Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 30 - Bài 29 - Tiết 149: Luyện tập viết biên bản

A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:

 - Ôn lại lý thuyết về đặc điểm và cách viết biên bản.

 - Viết được một biên bản hội nghị hoặc một biên bản sự vụ thông dụng.

B. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Một số biên bản mẫu; hướng dẫn cách làm.

 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.

C.Tiến trình lên lớp:

 I. Ổn định tổ chức:

 II. Kiểm tra bài cũ:

 - Biên bản là loại văn bản như thế nào?

 - Biên bản gồm có mấy phần?

 III. Bài mới:

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3704 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 30 - Bài 29 - Tiết 149: Luyện tập viết biên bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày: Tuần 30 Bài 29 Tiết 149 LUYỆN TẬP VIẾT BIÊN BẢN. š & b A.. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh: - Ôn lại lý thuyết về đặc điểm và cách viết biên bản. - Viết được một biên bản hội nghị hoặc một biên bản sự vụ thông dụng. B.. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Một số biên bản mẫu; hướng dẫn cách làm. 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV. C.Tiến trình lên lớp: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - Biên bản là loại văn bản như thế nào? - Biên bản gồm có mấy phần? III. Bài mới: Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung ghi A. Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập lý thuyết. - Biên bản viết nhằm mục đích gì? * Biên bản không có hiệu lực pháp lý để thi hành mà chủ yếu được dùng làm chứng cứ, làm cơ sở cho các nhận định, kết luận và các quyết định xử lý. - Người viết biên bản cần phải có trách nhiệm và thái độ như thế nào? * Người ghi biên bản phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của biên bản tức là phải ghi nhận các sự việc, hiện tượng một cách kịp thời, đầy đủ, tỉ mỉ và khách quan, trung thực. - Nêu bố cục phổ biến của biên bản? * Có ba phần: w Phần mở đầu (phần thủ tục) w Phần nội dung. w Phần kết thúc. ( Xem phần ghi nhớ SGK/126). - Lời văn và cách trình bày một biên bản có gì đặc biệt? * Lời văn của biên bản cần ngắn gọn, chính xác, chỉ có một cách hiểu, tránh mập mờ, tối nghĩa. B. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết biên bản. - GV yêu cầu HS viết biên bản: “Hội nghị trao đổi kinh nghiệm học tập môn Ngữ văn” - GV yêu cầu HS đọc phần tham khảo gợi ý tình tiết. - Nội dung ghi chép như vậy đã cung cấp đầy đủ dữ liệu để lập một biên bản chưa? Cần thêm bớt những gì? * Cần thêm: - Quốc hiệu, tiêu ngữ. - Địa điểm. - Tên biên bản. - Thủ tục ký xác nhận. - Cách sắp xếp các nội dung đó có phù hợp với một biên bản không? Cần sắp xếp lại như thế nào? * Cần sắp xếp: 1. Quốc hiệu, tiêu ngữ. 2. Địa điểm, thời gian hội nghị. 3. Tên biên bản. 4. Thành phần tham dự. 5. Diễn biến và kết quả hội nghị. 6. Thời gian kết thúc, thủ tục ký xác nhận. - Hãy ghi lại biên bản bàn giao nhiệm vụ trực tuần của chi đội em cho chi đội bạn? * Gợi ý: ú Thành phần tham dự bàn giao gồm những ai? ú Nội dung bàn giao như thế nào?   Kết quả công việc đã làm trong tuần.   Nội dung công việc tuần tới.   Các phương tiện vật chất và hiện trạng của chúng tại thời điểm bàn giao. I. Ôn tập lý thuyết: 1. Mục đích viết biên bản. 2. Trách nhiệm và thái độ của người viết biên bản. 3. Bố cục. 4. Lời văn của biên bản. II. Thực hành viết biên bản: 1. Sắp xếp các tình tiết trong văn bản. * Cần cung cấp thêm dữ liệu. * Cần sắp xếp lại theo trình tự. 2. Thực hiện biên bản bàn giao nhiệm vụ trực tuần. IV Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: 1. Thực hành viết biên bản bải tập 2,4 SGK/136. 2. Chuẩn bị bài Hợp đồng. - Đọc văn bản SGK/136,137,138 và trả lời câu hỏi: * Tại sao cần phải có hợp đồng? * Hợp đồng ghi lại những nội dung gì? * Hợp đồng cần phải đạt những yêu cầu nào? * Hãy kể tên một số hợp đồng mà em biết? - Đọc lại văn bản SGK/136,137,138 và trả lời câu hỏi: * Phần mở đầu của hợp đồng gồm những mục nào? Tên của hợp đồng được viết như thế nào? * Phần nội dung hợp đồng gồm những mục gì? Nhận xét cách ghi những nội dung này trong hợp đồng. * Phần kết thúc hợp đồng gồm những mục nào? * Lời văn của hợp đồng phải như thế nào? - Xem trước phần luyện tập. V. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGIAHY149.DOC