Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 34 năm 2007

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Giúp HS: hiểu được phần nào tính cách nhân vật tiêu biểu Hoàng Việt, Nguyễn Chính, từ đó thấy được cuộc đấu tranh gay gắt giữa những con người mạnh dạn dám đổi mới, có tinh thần dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm với những kẻ mang tư tưởng bảo thủ, lạc hậu trong sự chuyển mình mạnh mẽ của xã hội ta.

- Hiểu thêm về đặc điểm thể loại kịch: Cách tạo tình huống, phát triển mâu thuẫn, diễn tả hành động và sử dụng ngôn ngữ

2. Kỹ năng: rèn kĩ năng phân tích hành động kịch

3. Thái độ: Có thái độ sống đúng đắn, dám đấu tranh vì sự tiến bộ

II. Chuẩn bị

- GV: SGK, SGV

- HS: Chuẩn bị bài

III. Tiến trình bài dạy

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 993 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 34 năm 2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34 Ngày dạy...../...../2007 Tiết 166 Tôi và chúng ta (Tiếp theo) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Giúp HS: hiểu được phần nào tính cách nhân vật tiêu biểu Hoàng Việt, Nguyễn Chính, từ đó thấy được cuộc đấu tranh gay gắt giữa những con người mạnh dạn dám đổi mới, có tinh thần dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm với những kẻ mang tư tưởng bảo thủ, lạc hậu trong sự chuyển mình mạnh mẽ của xã hội ta. - Hiểu thêm về đặc điểm thể loại kịch: Cách tạo tình huống, phát triển mâu thuẫn, diễn tả hành động và sử dụng ngôn ngữ 2. Kỹ năng: rèn kĩ năng phân tích hành động kịch 3. Thái độ: Có thái độ sống đúng đắn, dám đấu tranh vì sự tiến bộ II. Chuẩn bị - GV: SGK, SGV - HS: Chuẩn bị bài III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ: (5'):Tóm tắt vở kịch "Tôi và chúng ta" 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: (1') Hoạt động của thầy và trò Nội dung - HS nhắc lại nội dung đã học ở tiết 1 HĐ1. Tìm hiểu tímh cách của một số nhân vật tiêu biểu (27') - HS nhắc lại hai tuyến nhân vật trong vở kịch - Tính cách của nhân vật trong vở kịch được bộc lộ chủ yếu ở phương diện nào? (Hành và ngôn ngữ của chính họ) - Cuộc họp ở phong giám đốc có đủ ba thành phần: ban giám đốc, các trưởng phòng, quản đốc các phân xưởng và Việt đứng sau bàn làm việc. Việc này cho thấy tác phong làm việc của Hoàng Việt như thế nào? ( Không câu nệ, khẩn trương, dân chủ) - Mục đích cuộc họp? (Trình bày kế hoạch mở rộng sản xuất và phương thức làm ăn mới của xí nghiệp) - Ai trực tiếp thảo đề án? (Kĩ sư Lê Sơn) - Điều này có ý nghĩa gì? (Phương án dã được tinhd toán khoa học, có thể tiến hành) - Từ đó, em hiểu gì về phong cách làm việc của giám đốc Hoàng Việt? - Những nét tính cách đáng quý của kĩ sư Lê Sơn là gì? - Nguyễn Chính đã phản ứng như thế nào trước kế hoạch đổi mới của Hoàng Việt? (Phản ứng dựa trên nguyên tắc cũ kĩ; cảnh báo, đe doạ) - Cách phản ứng của Nguyễn Chính có gì đặc biệt? (Dựa vào cái có sẵn, dựa vào cấp trên, vào thế lực của bản thân) - Những phản ứng ấy chứng tỏ điều gì? ( Chống lại quan điểm đổi mới, bảo vệ lề lối làm ăn cũ, hạ uy tín giám đốc vì quyền lợi cá nhân) - Qua đó, em thấy Nguyễn Chính là con người như thế nào? - Phân tích tính cách của nhân vật Trương? - Em có cảm nhận gì về xu thế phát triển và kết thúc của xung đột kịch? (Cuộc đấu tranh có tính tất yếu và gay gắt: tình huống xung đột mà vở kịch nêu lên là vấn đề nóng bỏng của đời sống thực tiễn -> Phần thắng sẽ thuộc về cái mới, cái tiến bộ) - HS nêu nội dung và đặc sắc nghệ thuật của vở kịch. - HS đọc ghi nhớ HĐ2. Luyện tập (8') - Tóm tắt sự phát triển của mâu thuẫn kịch trong đoạn trích trên? III. tìm hiểu vở kịch 1. Mâu thuẫn cơ bản: 2. Tình huống của cảnh ba 3. Tính cách của nhân vật tiêu biểu a. Giám đốc Hoàng Việt: - Khẩn trương, dân chủ - Tinh thần trách nhiệm cao, năng động, dám nghĩ dám làm - Vì lợi ích chung - Trung thực, thẳng thắn - Khách quan, minh bạch b. Kĩ sư Lê Sơn: - Tài năng, có trình độ chuyên môn cao - Luôn sát cánh cùng Hoàng Việt cải tiến toàn diện hoạt động của đơn vị c. Phó giám đốc xí nghiệp Nguyễn Chính: - Bảo thủ, máy móc, gian ngoan, nhiều mánh khoé, khéo luồn lọt, xu nịnh cấp trên d. Quản đốc phân xưởng Trương: suy nghĩ và làm việc như cái máy và khô cằn tình người, thích tỏ ra quyền thế, hách dịch * Ghi nhớ: SGK (T. 180) III. Luyện tập 3. Củng cố (2') - HS nhắc lại nội dung và nghệ thuật của bài - Vở kịch tác động như thế nào đến nhận thức của em trong học tập ( Sáng tạo, đoàn kết trong học tập, noi gương những bạn học tập tiến bộ..) 4. Hướng dẫn học bài ở nhà (2') - Học thuộc bài - Chuẩn bị bài: Tổng kết văn học Ngày dạy...../....../2007 Tiết 167 Tổng kết văn học I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Giúp HS: Hình dung lại hệ thống các văn bản tác phẩm văn học đã học và đọc thêm trong chương trình ngữ văn toàn cấp THCS - Củng cố hệ thống và hệ thống hoá các tri thức đã học về các thể loại văn học gắn với từng thời kì trong tiến trình vận động của văn học. Biết vận dụng những hiểu biết này để đọc và hiểu đúng các tác phẩm trong chương trình 2. Kỹ năng: rèn kĩ năng hệ thống, tổng hợp 3. Thái độ: Hệ thống kiến thức sau mỗi phần học II. Chuẩn bị - GV: SGK, SGV - HS: Chuẩn bị bài III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: (1') Nêu yêu cầu tiết học Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1. Tìm các bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam - GV nhận định về vị trí, giá trị của nền văn học Việt Nam - Dựa vào bảng thống kê tác phẩm mà em đã làm, cho biết văn học Việt Nam được tạo thành từ những bộ phận nào? Được viết bằng loại văn tự nào? Mỗi loại văn tự được sử dụng chủ yếu ở thời kì nào? - Kể tên một số tác phẩm chữ Hán? (Nam quốc sơn hà, Côn sơn ca...) - Các tác phẩm được viết bằng chữ Nôm có giá trị? (Quốc âm thi tập, Truyện Kiều...) HĐ2. Tìm hiểu tiến trình lịch sử của dân tộc Việt Nam - Văn học Việt Nam trải qua những thời kì nào? - Những nét chính về lịch sử, văn học ở từng thời kì lịch sử? - Kể tên một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong chương trình? - Văn học ở giai đoạn 2 (thế kỉ XX - 1945) - Kể tên một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu? - Đặc điểm về lịch sử văn học ở giai đoạn 1945 - 1975? - Đặc điểm của văn học từ sau 1975 đến nay? - Lấy dẫn chứng để làm sáng tỏ nội dung của văn học giai đoạn này? HĐ3. Tìm hiểu những nét nổi bật của văn học Việt Nam? - GV lấy ví dụ minh hoạ qua các tác phẩm đã học - Phân biệt văn học dân gian và văn học viết? - HS thảo luận theo nhóm - Đại diện trình bày - Nhận xét - HS đọc câu hỏi 3 (SGK T. 194) (ảnh hưởng trên phương diện như: thể loại, các mô típ chủ đề, nhân vật, hình ảnh, chi tiết, nghệ thuật, thành ngữ, tục ngữ...) - Nêu và phân tích một số dẫn chứng cho thấy tinh thần yêu nước là một nội dung nổi bật trong văn học Việt Nam qua các thời kì? - HS trình bày - Nhận xét - GV kết luận - HS nhắc lại nôi dung chính của bài - HS đọc ghi nhớ A. Nhìn chung về nền văn học Việt Nam I. Các bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam 1. Văn học dân gian: - Hình thành từ xa xưa và tiếp tục được bổ sung, phát triển các thời kì lịch sử - Là sản phẩm của nhân dân, chủ yếu là tầng lớp bình dân - Được lưu truyền chủ yếu bằng cách truyền miệng, thường có hiện tượng dị bản - Vai trò: nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ của nhân dân , là kho tàng phong phú cho văn học viết khai thác, phát triển - Bao gồm văn học của các dân tộc trên đất nước Việt Nam - Thể loại: có hầu hết các thể loại chủ yếu trong văn học dân gian thế giới, đồng thời có một số thể loại riêng: vè, truyện thơ, chèo, tuồng... 2. Văn học viết - Xuất phát từ thế kỉ X gồm: văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm và văn học chữ quốc ngữ - Văn học chữ Hán (thế kỉ X- XIX) - Văn học chữ Nôm (thế kỉ XIII- XIX) + Văn học quốc ngữ (thế kỉ XVI - XX) II. Tiến trình lịch sử của văn học Việt Nam 1. Từ thế kỉ thứ X đến thế kỉ thứ XIX - Lịch sử: nước ta cơ bản vẫn là một quốc gia phong kiến độc lập - Văn học: (văn học trung đại) có nhiều đặc điểm chung về tư tưởng, quan niệm thẩm mĩ, về thống thể loại, ngôn ngữ, có nhiều tác giả lớn tác phẩm xuất sắc cả chữ Hán và chữ Nôm 2. Đầu thế kỉ XX đến 1945 - Lịch sử: Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa - Văn học: Có những biến đổi ngày càng mạnh mẽ và toàn diện theo hướng hiện đại hoá, nhanh chóng kết tinh được những thành tựu xuất sắc ở giai đoạn 1930 - 1945, cả thơ và văn xuôi. 3. Từ sau cách mạng tháng tám 1945 đến nay a. Giai đoạn 1945 - 1975 * Lịch sử: kháng chiến chống Pháp và Chống Mĩ xâm lược * Văn học: phục vụ tích cực cho hai cuộc kháng chiến và nhiệm vụ cách mạng, nêu cao tinh thần yêu nước, con người anh hùng, lòng nhân ái, đức hi sinh, hình ảnh đất nước và con người Việt Nam b. Sau 1975 đến nay - Văn học bước vào thời kì đổi mới, mở rộng phạm vi tiếp cận đời sống một cách toàn diện, khám phá con người ở nhiều mặt, hướng tới thức tỉnh ý thức cá nhân và tinh thần tự chủ III. Mấy nét nổi bật của văn học Việt Nam - Tinh thần yêu nước, ý thức cộng đồng - Tinh thần nhân đạo - Sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan - Về qui mô và phạm vi kết tinh nghệ thuật IV. Luyện tập: Bài tập 2 (T.194) Văn học dân gian Văn học viết - Là sản phẩm của quần chúng nhân dân - Chỉ chọn lọc kết quả những cái chung tiêu biểu cho cộng đồng - Được lưu truyền bằng phương thức truyền miệng - Mang dấu ấn cá nhân tác giả - Ngoài cái chung còn chú ý tới số phận, tính cách về mọi vấn đề của cá nhân con người - Viết bằng chữ và các hình thức ghi chép lưu giữ lại Bài tập 3 (T.194) ảnh hưởng của nền văn học dân gian đến văn học viết: Vận dụng nhiều câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ, ca dao dân ca... *Ghi nhớ: SGK (T. 194) 3. Củng cố (3') - Các thời kì lớn của văn học Việt Nam 4. Hướng dẫn học bài ở nhà (2') - Học thuộc phần ghi nhớ - Làm tiếp bài tập 4, 5 (SGK T. 194) - Đọc và soạn phần B. - Sơ lược về một số thể loại văn học Ngày dạy...../....../2007 Tiết 168 Tổng kết văn học (Tiếp theo) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Củng cố hệ thống và hệ thống hoá các tri thức đã học về các thể loại văn học gắn với từng thời kì trong tiến trình vận động của văn học. Biết vận dụng những hiểu biết này để đọc và hiểu đúng các tác phẩm trong chương trình 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức 3. Thái độ: Tổng hợp kiến thức sau mỗi phần học II. Chuẩn bị - GV: SGK, SGV - HS: Chuẩn bị bài III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ: GV kết hợp trong giờ 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: (1') Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1. Tổng kết một số thể loại văn học dân gian (10') - HS đọc phần B - GV giới thiệu khái quát về thể loại và cách phân chia thể loại - Các thể loại văn học dân gian đã học? - HS thảo luận: nêu khái niệm về từng thể loại, ví dụ + Nhóm 1: truyện truyền thuyết + Nhóm 2: truyện cổ tích + Nhóm 3: truyện ngụ ngôn + Nhóm 4: truyện cười + Nhóm 5: ca dao dân ca + Nhóm 6: tục ngữ, chèo - Đại diện các nhóm trình bày - GV nhận xét, bổ sung - >Ghi bảng HĐ2. Tìm hiểu một số thể loại văn học trung đại (10') - Kể tên các thể thơ có nguồn gốc Trung Quốc? - Lấy ví dụ về một số bài thơ cổ phong - Các thể truyện, kí được phân chia như thế nào? - Kể tên một số tác phẩm truyện, kí bằng văn xuôi ( Truyền kì mạn lục, Hoàng Lê nhất thống chí...) - Kể tên mộ số thể nghị luận trung đại đã học? - Trình bày khái niệm từng thể loại HĐ3. Tìm hiểu một số thể loại văn học hịên đại (10') - Kể tên một số thể loại văn học hiện đại HĐ4. Hướng dẫn luyện tập (10') - Em đã học những truyện thơ Nôm nào? Tóm tắt thật ngắn gọn cốt truyện và nhận xét có gì giống nhau trong các cốt truyện đó B. Sơ lược về một số thể loại văn học I. Văn học dân gian 1. Truyện truyền thuyết : Kể về những sự kiện và nhân vật lịch sử, sáng tạo bằng những yếu tố kì ảo. Thể hiện cách đánh giá của nhân dân về nhân vật và sự kiện lịch sử 2. Truyện cổ tích: Kể về một số kiểu nhân vật tưởng tượng thể hiện quan niệm, ước mơ về chiến thắng của cái thiện với cái ác. 3. Truyện ngụ ngôn: Mượn truyện về đồ vật, loài vật hoặc chính truyện con người để khuyên nhủ con người sống tốt đẹp 4. Truyện cười: kể về những con người và sự vịc đáng cười trong cuộc sống để mua vui hoặc phê phán 5. Ca dao - dân ca: Là thể loại trữ tình dân gian kết hợp với thơ và giai điệu nhạc diễn tả tâm trạng, tư tưởng, tình cảm của con người 6. Tục ngữ: Là những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về nhiều mặt 7. Chèo: Là loại kịch hát múa dân gian, kể truyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu II. Một số thể loại văn học trung đại 1. Các thể thơ a. Thể thơ có nguồn gốc thơ ca Trung Quốc - Thể cổ phong: Chỉ có vần, không theo niêm luật, không hạn định số câu - Thể Đường luật: quy định khá chặt chẽ về vần thanh, niêm, luật, đối b. Các thể thơ có nguồn gốc dân gian - Thơ lục bát: + Xuất phát từ ca dao + Thành từng cặp câu 6 - 8 - Thơ song thất lục bát: hai câu bảy tiếng và một cặp câu 6 - 8 2. Các thể truyện, kí - Truyện, kí chữ Hán viết bằng văn xuôi: có nhiều yếu tố tưởng tượng hoang đường - Truyện dài: thường bố cục theo lối chương hồi 3. Truyện thơ Nôm: Truyện viết bằng thơ lục bát - Có hai loại thơ Nôm bình dân và thơ Nôm bác học 4. Một số thể văn gnhị luận - Chiếu - Cáo - Hịch - Tấu III. Một số thể loại văn học hiện đại - Kịch nói phương Tây: du nhập vào nước ta bổ sung cho sân khấu một thể loại mang tính hiện đại - Các thể truyện: có sự đổi mới trên nhiều phương diện - Tuỳ bút xuất hiện mang tính biểu cảm, trữ tình. - Thơ hiện đại: đổi mới về phương thức biểu cảm, sáng tạo hình ảnh... IV. Luyện tập 3. Củng cố (2') - Khái quát nội dung ôn tập 4. Hướng dẫn học ở nhà (2') - Ôn tập theo kiến thức đã hệ thống - Làm bài tập 1,2,3 (T.200) - Chuẩn bị bài: Ôn tập toàn bộ chương trình kì II chuẩn bị thi học kì

File đính kèm:

  • docTuan 34.doc