Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 30 - Bài 29 - tiết 146: Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (trích rô-bin-xơn cru-xô) đ.đi-phô

A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:

 Hình dung được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn một mình ngoài đảo hoang bộc lồ gián tiếp qua bức chân dung tự họa của nhân vật.

B. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Hình Rô-bin-xơn; phần tóm tắt nội dung của tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru-xô; hệ thống câu hỏi.

 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.

C.Tiến trình lên lớp:

 I. Ổn định tổ chức:

 II. Kiểm tra bài cũ:

 - Những ngôi sao xa xôi có thể thay bằng nhan đề nào?(Chuyện ba cô gái thanh niên xung phong; Trên cao điểm Trường Sơn; Những dũng sĩ phá bom; Chúng tôi ngày ấy )

 - Khái quát những phẩm chất chung cùng những nét riêng của Phương Định, Nhovaf Thao? Nhận xét về ngôi kể và cốt truyện?

 III. Bài mới:

doc8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2413 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 30 - Bài 29 - tiết 146: Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (trích rô-bin-xơn cru-xô) đ.đi-phô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày: Tuần 30 Bài 29 Tiết 146 RÔ-BIN-XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG. ( Trích Rô-bin-xơn Cru-xô) Đ.Đi-Phô š & b A.. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh: Hình dung được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn một mình ngoài đảo hoang bộc lồ gián tiếp qua bức chân dung tự họa của nhân vật. B.. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Hình Rô-bin-xơn; phần tóm tắt nội dung của tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru-xô; hệ thống câu hỏi. 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV. C.Tiến trình lên lớp: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - Những ngôi sao xa xôi có thể thay bằng nhan đề nào?(Chuyện ba cô gái thanh niên xung phong; Trên cao điểm Trường Sơn; Những dũng sĩ phá bom; Chúng tôi ngày ấy …) - Khái quát những phẩm chất chung cùng những nét riêng của Phương Định, Nhovaf Thao? Nhận xét về ngôi kể và cốt truyện? III. Bài mới: Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung ghi A. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung. - GV gọi HS đọc dấu sao SGK/128,129 để tìm hiểu vài nét về tác giả, tác phẩm. - Nêu vài nét về tác giả? * Đe-ni-ơn Đi-phô (1660-1731) là nhà văn Anh sinh trong gia đình theo Thanh giáo. Cha ông muốn ông thành mục sư. * Ông từng làm nhiều nghề: khi buôn bán, lúc làm chủ xưởng. Ông đã từng qua nhiều nước như: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, I-ta-li-a, Đức … * Ông đến với tiểu thuyết ở vào tuổi 60 với tác phẩm đầu tay nổi tiếng Rô-bin-xơn Cru-xô (1719). * Ông tham gia tích cực các hoạt động chính trị, dùng ngòi bút làm vũ khí chiến đấu. - Nêu vài nét về tác phẩm? * Văn bản Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang trích từ tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru-xô. Tiểu thuyết có tên đầy đủ là “Cuộc đời và những chuyện phiêu lưu kỳ lạ của Rô-bin-xơn Cru-xô” viết dưới hình thức tự truyện. * Văn bản kể lại chuyện Rô-bin-xơn một mình sống ngoài đảo hoang khoảng 15 năm. B. Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích, thể loại, ngôi kể, bố cục. - GV hướng dẫn HS thực hiện các phần trên. * Đọc: Giọng trầm tĩnh, vui vui, pha chút hóm hỉnh, tự giễu cợt. * Tìm hiểu từ khó: 8 từ SGK. ú Đạn ghém:đạn dùng cho súng săn, nổ to, sức sát thương lớn. ú Ma-rốc: một nước ở Bắc phi. * Thể loại: Tiểu thuyết phiêu lưu. Đoạn trích miêu tả chân dung tự họa. * Ngôi kể: ngôi thứ nhất đặt vào nhân vật chính. * Bố cục: 3 phần. ú “Nếu có ai …… dưới đây”. Cảm giác khi ngắm bản thân và bộ dạng mình. (Bức chân dung tự họa) ú “Tôi đội …… bên khẩu súng của tôi” Trang phục và trang bị của Rô-bin-xơn. Phần 2 có thể chia làm hai đoạn:   “Tôi đội …… của tôi” Trang phục.   “Quanh người …… khẩu súng của tôi” Trang bị. ú “Còn về diện mạo tôi …… nước Anh” Diện mạo vị chúa đảo. - GV tóm tắt nội dung của tiểu thuyết. Rô-bin-xơn kể chuyện đời mình. Chàng sinh năm 1632 ở Jooc-sai, là người ưa hoạt động và ham thích phiêu lưu, say sưa đi đến miền đất lạ, bất chấp sóng to gió lớn và bao nỗi gian nan nguy hiểm khác. Rô-bin-xơn xuống tàu ở Hơn, theo bạn đi Luân Đôn bằng đường biển. Cuộc hành trình không trót lọt, tàu bị đắm ở Y-a-mớt. Tai họa ấy không làm chàng nhụt chí.. cha mẹ khóc lóc, bạn bè can ngăn không lay chuyển được quyết tâm của chàng. Chàng làm quen với một viên thuyền trưởng tàu buôn lần này rời bến đi Ghi-nê. Chuyến đầu tiên thuận buồm xuôi gió; chuyến thứ hai gặp cướp biển, Rô-bin-xơn bị bắt làm nô lệ ở Xa-lê, một hải cảng của Ma-rốc. Hai năm sau, trốn thoát sang Bra-xin lập trại trồng trọt. Chàng vẫn không hề nao núng, ít năm sau, lại nghe mấy người bạn chủ trại rủ rê, xuống tàu đi Ghi-nê định thực hiện một chuyến buôn bán đổi chác lớn. Tàu gặp bão, mất phương hướng rồi bị đắm. Các thủy thủ trên tàu chết hết, chỉ một mình Rô-bin-xơn sống sót dạt vào một đảo hoang ngày 30-9-1659, lúc ấy Rô-bin-xơn 27 tuổi. Trơ trọi một mình giữa chốn hoang vu chẳng có dấu chân người, chàng không nản lòng, không thất vọng. Sau khi vớt vát ở chiếc tàu đắm lập lờ mặt nước tất cả những thứ gì còn có thể dùng được , từ bao lúa mì đến chút thực phẩm sót lại, từ mấy khẩu súng, bao đạn ghém đến hòm đồ nghề thợ mộc dùng để sửa chữa trên tàu, chàng lên đảo dựng lều dưới chân đồi che nắng mưa, rào giậu chỗ ở đề phòng thú dữ. Chàng săn bắn kiếm ăn, rồi tiến tới trồng trọt, chăn nuôi, một tay làm đủ các nghề, nên chỉ sau một số năm, cuộc sống của chàng không những được ổn định mà ngày càng đầy đủ hơn. Tuy quanh quẩn chỉ có con chó và con vẹt làm bạn, nhưng có lúc Rô-bin-xơn cũng cảm thấy sung sướng khi nhìn thấy tất cả cơ ngơi do bàn tay của chàng gây dựng nên. Đến năm thứ 25 sống xa cách xã hội loài người, một hôm do sự tình cờ, Rô-bin-xơn phát hiện thấy những thổ dân ở vùng biển ấy ghé thuyền lên đảo hành hình tù binh. Chàng chiến đấu cứu được một nạn nhân thoát khỏi tay bọn ăn thịt người. Rô-bin-xơn đặt tên cho người da màu vừa thoát nạn là Thứ sáu để ghi nhớ ngày hôm ấy là một ngày thứ sáu. Từ đó hai người chung sống với nhau, Rô-bin-xơn cảm thấy đỡ cô độc. Ít lâu sau, lại có những thổ dân khác xuất hiện cùng với hai tù binh, trong số đó có một người Tây-Ban-Nha, còn người kia chính là cha của … Thứ Sáu. Cả hai đều được cứu thoát. Cuộc sống trên đảo thêm đông vui. Cuối cùng xuất hiện một chiếc tàu đến ghé đậu ở cái vịnh nhỏ gần nơi Rô-bin-xơn ở. Bọn thủy thủ nổi loạn chiếm tàu, trói thuyền trưởng, thuyền phó giải lên bờ, định bỏ cho chết trên đảo. Rô-bin-xơn giúp viên thuyền trưởng thu hồi được tàu. Chàng trở về quê hương, có cả Thứ Sáu cùng đi, sau 28 năm 2 tháng 19 ngày sống trên đảo hoang, nơi chàng đã gửi lại bao kỷ niệm gian truân đau khổ nhưng cũng sung sướng tự hào. C. Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích. - GV gọi HS đọc đoạn 1 SGK/127 và trả lời câu hỏi. - Nhân vật tôi (Rô-bin-xơn) đã tự cảm nhận về chân dung bản thân mình như thế nào? Cảm nhận ấy chứng tỏ điều gì? * Nhân vật tôi tự cảm nhận về chân dung bản thân khi anh hình dung mình đang đi dạo trên quê hương nước Anh và gặp gỡ đồng bào mình. Thái độ hoảng sợ hoặc cười sằng sặc chứng tỏ hình dáng, bộ dạng của anh phải kỳ lạ, quái đản và tức cười lắm. Nhìn anh người ta phải ngạc nhiên đến mức sợ hãi và sau khi hiểu ra thì thú vị. * Cảm nhận này chứng tỏ cuộc sống thiếu thốn và khắc nghiệt nơi đảo hoang mà Rô-bin-xơn đã trải qua. Anh ăn mặc và trang bị như vậy để tồn tại. - Đoan 1 thể hiện giọng điệu như thế nào? * Đoạn văn thể hiện giọng điệu dí dỏm, hài hước, tự giễu mình của nhân vật và khiến người đọc nhất định phải đọc tiếp xem vì sao lại có cảm giác như vậy. - Các đường nét bức chân dung tự họa được sắp xếp theo trật tự nào? * Các đường nét bức chân dung tự họa được sắp xếp theo trật tự trước sau: w Mở đầu. w Trang phục của Rô-bin-xơn. w Trang bị của Rô-bin-xơn. w Diện mạo của Rô-bin-xơn. - GV gọi HS đọc đoạn 2,3 và phần đầu đoạn 4 và trả lời câu hỏi. - Trang phục của Rô-bin-xơn như thế nào? * Tác giả tả rất kỹ từ trên xuống dưới: mũ, áo, quần, giày ủng. Từng bộ phận cũng tả rất tỉ mỉ: hình dáng, chất liệu, công dụng… Nét đặc sắc là tất cả đều do nhân vật tự chế tạo bằng da dê. Tuy hơi lôi thôi, cồng kềnh nhưng rất tiện dụng trong hoàn cảnh khí hậu khắc nghiệt ở đảo. * Giọng văn dí dỏm: lông dê thõng xuống bắp chân, không có bít tất chẳng có giày, nhưng cũng có một đôi, chảng biết gọi là gì, hình dáng hết sức kỳ cục. - Trang bị như thế nào? Có gì kỳ quái? Tại sao lại như vậy? * Trang bị của Rô-bin-xơn lỉnh kỉnh, cồng kềnh không kém thật tương xứng với trang phục: thắt lưng rộng bản bằng dây dê có dây buộc thay khóa. Dụng cụ: rìu con và cưa nhỏ giắt hai bên sườn để sẳn sàng cưa, chặt cây củi, túi đạn và túi thuốc súng lung lẳng dưới cánh tay, gùi đeo sau lưng, súng khoác vai, dù lớn trên đầu che nắng mưa … * Trang phục và trang bị ấy quả thật độc đáo, đặc biệt. Nó là kết quả của lao động sáng tạo, của nghị lực và tinh thần vượt lên hoàn cảnh để sống một cách tương đối thoải mái trong điều kiên có thể có của mình. - GV gọi HS đọc đoạn cuối và trả lời cau hỏi. - Rô-bin-xơn tả khuôn mặt mình như thế nào? Tại sao anh chỉ nhận xét màu da và tả bộ ria? * Trên bộ mặt, ngoài một câu nói thoáng qua về nước da Rô-bin-xơn lại chỉ đặc tả về bộ ria mép của chàng. Ta không biết gì về các bộ phận kác trên khuôn mặt như: mắt, mũi, mồm, tóc, tai. * Cách nhận xét về màu da một cách dí dỏm, hài hước, không đến nỗi đen cháy như da người Châu phi xích đạo, có nghĩa là cũng rất đen vì suốt ngày phơi mình ngoài nắng gió khắc nghiệt. Đặc biệt anh tự tả bộ ria mép vừa dài vừa to kiểu người theo đạo hồi. Đó là nét đặc biệt nhất của bức chân dung tự họa. Nhân vật chỉ chú ý tả hai nét đó vì nó thay đổi nổi bật nhất, dễ nhận ra nhất trong thời gian khoảng 15 năm sống trên đảo ( trên đảo không có gương nên anh tự hình dung khuôn mặt mình như thế). - Cuộc sống hết sức khó khăn của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang ra sao qua các chi tiết về bức chân dung tự họa? * Thời tiết khắc nghiệt đối với Rô-bin-xơn: chiếc mũ to tướng cao lêu đêu với mảnh da rủ xuống phía sau gáy để che nắng, mưa. * Trang phục: mũ bằng da dê, quần áo không phải may mà được túm lại bằng da dê, ủng cũng bằng da dê nhưng thời gian và thời tiết khắc nghiệt đã làm cho tất cả rách tan hết không còn dùng được. * Cuộc sống có được là nhờ còn giữ được cây súng, thuốc súng và đạn ghém để săn bắn;giữ được cái cưa cái rìu để chặt cây, cưa gỗ dựng lều, rào giậu phòng thú giữ. Rô-bin-xơn còn trồng lúa mì-mấy hạt lúa còn sót lại từ con tàu bị đắm-bẫy được cả dê về nuôi cho chúng sinh sản. * Với cách miêu tả trên chúng ta đã phần nào thấy được cuộc sống gian nan vất vả của Rô-bin-xơn một mình trên đảo hoang ròng rã khoảng 15 năm trời chống chọi với đói rét, nắng mưa, gió bão, thú dữ, bệnh tật và cô đơn bằng nghị lực, trí thông minh và khéo léo, đầu óc thực tế, quyết tâm sống đã là sức mạnh vật chất và tinh thần giúp anh trong hoàn cảnh bất hạnh vẫn tồn tại và chiến thắng. - Tinh thần lạc quan bất chấp mọi gian khổ của Rô-bin-xơn được thể hiện như thế nào qua bức chân dug tự họa và qua giọng kể của nhân vật? * Anh không thốt ra lời than phiền đau khổ, không kêu xin cầu nguyện, mong ước hão huyền hay bất lực buông xuôi chờ chết thông qua cách khắc họa chân dung của mình. * Giọng kể hài hước thể hiện rõ tinh thần lạc quan: kể về bộ ria mép, hài hước so sánh bộ ria mép to tướng, vểnh cao ấy với cái mắc để treo mũ. - Từ hoàn cảnh và cuộc sống của Rô-bin-xơn ta rút ra bài học gì? * Rô-bin-xơn rơi vào hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, nếu như một người khác chắc có lẽ sẽ tuyệt vọng, buông xuôi chờ chết nhưng anh không như vậy. Anh bám chắc cuộc sống và phấn đấu để cuộc sống ngày càng tốt hơn. * Từ đó rút ra bài học: cần có nghị lực, tinh thần vượt khó, quyết tâm sống trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Đồng thời phải có tinh thần lạc quan yêu đời trong điều kiện sống gian nan, vất vả. D. Hoạt động4: Hướng dẫn tổng kết. - Tại sao tác giả lại tả trang phục, trang bị kỹ hơn và trước tả diện mạo? * Vì đó là chân dung tự họa, mặt khác tác giả muốn nhấn mạnh hoàn cảnh sống, tinh thần và kết quả sáng tạo của nhân vật trong hoàn cảnh khó khăn và làm nổi bật sự lạ lùng đến kỳ quái của chân dung tự họa. - Nhấn mạnh hai nội dung quan trọng? * Cuộc sống gian khổ. * Tinh thần lạc quan của con người trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn. I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: 2. Tác phẩm: II.Đọc, tìm hiểu chú thích, thể loại, ngôi kể, bố cục: 1. Đọc: 2. Tìm hiểu chú thích: 3. Thể loại: 4. Ngôi kể: 5. Bố cục: 6. HS nghe GV tóm tắt: III. Phân tích: 1. Các đường nét bức chân dung tự họa: - Chân dung toàn thân với hình dáng, bộ dạng kỳ lạ, quái đản. - Trang phục kỳ cục để tồn tại. -Đoạn văn thể hiện giọng điệu hài hước, dí dỏm, tự chế giễu mình. 2. Trang phục và trang bị: a. Trang phục: - Tả từ trên xuống dưới: mũ, áo, quần,giày ủng. - Được chế tạo bằng da dê. - Tiện dụng trong thời tiết khắc nghiệt. - Giọng văn dí dỏm. b. Trang bị: - Lỉnh kỉnh, cồng kềnh: thắt long rộng bản, dây buộc thay khóa. - Dụng cụ: rìu, cưa, túi đạn, túi thuốc súng, gùi, súng, dù lớn. ð Trang phục và trang bị độc đáo đặc biệt. 3. Diện mạo của Rô-bin-xơn: - Không tả mắt, mũi, miệng, tóc, tai. - Tả màu da và bộ ria vì đây là hai nét thay đổi nổi bật nhất. ð Cách tả dí dỏm, hài hước. 4. Cuộc sống gian nan sau bức chân dung: - Một mình trên đảo hoang. - Tự tạo cuộc sống. - Biết cách chống chọi với thời tiết và thú dữ. ð Cuộc sống gian nan vất vả, hoàn cảnh sống bất hạnh nhưng bằng nghị lực, trí thông minh khéo léo giúp anh tồn tại và chiến thắng. 5. Tinh thần của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang: - Không than phiền, không bất lực, không buông xuôi chờ chết. - Giọng kể thể hiện tinh thần lạc quan hài hước so sánh bộ ria mép. IV. Tổng kết: Qua bức chân dung tự họa và giọng kể của Rô-bin-xơn trong đoạn trích “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” của Đe-ni-ơn Đi-phô, ta hình dung được cuộc sống vô cùng khó khăn gian khổ và cả tinh thần lạc quan của nhân vật khi chỉ có một mình nơi đảo hoang vùng xích đạo suốt mười mấy năm ròng rã. IV Củng cố: - Tinh thần của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang như thế nào? - Giọng văn trong đoạn trích như thế nào? V.Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: 1. Học thuộc bài. 2. Chuẩn bị bài Tổng kết về Ngữ pháp. - Ôn lại kiến thức từ loại danh từ, động từ, tính từ và cách dùng như một từ loại khác. - Ôn lại kiến thức số từ, đại từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ, quan hệ từ, trợ từ, tình thái từ, thán từ. - Ôn lại cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ. - Làm các bài tập của mục A,B SGK/130,131,132,133,134. VI. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGIAHY146.DOC
Giáo án liên quan