Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 24 - Bài 23 - Tiết 116: Mùa xuân nho nhỏ. thanh hải

A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:

 - Cảm nhận được những xúc cảm của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm “một mùa xuân nho nhỏ” dâng hiến cho cuộc đời. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống của mỗi cá nhân là sống có ích, có cống hiến cho cuộc đời chung.

 - Rèn luyện kỹ năng cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ.

B. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Hình ảnh mùa xuân;hệ thống câu hỏi.

 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.

C.Tiến trình lên lớp:

 I. Ổn định tổ chức:

 II.Kiểm tra bài cũ:

 - Em thích đoạn thơ nào trong bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên.

 - Hình ảnh con cò trong ca dao được vận dụng sáng tạo như thế nào trong bài thơ, trong từng đoạn thơ?

 III. Bài mới:

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4018 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 24 - Bài 23 - Tiết 116: Mùa xuân nho nhỏ. thanh hải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 Bài 23 Tiết 116 MÙA XUÂN NHO NHỎ. Thanh Hải. š & b A.. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh: - Cảm nhận được những xúc cảm của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm “một mùa xuân nho nhỏ” dâng hiến cho cuộc đời. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống của mỗi cá nhân là sống có ích, có cống hiến cho cuộc đời chung. - Rèn luyện kỹ năng cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ. B.. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Hình ảnh mùa xuân;hệ thống câu hỏi. 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV. C.Tiến trình lên lớp: I. Ổn định tổ chức: II.Kiểm tra bài cũ: - Em thích đoạn thơ nào trong bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên. - Hình ảnh con cò trong ca dao được vận dụng sáng tạo như thế nào trong bài thơ, trong từng đoạn thơ? III. Bài mới: Hoạt động của Giáo viên và học sinh Nội dung ghi A. Hoạt động 1:Hướng dẫn tìm hiểu chung. - GV gọi HS đọc dấu sao SGK/56,57 để tìm hiểu tác giả, tác phẩm. - Nêu vài nét về tác giả? * Thanh Hải (1930-1980) tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê Thừa Thiên-Huế. * Tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. * Là cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng miền Nam từ những ngày đầu. - Nêu vài nét về tác phẩm?(Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác) * Xuất xứ: Bài thơ viết vào tháng 11-1980. * Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ viết lúc tác giả nằm trên giường bệnh không bao lâu sau nhà thơ qua đời. B. Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu từ khó, thể thơ, bố cục, chủ đề. - GV hướng dẫn HS thực hiện các phần trên. * Đọc: Giọng vui tươi và suy gẫm, nhịp thơ thay đổi lúc nhanh, lúc phấn khởi khan trương, lúc chậm khoan thai. * Tìm hiểu từ khó: 4 từ SGK. + Hòa ca: bài ca gồm nhiều âm sắc, giọng điệu hòa hợp. + Nốt trầm: nốt nhạc ghi âm thấp, trầm. * Thể thơ: 5 tiếng; nhịp 3/2, 2/3. * Bố cục: 4 phần. ( Câu hỏi 1 SGK/57) + 6 câu đầu: Mùa xuân của thiên nhiên. + 10 câu tiếp: Mùa xuân của đất nước. + 8 câu tiếp: Ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân. + 5 câu cuối: Lời ca quê hương đất nước. * Chủ đề: Bài thơ thể hiện niềm yêu mến thiết tha cuộc sống, đất nước và ước nguyện làm một mùa xuân nho nhỏ của riêng mình cho cuộc đời chung của tác giả. C. Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích. - GV gọi HS đọc 6 câu thơ đầu và câu hỏi 2 SGK/57 và trả lời. - Mùa xuân ở 4 câu thơ đầu dùng với ý nghĩa gì? * Mùa xuân ở 4 câu thơ đầu là mùa xuân của thiên nhiên, đất trời. Một hình ảnh vui tươi quen thuộc. - Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên đực phát họa như thế nào? * Mùa xuân được phát họa: + Dòng sông xanh. + Bông hoa tím biếc. + Tiếng chim chiền chiện hót vang trời. - Nêu cảm xúc của tác giả trước cảnh trời đất vào xuân?( Đọc câu thơ cụ thể) * Câu thơ: Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. * Cảm xúc miêu tả trực tiếp với hai cách hiểu: Giọt mưa xuân; giọt âm thanh của tiếng chim. Đó là sự chuyển đổi cảm giác: thính giác à thị giác à xúc giác. - GV gọi HS đọc tiếp đoạn thơ 2,3 và trả lời câu hỏi. - Từ mùa xuân của thiên nhiên nhà thơ chuyển sang cảm nhận về mùa xuân của đất nước. Hình ảnh nào thể hiện điều đó? * Hình ảnh: + Người cầm súng; lộc là ba lô, là cành lá ngụy trang à chiến đấu. + Người ra đồng; lộc là nương mạ à sản xuất. - Hình ảnh đó biểu trưng cho nhiệm vụ gì? * Nhiệm vụ chiến đấu và lao động xây dựng đất nước. Đây là hai nhiệm vụ chính của đất nước. - Sức sống của mùa xuân được cảm nhận qua nhịp điệu như thế nào? * Nhịp điệu hối hả, âm thanh xôn xao, nhịp điệu khẩn trương đi lên phía trước. - Hình ảnh đất nước được so sánh như thể nào? * Hình ảnh so sánh: Đất nước như vì sao à tương lai đẹp đẽ, tươi sáng. - GV gọi HS đọc 2 đoạn thơ 4,5 và trả lời câu hỏi 3 SGK/57. - Từ cảm xúc về mùa xuân của thiên nhiên, đất nước tác giả nói đến mùa xuân của bản thân. Hãy nhận xét cách chuyển đổi ý của nhà thơ? * Cách chuyển đổi ý tự nhiên vì tác giả là người có quan niệm “ sống là cống hiến” phần mình cho dù nhỏ bé. Sự chuyển đổi đó xuất phát từ suy nghĩ về mùa xuân của đất nước( cái chung). - Sự chuyển đổi ý trên thể hiện tâm niệm gì của nhà thơ? * Tâm niệm được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước. Đó chính là khát vọng được cống hiến phần tốt đẹp của mình-dù nhỏ bé, cho cuộc đời chung, cho đất nước. - Tìm câu thơ chứng minh cho tâm niệm ấy? Làm con chim, cành hoa để làm gì? * Câu thơ chứng minh: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa. Ta nhập vào một nốt trầm - Hình ảnh thơ trên mang ý nghĩa gì? * Hình ảnh thơ đẹp, tự nhiên, giản dị để nói lên ước nguyện của mình. - Tìm hiểu cách thay đổi đại từ xưng hô “tôi” sang “ta” và cấu tứ lặp lại khổ thơ đầu ở hình ảnh bông hoa, con chim? * Cách thay đổi đại từ xưng hô “tôi” và “ta”: vừa nói đến cái riêng “tôi” vừa nói đến cái chung “ta” để cho thấy sự hài hòa giữa cái riêng (nhà thơ) với mọi người. * Cấu tứ lặp lại tạo ra sự đối ứng chặt chẽ tạo ý nghĩa mới: mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời như bông hoa tỏa hương sắc, con chim mang tiếng hót cho đời. - Điệp từ, điệp ngữ nào đã được sử dụng và có tác dụng gì? * Điệp từ “ta”, “điệp ngữ “ta làm” có tác dụng tô đậm tâm niệm tự nguyện dâng hiến của tác giả với đất nước, với nhân dân. - Em hiểu thế nào về “một nốt trầm xao xuyến”? * Đây là một sáng tạo hay. Một nốt nhạc nhưng “trầm thầm lặng” trong bản nhạc, không phô trương rầm rộ thể hiện sự hòa nhập lắng sâu nhưng rất khiêm tốn. - GV gọi HS đọc câu hỏi 5 SGK/57 và trả lời. - Em hiểu thế nào về nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ”? * Một mùa xuân nho nhỏ: mùa xuân của tài hoa xin dâng cho đời trong hoàn cảnh bệnh tật với những ngày cuối của cuộc đời. Sự dâng hiến ấy thầm lặng chân thành tha thiết của nhà thơ. - GV gọi HS đọc đoạn thơ cuối và trả lời câu hỏi 4 SGK/57. - Những yếu tố như thể thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần, điệp ngữ, … đã được sử dụng như thế nào để tạo nhạc điệu trong sáng, thiết tha, gợi cảm, gần gũi với dân ca? * Thanh trắc: hát-Huế. * Điệp từ: nước non. * Vần bằng liên tiếp: bình, mình, tình thể hiện chất âm nhạc dân ca nhịp nhàng buồn thương, man mác. Những câu Nam ai như: chiều chiều trên bến phú Vân Lâu ; ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm, ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai mong…… ð Khổ thơ mang cái hồn của âm nhạc dan gian xứ Huế. - Khổ thơ cuối nói lên điều gì? * Khổ thơ cho thấy âm thanh mùa xuân đát nước muôn đời vẫn trẻ trung, vấn vít, xao xuyến lòng người. Tác giả sống mãi với cuộc đời, với Huế quê hương trong tiếng phách tiền âm vang ấy. D. Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết. - Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ? * HS dựa vào ghi nhứ để trả lời. I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: 2. Tác phẩm: II. Đọc, tìm hiểu từ khó, thể thơ, bố cục, chủ đề: 1. Đọc: 2. Tìm hiểu từ khó: 3. Thể thơ: 4. Bố cục: 5. Chủ đề: III. Phân tích: 1.Mùa xuân của thiên nhiên: - Dòng sông xanh. - Bông hoa tím biếc. - Tiếng chim chiền chiện hót. ð Không gian cao rộng, màu sắc tươi thắm, âm thanh vang vọng vui tươi. - Sự chuyển đổi cảm giác thể hiện niềm say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời lúc vào xuân. 2. Mùa xuân của đất nước: - Người cầm súng: lộc là cành lá ngụy trang biểu trưng cho nhiệm vụ chiến đấu. - Người ra đồng: lộc là nương mạ biểu trưng cho nhiệm vụ lao động xây dựng đất nước. ð Hai nhiệm vụ quan trọng và chính họ đã góp phần đem lại mùa xuân bình yên đến mọi nơi trên đất nước. - Sức sống của mùa xuân: hối hả, xôn xao, khẩn trương. - Hình ảnh so sánh kỳ vĩ, đẹp, tương lai tươi sáng. 3. Tâm niệm của nhà thơ: - Khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước: * Làm con chim hót. * Làm một cành hoa. * Nhập một nốt trầm. ð Hình ảnh đẹp, tự nhiên thể hiện ước nguyện sống có ích, cống hiến cho đời. - Cách thay đổi từ xưng hô: tôi-ta. - Cấu tứ lặp lại: bông hoa, con chim. - Điệp từ, điệp ngữ tô đậm tâm niệm của tác giả. ð Tâm niệm tự nguyện dâng hiến cuộc đời riêng của mình cho cuộc đời chung của đất nước. - Hình ảnh “một mùa xuân nho nhỏ”: Sự sáng tạo đặc sắc thể hiện sự bình dị khiêm nhường, tâm niệm chân thành tha thiết của nhà thơ. IV. Tổng kết: * Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nho”û của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. * Bài thơ theo thể năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo. IV. Củng cố: - Em hiểu thế nào về nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ”. Nêu chủ đề bài thơ. - Nhận xét nghệ thuật của bài thơ? V.Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: 1. Học thuộc bài. 2. Chuẩn bị bài Viếng lăng Bác. - Đọc, tìm hiểu tác giả, tác phẩm, tìm hiểu từ khó,bố cục, chủ đề. - Phân tích hình ảnh hàng tre ở khổ thơ đầu? Nêu biện pháp nghệ thuật? Tìm hiểu nghĩa các từ “viếng, thăm”. - Tình cảm thể hiện của tác giả trong khổ thơ 2,3,4? Phân tích nghệ thuật ẩn dụ? - Nhận xét về sự thống nhất giữa nội dung tình cảm, cảm xúc và các yếu tố nghệ thuật của bài thơ? VI. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGIAHY116.DOC
Giáo án liên quan