán * Ví dụ - ồ, Trời ơi: không chỉ sự vật hay sự việc ->giúp người nói giãi bày lòng mình => Thành phần cảm thán * Ghi nhớ( SGK) III. Luyện tập Bài tập 1 ( T.19) - Thành phần tình thái: có lẽ, hình như, chả nhẽ - Thành phần cảm thán: Chao ôi Bài tập 2 (T.19) dường như, hình như, có vẻ như, có lẽ, chắc là, chắc hẳn, chắc chắn Bài tập 4(T. 19) * Viết đoạn văn 3. Củng cố (3') - Công dụng của các thành phần tình thái, cảm thán 4. Hướng dẫn học ở nhà (2') - Học bài nắm rõ công dụng của các thành phần tình thái, cảm thán - Làm bài tập 3(T.19) - Chuẩn bị bài: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống Ngày dạy..../..../2007 Tiết 99 Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống I. Mục tiêu 1. Kiến thức: hiểu một hình thức nghị luận phổ biến trong đời sống - Biết nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống hàng ngày: một vụ cãi lộn, đánh nhau, đụng xe dọc đường. 2. Kĩ năng: rèn kĩ năng nghị luận về một sự việc, hiện tượngtrong đời sống hàng ngày 3. Thái độ: vận dụng kiến thức để nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống hàng ngày II. Chuẩn bị của GV và HS - GV: SGK, SGV, tài liệu tham khảo - HS: đọc và tìm hiểu theo nội dung SGK III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ( 5'): Cách làm bài văn nghị luận? 2. Bài mới: * Giới thiệu bài (1'): Vai trò của nghị luận trong đời sống -> Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1. Tìm hiểu bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống ( ) - HS đọc văn bản - Văn bản có mấy đoạn? ( 3 đoạn) - Nêu ý chính của mỗi đoạn? ( Đoạn 1. Lề mề là một bệnh khá phổ biến Đoạn 2. Những biểu hiện của bệnh lề mề Đoạn 3. Lời khuyên của người viết về giải pháp khắc phục) - Văn bản bàn luận về hiện tượng gì trong đời sống? ( Hiện tượng lề mề) - Tác giả nêu rõ biểu hiện của hiện tượng đó? ( Sai hẹn, đi chậm giờ, không coi trọng thời gian,giờ giấc) - Cách trình bày hiện tượng trong văn bản có nêu được vấn đề của hiện tượng lề mề không? ( Đó là do một số người thiếu tự trọng, chưa tôn trọng người khác) - Nguyên nhân hiện tượng đó là do đâu? ( Coi thường việc chung, thiếu tự trọng, thiếu tôn trọng người khác) - Tác hại của lề mề? ( Làm phiền mọi người, làm mất thì giờ...) - Tác giả đã phân tích tác hại của lề mề như thế nào? ( Gây hại cho tập thể: đi họp muộn, nhiều vấn đề không được bàn bạc thấu đáo, gây hại cho những người đến đúng giờ) - Phần cuối, tác giả đưa ra vấn đề gì? ( Giải pháp để khắc phục) - Em có nhận xét gì về bố cục của bài viết? ( Mạch lạc, chặt chẽ) - Qua tìm hiểu đoạn văn, em hiểu thế nào là nghị luận về một sự việc trong đời sống? => Ghi nhớ - HS đọc ghi nhớ HĐ2. Luyện tập ( ) - HS đọc bài tập 1 - HS thảo luận: nêu các sự việc, hiện tượng tốt, đáng biểu dương của bạn trong nhà trường, ngoài xã hội. Sự việc nào đáng để viết một bài nghị luận, sự việc nào thì không nên viết - Đại diện các nhóm trình bày - Nhận xét - HS viết đoạn văn nghị luận về một trong các vấn đề đã nêu ở trên - HS trình bày - Nhận xét I. Tìm hiểu bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống. * Mở đầu: nêu hiện tượng * Phần tiếp theo: Phân tích hiện tượng - Nguyên nhân - Tác hại * Phần cuối: Giải pháp để khắc phục hiện tượng đã nêu * Ghi nhớ ( SGK) II. Luyện tập * Sự việc, hiện tượng tốt - Tấm gương vượt khó - Tinh thần đoàn kết, tương trợ - Sống tự trọng 3. Củng cố (3') - Nghị luận một sự việc, hiện tượng trong đời sống là gì? - Yêu cầu về hình thức của bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống? 4. Hướng dẫn học ở nhà (2') - Học bài - Làm bài tập 2(T.21) - Chuẩn bị bài: Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống Ngày…./ …/2007 Tiết: 100 Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Giúp Hs biết cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống 2. Kĩ năng: rèn kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, kĩ năng lập dàn bài cho đề văn nghị luận 3. Thái độ: có ý thức vận dụng các kiến thức đã học để làm một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống II. Chuẩn bị của GV và HS - GV: Các tài liệu tham khảo có liên quan đến bài - HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK III. Tiến trình bài dạy Kiểm tra bài cũ: (5) Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống? Các yêu cầu về nội dung, hình thức của bài nghị luận này là gì? 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: (2) Nêu yêu cầu của tiết học. Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: Tìm hiểu các đề bài ( ) - HS đọc các đề bài trong SGK - HS thảo luận: các đề trên có điểm gì giống nhau? Chỉ ra những điểm giống nhau đó? - HS trình bày - Nhận xét, bổ sung - Bên cạnh điểm giống nhau, em thấy đề có điểm gì khác nhau? ( Có sự việc, hiện tượng tốt cần ca ngợi, biểu dương: có sự việc, hiện tượng không tốt cần lưu ý, phê phán, nhắc nhở) - Mỗi HS tự nghĩ ra một số đề tương tự - HS đọc đề -> nhận xét HĐ2:Tìm hiểu cách làm bài ( ) - HS đọc đề bài trong SGK - Đề thuộc loại gì? ( Đề ca ngợi, biểu dương những việc làm tốt) - Đề nêu sự việc, hiện tượng gì? (Nghĩa ra đồng giúp mẹ; thụ phấn cho bắp; nuôi gà, heo; làm tời kéo nước) - Những việc làm của Nghĩa chứng tỏ em là người như thế nào? ( Nghĩa là người thương yêu mẹ, giúp đỡ mẹ; biết kết hợp học và hành; biết sáng tạo) - Vì sao thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh lại phát động phong trào học tập bạn Nghĩa? - Những việc làm của Nghĩa có khó không? - Nếu mọi HS đều làm được như Nghĩa thì đời sống sẽ như thế nào? - HS trình bày bố cục của bài - Hướng dẫn HS viết bài: tập viết từng phần - HS đọc bài viết -> Sửa lỗi - Qua phần tìm hiểu trên, em hãy cho biết muốn làm tốt bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống ta phải làm gì? - Trình bày dàn ý chung của bài văn nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống? - GV khái quát -> HS đọc ghi nhớ HĐ3: Hướng dẫn luyện tập ( ) - GV hướng dẫn HS tìm ý bằng cách trả lời câu hỏi sau: + Hoàn cảnh của Nguyễn Hiền có gì đặc biệt? + Tinh thần ham học và chủ động học tập Hiền thế nào? + ý thức tự trọng của Nguyễn Hiền như thế nào? + Em có thể học tập Hiền ở những điểm nào? - HS lập dàn bài -> Trình bày - GV nhận xét, đưa dàn bài chung cho HS đối chiếu I. Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống * Đề bài: SGK (T.22) * Điểm giống nhau của đề - Là đề văn nghị luận xã hội - Đề gồm có hai phần + Phần nội dung: nêu sự việc, hiện tượng + Phần mệnh lệnh: “nêu suy nghĩ của mình”, “nêu nhận xét suy nghĩ của mình”, “nêu ý kiến”, “bày tỏ thái độ” II. Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống * Đề bài: SGK 1. Tìm hiểu đề - Đề ca ngợi, biểu dương những việc làm tốt của Nghĩa. - Sự việc: Nghĩa ra đồng giúp mẹ; thụ phấn cho bắp; nuôi gà, heo; làm tời kéo nước. => Nghĩa là người thương yêu mẹ, giúp đỡ mẹ; biết kết hợp học và hành; biết sáng tạo. 2. Lập dàn bài (SGK- T.23) 3. Viết bài 4. Đọc lại bài viết và sửa lỗi * Ghi nhớ: SGK (T.24) III. Luyện tập Lập dàn bài đề 4 ở mục I a. Mở bài: - Giới thiệu hiện tượng Nguyễn Hiền - ý nghĩa sơ lược của tấm gương đó b. Thân bài: - Phân tích ý nghĩa việc làm của Nguyễn Hiền - Đánh giá việc làm của Nguyễn Hiền - Em học tập ở Hiền ở những điểm nào? c. Kết bài: - Khái quát lai ý nghĩa của tấm gương Nguyễn Hiền - Rút ra bài học cho bản thân 3. Củng cố: (3) - Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống? 4. Hướng dẫn về nhà: (2) - Học thuộc ghi nhớ- Làm tiếp bài tập luyện tập - Đọc trước bài chương trình địa phương

File đính kèm:

  • docTuan 20.DOC