Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 5 - Bài 5 - Tiết 21: Sự phát triển của từ vựng

 A. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS nắm được:

 - Từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển.

 - Sự phát triển của từ vựng được diễn ra trước hết theo cách phát triển nghĩa của từ thành nhiều nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc. Hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa là ẩn dụ và hoán dụ.

 B. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Bảng phụ có ghi một số bài tập.

 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV; Xem lại bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác- lớp 8

 C.Tiến trình lên lớp:

 I Ổn định tổ chức:

 II Kiểm tra bài cũ: - Đọc lại bài thơ Vào nhà ngục Quảng đông cảm tác- Phan Bội Châu.

 - Kiểm tra bài soạn một số HS.

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 10437 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 5 - Bài 5 - Tiết 21: Sự phát triển của từ vựng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 Bài 5 Tiết 21 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG ******* A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS nắm được: - Từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển. - Sự phát triển của từ vựng được diễn ra trước hết theo cách phát triển nghĩa của từ thành nhiều nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc. Hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa là ẩn dụ và hoán dụ. B. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Bảng phụ có ghi một số bài tập. 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV; Xem lại bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác- lớp 8 C.Tiến trình lên lớp: I Ổn định tổ chức: II Kiểm tra bài cũ: - Đọc lại bài thơ Vào nhà ngục Quảng đông cảm tác- Phan Bội Châu. - Kiểm tra bài soạn một số HS. III Bài mới: Hoạt động của GV và HS * Hoạt động1: Hướng dẫn tìm hiểu sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ vựng. - GV gọi một HS đọc bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác- Phan Bội Châu. * Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu, Chạy mỏi chân thì hãy ở tù. Đã khách không nhà trong bốn biển, Lại người có tội giữa năm châu, Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế, Mở miệng cười tan cuộc oán thù. Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp, Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu. - Từ kinh tế trong câu” Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế” – Phan Bội Châu có nghĩa là gì? * Từ kinh tế là từ nói tắt của từ kinh bang tế thế có nghĩa là trị nước cứu đời. Ngoài ra còn cách nói khác là kinh thế tế dân nghĩa là trị đời cứu dân. -Cả câu thơ ý nói gì? * Cả câu ý nói tác giả ôm ấp hoài bão trông coi việc nước, cứu giúp người đời. -Nghĩa đó hiện nay có còn dùng nữa không? * Ngày nay, ta không còn dùng từ”kinh tế” theo nghĩa như vậy nữa mà dùng theo nghĩa: toàn bộ hoạt động của con người trong lao động sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng của cải vật chất làm ra. - Qua đó, em rút ra nhận xét gì về nghĩa theo sự phát triển của thời gian? * Nghĩa của từ không phải chỉ là một mà có thể thay đổi theo thời gian. Có nghĩa cũ bị mất đi và có nghĩa mới được hình thành. - GV yêu cầu HS đọc câu a, b câu 2 SGK/ 55,56 và trả lời câu hỏi. - Từ”xuân” có nghĩa gì? Từ”xuân” thứ nhất và từ”xuân” thứ hai từ nào là nghĩa gốc, từ nào là nghĩa chuyển? * Từ”xuân” trong câu”Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân” có nghĩa là mùa xuân. Từ dùng nghĩa gốc. * Từ”xuân” trong câu” Ngày xuân em hãy còn dài” có nghĩa là tuổi trẻ. Từ dùng nghĩa chuyển. - Các từ” tay” có nghĩa là gì? Từ nào là nghĩa gốc, từ nào là nghĩa chuyển? * Từ”tay” trong câu” Giở kim thoa với khăn hồng trao tay” có nghĩa là một bộ phận của cơ thể người. Từ dùng nghĩa gốc. * Từ”tay” trong câu” Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người” có nghĩa là kẻ buôn người. Từ dùng nghĩa chuyển. - Nghĩa chuyển được phát triển từ nghĩa nào? * Nghĩa chuyển được phát triển từ nghĩa gốc. - Hiện tượng chuyển nghĩa được tiến hành theo phương thức nào? * Từ”xuân” chuyển nghĩa tiến hành theo phương thức ẩn dụ. * Từ”tay” chuyển nghĩa tiến hành theo phương thức hoán dụ. - Có mấy phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ? * Có hai phương thức : ẩn dụ và hoán dụ. - GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhơ SGK/ 56 * HS đọc phần ghi nhớ theo yêu cầu của GV. Nội dung ghi * Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ: Ví dụ: 1. Kinh tế. 2.-Xuân. - Tay. * Từ có thể hiểu theo hai nghĩa theo sự phát triển của thời gian. * Từ vựng của ngôn ngữ không ngừng phát triển. * Từ có nhiều nghĩa: nghĩa gốc và nghĩa chuyển. *Sự phát triển nghĩa của từ vựng trên cơ sở nghĩa gốc của chúng. * Có hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ, phương thức hoán dụ. * Ghi nhớ: -Cùng với sự phát triển của xã hội, từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển. Một trong những cách phát triển từ vựng Tiếng Việt là phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng. - Có hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ. * Hoạt động 2: Luyện tập 1 Bài tập 1: Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển theo hai phương thức: a. Đề huề lưng núi gió trăng, Sau chân theo một vài thằng con con. Từ chân được dùng với nghĩa gốc hỉ một bộ pận của cơ thể người. b. Năm em học sinh lớp 9A có chân trong đội tuyển của trường đi dự” Hội khoẻ Pù Đổng”. Từ chân được dùng với nghĩa chuyển: một vị trí trong đội tuyển. Chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ. c. Dù ai nói ngả nói nghiên, Thì ta vẫn vững như kiềng ba chân. Từ chân được dùng với nghĩa chuyển: vị trí tiếp xúc với đất của cái kiềng. Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ. d Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Từ chân được dùng với nghĩa chuyển: vị trí tiếp với đất của mây. Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ. 2 Bài tập 2: Nhận xét về nghĩa của từ” trà” trong những cách dùng. - Những cách dùng như: Trà Atisô, trà hà thủ ô, trà sâm, trà linh chi, trà tâm sen, trà khổ qua(mướp đắng): Từ trà được dùng với nghĩa chuyển.” Trà” trong cách gọi trên có nghĩa là sản phẩm từ thực vật, được chế biến thànhø dạng khô, dùng để pha nước uống. Từ”trà” chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ. -“Trà” còn có nét nghĩa dùng để chữa bệnh. 3 Bài tập 3: Nêu nghĩa chuyển của từ” đồng hồ”. Từ”đồng hồ” trong: đồng hồ điện, đồng hồ nước, đồng hồ xăng …… được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ chỉ những dụng cụ dùng để đo có bề ngoài giống đồng hồ. - Đồng hồ điện: dùng để đếm số đơn vị điện đã tiêu thụ để tính tiền. - Đồng hồ nước: dùng để đếm số khối nước đã tiêu thụ để tính tiền. - Đồng hồ xăng: dùng để do số lít xăng để tính tiền. 4 Bài tập 4: Tìm ví dụ từ nhiều nghĩa. * Hội chứng: - Nghĩa gốc: tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh tật. Ví dụ: Hội chứng viêm đường hô hấp cấp rất phức tạp. - Nghĩa chuyển: tập hợp nhiều hiện tượng, sự kiện biểu hiện mmột tình trạng, một vấn đề xã hội cùng xuất hiện ở nhiều nơi. Ví dụ: Lạm phát, thất nghiệp là hội chứng của tình trạng suy thoái kinh tế; hội chứng suy giảm miễn dịch(SIDA); hội chứng chiến tranh Việt Nam( nỗi ám ảnh, sợ hãi của các cựu binh và nhân dân Mỹ sau khi chiến tranh Việt Nam đã kết thúc); hội chứng kính thưa(hình thức dài dòng, rườm rà, vô nghĩa, vô cảm); hội chứng phong bì( một biến tướng của nạn hối lộ); hội chứng bằng rởm( một hiện tượng tiêu cực: mua bán bằng cấp). * Ngân hàng: - Nghĩa gốc: tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý các nghiệp vụ tiền tệ, tính dụng. Ví dụ: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam; ngân hàng ngoại thương( cơ quan phát hành và lưu trữ giấy bạc cấp quốc gia) - Nghĩa chuyển: kho lưu trữ những thành phần, bộ phận của cơ thể để sử dụng khi cần thiết. Ví dụ: Ngân hàng máu( lượng máu dự trữ dùng để cấp cứu các bệnh nhân); ngân hàng đề thi(số lượng đề thi dùng để bốc thăm cho mỗi kỳ thi cụ thể); ngân hàng dữ liệu(tập hợp các dữ liệu); ngân hàng gen. * Sốt: - Nghĩa gốc: tăng nhiệt độ cơ thể lên quá mức bình thường do bị bệnh. Ví dụ: Nó bị sốt đến 40 độC ( một dạng ốm, thân nhiệt tăng không bình thường) - Nghĩa chuyển: ở trạng thái tăng đột ngột về nhu, khiến hàng trở nên khan hiếm, giá tăng nhanh. Ví dụ: Cơn sốt đất; cơn sốt hàng địen tử; cơn sốt giá vẫn chưa thuyên giảm( giá cả các mặt hàng tăng liên tục, chưa dừng lại); chưa vào hè mà đã sốt tủ lạnh, máy điều hoà nhiệt đô( hiện tượng khan hiếm hàng hoá)ä * Vua: - Nghĩa gốc: người đứng đầu nhà nước quân chủ. Ví dụ: Vua Quang Trung lên ngôi hoàng đế và hạ lệnh xuất quân. - Nghĩa chuyển: người được coi là nhất trong một lĩnh vực nhất định thường là sản xuất, kinh doanh, thể thao, nghệ thuật. Ví dụ: Vua toán( người học giỏi toán nhất lớp); vua chiến trường( loại pháo lớn nhất,nòng dài, cỡ nòng:175li); vua dầu hoả; vua ô tô; vua bóng đá; vua nhạc rốc … Đối với nữ thường dùng tứ nữ hoàng. Ví dụ: nữ hoàng nhạc nhẹ, nừ hoàng sắc đẹp. 5 Bài tập 5: Tìm phép tu từ từ vựng. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy mộ mặt trời trong lăng rất đỏ. ( Viễn Phương) - Từ “ mặt trời” trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép ẩn dụ tu từ. Tác giả gọi Bác Hồ là mặt trời dựa trên mối quan hệ tương đồng giữa hai đối tương được hình thành theo cảm nhận của nhà thơ. - Đây không phải là hiện tượng phát triển nghĩa của từ vì: + Từ” mặt trời”(nghĩa gốc): chỉ sự vật, một hành tinh trong vũ trụ. + Từ” mặt trời” trong câu thơ thứ hai được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ. IV. Củng cố: - Từ ngữ có thể hiểu theo những nghĩa nào? - Có mấy phương thức phát triển nghĩa của từ? V. Dặn dò: 1 Học thuộc bài. 2 Chuẩn bị bài Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh. - Đọc bài, đọc phần dấu sao( chú thích) . - Trả lời ba câu hỏi SGK/63. - Xem phần luyện tập, bài đọc thêm. VI. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGIAHY21.DOC