A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
- Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ngợi ca tình mẹ và những lời ru.
- Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh,thể thơ, giọng điệu của bài thơ.
-Rèn luyện kỹ năng cảm thụ và phân tích thơ, đặc biệt là những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.
B. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Hệ thống câu hỏi.
2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.
C.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Cách lập luận trong văn bản Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-tên là gì?
- Theo Buy-Phông thì chó Sói và Cừu đáng thương hay đáng ghét? Thái độ của La-Phông-Ten với Cừu và chó Sói như thế nào?
III. Bài mới:
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3543 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 23 - Bài 22 - tiết 111,112: Đọc thêm con cò (Chế Lan Viên), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 Bài 22
Tiết 111,112 Đọc thêm
CON CÒ.
Chế Lan Viên
& b
A.. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
- Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ngợi ca tình mẹ và những lời ru.
- Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh,thể thơ, giọng điệu của bài thơ.
-Rèn luyện kỹ năng cảm thụ và phân tích thơ, đặc biệt là những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.
B. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Hệ thống câu hỏi.
2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.
C.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Cách lập luận trong văn bản Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-tên là gì?
- Theo Buy-Phông thì chó Sói và Cừu đáng thương hay đáng ghét? Thái độ của La-Phông-Ten với Cừu và chó Sói như thế nào?
III. Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên và học sinh
Nội dung ghi
A.Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
- GV gọi HS đọc dấu sao SGK/47 để tìm hiểu vài nét về tác giả, tác phẩm.
- Nêu vài nét về tác giả?
* Chế Lan Viên (1920-1989) tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan, quê Quảng trị, lớn ở Bình Định.
* Là nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam, có những đóng góp quan trọng cho thơ ca dân tộc ở thế kỷ XX.
* Phong cách suy tưởng triết lý, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại.
* Được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
- Nêu vài nét về tác phẩm?(Thời điểm sáng tác, xuất xứ, nội dung)
* Bài thơ sáng tác 1962 in trong tập thơ Hoa ngày thường-Chim báo bão(1967)
* Nội dung: Bài thơ ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời của mỗi con người.
B. Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu từ khó, thể loại, bố cục.
- GV hướng dẫn HS thực hiện các phần trên.
* Đọc: Giọng thủ thỉ tâm tình như lời ru. Chú ý điệp ngữ, câu hỏi, câu cảm …
* Tìm hiểu chú thích: 1 từ SGK.
+ Phủ: đơn vị hành chính trên huyện dưới tỉnh(tỉnh nhỏ) thời phong kiến và thời Pháp thuộc.
* Thể loại: thơ tự do, các câu dài ngắn không đều, theo mạch cảm xúc. Số tiếng trong mỗi câu không cố định theo luật.
* Bố cục: 3 phần như SGK.
Hình ảnh con cò qua những lời ru của mẹ thời thơ ấu.
Hình ảnh con cò và lời ru của mẹ trên những chặng đường đời của mỗi con người.
Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm triết lý về ý nghĩa của lời ru và tình mẹ đối với cuộc đời con người.
C. Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích.
- GV gọi HS đọc phần I và câu hỏi 1 để trả lời.
- Nêu ý nghĩa 4 câu thơ đầu?Tại sao tác giả viết “ nhưng trong lời mẹ hát, có cánh cò đang bay”?
* Lời vào bài giới thiệu hình ảnh con cò một cách tự nhiên, hợp lý qua những lời ru của mẹ thuở còn nằm nôi.
* Tác giả viết “ nhưng trong lời mẹ hát, có cánh cò đang bay” thể hiện ý lời ru con gắn với cánh cò bay. Lời ru cứ dần dần thấm vào tâm hồn của con, tự nhiên âu yếm.
- GV gọi HS đọc đoạn từ “ Con cò bay la …… Cò sợ xáo măng” và câu hỏi 2,3 để trả lời.
- Hình tượng con cò được khai thác từ đâu?Những câu thơ này lấy ý từ đâu?
* Hình tượng con cò được khai thác từ trong ca dao truyền thống. Những câu thơ này lấy ý từ các câu ca dao:
Con cò bay lả bay la
Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng.
Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng.
Hoặc: Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non
Cái cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về.
- Qua hình tượng con cò tác giả nhằm nói về điều gì?
* Hình ảnh con cò là hình ảnh người nông dân, người phụ nữ trong cuộc sống nhiều vất vả, nhọc nhằn ð ý nghĩa ẩn dụ.
- Ở mỗi bài hát em cảm nhận được điều gì về thân phận con cò? Hình ảnh con cò bay la, bay lả và con cò đi ăn đêm?
* Con cò bay la, bay lả: cò vất vả trong hành trình cuộc đời. Hình ảnh con cò gợi cuộc sống và sinh hoạt thời phong kiến Việt nam xưa.
* Con cò đi ăn đêm: cò lặn lội kiếm sống ð gợi sự nhọc nhằn lam lũ.
- Em bé đón nhận hình ảnh con cò trong lời ru như thế nào?
* Em bé đón nhận hình ảnh con cò trong lời ru that thơ mộng, êm ái vô tư với âm điệu ngọt ngào, dịu dàng bằng tình yêu và sự che chở của người mẹ.
GV giảng thêm: Hình ảnh con cò trong lời ru đi vào lòng người một cách vô thức ð là sự khởi đầu con đường cảm nhận điệu hồn dân tộc, nhân dân.
- GV gọi HS đọc phần II và câu hỏi 4,5 và trả lời.
- Hình ảnh Cò gắn bó với cuộc đời của mỗi người ở những chặng nào?
* Có ba chặng:
+ Khi còn trong nôi.
+ Khi đi học.
+ Khi con khôn lớn.
- Nêu ý nghĩa của mỗi hình ảnh trong hình tượng Cò?
* Ý nghĩa hình tượng Cò:
Trong nôi:
Cò vào trong tổ.
Hai đứa dắp chung đôi.
Con ngủ, cò cũng ngủ.
- Khi trong nôi Cò gợi liên tưởng đến ai? Người đó quan trọng như thế nào?
* Cò như người mẹ che chở lo lắng cho con từng giấc ngủ.
- Khi em đi học Cò xuất hiện gần gũi với em như thế nào?
* Khi đi học:
Con theo Cò đi học.
Cò chấp cánh ước mơ cho con.
- Cò là hình tượng người mẹ như thế nào?
* Mẹ quan tâm, chăm sóc, nâng bước cho con.
- Khi con lớn con muốn làm gì?
* Con lớn con muốn làm thi sĩ.
- Vì sao con ước mơ thành thi sĩ?
* Vì con được Cò chấp cánh bao ước mơ để con viết tiếp hình ảnh Cò trong những vần thơ cho con.
- Em hiểu gì về cuộc đời con gắn với hình ảnh Cò?
* Cò là hiện thân của mẹ:bền bỉ, âm thầm tiếp sức, nâng bước cho con suốt chặng đường đời của con.
- GV gọi HS đọc phần III và trả lời câu hỏi.
- Trong 4 câu thơ đầu gợi em suy nghĩ gì về tấm lòng người mẹ?
* Cò là hiện thân của mẹ ở bên con bất cứ nơi đâu, hoàn cảnh nào và mẹ mãi mãi yêu thương con, che chở nâng đỡ cho con.
- Hai câu thơ “Con dù lớn vẫn là con của mẹ, đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con” khái quát qui luật tình cảm gì?
* Tấm lòng yêu thương con của mẹ. Đó là tình cảm bền vững, rộng lớn và sâu sắc. Mẹ là chỗ dựa vững chắc suốt đời con.
- Tìm những câu ca dao, tục ngữ để chứng minh?
* Nước mắt chảy xuôi ……
* Lòng mẹ bao la như biển thái bình.
- Nhận xét giọng điệu đoạn thơ cuối?
* Giọng điệu lời ru đúc kết ý nghĩa phong phú của hình tượng con cò trong những lời ru.
D. Hướng dẫn tổng kết.
- Nêu nội dung của bài thơ?
- Nêu nghệ thuật của bài thơ?
* HS dựa vào ghi nhứ để trả lời.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
2. Tác phẩm:
II. Đọc, tìm hiểu từ khó, thể loại, bố cục:
1. Đọc:
2. Tìm hiểu từ khó:
3. Thể loại:
4. Bố cục:
III. Phân tích:
1. Hình ảnh biểu tượng con cò:
- Con cò trong ca dao hát ru.
- Lời ru con gắn với cánh cò bay.
- Hình ảnh cò là hình ảnh người nông dân, người phụ nữ trong cuộc sống:
* Vất vả, cực nhọc.
* Nhọc nhằn lam lũ.
- Hình ảnh cò trong lời ru đến với em bé thật thơ mộng dịu dàng.
2. Hình ảnh cò gắn liền với cuộc đời con người:
a. Khi còn trong nôi:
- Cò vào trong tổ.
- Con ngủ, cò cũng ngủ.
- Hai đứa đắp chung đôi.
ð Người mẹ che chở, lo lắng cho con. Mẹ là niềm tin của con, là ngọn lửa sưởi ấm trái tim con.
b. Khi đi học:
- Con theo cò đi học.
- Cò chấp cánh ước mơ cho con.
ðMẹ quan tâm chăm sóc, nâng bước cho con.
c. Khi con khôn lớn:
- Con làm thi sĩ.
- Viết tiếp hình ảnh cò trong những vần thơ.
ð Mẹ âm thầm theo con suốt cả cuộc đời.
3. Hình ảnh cò gợi suy nghĩ:
- Cò là hình ảnh mẹ luôn ở bên con.
- Mẹ là chỗ dựa vững chắc của con.
- Giọng điệu lời ru đúc kết ý nghĩa phong phú.
IV. Tổng kết:
* Khai thác hình tượng con cò trong những câu hát ru, bài thơ Con cò của Chế Lan Viên ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống của con người.
* Bài thơ thành công trong việc vận dụng sáng tạo ca dao, có những câu thơ đúc kết được những suy ngẫm sâu sắc.
IV.Củng cố:
- Hình ảnh cò gắn liền với cuộc đời của con người như thế nào?
- Đối chiếu với bài “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” để chỉ ra cách vận dụng lời ru ở mỗi bài thơ?
V. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
1. Học thuộc bài.
2. Chuẩn bị bài Trả bài tập làm văn số 5.
VI. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- GIAHY111,112.DOC