A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
- Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của mình về các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam.
- Rèn luyện thêm về kỹ năng phân tích tác phẩm ruyện và kỹ năng làm văn.
B. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Đề kiểm tra.
2 Học sinh: Chuẩn bị làm bài.
C.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. Tổ chức làm bài:
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1657 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 31 - Bài 30 - Tiết 155: Kiểm tra về truyện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày:
Tuần 31 Bài 30
Tiết 155
KIỂM TRA VỀ TRUYỆN.
& b
A.. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
- Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của mình về các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam.
- Rèn luyện thêm về kỹ năng phân tích tác phẩm ruyện và kỹ năng làm văn.
B.. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Đề kiểm tra.
2 Học sinh: Chuẩn bị làm bài.
C.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. Tổ chức làm bài:
¯ Hoạt động 1: GV phát đề.
Đề: Gồm hai phần trắc nghiệm và tự luận.
A. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm ( Khoanh tròn chữ cái đúng mỗi câu 0,5 điểm)
Câu 1: Trong các truyện sau, truyện nào có nhân vật kể chuyện ở ngôi thứ nhất?
A. Bến quê. B. Những ngôi sao xa xôi.
C. Lặng lẽ SaPa. D. Làng.
Câu 2: Dòng nào nói đúng nhất tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu của ông theo giặc?
A. Bị ám ảnh và lo sợ trước bọn giặc Tây và Việt gian bán nước.
B. Luôn sợ hãi mỗi khi nghe ai đó tụ tập và nói về việc làng mình theo giặc.
C. Đau xót, tủi hổ trước cái tin làng mình theo giặc.
D. Cả B, C đều đúng.
Câu 3: Nhân vật anh thanh niên (Lặng lẽ SaPa) chủ yếu được tác giả miêu tả bằng cách nào?
A. Tự giới thiệu về mình.
B. Được tác giả miêu tả trực tiếp.
C. Hiện ra qua sự nhìn nhận, đánh giá của các nhân vật khác.
D. Được giới thiệu qua lời kể của ông họa sĩ già.
Câu 4: Văn bản trích từ truyện “Chiếc lược ngà” trong SGK chủ yếu viết về điều gì?
A. Tình cha con trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
B. Tình đồng chí của người cán bộ cách mạng.
C. Tình quân dân trong chiến tranh.
D. Cả A,B đều đúng.
Câu 5: Nhân vật Nhĩ (Bến quê) đã cảm nhận điều gì về Liên, người vợ của anh?
A. Tần tảo và chịu đựng hy sinh.
B. Vất vả, giản dị.
C. Đảm đang, tháo vát.
D. Thông minh, giỏigiang trong công việc.
Câu 6: Nội dung chính trong truyện “Những ngôi sao xa xôi” là gì?
A. Cuộc sống gian khó ở Trường Sơn trong những năm chống Mỹ.
B. Vẻ đẹp của những người chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn.
C. Vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong ở Trường Sơn.
D. Vẻ đẹp của những người lính công binh trên con đường Trường Sơn.
B. TỰ LUẬN: 7 điểm.
Phân tích những nét chung và riêng của ba nhân vật chính: Phương Định, Nho, Thao trong đoạn trích truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
¯ Hoạt động 2: Theo dõi HS làm bài.
¯ Hoạt động 3: Thu bài HS.
III. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
Chuẩn bị bài Con chó bấc.
- Đọc dấu sao SGK/153,154 để tìm hiểu tác giả, tác phẩm, tìm hiểu từ khó, thể loại, bố cục.
- Nêu ý định của tác giả.
- Cách cư xử của Thooc-tơn đối với Bấc có gì đặc biệt và biểu hiện ở những chi tiết nào? Tại sao trước khi diễn tả tình cảm của Bấc đối với chủ, nhà văn lại dùng một đoạn để nói về tình cảm của Thooc-tơn đối với Bấc.
- Tình cảm của con chó Bấc đối với chủ biểu hiện qua những khía cạnh khác nhau ra sao? Nhận xét về năng lực quan sát của tác giả khi viết đoạn văn này?
- Chứng minh trí tưởng tượng tuyệt vời và lòng yêu thương loài vật của nhà văn khi ông đi sâu vào “tâm hồn” của con chó Bấc.
V. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- GIAHY155.DOC