Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 32 năm 2007

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

Giúp HS hiểu: Lân - đơn đã có những nhận xét tinh tế kết hợp với tư tưởng tường thụât khi viết về con chó trong đoạn trích này.

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng hiểu và phân tích nghệ thuật miêu tả

3. Thái độ: Qua tình cảm của nhà văn đối với con chó Bấc, bồi dưỡng cho HS lòng thương yêu loài vật

II. Chuẩn bị

- GV: SGK, SGV, tài liệu "Đọc - hiểu văn bản"

- HS: Chuẩn bị bài

III. Tiến trình bài dạy

 

doc12 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1058 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 32 năm 2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32 Ngày dạy...../...../2007 Tiết 156 Con chó bấc (Trích "Tiếng gọi nơi hoang dã") I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu: Lân - đơn đã có những nhận xét tinh tế kết hợp với tư tưởng tường thụât khi viết về con chó trong đoạn trích này. 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng hiểu và phân tích nghệ thuật miêu tả 3. Thái độ: Qua tình cảm của nhà văn đối với con chó Bấc, bồi dưỡng cho HS lòng thương yêu loài vật II. Chuẩn bị - GV: SGK, SGV, tài liệu "Đọc - hiểu văn bản" - HS: Chuẩn bị bài III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ: (5') GV kiểm tra bài soạn của HS 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: (1') Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1. Tìm hiểu vài nét về tác giả, tác phẩm - HS đọc chú thích * SGK - GV khái quát những nét chính về tác giả, tác phẩm HĐ2. Hướng dẫn đọc văn bản và tìm hiểu chú thích - GV hướng dẫn đọc - GV đọc mẫu - HS đọc - Nhận xét - GV lưu ý một số chú thích SGK (T. 154) HĐ3. Hướng dẫn tìm hiểu chung - Văn bản gồn mấy phần? Nội dung từng phần? (Ba phần : - Phần 1: Từ đầu đến "khơi dậy lên được" -> Phần mở đầu - Phần 2: tiếp -đến "biết nói đấy" -> Tình cảm của Thooc - tơn và Bấc - Phần 3: còn lại ->Tình cảm của Bấc đối với chủ) - Căn cứ vào độ dài ngắn của mỗi phần xem xét ở đây, nhà văn chủ yếu muốn nói đến những biểu hiện tình cảm từ phía nào? (Tình cảm chú chó Bấc đối với Giôn - thoóc tơn) - Phần mở đầu của đoạn trích tác giả nói đến những tình cảm nào đối với con chó Bấc? (Con trai ông Thẩm, ông Thẩm) - Đó là thứ tình cảm như thế nào? (Tình cảm cùng hội cùng phường => tác giả giới thiệu về Bấc trước khi gặp Thoóc - tơn) HĐ4. Tìm hiểu tình cảm của Thoóc - tơn đối với con chó Bấc - Thoóc tơn đối sử với Bấc như thế nào? (Là tình cảm ruột thịt của người cha với người con) - Những biểu hiện tình cảm của thoóc tơn đối với Bấc thể hiện qua những chi tiết nào? - Qua cách cư xử và tình cảm Thoóc- tơn với Bấc chứng tỏ Thoóc-tơn là một ông chủ như thế nào? - Để làm nổi bật tình cảm của Thoóc tơn với Bấc tác giả đã xử dụng biện pháp nhệ thuật gì? (Tác giả so sánh Thoóc - tơn với những ông chủ khác để làm nổi bật tình cảm của Thoóc - tơn đối với Bấc. -> Thoóc tơn là một ông chủ lí tưởng) HĐ5. Tìm hiểu tình cảm của Bấc đối với Thoóc - tơn - Tác giả so sánh Bấc với những nhân vật nào? (Xơ kit và Ních) - Những biểu hiện tình cảm của Xơ kit? (Thọc mũi vào dưới bàn tay của Thoóc tơn rồi hích, hích mãi cho đến khi được vỗ về) - Biểu hiện tình cảm của Ních? (Chồm lên, tì cái đầu to tướng lên gối Thoóc tơn) - Biểu hiện tình cảm của Bấc với Thoóc tơn? - Em có nhận xét gì về cách thể hiện tình cảm của ba chú chó? (- Xơ kít: nũng nịu, đơn giản, đơn điệu - Ních: mạnh mẽ có phần suồng sã - Bấc: tình cảm phong phú sâu sắc, vừa yêu thương, vừa tôn thờ) - Qua đó, em thấy tình cảm của Bấc đối với Thoóc - tơn như thế nào? (Tác giả đứng ngoài quan sát, tưởng tưởng và miêu tả chứ không nhập hẳn vào nhân vật, đóng vai nhân vật => tài quan sát loài vật và tình cảm yêu thương của nhà văn dành cho chúng) HĐ6. Tìm hiểu về "tâm hồn" của con chó Bấc - Chứng minh trí tưởng tượng tuyệt vời và lòng yêu thương loài vật của nhà văn khi ông đi sâu vào "tâm hồn" của con chó Bấc? - HS nhắc lại nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của truyện? - HS đọc ghi nhớ I. Đọc và hiểu chú thích II. Tìm hiểu văn bản * Bố cục: ba phần 1. Tình cảm của Thoóc - tơn đối với Bấc - Coi Bấc như con - Chào hỏi thân mật, nói lời vui vẻ, trò chuyện tầm phào... - Túm chặt lấy đầu Bấc... dựa vào đầu mình, đẩy tới đẩy lui - Nói nựng âu yếm 2. Tình cảm của Bấc đối với Thoóc tơn - Tỏ tình cảm, sung sướng, ngây ngất mỗi khi được chủ ôm đầu rủa yêu. - Há miệng cắn vờ vào tay, ép mạnh răng vào tay chủ. - Không săn đón mà tôn thờ chủ một cách toàn tâm, toàn ý hết sức bảo vệ. - Nằm phục dưới chân chủ hàng giờ để quan sát. - Sợ thoóc tơn biến mất như những ông chủ khác. => Có tình cảm đặc biệt với Thoóc- tơn 3. "Tâm hồn" của con chó Bấc - Tác giả không nhân cách hoá, không để cho nó nói tiếng người - Qua lời của người kể chuyện, con chó dường như biết suy nghĩ biết vui mừng và biết lo sợ. Bấc còn nằm mơ => Trí tưởng tượng tuyệt vời của tác giả * Ghi nhớ SGK (T.154) 3. Củng cố (3') - Tình cảm của em đối với loài vật? - GV giáo dục HS lòng yêu thương loài vật 5. Hướng dẫn học bài ở nhà (2') - Đọc lại đoạn trích - Học thuộc ghi nhớ - Tìm đọc truyện: "Tiếng gọi nơi hoang dã" - Ôn tập phần tiếng Việt Giờ sau kiểm tra 1 tiết Ngày dạy...../...../2007 Tiết 157 kiểm tra tiếng việt I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: Hiểu được khái niệm các thành phần biệt lập, nghĩă tường minh và hàm ý, khởi ngữ, các phép liên kết câu. 2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng sử dụng khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu. (Đặt câu, viết đoạn) 3. Thái độ: Rèn khả năng tư duy, sáng tạo, trình bày vấn đề. II. Tiến trình bài dạy A. Ma trận Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TNKQ TNTL TNKQ TNTL TNKQ TNTL Các thành phần biệt lập 1 (1) 3 (0,75) 2 (7) 7 (8) Khởi ngữ 1 (0,25) 1 (0,25) Nghĩa tường minh và hàm ý 2 ( 0,5) 2 (0.5) Phương tiện liên kết câu 2 (0,5) 2 (0,5) Tổng 1 (1) 8 ( 2) 3 (7) 12 (10) B. Đề bài: Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm ) * Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng từ câu 1 đến câu 8 Câu1. Phần in đậm trong câu "Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm đến đây ạ" là thành phần nào dưới đây? A. Thành phần phụ chú B. Thành phần gọi - đáp C. Thàmh phần tình thái D. Thàmh phần cảm thán Câu 2. Các thành phần tình thái, cảm thán là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt ý nghĩa sự việc của câu. Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 3. Từ in đậm trong câu "Còn cô kĩ sư chỉ ồ nên một tiếng" có vai trò gì? A. Khởi ngữ đầu câu B. Thành phần phụ chú chỉ xuất xứ của tiếng "ồ" C. Thành phần biệt lập chỉ thái độ của cô gái D. Từ kết nối với các câu trước nó * Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 4, 5 "Mẹ nó đâm giận quơ đũa doạ đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng: - Vô ăn cơm! Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi "Ba vô ăn cơm". Con bé cứ đứng trong bếp vọng ra: - Cơm chín rồi!" Câu 4. Câu "cơm chín rồi!" có hàm ý gì? A. Nhờ anh Sáu bắc nồi cơm ra B. Thông báo việc nấu cơm đã xong C. Nhắc anh Sáu vô ăn cơm D. Khoe mình đã hoàn thành công việc Câu 5. Trong các dòng sau đây, dòng nào là phụ chú trong đoạn văn trên A. Vẫn ngồi im B. Giả vờ không nghe C. Chờ nó gọi D. Đứng trong bếp vọng ra Câu 6. Đoạn trích "ở Hà Nội, tôi có một căn phòng bé gác hai. căn nhà của tôi cổ và sâu trong ngõ, có nhiều cây xanh. Những cây ấy cũng qua nhiều năm tháng rồi, dây tầm gửi leo đầy." sử dụng phép liên kết nào? A.Dùng từ đồng nghĩa B. Dùng từ gần nghĩa C. Dùng từ trái nghĩa D. Phép lặp từ ngữ Câu 7. Từ "nói trổng" được hiểu như thế nào? A. Nói rất nhỏ B. Nói rất to C. Nói trống không D. Nói với vẻ kiêu hãnh Câu 8. Trong các câu sau, câu nào có thành phần khởi ngữ? A. Tối nay, ăn thì tôi ăn rồi nhưng học thì tôi chưa học B. Tối nay bạn có đi xem văn nghệ không? C. Sáng ấy, nó đã đến gặp tôi D. Chị cứ đi, đi mãi... Câu 9. Nối thông tin ở cột A với thông tin tương ứng ở cột B A B Thành phần tình thái Thể hiện cách nhìn của người nói Thành phần gọi đáp Bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu Thành phần phụ chú Nêu quan hệ phụ thêm lời nói Thành phần cảm thán Tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp Bộc lộ tâm lí người nói (vui, mừng, buồn, giận) Phần II. trắc nghiệm tự luận (7 điểm) Câu 1. (1 điểm) Hãy viết lại câu sau bằng cách chuyển phần in đậm thành khởi ngữ (Có thể thêm trợ từ "thì") - Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được. Câu 2. (2 điểm). Đặt câu trong đó có sử dụng. a. Thành phần tình thái b. Thành phần cảm thán Câu 3. (4 điểm) Viết đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ (Thơ, truyện, phim...) trong đó có sử dụng thành phần tình thái hoặc cảm thán. Chỉ ra các thành phần đó trong đoạn văn. C. Đáp án - Biểu điểm Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm- Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B A D C B D C A Câu 9 (1điểm- Mỗi kết hợp đúng được 0,25 điểm) A B Thành phần tình thái Thể hiện cách nhìn của người nói Thành phần gọi đáp Bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu Thành phần phụ chú Nêu quan hệ phụ thêm lời nói Thành phần cảm thán Tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp Bộc lộ tâm lí người nói (vui, mừng, buồn, giận) Phần II. trắc nghiệm tự luận (7 điểm) Câu 1. (1 điểm) HS viết được câu: - Hiểu thì tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được Câu 2. (2 điểm). Đặt mỗi câu đúng theo yêu cầu: 1 điểm Câu 3. (4 điểm) - Viết đoạn văn theo đúng chủ đề, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, diễn đạt tốt (2,5 điểm) - Có sử dụng thành phần tình thái hoặc cảm thán hợp lí (2 điểm) - Chỉ ra được các thành phần tình thái, cảm thán (0,5 điểm) Ngày dạy...../...../2007 Tiết 158 luyện tập viết hợp đồng I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu: ôn lại lí thuyết về đặc điểm, cách viết hợp đồng 2. Kỹ năng: Viết được một bản hợp đồng thông dụng có nội dung đơn giản và phù hợp với lứa tuổi 3. Thái độ: có thái độ cẩn thận khi soạn thảo hợp đồng và ý thức nghiêm túc tuân thủ những điều được kí kết trong hợp đồng II. Chuẩn bị - GV: SGK, SGV - HS: Chuẩn bị bài III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong giờ 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: (1') Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1. Ôn tập lí thuyết - Nêu mục đích và tác dụng của hợp đồng (Hợp đồng là cơ sở để các bên tham gia kí kết ràng buộc lẫn nhau, có trách nhiệm thực hiện các điều khoản đã nghi nhằm đảm bảo cho công việc thu được hiệu quả, tránh được thiệt hại cho các bên) - HS đọc câu hỏi 2 SGK (T. 157) - Một bản hợp gồm có những mục nào? - Phần nội dung chính của hợp đồng được trình bày dưới hình thức nào? - Những yêu cầu về hành văn, số liệu của hợp đồng? - HS đọc bài tập 1 - Chọn cách diễn đạt nào trong hai cách sau? Tại sao? - HS đọc các thông tin đã cho bài tập 2 - Lập hợp đồng cho thuê xe đạp dựa trên những thông tin đó? - HS viết hợp đồng - trình bày - Nhận xét - GV kết luận I. Ôn tập lí thuyết 1. Mục đích và tác dụng của hợp đồng 2. Văn bản có tính chất pháp lí 3. Bố cục: một bản hợp đồng gồm3 mục + Phần mở đầu + Phàn nội dung + Phần kết thúc - Phần nội dung chính được ghi lại theo từng điều khoản được thống nhất một cách cụ thể chính xác 4. Những yêu cầu về hành văn, số liệu của hợp đồng - Câu văn trong hợp đồng phải ngắn gọn, dễ hiểu và đơn nghĩa. Các từ ngữ đơn giản, tránh dùng từ ngữ chung chung - Số liệu trong hợp đồng phải được ghi cụ thể và chính xác II. Luyện tập Bài tập 1 (T. 157) - Các cách diễn đạt phải phù hợp là: a. Hợp đồng có giá trị từ ngày tháng năm đến hết ngày tháng năm b. Bên B phải thanh toán cho bên A bằng đô la Mĩ c. Bên A sẽ không nhận nếu bên B đưa loại hàng không đúng phẩm chất, không đúng quy cách như đã thoả thuận d. Bên A có trách nhiệm đảm bảo số lượng, chất lượng, chủng loại... như đã thoả thuận với bên B Bài tập 2 (T. 158) Lập hợp đồng cho thuê xe đạp 3. Củng cố (3') - HS nhắc lại lí thuyết về hợp đồng - GV lưu ý HS khi viết hợp đồng - Gợi ý HS làm bài tập 3, 4 (T. 158) 4. Hướng dẫn học ở nhà (2') - Xem lại phần lí thuyết về hợp đồng - Làm tiếp bài tập 3, 4 (T. 158) - Chuẩn bị bài: Tổng kết văn học nước ngoài Ngày dạy...../...../2007 Tiết 159 Tổng kết phần văn học nước ngoài I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu: Tổng kết, ôn tập một số kiến thức cơ bản về những văn bản đã học (Văn học nước ngoài) trong bốn năm ở cấp THCS bằng cách hệ thống hoá 2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng ghi nhớ, tổng hợp. 3. Thái độ: ý thức hệ thống hoá các kiến thức đã học. II. Chuẩn bị - GV: SGK, SGV - HS: Ôn tập phần văn học nước ngoài từ 6 đến 9 III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ: GV kết hợp trong giờ tổng kết 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: (1') Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1. Hướng dẫn lập bảng thống kê các tác phẩm văn học nước ngoài đã học từ lớp 6 đến 9 (39') - GV hướng dẫn HS lập bảng thống kê các tác phẩm văn học nước ngoài theo yêu cầu I. Lập bảng thống kê các tác phẩm văn học nước ngoài từ lớp 6 đến lớp 9 TT Tên văn bản Tên tác giả Tên nước Tên châu Thế kỉ Thể loại 1 Buổi học cuối cùng A.Đô. đê Pháp Châu Âu XIX Truyện ngắn 2 Lòng yêu nước Ê- Ren -bua Nga Châu Âu XIX kí 3 Xa ngắn thái núi Lư Lý Bạch T. Quốc Châu á đời Đường Thơ 4 Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Lý Bạch T. Quốc Châu á đời Đường Thơ 5 Bài ca nhà tranh bị gió thu phá Đỗ Phủ T. Quốc Châu á đời Đường Thơ 6 Ngẫu nhiên viết nhân buổ mới về quê Hạ Tri Chương T. Quốc Châu á đời Đường Thơ 7 Đánh nhau với cối xay gió Xéc- van -téc Tây Ban Nha Châu Âu XVI Tiểu thuyết 8 Cô bé bán diêm An -đéc- xen Đan Mạch Châu Âu XIX Truyện ngắn 9 Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục Mô - li- e Pháp Châu Âu XVII Kịch 10 Hai cây phong Ai- ma- tốp Cư- rơ-gư xtan Châu Âu XX Truyện ngắn 11 Chiếc lá cuối cùng O Hen- ri Mĩ Châu Mĩ XX Truyện ngắn 12 Đi bộ ngao du (Trích Ê- min hay về giáo dục) Ru- xô Pháp Châu Âu XVIII Tiểu thuyết 13 Cố hương Lỗ Tấn Trung Quốc Châu á XX Truyện ngắn 14 Những đứa trẻ (trích thời thơ ấu) M. Go- rơ -ki Liên Xô (cũ) Châu Âu XX Tiểu thuyết 15 Rô bin xơn ngoài đảo hoang (Trích Rô bin xơn Cru- xô) Đi- phô Anh Châu Âu XVIII Tiểu thuyết 16 Con chó Bấc Lân - đơn Mĩ Châu Mĩ XX Tiểu thuyết 17 Bố của Xi- mông Mô- pa-xăng Pháp Châu Âu XIX Truyện ngắn 18 Mây và sóng Ta - go ấn Độ Châu á XX Thơ 19 Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông -ten Ha pô lít ten Pháp Châu Âu XIX Nghị luận 3. Củng cố (3') - GV hệ thống bài 4. Hướng dẫn học ở nhà (2') - Ôn tập các văn bản văn học nước ngoài đã học - Nắm chắc nội dung các văn bản - Soạn tiếp bài: Giờ sau ôn tập tiếp Ngày dạy...../...../2007 Tiết 160 Tổng kết phần văn học nước ngoài (Tiếp theo) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Giúp HS: Củng cố chắc hơn về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm văn học nước ngoài đã học, các lĩnh vực nghệ thuật mà văn học nước ngoài cung cấp - Giáo dục HS những tình cảm đẹp: yêu cái thiện, ghét cái ác... 2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng ghi nhớ, tổng hợp. 3. Thái độ: ý thức hệ thống hoá các kiến thức đã học. II. Chuẩn bị - GV: SGK, SGV - HS: Chuẩn bị bài III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ: GV kết hợp trong giờ tổng kết 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: (1') Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1. Tìm hiểu hệ thống bộ phận văn học nước ngoài ở THCS (15') - Phần văn học nước ngoài bậc THCS cung cấp cho ta những vấn đề gì? - Các văn bản ấy có đặc điểm gì chung? - Em hãy làm sáng tỏ vấn đề đó qua các tác phẩm đã học? ( HS thảo luận - đại diện trình bày) - Văn học nước ngoài giúp chúng ta điều gì? HĐ2. Tìm hiểu kiến thức văn học nước ngoài sau mỗi tác phẩm (10') - Văn học nước ngoài cung cấp cho ta những kiến thức gì? Chứng minh qua các tác phẩm đã học? - Trong văn học nước ngoài đã học em yêu thích nhất bài nào hoặc tác giả nào? Vì sao? HĐ2. Luyện tập (15') - Đọc thuộc lòng đoạn thơ mà em thích? Nêu nội dung ý nghĩa bài thơ? - Kể tóm tắt một truyện ngắn? Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật trong truyện? II. Bộ phận văn học nước ngoài ở THCS - Đề cập nhiều vấn đề xã hội, nhân sinh ở các nước - Mang đậm sắc thái phong tục, tập quán của nhiều dân tộc trên thế giới. => Hiểu biết về văn học thế giới, bồi dưỡng tình cảm đẹp, yêu cái thiện, ghét cái ác... III. Kiến thức văn học nước ngoài - Nghệ thuật thơ Đường - Lối thơ văn xuôi - Bút kí chính luận - Nghệ thuật hài kịch - Nhiều phương thức tự sự, phong cách văn xuôi - Các kiểu văn nghị luận *Luyện tập 3. Củng cố (2') - HS nhắc lại tên tác phẩm văn học nước ngoài đã học? Tác dụng của việc học văn học nước ngoài? 4. Hướng dẫn học ở nhà (2') - Ôn tập toàn bộ các tác phẩm văn học nước ngoài đã học - Nắm trắc nội dung và nghệ thuật các tác phẩm - Chuẩn bị bài: Bắc Sơn

File đính kèm:

  • doctuan 32.doc
Giáo án liên quan