A. Mục tiêu cần đạt :
Giúp học sinh tổng kết, ôn tập một số kiến thức cơ bản về những văn bản văn học nước ngoài đã được học trong bốn năm ở cấp THCS bằng cách hệ thống hóa. Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu, rút ra điểm chung, riêng và kết luận.
B. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Kẻ trước bảng hệ thống hóa ở bảng phụ.
2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.
C.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài soạn của HS.
III. Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hiện câu hỏi 1,2,3 SGK/167,168 bằng cách lập bảng hệ thống hóa kiến thức.
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3689 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 32 - Bài 31 - Tiết 159, 160: Tổng kết phần văn học nước ngoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày:
Tuần 32 Bài 31
Tiết 159,160
TỔNG KẾT PHẦN VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI.
& b
A.. Mục tiêu cần đạt :
Giúp học sinh tổng kết, ôn tập một số kiến thức cơ bản về những văn bản văn học nước ngoài đã được học trong bốn năm ở cấp THCS bằng cách hệ thống hóa. Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu, rút ra điểm chung, riêng và kết luận.
B.. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Kẻ trước bảng hệ thống hóa ở bảng phụ.
2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.
C.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài soạn của HS.
III. Bài mới:
¯ Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hiện câu hỏi 1,2,3 SGK/167,168 bằng cách lập bảng hệ thống hóa kiến thức.
BẢNG HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC
STT
TÊN TÁC PHẨM (ĐOẠN TRÍCH)
TÁC GIẢ (NGƯỜI DỊCH)
NƯỚC
THẾ KỶ
THỂ LOẠI
LỚP
1
Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư Sơn bộc bố)
Lý Bạch (Tương Như dịch)
Trung Quốc Châu Á
Thứ VIII
Thơ trữ tình thất ngôn bát cú
7
2
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ)
Lý Bạch (Tương Như dịch)
Trung Quốc Châu Á
Thứ VIII
Thơ trữ tình thất ngôn tứ tuyệt
7
3
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thơ)
Hạ Tri Chương, Phạm Vi Sĩ, Trần Trọng San dịch
Trung Quốc Châu Á
Thứ VIII
Thơ trữ tình thất ngôn bát cú Đường luật
7
4
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao ốc vị thu phong sở phá ca)
Đỗ Phủ (Khương Hữu dụng dịch)
Trung Quốc Châu Á
Thứ VIII
Thơ trữ tình thất ngôn trường thiên
7
5
Cô bé bán diêm
H.An-đéc-xen (Nguyễn Minh Hải, Vũ Minh Toàn dịch)
Đan Mạch Châu Âu
Thứ XIX
Truyện ngắn-Truyện cổ tích
8
6
Đánh nhau với cối xay gió (Truyện hiệp sĩ Đôn-ki-hô-tê)
M. Xéc-Van-téc (Phùng Văn Tửu dịch)
Tây-ban-nha Châu Âu
Thứ XVI, XVII
Tiểu thuyết
8
7
Chiếc lá cuối cùng
Ô-hen-ri (Ngô Vĩnh Viễn dịch)
Hoa Kỳ Châu Mỹ)
Thứ XIX
Truyện ngắn
8
8
Hai cây phong (Trích Người thầy đầu tiên)
T. Ai-ma-tốp (Ngọc Bằng,Cao Xuân Hạo, Bồ Xuân Tiến dịch)
Kiếc-ghi-di Châu Âu
Thứ XX
Truyện ngắn
8
9
Đi bộ ngao du (Ê-min hay về giáo dục)
G. Ru-xô (Phùng Văn Tửu dịch)
Pháp Châu Âu
Thứ XVIII
Nghị luận
8
10
Ông Guốc-Đanh mặc lễ phục (Trích Trưởng giả học làm sang)
Mô-li-e (Tuấn đô dịch)
Pháp Châu Âu
Thứ XVIII
Hài kịch-kịch nói
8
11
Cố hương
Lỗ Tấn (Trương Chính dịch)
Trung Quốc
Thứ XX
Tự sự-Truyện ngắn
9
12
Những đứa trẻ( Trích tiểu thuyết thời thơ ấu)
M. Gor-ki (Trần Khuyến dịch)
Nga Châu Âu
Thứ XX
Tiểu thuyết tự thuật
9
13
Mây và sóng
R. Ta-go (Nguyễn Khắc Phi dịch)
Ấn Độ Châu Á
Thứ XX
Thơ trữ tình, thơ tự do
9
14
Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (Trích tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru-xô)
Đ.Đi-phô (Phùng Văn Tửu dịch)
Anh Châu Âu
Thớ XVII, XVIII
Tiểu thuyết phiêu lưu
9
15
Bố của Xi-mông
G. Mô-pát-xăng (Lê Hồng Sâm dịch)
Pháp Châu Âu
Thứ XIX
Truyện ngắn
9
16
Con chó Bấc (Trích Tiếng gọi nơi hoang dã)
G. Lân-đơn (Mạnh Chương, Nguyễn Công Ái, Vũ Tuấn Phương dịch)
Hoa kỳ Châu Mỹ
Thứ XX
Truyện ngắn
9
17
Lòng yêu nước
I. Ê-ren-bua (Thép mới dịch)
Nga Châu Âu
Thứ XX
Nghị luận
6
18
Buổi học cuối cùng (Chuyện của một em bé người An-dát)
An-phông-xơ Đô- Đê
Pháp Châu Âu
Thứ XIX
Truyện ngắn
6
19
Chó Sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten (Trích chương II, phần II)
Hi-Pô-Lit-Ten
Pháp Châu Âu
Thứ XIX
Nghị luận
9
¯ Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện câu hỏi 4,5 SGK/168.
GIÁ TRỊ NỘI DUNG, TƯ TƯỞNG, TÌNH CẢM, NGHỆ THUẬT.
1. Xa ngắm thác núi Lư:
Với những hình ảnh tráng lệ, huyền ảo, bài thơ đã miêu tả một cách sinh động vẻ đẹp nhìn từ xa của thác nước chảy từ đỉnh Hương Lô thuộc dãy núi Lư. Qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên đằm thắm và phần nào bộc lộ tính cách mạnh mẽ, hào phóng của tác giả.
2. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh:
Với những từ ngữ giản dị mà tinh luyện, bài thơ đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thắm thía tình quê hương của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh.
3. Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê:
Bài thơ biểu hiện một cách chân thực mà sâu sắc, hóm hỉnh mà ngậm ngùi tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày, trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ.
4. Bài thơ nhà tranh bị gió thu phá:
Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt, Đõ Phủ đã thể hiện một cách sinh động nỗi khổ của bản thân vì căn nhà tranh bị gió thu phá nát. Điều đáng quí hơn là, vượt lên trên bất hạnh cá nhân, nhà thơ đã bộc lộ khát vọng cao cả: ước sao có được ngôi nhà vững chắc ngàn vạn gian để che chở cho tất cả mọi người nghèo trong thiên hạ.
5. Cô bé bán diêm:
Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, với các tình tiết diễn biến hợp lý, tác phẩm “Cô bé bán diêm” của An-Đéc-Xen truyền cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc đối với một em bé bất hạnh.
6. Đánh nhau với cối xay gió:
Sự tương phản về mọi mặt giữa Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa trong tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê của Xéc-van-téc tạo nên một cặp nhân vật bất hủ trong văn học thế giới. Đôn-ki-hô-tê thật nực cười nhưng cơ bản có những phẩm chất đáng quí; Xan-chô Pan-xa có những mặt tốt song cũng bộc lộ nhiều điểm đáng chê trách.
7. Chiếc lá cuối cùng:
Mấy trang kết thúc truyện “Chiếc lá cuối cùng” trên nay của O-hen-ri đủ chứng tỏ truyện được xây dựng theo kiểu có nhiều tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ khéo léo, kết cấu đảo ngược tình huống hai lần, gây hứng thú và làm cho chúng ta rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ.
8.Hai cây phong:
Trong đoạn trích truyện “Người thầy đầu tiên” của Ai-ma-tốp, hai cây phong được miêu tả hết sức sinh động bằng ngòi bút đậm chất hội họa. Người kể chuyện truyền cho chúng ta tình yêu quê hương da diết và lòng xúc động đặc biệt vì đấy là hai cây phong gắn với câu chuyện về thầy Đuy-sen, người đã vun trồng ước mơ, hy vọng cho những học trò nhỏ của mình.
9. Đi bộ ngao du:
Để chứng minh muốn ngao du cần phải đi bộ, bài “Đi bộ ngao du” lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, lại rất sinh động do các lý lẽ và thực tiễn cuộc sống tác giả từng trải qua luôn bổ sung cho nhau. Bài này còn thể hiện rõ Ru-xô là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên.
10. Ông Guốc-Đanh mặc lễ phục:
Ông Guốc-Đanh mặc lễ phục, một lớp kịch trong vở “Trưởng giả học làm sang” của Mô-li-e được xây dựng hết sức sinh động, khắc họa tài tình tính cách lố lăng của một tay trưởng giả muốn học đòi làm sang, gây nên tiếng cười sảng khoái cho khán giả.
11. Cố hương:
Trong truyện ngắn “Cố hương”, thông qua việc thuật lại chuyến về quê lần cuối cùng của nhân vật “tôi”, những rung cảm của “tôi” trước sự thay đổi của làng quê, đặc biệt là của Nhuận Thổ. Lỗ Tấn đã phê phán xã hội phong kiến, lễ giáo phong kiến, đặt ra vấn đề con đường đi của nông dân và của toàn xã hội để mọi người suy ngẫm.
12. Những đứa trẻ:
Trong đoạn trích “Những đứa trẻ”, bằng tài kể chuyện giàu hình ảnh, đan xen chuyện đời thường với chuyện cổ tích, Mác-xim Go-rơ-ki đã thuật lại hết sức sinh động tình bạn thân thiết nảy sinh giữa ông hồi còn nhỏ với mấy đứa trẻ sống thiếu tình thương bên hàng xóm, bất chấp những cản trở trong quan hệ xã hội lúc bấy giờ.
13. Mây và sóng:
Với hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé, qua những hình ảnh của thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng, bài thơ “Mây và sóng” của Ra-bin-đra-nat Ta-go đã ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
14. Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang:
Qua bức chân dung tự họa và giọng kể của Rô-bin-xơn trong đoạn trích “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” của Đe-ni-ơn Đi-phô, ta hình dung được cuộc sống vô cùng khó khăn gian khổ và cả tinh thần lạc quan của nhân vật khi chỉ có một mình nơi đảo hoang miền xích đạo suốt mười mấy năm ròng rã.
15. Bố của Xi-mông:
Nhà văn Guy-đơ Mô-pa-xăng đã thể hiện sắc nét diễn biến tâm trạng của ba nhân vật Xi-mông, Blang-sốt, Phi-líp trong đoạn trích truyện “Bố của Xi-mông”, qua đó nhác nhở chúng ta về lòng thương yêu bè bạn, mở rộng ra là lòng thương yêu con người, sự thông cảm với những nỗi đau hoặc lỡ lầm của người khác.
16. Con chó Bấc:
Trong đoạn trích “Con chó Bấc” nhà văn Mỹ Lân-đơn có những nhận xét tinh tế khi viết về những con chó, thể hiện trí tưởng tượng tuyệt vời khi đi sâu vào “tâm hồn” của con chó Bấc, đồng thời bộc lộ tình cảm yêu thương của mình đối với loài vật.
17. Lòng yêu nước:
Bài văn thể hiện tinh thần yêu nước tha thiết, sâu sắc của tác giả và những người dân Xô-viết trong hoàn cảnh thou thách gay gắt của cuộc chiến tranh về quốc. Đồng thời bài văn đã nói lên một chân lý: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất(…). Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ Quốc”.
18. Buổi học cuối cùng:
Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh cảm động của Thầy Ha-men, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu chân lý: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù …”. Truyện đã xây doing thành công nhân vật thầy giáo Ha-men và chú bé Phrang qua miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng của họ.
19. Chó Sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten:
Bằng so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn La-phông –ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông, H-ten nêu bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn.
IV. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
1. Học thuộc bài.
2. Chuẩn bị bài Bắc sơn.
- Đọc dấu sao SGK/164,165 để tìm hiểu tác giả, tác phẩm, tìm hiểu từ khó, loại hình và thể kịch, tóm tắt nội dung vở kịch, bố cục.
- Tìm tình huống bất ngờ, gay cấn. Nêu tác dụng trong việc thể hiện xung đột và phát triển hành động kịch.
- Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm.
- Phân tích các nhân vật Ngọc, Thái, Cửu.
- Nhận xét về nghệ thuật viết kịch trong các lớp kịch này, chú ý phương diện xâyd]ngj tình huống, tổ chức đối thoại, biểu hiện tâm lý và tính cách nhân vật.
V. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- GIAHY159,160.DOC