Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 25 - Bài 24 - Tiết 123: Nghĩa tường minh và hàm ý

A. Mục tiêu cần đạt :

 Giúp học sinh xác định được nghĩa tường minh và hàm ý trong câu

B. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Bảng phụ ; hệ thống câu hỏi.

 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.

C.Tiến trình lên lớp:

 I. Ổn định tổ chức:

 II.Kiểm tra bài cũ:

 Cho biết nội dung của hai câu văn sau và cho biết hai nội dung đó ý nói gì?

 Rét quá! Đóng cửa lại thì tối.

 III. Bài mới:

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1905 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 25 - Bài 24 - Tiết 123: Nghĩa tường minh và hàm ý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày: Tuần 25 Bài 24 Tiết 123 NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý. š & b A.. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh xác định được nghĩa tường minh và hàm ý trong câu B.. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Bảng phụ ; hệ thống câu hỏi. 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV. C.Tiến trình lên lớp: I. Ổn định tổ chức: II.Kiểm tra bài cũ: Cho biết nội dung của hai câu văn sau và cho biết hai nội dung đó ý nói gì? Rét quá! Đóng cửa lại thì tối. III. Bài mới: Hoạt động của Giáo viên và học sinh Nội dung ghi A. Hoạt động 1: Hướng dẫn phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý. - GV gọi HS đọc đoạn trính SGK/74,75 và trả lời câu hỏi. - Qua câu “Trời ơi, chỉ còn có năm phút!”em hiểu anh thanh niên muốn nói điều gì? * Câu nói có hai cách hiểu: ­ Mang tính phổ biến: chỉ còn 5 phút là đã chia tay. ­ Không mang tính phổ biến: tiếc quá hoặc tôi lại phải ở một mình. Anh không muốn nói gì vì ngại ngùng, vì muốn che giấu tình cảm của mình. - Cách nói nào ai cũng hiểu? Cách nói nào một người hiểu? * Cách nói mang tính phổ biến ai cũng hiểu. Cách nói không mang tính phổ biến chỉ một người hiểu. - Cách 1 ai cũng hiểu gọi là nghĩa tường minh, cách 2 chỉ có một người hiểu gọi là hàm ý. Vậy nghĩa tường minh là gì, hàm ý là gì? * HS dựa vào phần ghi nhớ để trả lời. GV giảng thêm: Nghĩa tường minh là nghĩa được diễn đạt trực tiếp bằng câu và từ ngữ trong lời nói, đối lập với hàm ý, là phần thông báo không được nói ra bằng từ ngữ trong lời nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. Hàm ý có hai đặc tính: * Hàm ý có thể giải đoán được: người nghe có năng lực có thể đoán ra hàm ý trong lời nói có chứa hàm ý. * Hàm ý có thể chối bỏ được:Người nói luôn luôn có thể chối bỏ rằng họ không thông báo hàm ý nào đó trong lời nói của mình, tức là người nói có thể không chịu trách nhiệm về hàm ý chứa trong lời nói của chính họ. - Câu nói thứ hai của anh thanh niên có ẩn ý gì không? * Câu nói: “Ô!Cô còn quên chiếc mùi xoa đây này!”không chứa ẩn ý gì. - Qua tìm hiểu, em hãy cho biết nghĩa tường minh là gì? Hàm ý là gì? * HS đọc lại phần ghi nhớ. I.Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý: Tìm hiểu hai câu hỏi trong đoạn trích SGK/74,75. - Câu nói có hai cách hiểu: * Cách 1: ai cũng hiểu. * Cách 2: chỉ một người hiểu. ð Anh thanh niên muốn nói anh rất tiếc. - Câu nói không chứa ẩn ý. Ghi nhớ: Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. B. Hoạt động 2: Luyện tập Bài tập 1: Trả lời 2 câu hỏi a. Câu “ Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy” cho thấy họa sĩ cũng chưa muốn chia tay với anh thanh niên. Từ ngữ giúp em nhận ra điều ấy: “tặc lưỡi”. b. Từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái: - Mặt đỏ ửng: ngượng ngùng, khó nói. - Nhận lại chiếc khăn: hành động thay cho lời cảm ơn(không tránh được) - Quay vội đi: lung túng, bối rối, không đủ can đảm kéo dài thời gian. Thái độ đó giúp ta đoán ra ý định: Cô gái đang bối rối đến vụng về vì ngượng ngùng khi định kín đáo để khăn lại làm kỷ vật cho anh thanh niên; còn anh thì quá that thà tưởng cô bỏ quên, nên gọi cô để trả lại. Bài tập 2: Hàm ý trong câu in đậm “Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá”. Hàm ý là: ông họa sĩ già chưa kịp uống nước chè đã phải đi. Bài tập 3: Câu chứa hàm ý và nội dung “ Cơm chín rồi”. Hàm ý : cơm đã chín rồi, ông vô ăn cơm đi. Bài tập 4: Nhận xét câu chứa hàm ý và giải thích a. Câu “ Hà, nắng gớm, về nào …” không chứa hàm ý mà là câu nói lảng sang chuyện khác. b. Câu “ Tôi thấy người ta đồn…” không có hàm ý mà là câu nói dở dang. IV.Củng cố: - Cho một ví dụ về hàm ý. - Đọc lại phần ghi nhớ. V.Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: 1. Học thuộc ghi nhớ. 2. Chuẩn bị bài Nghị luận về một đoạn thơ,bài thơ. - Đọc văn bản SGK/77 và trả lời câu hỏi: * Vấn đề nghị luận của văn bản là gì? * Văn bản có mấy luận điểm? Có mấy luận cứ? * Chỉ ra các phần mở bài, thân bài, kết bài; nhận xét bố cục của văn bản? * Cách diễn đạt trong từng đoạn của văn bản có làm nổi bật được luận điểm không? - Xem trước phần luyện tập. VI.Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGIAHY123.DOC