A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
- Phân tích được đặc điểm, mục đích và tác dụng của hợp đồng.
- Viết được một hợp đồng đơn giản.
- Có ý thức cẩn trọng khi soạn thảo hợp đồng và ý thức trách nhiệm với việc thực hiện các điều khoản ghi trong hợp đồng đã được thỏa thuận và ký kết.
B. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Một số hợp đồng mẫu; hướng dẫn cách làm.
2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.
C.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu khái niệm của biên bản?
- Nêu đặc điểm của biên bản?
III. Bài mới:
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4476 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 30 - Bài 29 - Tiết 150: Hợp Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày:
Tuần 30 Bài 29
Tiết 150
HỢP ĐỒNG.
& b
A.. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
- Phân tích được đặc điểm, mục đích và tác dụng của hợp đồng.
- Viết được một hợp đồng đơn giản.
- Có ý thức cẩn trọng khi soạn thảo hợp đồng và ý thức trách nhiệm với việc thực hiện các điều khoản ghi trong hợp đồng đã được thỏa thuận và ký kết.
B.. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Một số hợp đồng mẫu; hướng dẫn cách làm.
2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.
C.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu khái niệm của biên bản?
- Nêu đặc điểm của biên bản?
III. Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội dung ghi
A. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm của hợp đồng.
-GV gọi HS đọc văn bản SGK/136,137,138 và trả lời câu hỏi.
- Hợp đồng là loại văn bản như thế nào?
* Hợp đồng là loại văn bản phản ánh sự thỏa thuận giữa hai bên hoặc nhiều người, giữa các đơn vị cơ quan, tập thể về việc thiết lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ đối với một công việc liên quan. Hợp đồng được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Hợp đồng là cơ sở để các bên tham gia ký kết ràng buộc lẫn nhau, có trách nhiệm thực hiện các điều khoản đã ghi nhằm bảo đảm cho công việc thu được kết quả, tránh thiệt hại cho bên tham gia.
- Tại sao cần phải có hợp đồng?
* Cần phải có hợp đồng vì đó là văn bản có tính pháp lý, nó là cơ sở để các tập thể, cá nhân làm việc theo qui định của pháp luật.
- Hợp đồng ghi lại những nội dung gì?
* Hợp đồng ghi lại những nội dung cụ thể do hai bên ký hợp đồng đã thỏa thuận với nhau.
- Hợp đồng cần phải đạt những yêu cầu nào?
* Hợp đồng cần phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, chặt chẽ và có sự ràng buộc của hai bên ký với nhau trong khuôn khổ của pháp luật.
- Hãy kể tên một số hợp đồng mà em biết?
* Hợp đồng thường gặp: hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động, hợp đồng cung cấp thiết bị, hợp đồng cho thuê nhà, hợp đồng xây doing, hợp đồng đào tạo, hợp đồng chuyển nhượng …
B. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách làm hợp đồng.
- GV gọi HS đọc lại văn bản hợp đồng mua bán SGK và trả lời câu hỏi.
- Phần mở đầu của hợp đồng gồm những mục nào? Tên của hợp đồng được viết như tế nào?
* Phần mở đầu gồm:
ú Quốc hiệu, tên hợp đồng.
ú Cơ sở pháp lý của việc ký hợp đồng.
ú Thời gian, địa điểm ký hợp đồng.
ú Đơn vị, cá nhân, chức danh, địa chỉ … của hai bên tham gia ký hợp đồng.
* Tên của hợp đồng ghi rõ việc cần hợp đồng, ghi lớn bằng chữ in hoa.
- Phần nội dung của hợp đồng gồm những mục gì?
* Phần nội dung gồm:
ú Các điều khoản cụ thể.
ú Cam kết của hai bên ký hợp đồng.
- Nhận xét cách ghi những nội dung này trong hợp đồng?
* Cách ghi những nội dung theo thứ tự cụ thể,rõ ràng, đầy đủ các yêu cầu cần phải có của hai bên (A và B) và có ký kết giữa bên giao và bên nhận.
- Phần kết thúc hợp đồng có những mục nào?
* Đại diện của hai bên ký hợp đồng và đóng dấu.
- Lời ăn của hợp đồng phải như thế nào?
* Lời văn phải chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, không chung chung mơ hồ.
- Qua tìm hiểu, em hãy cho biết hợp đồng gồm có những mục nào?
* HS dựa vào ghi nhớ để trả lời.
I. Đặc điểm của hợp đồng:
- Khái niệm hợp đồng.
- Hợp đồng có tính pháp lý.
- Có hai bên ký thỏa thuận.
- Ngắn gọn rõ ràng, chính xác chặt chẽ và có sự ràng buộc của pháp luật.
- Có nhiều loại hợp đồng.
II. Cách làm hợp đồng:
- Phần mở đầu:
* Quốc hiệu, tiêu ngữ.
* Tên hợp đồng.
* Thời gian, địa điểm.
* Hai bên ký hợp đồng.
- Phần nội dung:
* Nội dung hợp đồng.
* Cam kết của hai bên.
- Phần kết thúc:
Đại diện hai bên ký hợp đồng, có đóng dấu.
Ghi nhớ:
* Hợp đồng là loại văn bản có tính chất pháp lý ghi lại nội dung thỏa thuận về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của hai bên tham gia giao dịch nhhawmf đảm bảo thực hiện đúng thỏa thuận đã cam kết.
* Hợp đồng gồm có các mục sau:
- Phần mở đầu: Quốc hiệu và tiêu ngữ, tên hợp đồng, thời gian, địa điểm, họ tên, chức vụ, địa chỉ của các bên ký kết hợp đồng.
- Phần nội dung: Ghi lại nội dung của hợp đồng theo từng điều khoản đã được thống nhất.
- Phần kết thúc: Chức vụ, chữ ký, họ tên của đại diện các bên tham gia ký kết hợp đồng và xác nhận bằng dấu của cơ quan hai bên (nếu có).
* Lời văn của hợp đồng phải chính xác, chặt chẽ.
C.Hoạt động 3: Luyện tập.
Câu 1: Lựa chọn tình huống viết hợp đồng.
- Trường em đề nghị với các cơ quan cấp trên cho phép sửa chữa, hiện đại hóa các phòng học.
- Gia đình em và cửa hàng vật liệu xây dựng thống nhất với nhau về mua bán.
- Thầy hiệu trưởng chuyển công tác, cần bàn giao công việc cho thầy hiệu trưởng mới.
Câu 2: Ghi dàn ý đại cương hợp đồng thuê nhà.
UBND tỉnh …… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP-TỰ DO-HẠNH PHÚC
HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ XƯỞNG.
Hôm nay, ngày … tháng … năm …
Bên cho thuê nhà xưởng. (Bên A)
Bên thuê nhà xưởng. (Bên B)
Sau khi bàn bạc thảo luận, hai bên đồng ý ký kết hợp đồng thuê nhà xưởng và kho bãi với nội dung như sau:
Điều 1: Nội dung hợp đồng.
Điều 2: Thời hạn hợp đồng.
Điều 3: Giá cả và phương thức thanh toán.
Điều 4: Trách nhiệm của hai bên.
Điều 5: Cam kết chung.
Hợp đồng này có hiệu lực ngay sau khi hai bên ký kết và được phòng công chứng nhà nước tỉnh chứng nhận. Hợp đồng này được lập thành ba bản bằng tiếng việt, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ một bản, một bản lưu tại phòng công chứng theo qui định.
Tỉnh, ngày …… tháng …… năm ……
Đại diện bên A Đại diện bên B
(Ký tên và đóng dấu) (Ký tên và đóng dấu)
IV. Củng cố:
- Hợp đồng viết để làm gì?
-Bố cục của hợp đồng có mấy phần?
V. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
1. Học thuộc ghi nhớ.
2. Chuẩn bị bài Bố của Xi-mông.
- Đọc, tìm hiểu tác giả, tác phẩm, tìm hiểu từ khó, kể tóm tắt.
- Chia bố cục của văn bản.
- Xi-mông đau đớn vì sao? Nó được khắc họa như thế nào qua những ý nghĩ, sự bộc lộ tâm trạng và cách nói năng của em trong bài văn.
- Qua hình ảnh ngôi nhà của chị Blang-sốt, thái độ của chị đối với khách và nỗi long của chị khi nghe con nói, chứng minh chị Blang-sốt chẳng qua vì lầm lỡ mà sinh ra Xi-mông, chứ căn bản chị là người tốt.
- Nêu diễn biến tâm trạng của Phi-líp: Khi gặp Xi-mông, trên đường đưa Xi-mông về nhà, khi gặp chị Blang-sốt, lúc đối đáp với Xi-mông.
V. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- GIAHY150.DOC