A. Mục tiêu cần đạt:
- Hiểu được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.
B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức :
- Vẻ đạp của thiên nhiên trong khoanh khắc giao mùa và những sauy nghĩ mang tính triết lí của tác giả.
2. Kĩ năng:
- Đọc- hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.
- Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một tác phẩm thơ.
3. Thái độ:
- Biết rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên, yêu thiên nhiên; bảo vệ để gìn giữ vẻ đẹp ấy.
C. Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình,
D. Tiến trình dạy học :
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số: 9A4 .
2. Bài cũ : - Đọc thuộc lòng bài thơ Viếng lăng Bác? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ ?
- Phân tích nét độc đáo về nghệ thuật từ đó khái quát giá trị nội dung của bài thơ ?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Thời gian thấm thoát thoi đưa: xuân qua, hạ về và mùa thu đến lúc nào đôi khi chúng ta không hay biết. Thế nhưng, Hữu Thỉnh đã cảm nhận sự giao mùa rất độc đáo và miêu tả tinh tế qua bài Sang thu. Đây là bài thơ ngắn nhưng nhiều hình ảnh đặc sắc, gợi tả thời điểm giao mùa từ hạ sang thu ở nông thôn miền Bắc.
8 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 31560 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 26 - Tiết 121: Sang thu - Hữu Thỉnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26 Ngày soạn: 02/03/13
TIẾT 121 Văn bản Ngày dạy: 04/03/13
SANG THU
- Hữu Thỉnh-
A. Mục tiêu cần đạt:
- Hiểu được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.
B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức :
- Vẻ đạp của thiên nhiên trong khoanh khắc giao mùa và những sauy nghĩ mang tính triết lí của tác giả.
2. Kĩ năng:
- Đọc- hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.
- Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một tác phẩm thơ.
3. Thái độ:
- Biết rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên, yêu thiên nhiên; bảo vệ để gìn giữ vẻ đẹp ấy.
C. Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, …
D. Tiến trình dạy học :
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số: 9A4……………………….......................................
2. Bài cũ : - Đọc thuộc lòng bài thơ Viếng lăng Bác? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ ?
- Phân tích nét độc đáo về nghệ thuật từ đó khái quát giá trị nội dung của bài thơ ?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Thời gian thấm thoát thoi đưa: xuân qua, hạ về và mùa thu đến lúc nào đôi khi chúng ta không hay biết. Thế nhưng, Hữu Thỉnh đã cảm nhận sự giao mùa rất độc đáo và miêu tả tinh tế qua bài Sang thu. Đây là bài thơ ngắn nhưng nhiều hình ảnh đặc sắc, gợi tả thời điểm giao mùa từ hạ sang thu ở nông thôn miền Bắc.
* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu về tác giả, tác phẩm:
- GV yêu cầu HS theo dõi chú thích * sgk/ 71.
GV lưu ý HS chỉ cần biết mấy thông tin ngắn gọn về tác giả
?Bài thơ được sáng tác vào thời gian nào?
->Gần cuối năm 1977, in lần đầu tiên trên báo văn nghệ
- GV giới thiệu thêm: Bài thơ rút từ tập “Từ chiến hào đến thành phố”, NXB Văn học, Hà nội, 1991. Và bài thơ ngoài những cảm nhận tinh tế về sự chuyển mùa còn cho chúng ta cảm nhận về những suy nghĩ của người lính từng trải qua một thời trận mạc và cuộc sống khó khăn sau ngày đất nước thống nhất đọng lại trong những vần thơ lắng sâu cảm xúc.
? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Vì sao em biết? Kể tên bài thơ đã học gần nhất có cùng thể thơ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc-hiểu văn bản:
- Yêu cầu đọc giọng nhẹ, nhịp chậm, khoan thai, trầm lắng và thoáng suy tư
- GV cùng HS đọc toàn văn bản một lần, nhận xét, uốn nắn giọng đọc cho các em.
- Giải thích các từ khó theo chú thích sgk.
* Tìm hiểu văn bản:
? Phương thức biểu đạt chủ yếu nào được sử dụng trong bài thơ?
* GV: Cả bài thơ là những quan sát, cảm nhận của tác giả về thiên nhiên mùa thu, từng khổ nối tiếp nhau đều như vậy nên không cần thiết phải chia đoạn.
- Gv yêu cầu HS theo dõi khổ 1.
- GV phát vấn, HS trả lời.
? Mùa thu “hình như đã về”được cảm nhận qua những biểu hiện nào của thiên nhiên?
? Khổ thơ có những hình ảnh, hiện tượng nào thể hiện sự biến đổi của đất trời lúc sang thu?
? Từ “Bỗng” đặt đầu bài thơ có ý nghĩa gì? Từ “phả”có thể thay thế bằng từ nào? Dùng từ “phả”có gì hay hơn?
? Tìm hiểu nghĩa của từ “gió se”, “chùng chình”?Với từ “Chùng chình” là hình ảnh thơ có ý nghĩa gì trong việc biểu hiện thiên nhiên?
->Thổi, đưa, bay, lan, toả. Dùng từ phả thấy được cái đột ngột,bất ngờ.
? Hãy khái quát nghệ thuật được sử dụng ở khổ 1, tác dụng?
- Gv chốt ý, khái quát nội dung ghi bảng đồng thời giảng thêm về đặc trưng của mùa thu nông thôn miền Bắc.
- HS đọc tiếp khổ 2
? Trong khổ thơ 2 hình ảnh thiên nhiên sang thu được tiếp tục phát hiện bằng những hình ảnh, chi tiết nào?
? Tại sao sông dềnh dàng mà chim bắt đầu vội vã?
->Chim vội vã vì sợ lạnh,phải đi tránh rét ở những miền ấm áp hơn. Dòng sông nước bắt đầu cạn, chạy chậm lại, không cuồn cuộn như thời gian mùa hè
? Nên hiểu như thế nào về hình ảnh đám mây
mùa hạ Vắt nửa mình sang thu?
? Như vậy, ở khổ thơ này có nét độc đáo nào về nghệ thuật? Vai trò của nó trong việc biểu đạt nội dung?
- GV giáo dục HS ình yêu thiên nhiên.
- HS đọc tiếp khổ 3
? Thiên nhiên sang thu còn gợi ra bằng những hình ảnh nào?
* Thảo luận: ?Tại sao tác giả viết: Sấm cũng bớt bất ngờ - trên hàng cây đứng tuổi? ->Suy ngẫm của tác giả….
* GV bình thêm :
Vẫn là nắng, sấm, mưa - những thi liệu đặc trưng của mùa hạ nhưng với độ giảm dần. Sự phân hoá giữa hai mùa là đường ranh giới hết sức mong manh. Với những phó từ “vẫn còn, đã vơi dần, cũng bớt “ thi sĩ như đo đếm được độ đậm nhạt của nắng, khối lượng của mưa… hạ nhạt dần và thu thêm đậm nét.
Đặt bài thơ vào hoàn cảnh sáng tác (1977), khi đất nước vừa ra khỏi thời kì chiến tranh, tác giả- người lính cảm thấy vững vàng hơn trước những biến động bất thường của cuộc đời…
* GV so sánh thêm với một số bài thơ thu: Tiếng thu (Lưu Trọng Lư); Đây mùa thu tới (Xuân Diệu)
* Tổng kết
?Nhận xét về đặc sắc nội dung, nghệ thuật của bài thơ?
HS đọc ghi nhớ sgk/71
* Luyện tập
? Dựa vào các hình ảnh,bố cục của bài thơ,em hãy viết một đoạn văn ngắn diễn tả cảm nhận của Hữu Thỉnh trước sự biến chuyển của đất trời sang thu.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học:
- Gv hướng dẫn, HS chú ý lắng nghe.
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả: / Sgk
2. Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác : Sáng tác vào cuối năm 1977
- Xuất xứ : In lần đầu tiên trên báo Văn nghệ. Sau đó được in lại nhiều lần trong các tập thơ.
- Thể thơ: Ngũ ngôn (5 chữ)
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Đọc và giải nghĩa từ khó:
2. Tìm hiểu văn bản:
2.1.Bố cục:
2.2.Phương thức biểu đạt:Miêu tả
2.3. Phân tích:
a.Khổ thơ 1
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
-> Nhân hóa, từ láy gợi hình, từ ngữ chọn lọc,
-> Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng khi nhận ra tín hiệu của sự chuyển mùa nhẹ nhàng từ hạ sung thu của mùa thu Bắc Bộ.
b. Khổ thơ 2 :
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
=> Từ láy, nhân hóa, hình ảnh tương phản
=>Với tâm trạng say sưa, nhà thơ đã cảm nhận sự chuyển mình từ hạ sang thu một cách nhẹ nhàng mà rõ rệt.
c. Khổ thơ 3
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
-> Tả thực, ẩn dụ, …
-> Từ cảnh vật gợi những suy ngẫm sâu xa mà kín đáo về cuộc đời. cảnh vật sang thu và con người cũng sang thu.
3. Tổng kết:
- NT:
- ND:
* Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa.
4. Luyện tập
III.Hướng dẫn tự học:
- Học bài, thuộc thơ
- Sưu tầm thêm một số đoạn thơ, bài thơ về mùa thu, cảm nhận để thấy được nét đặc sắc của bài.
-Soạn bài: Nghĩa tường minh và hàm ý ( bài 1 và 2)
E. Rút kinh nghiệm :
TUẦN 26 Ngày soạn: 02/03/13
TIẾT 122 Văn bản Ngày dạy: 04/03/13
NÓI VỚI CON
Y Phương
A. Mục tiêu cần đạt:
- Cảm nhận được tình cảm gia đình ấm cúng, tình yêu quê hương thắm thiết, niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của người đồng mình và mong mỏi của một người cha với con qua cách diễn tả độc đáo của nhà thơ Y Phương.
B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức :
- Tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái.
- Tình yêu và niềm tự hào về vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt của quê hương.
- Hình ảnh và cách diễn đạt độc đáo của tác giả trong bài thơ.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng đọc - hiểu một văn bản trữ tình.
- Phân tích cách diễn tả độc đáo, gợi cảm, giàu hình ảnh của thơ ca miền núi.
3. Thái độ:
- Biết trân trọng tình cảm gia đình ấm cúng, nỗ lực thực hiện mong ước, kì vọng của cha mẹ; biết yêu quê hương, đất nước
C. Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, …
D. Tiến trình dạy học :
1. Ổn đinh: Kiểm tra sĩ số: 9A1………………………9A2.................................... 9A3.......................................
2. Bài cũ : - Đọc thuộc lòng bài Sang thu và khái quát giá trị của bài thơ?
- Kiểm tra vở soạn của 3 HS.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Lòng thương yêu con cái, ước mong thế hệ sau tiếp nối xứng đáng, phát huy truyền thống của tổ tiên, quê hương vốn là tình cảm cao đạp của con người Việt Nam ta suốt bao đời nay. Bài thơ Nói với con cũng nằm trong cảm hứng rộng lớn ấy. Nhưng Y Phương có một cách nói xúc động của riêng mình. Bài học hôm nay chúng ta sẽ có dịp tìm hiểu điều đó.
* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm:
- Cho HS đọc chú thích * sgk/ 73.
GV lưu ý HS chỉ cần biết mấy thông tin ngắn gọn về tác giả
?Em biết gì về xuất xứ của bài thơ “Nói với con”?
? Theo em văn bản này thuộc thể thơ gì? Do đâu em xác định được?
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản
-Yêu cầu đọc giọng ấm áp, yêu thương, ngọt ngào
- GV cùng HS đọc toàn văn bản một lần, nhận xét cách đọc
- Hướng dẫn HS giải thích các từ khó theo chú thích sgk.
* Tìm hiểu văn bản:
?Chia bố cục của bài thơ? Em có nhận xét gì về bố cục ấy?
- Từ đầu…………….trên đời:Con lớn lên trong tình yêu thương,nâng đỡ của cha mẹ,trong cuộc sống lao động êm đềm của quê hương
- Còn lại:Tự hào về sức sống mạnh mẽ,bền bỉ,về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con hãy kế tục xứng đáng truyền thống ấy.
?Xác định những phương thức biểu đạt chủ yếu được kết hợp sử dụng trong bài?
HS đọc đoạn 1
? Bốn câu đầu có nội dung gì ? Cách diễn đạt ntn?
? Em hiểu ý nghĩa 4 câu thơ đó ra sao?
? Những hình ảnh chân phải,chân trái, một bước,hai bước nói lên điều gì?
->Từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút, mừng vui đón nhận.
? Em hiểu “người đồng mình”là gì? Có thể thay thế “người đồng mình” bằng từ ngữ nào khác?
->Người bản, quê mình
?Em có nhận xét gì về hình ảnh trong những câu thơ: “Đan lờ cài nan hoa… Con đường cho những tấm lòng” Những hình ảnh ấy thể hiện cuộc sống gì ở quê hương? Cũng qua đó, em hiểu ntn về mong ước của người cha?
-HS đọc tiếp đoạn còn lại
? Người cha đã nói với con mình về những đức tính gì của người đồng mình?
-> HS tìm chi tiết qua ý thơ sau đó khái quát lại.
?Tìm hiểu ý nghĩa các câu thơ : “ Sống trên đá không chê đá gập ghềnh… Còn quê …”?
* Thảo luận : ?Nhận xét về giọng điệu qua cách nói của người cha? Trong cách nói ấy, em thấy người cha muốn truyền cho con tình cảm gì với quê hương?
- > Tình cảm yêu thương trìu mến,thiết tha và niềm tin tưởng của người cha qua lời nói với con
* Tổng kết
?Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
->Giọng điệu thiết tha,trìu mến;xây dựng hình ảnh cụ thể mà có tính khái quát,mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ;bố cục chặt chẽ,dẫn dắt tự nhiên
? Qua bài thơ em thấy tình cảm của người cha đối với con ntn?
- HS đọc ghi nhớ sgk/73
* Luyện tập:
- GV Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi sgk/74
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học:
- GV hướng dẫn, HS chú ý lắng nghe.
I. Giới thiệu chung:
1.Tác giả: (Chú thích sgk/ 73)
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ: Sáng tác năm 1980, in trong quyển Thơ Việt Nam 1945- 1985
- Thể thơ: Tự do
II. Đọc-tìm hiểu văn bản
1. Đọc và giải nghĩa từ khó
2. Tìm hiểu văn bản:
2.1. Bố cục: 2 phần ( chặt chẽ)
2.2 Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả và biểu cảm
2.3. Phân tích
a.Tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương đối với con.
- Chân phải bước tới cha
…………………………………
Hai bước chạm tiếng cưòi
-> Cách nói hình ảnh, cụ thể mà khái quát
-> Tạo được không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt
- Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
………………………………………………….
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời
-> Hình ảnh đẹp, vừa cụ thể,vừa khái quát hình ảnh đẹp, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ.
-> Gắn bó quấn quýt trong lao động
=> Con được trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương
b. Những đức tính của người đồng mình và mơ ước của người cha với con mình
- Người đồng mình thương lắm: dẫu lắm vất vả, cực nhọc, nhưng luôn bền bỉ, gắn bó với quê hương.
-Người đồng mình mộc mạc nhưng giàu chí khí đã làm nên quê hương với những truyền thống tốt đẹp.
-> Giọng thủ thỉ, tâm tình tha thiêt, trìu mến. Hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa mang tính khái quát
=> Người cha mong muốn con biết tự hào về truyền thống quê hương , dặn dò con cần tự tin mà bước vững trên đường đời.
3.Tổng kết:
- NT:
- ND:
* Ý nghĩa:
Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương thắm thiết của cha mẹ dành cho con cái; tình yêu, niềm tự hào về quê hương, đất nước.
4. Luyện tập
III. Hướng dẫn tự học:
- Học thuộc lòng và đọc diễn cảm bài thơ.
- Cảm thụ, phân tích những hình ảnh thơ độc đáo, giàu ý nghĩa ttrong bài.
- Soạn bài: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
E. Rút kinh nghiệm :
***********************************************
TUẦN 26 Ngày soạn: 02/03/13
TIẾT 123,124 Ngày dạy: 06/03/13
NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý.
A. Mục tiêu cần đạt:
- Hiểu thế nào là nghĩa tường minh, hàm ý.
- Xác định được nghĩa tường minh, hàm ý trong câu.
- Biết sử dụng nghĩa tường minh, hàm ý trong giao tiếp hàng ngày.
- Nắm được hai điều kiện sử dụng nghĩa tường minh, hàm ý liên quan đến giao tiếp.
B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức :
- Khái niệm nghĩa tường minh, hàm ý.
- Tác dụng của nghĩa tường minh, hàm ý trong giao tiếp hàng ngày.
- Hai điều kiện sử dụng nghĩa tường minh, hàm ý liên quan đến giao tiếp.
2. Kĩ năng:
-Nhận diện được nghĩa tường minh, hàm ý trong câu.
- Giải đoán và sử dụng hàm ý trong điều kiện cụ thể.
- Sử dụng hàm ý sao cho phù hợp với tình huống giao tiếp.
3. Thái độ:
C. Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, …
D. Tiến trình dạy học :
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số: 9A4……………………….......................................
2. Bài cũ : - Kể tên những thành phần biệt lập đã học? Mỗi thành phần biệt lập đặt một câu và xác định thành phần biệt lập sử dụng trong câu?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Để đạt hiệu quả khi giao tiếp chúng ta cần linh hoạt, chẳng hạn có khi trình bày vấn đề theo nghĩa tường minh, nhưng cũng có lúc phải để người nghe tự hiểu theo nghĩa hàm ý. Vây thế nào là nghĩa tường minh, hàm ý? Cần sử dụng hàm ý sao cho phù hợp với tình huống giao tiếp? TCT này chúng ta sẽ tìm hiểu.
* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của GVvà HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung:
* Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý:
- Gọi HS đọc đoạn trích sgk/74 -75 được ghi ở bảng phụ
* Thảo luận: ? Qua câu “Trời ơi,chỉ còn 5 phút!” em hiểu anh thanh niên muốn nói điều gì?Vì sao anh thanh niên không nói thẳng điều đó với hoạ sĩ và cô gái?
? Câu nói thứ 2 của anh thanh niên có ẩn ý gì không?
? Câu nói thứ nhất được cô gọi là câu nói hàm ý còn câu nói thứ 2 là nghĩa tường minh. Vậy theo em thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý?
- Gọi HS đọc ghi nhớ
* Bài tập nhanh:
Vd: Thấy người yêu mặc cái áo sơ mi mới khá đẹp, cô gái (là bạn thân của chàng trai) hỏi:
- Ai đã tặng anh cái áo này?
Cho biết câu hỏi của cô gái có hàm ý gì?
* Xác định điều kiện sử dụng hàm ý
- Yêu cầu HS đọc đoạn trích trong sgk/90 và trả lời câu hỏi
?Nêu hàm ý trong những câu in đậm?Vì sao chị dậu không nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý?
C Hàm ý trong câu nói nào của chị rõ hơn?
->Câu 2
?Vì sao chị phải nói rõ hơn như vậy?
->Vì chính chị cũng không thể chịu đựng nổi sự đau đớn khi phải kéo dài những giây phút lùa dối cái Tý
?Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy cái Tý đã hiểu hàm ý câu nói của mẹ?
-> Giãy nảy,liệng củ khoai,oà lên khóc và hỏi:“U bán con thật đấy ư?”
HS trao đổi thảo luận các câu hỏi trên
?Theo em khi sử dụng hàm ý chúng ta cần có những điều kiện nào?
- GV khái quát lại – Gọi HS đọc ghi nhớ, HS đọc ghi nhớ.
- GV đọc thêm mẩu chuyện vui và yêu cầu HS xác định câu nói chứa hàm ý và nêu hàm ý trong câu nói ấy?
“ Anh chồng đi chăn một đàn bò 10 con.Chiều tối anh cưỡi một con bò và lùa đàn bò còn lại về.Đến cổng anh dừng lại đếm thì thiếu mất một con.Hoảng quá anh thất thanh gọi vợ.Chị vợ ra,anh chồng mếu máo: “Mình ơi ….thiếu một con bò!Chị vợ cười: “tưởng gì?thừa một con thì có!”
->Câu nói cuối cùng của chị vợ chứa hàm ý: đồ ngu,còn một con đang cưỡi nữa sao không đếm
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
Bài 1/75: Đọc lại đoạn trích dẫn ở mục I và cho biết:
a. Câu nào cho thấy hoạ sĩ cũng chưa muốn chia tay anh thanh niên?Từ ngữ nào giúp em nhận ra điều ấy?
b. Tìm những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái trong câu cuối đoạn văn.Thái độ ấy giúp em đoán ra điều gì liên quan tới chiếc khăn mùi soa?
- Gv hướng dẫn HS trả lời các bài tập 1,2,3,4/75
* GV ra thêm bài tập bổ trợ để về nhà HS làm
Tìm hàm ý trong các câu nói in đậm trong cuộc thoại:
a.Lan:Tối qua tớ thấy bạn đi chơi với anh Hùng!
Cúc:Tớ nghĩ,hình như bạn thích ăn ốc lắm thì phải?
b. Vợ: Chồng cái Hà tâm lý thật, sinh nhật nào cũng tặng hoa cho vợ!
Chồng: Thì tay ấy dạy môn tâm lý mà!
Vợ: Thế anh dạy môn gì?
Chồng : Nhưng anh làm công tác quản lý kia mà!
Bài 1/91: GV làm mẫu cho câu a, còn HS thảo luận câu b,c
b. Người nói là anh Tấn,người nghe là chị hàng đậu (ngày trước)
- Hàm ý:Chúng tôi không thể cho được
- Người nghe đều hiểu hàm ý,chi tiết chứng tỏ sự hiểu đó là: “Thật là càng giàu có … có”
c. Người nói là Thuý Kiều,người nghe là Hoạn Thư
- Hàm ý câu 1: quyền quý cao sang như Hoạn Thư mà cũng có lúc phải cúi đầu như tội nhân thế náy ư?
- Hàm ý trong câu thứ 2: Tiểu thư không nên ngạc nhiên về sự trừng phạt này?
- Người nghe đều hiểu hàm ý,chi tiết chứng tỏ sự hiểu đó là: “Hoạn Thư hồn lạc …..kêu ca”
- HS thảo luận bài 2,4 /92
- Đại diện 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
- Gv sửa bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học:
- Gv hướng dẫn, HS chú ý lắng nghe.
I. Tìm hiểu chung:
1. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý
1.1. Phân tích ví dụ: / Sgk
- “Trời ơi,chỉ còn 5 phút!” (Tiếc quá, không còn đủ thời gian để được trò chuyện, tâm tình; …….)
® Hàm ý
- Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!
® Tường minh
1.2. Ghi nhớ sgk/75
2.Xác định điều kiện sử dụng hàm ý:
2.1. Phân tích ví dụ:/ Sgk
- “Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi”
- “Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài”
(Sau bữa ăn này con phải sang ở nhà ông bà Nghị vì mẹ đã buộc lòng phải bán con)
=> Đây là một sự thật đau lòng nên chị không dám nói thẳng ra
2.2. Ghi nhớ :/sgk/91
II. Luyện tập
Bài 1/75
a. – Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy.
Cụm từ “tặc lưỡi”
b. - “mặt đỏ ửng”:ngượng ngùng,khó nói
- “nhận lại chiếc khăn”:một hành động thay lời cảm ơn
- “quay vội đi”:lúng túng,bối rối không thể thốt nên lời và cũng không đủ can đảm kéo dài khoảng thời gian đứng rất gần nhau để nhìn anh thanh niên
Bài 2/75
Hàm ý: Nhà hoạ sĩ già chưa kịp uống nước chè đã phải đi.
Bài 3/75:
Hàm ý: ông vô ăn cơm đi
Bài 4/76
“ Hà nắng gớm,về nào…..”không có hàm ý,mà chỉ là câu đánh trống lảng
“ Tôi thấy người ta đồn …..” không có hàm ý,mà chỉ là câu nói bỏ lửng
Bài 1/91
a. Người nói là anh thanh niên,người nghe là ông hoạ sĩ và cô gái
- Hàm ý:Mời bác và cô vào trong nhà uống nước
- Người nghe đều hiểu hàm ý,chi tiết chứng tỏ sự hiểu đó là: “ông theo liền anh vào trong nhà” “ngồi xuống ghế”
Bài 2/92
- Hàm ý :“Chắt giùm nước để cơm khỏi nhão”
- Người nói dùng hàm ý vì trước đó đã nói thẳng “chắt nước giùm cái”nhưng không được đáp ứng.Phải dùng hàm ý vì chưa thể đổi cách xưng hô,mà thời gian thì gấp quá rồi,nếu chậm thì cơm sẽ nhão
- Việc sử dụng hàm ý không thành công vì người nghe là anh Sáu vẫn ngồi im
Bài 4/ 92: Thông qua sự so sánh giữa “hy vọng” với “con đường” của Lỗ Tấn,chúng ta có thể hiểu được hàm ý của tác giả là: “Tuy hy vọng chưa thể nói là thực hay hư,nhưng nếu cố gắng và kiên trì thực hiện thì vẫn có thể thành công”
III. Hướng dẫn tự học:
- Liên hệ thực tế để sử dụng hàm ý hiệu quả.
- Xác định điều kiện và hỉ ra hàm ý được sử dụng ttrong một đoạn văn bản.
- Soạn bài: Nói với con
E. Rút kinh nghiệm :
***********************************************
TUẦN 26 Ngày soạn: 02/03/13
TIẾT 125 Ngày dạy: 07/03/13
E. Rút kinh nghiệm :
File đính kèm:
- ngu van 9 tuan 26 tiet 121122123124(1).doc