Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 29 - Bài 28 - Tiết 145: Biên bản

A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:

 - Phân tích được các yêu cầu của biên bản và liệt kê được các loại biên bản thường gặp trong thực tế cuộc sống.

 - Viết được một biên bản sự vụ hoặc hội nghị.

B. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Giải thích khái niệm biên bản; một biên bản mẫu.

 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.

C.Tiến trình lên lớp:

 I. Ổn định tổ chức:

 II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài soạn một vài HS.

 III. Bài mới:

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5960 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 29 - Bài 28 - Tiết 145: Biên bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày: Tuần 29 Bài 28 Tiết 145 BIÊN BẢN. š & b A.. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh: - Phân tích được các yêu cầu của biên bản và liệt kê được các loại biên bản thường gặp trong thực tế cuộc sống. - Viết được một biên bản sự vụ hoặc hội nghị. B.. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Giải thích khái niệm biên bản; một biên bản mẫu. 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV. C.Tiến trình lên lớp: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài soạn một vài HS. III. Bài mới: Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung ghi A. Hoạt động 1: GV giải thích khái niệm biên bản. - GV giải thích: * Biên bản là loại văn bản ghi chép lại những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra trong hoạt động của các cơ quan, trường học, tổ chức chính trị-xã hội, doanh nghiệp … * Biên bản không có hiệu lực pháp lý để thi hành mà chủ yếu được dùng làm chứng cứ, làm cơ sở để xem xét, kết luận một sự việc hoặc sự kiện nào đó. * Biên bản thuộc loại văn bản hành chính có qui ước cao, về hình thức thường phải viết theo mẫu; về nội dung phải đảm bảo tính khách quan trung thực. * Biên bản thường được sử dụng rộng rãi trong đời sống và có tần số sử dụng khá cao; trong nhà trường có thể sử dụng để ghi lại một cuộc họp cán bộ Đoàn, cán bộï lớp, một cuộc họp xét kỷ luật, một cuộc họp hội đồng giáo viên, một cuộc họp phụ huynh học sinh. B. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS xác định đặc điểm của biên bản. - GV gọi HS đọc hai văn bản 1,2 SGK/123,124,125 và trả lời câu hỏi. - Biên bản ghi lại những sự việc gì? * Văn bản 1: Biên bản có thể ghi lại nội dung, diễn biến, các thành phần tham dự một cuộc họp chi đội. * Văn bản 2: Biên bản có thể ghi lại nội dung, diễn biến các thành phần tham dự một cuộc trao trả giấy tờ , tang vật, phương tiện cho người vi phạm sau khi đã xử lý. - Biên bản cần phải đạt những yêu cầu gì về nội dung và hình thức? * Về nội dung:   Số liệu, sự kiện phải chính xác, cụ thể(nếu có tang vật, chứng cứ, giấy tờ liên quan cũng phải đính kèm theo).   Ghi chép phải trung thực, đầy đủ, không suy diễn chủ quan.   Thủ tục phải chặt chẽ(ghi rõ thời gian, địa điểm cụ thể).   Lời văn ngắn gọn, chính xác, chỉ có một cách hiểu, tránh mập mờ, tối nghĩa. * Về hình thức:   Phải viết đúng mẫu qui định.   Không trang trí các họa tiết, tranh ảnh minh họa ngoài nội dung của biên bản. - Ngoài hai biên bản trong SGK, em hãy kể tên một số loại biên bản thường gặp trong thực tế? * Tên biên bản: w Biên bản bàn giao công tác(người nhận và người chuyển đi). w Biên bản Đại hội chi đoàn. w Biên bản kiểm kê thư viện, kiểm kê tài sản. w Biên bản về việc vi phạm luật lệ giao thông. w Biên bản pháp y(ghi lại quá trình khám, chữa bệnh). w Biên bản bầu danh hiệu nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân. w Biên bản xét cấp học bổng cho học sinh nghèo hiếu học. C. Hoạt động 3: Hướng dẫn xác định cách viết biên bản. - GV gọi HS đọc lại hai biên bản ở mục I SGK/ 123,124,125 và trả lừi câu hỏi. - Phần mở đầu của biên bản gồm những mục gì? Tên của biên bản được viết như thế nào? * Phần mở đầu của biên bản gồm những mục: quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự lập biên bản. * Tên của biên bản nêu rõ nội dung chính của biên bản: Biên bản sinh hoạt chi đội, biên bản trả lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp. - Phần nội dung biên bản gồm những mục gì? Nhận xét cách ghi những nộidung này trong biên bản? Tính chính xác, cụ thể của biên bản có giá trị như thế nào? * Phần nội dung gồm các mục: ghi lại diễn biến và kết quả của sự việc. * Cách ghi phải trung thực, khách quan; không được thêm vào những ý kiến chủ quan của người viết. * Tính chính xác, cụ thể của biên bản giúp cho người có trách nhiệm làm cơ sử xem xét để đưa ra những kết luận đúng đắn. - Phần kết thúc biên bản có những mục nào? Mục ký tên dưới biên bản nói lên điều gì? * Phần kết thúc gồm: w Thời gian kết thúc. w Họ, tên, chữ ký của chủ tọa, thư ký hoặc bên tham gia lập biên bản. * Chữ ký thể hiện tư cách pháp nhân của những người có trách nhiệm lập biên bản. - Lời văn của biên bản phải như thế nào? * Lời văn của biên bản ngắn gọn, chính xác. - GV gọi HS đọc phần ghi nhớ để chốt lại phần đã tìm hiểu. * HS đọc ghi nhớ SGK/126. I. Khái niệm biên bản: II. Đặc điểm của biên bản: Tìm hiểu hai văn bản của hai biên bản SGK/123,124,125. - Văn bản 1: cuộc họp chi đội. ð Biên bản hội nghị. - Văn bản 2: Biên bản trả lại giấy tờ, tang vật … ð Biên bản sự vụ. - Về nội dung: * Số liệu, sự kiện phải chính xác, cụ thể. * Ghi chép phải trung thực. * Thủ tục phải chặt chẽ. * Lời văn một cách hiểu. - Về hình thức: * Cách viết. * Không trang trí. - Ngoài ra còn có các loại biên bản khác thường gặp. III. Cách viết biên bản: 1. Phần mở đầu: - Quốc hiệu. - Tiêu ngữ. - Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự. 2. Phần nội dung: - Diễn biến sự việc. - Kết quả sự việc. 3. Phần kết thúc: - Thời gian. - Chữ ký, họ và tên của chủ tọa, thư ký. Ghi nhớ: * Biên bản là loại văn bản ghi chép một cách trung thực, chính xác, đầy đủ một sự việc đang xảy ra hoặc vừa mới xảy ra. Người ghi biên bản chịu trách nhiệm về tính xác thực của biên bản. * Tùy theo nội dung của từng sự việc mà có nhiều loại biên bản khác nhau: biên bản hội nghị, biên bản sự vụ … * Biên bản gồm có các mục sau: - Phần mở đầu(phần thủ tục): Quốc hiệu và tiêu ngữ(đối với biên bản sự vụ, hành chính), tên biên bản, thờigian, địa điểm, thành phần tham dự và chức trách của họ. - Phần nội dung: Diễn biến và kết quả của sự việc. - Phần kết thúc: Thời gian kết thúc, chữ ký và họ tên của các thành viên có trách nhiệm chính, những văn bản hoặc hiện vật kèm theo(nếu có). * Lời văn của biên bản cần ngắn gọn, chính xác. D. Hoạt động 4: Luyện tập Câu 1: Lựa chọn tình huống viết biên bản a. Diễn biến và kết quả của Đại hội chi đội (hoặc chi đoàn). b. Nguyện vọng và đề nghị của lớp gửi đến thầy Hiệu trưởng. c. Nghiệm thu phòng thí nghiệm. Câu 2: Viết lại phần mở đầu, các mục lớn trong phần nội dung, phần kết thúc của biên bản cuộc họp giới thiệu đội viên ưu tú của chi đội cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.(HS thực hiện) IV Củng cố: - Một biên bản gồm có mấy phần? Kể ra. - Lời văn của biên bản như thế nào? V.Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: 1. Học thuộc ghi nhớ. 2. Thực hành viết biên bản ở nhà. 3.Chuẩn bị bài Rô-Bin-Xơn ngoài đảo hoang. - Đọc dấu sao SGK/128,129 để tìm hiểu tác giả, tác phẩm, tìm hiểu từ khó, thể loại, bố cục. - Vị trí và độ dài phần Rô-bin-xơn kể về diện mạo của chàng có gì đáng chú ý so với các phần khác? Thử giải thích vì sao lại như vậy nếu xem xét từ góc độ nhân vật xưng “tôi” tự kể chuyện mình. - Cuộc sống hết sức khó khăn của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang vào thời gian này hiện lên thấp thoáng qua những chi tiết của bức chân dung tự họa ấy ra sao? - Tinh thần lạc quan bất chấp mọi gian khổ của Rô-bin-xơn được thể hiện như thế nào qua bức chân dung tự họa và qua giọng kể của nhân vật?

File đính kèm:

  • docGIAHY145.DOC