Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 4 - Bài 4 - Tiết 20: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự

 A. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS:

 - Ôn lại mục đích và cách thức tóm tắt văn bản tự sự.

 - Rèn luyện kỳ năng tóm tắt văn bản tự sự.

 B. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Bảng phụ có ghi kiến thức tập làm văn lớp 8. Bảng phụ ghi các đoạn trích a,b,c.

 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.

 C. Tiến trình lên lớp:

 I. Ổn định tổ chức:

 II. Kiểm tra bài cũ: Cho đoạn thơ trong truyện Kiều của Nguyễn Du:

 Gần miền có một mụ nào

 Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh

 Hỏi tên, rằng:” Mã Giám Sinh”

 Hỏi quê, rằng:” Huyện Lâm Thanh cũng gần”.

 Những câu thơ nào sử dụng cách dẫn trực tiếp? Dấu hi3ẹu nhận biết.

 III. Bài mới:

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 26312 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 4 - Bài 4 - Tiết 20: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần4 Bài 4 Tiết 20 LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ ******* A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Ôn lại mục đích và cách thức tóm tắt văn bản tự sự. - Rèn luyện kỳ năng tóm tắt văn bản tự sự. B. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Bảng phụ có ghi kiến thức tập làm văn lớp 8. Bảng phụ ghi các đoạn trích a,b,c. 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV. C. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: Cho đoạn thơ trong truyện Kiều của Nguyễn Du: Gần miền có một mụ nào Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh Hỏi tên, rằng:” Mã Giám Sinh” Hỏi quê, rằng:” Huyện Lâm Thanh cũng gần”. Những câu thơ nào sử dụng cách dẫn trực tiếp? Dấu hi3ẹu nhận biết. III. Bài mới: Hoạt động của GV và HS * Hoạt động1: Ôn lại kiến thức tóm tắt văn bản tự sự lớp 8. - Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? * Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính(bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng) của văn bản đó. - Những yêu cầu và các bước tóm tắt văn bản tự sự? * Văn bản tóm tắt cần phản ánh trung thành nội dung của văn bản được tóm tắt. * Muốn tóm tắt văn bản tự sự, cần đọc kỹ để hiểu đúng chủ đề văn bản, xác định nội dung chính cần tóm tắt, sắp xếp các nội dung ấy theo một thứ tự hợp lý, sau đó viết thành văn bản tóm tắt. *Phải căn cứ vào những yếu tố quan trọng nhất của tác phẩm là: sự việc và nhân vật chính(hoặc cốt truyện và nhân vật chính) * Có thể xen kẽ có mức độ những yếu tố bổ trợ: các chi tiết, các nhân vật phụ, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. * Hướng dẫn tìm hiểu các tình huống cần phải tóm tắt văn bản tự sự. - GV yêu cầu HS đọc ba tình huống SGK/58 và trả lời câu hỏi. - Trong cả ba tình huống, người ta đều phải tóm tắt văn bản. Hãy rút ra nhận xét về sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự? * Tình huống1: Phải kể lại diễn biến của bộ phim cùng tên với một tác phẩm văn học đã được học để người không đi xem nắm được(chú ý: thông thường, phim có thể ít nhiều khác với tác phẩm văn học), do đó người kể phải bám sát nhân vật chính và cốt truyện trong phim. * Tình huống 2: Đây là một hình thức buộc người học văn phải trực tiếp đọc tác phẩm trước khi học, do đó một khi đã tóm tắt được tác phẩm(gồm nhân vật chính và cốt truyện) thì người học sẽ có hứng thú hơn trong phần đọc –hiểu và phân tích. * Tình huống 3: Thực chất đây là việckể lại một cách tóm tắt tác phẩm văn học mà mình yêu thích, do đó người kể phải trung thực với cốt truyện, khách quan với nhân vật, cố gắng hạn chế những thêm thắt không cần thiết hoặc những lời bình chủ quan dài dòng của mình. Tóm lại: Trong thực tế, không phải lúc nào chúng ta cũng có thời gian và điều kiện để trực tiếp xem phim hoặc trực tiếp đọc nguyên văn tác phẩm văn học; vì vậy, có thể nói, việc tóm tắt văn bản tự sự là một nhu cầu tất yếu do cuộc sống đặt ra. - Hình thức của văn bản tóm tắt như thế nào? * Văn bản tóm tắt thường ngắn gọn nên dễ nhớ. - Hãy tìm hiểu và nêu lên các tình huống khác trong cuộc sống mà em thấy cần phải vận dụng kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự? * Bà em mắt kém, không đọc được sách, bà nhờ em đọc và kể lại cho bà nghe một câu chuyện trên báo văn nghệ. * Bạn không có và chưa được nghe kể về một số truyện trong cuốn Thần thoại Hy lạp, bạn muốn em kể cho bạn nghe. * Lớp trưởng báo cáo vắn tắt cho cô giáo chủ nhiệm nghe về một hiện tượng vi phạm nội qui của lớp mình(sự việc gì?, ai vi phạm?, hậu quả?) * Con kể lại vắn tắt cho mẹ nghe về một thành tích nào đó của mình vừa được nhà trường tặng giấy khen(làm được việc gì? Tác dụng của việc làm ấy? Có ai giúp đỡ hay tự làm?) * Chú bộ đội kể lại một trận đánh(sự việc diễn ra như thế nào? những ai tham gia? Kết quả?) * Công tố viên tóm tắt bản án trong một phiên toà(thủ phạm là ai? nạn nhân là ai? Sự việc diễn ra như thế nào? hậu quả?) * Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành tóm tắt văn bản tự sự. - GV yêu cầu HS đọc câu 1 mục II SGK/58 và trảlời câu hỏi. - Các sự việc chính đã được nêu đầy đủ chưa? Có thiếu sự việc nào quan trọng không? Nếu có thì đó là sự việc gì? Tại sao đó lại là sự việc quan trọng cần phải nêu? * Nhìn chung, 7 sự việc và các nhân vật do bạn nêu ra là đủ; tuy vậy vẫn còn thiếu một sự việc quan trọng, đó là việc một đêm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con trai chỉ vào chiếc bóng của Trương Sinh trên tường và nói đó chính là người hay đến với mẹ vào những đêm trước đây; nhờ việc này, Trương Sinh hiểu ngay ra rằng vợ mình đã bị oan, nghĩa là chàng biết sự thật từ trước khi gặp Phan Lang. Đây là sự việc quan trọng làm rõ kịch tính của câu chuyện. - Các sự việc nêu trên đã hợp lý chưa? Có gì cần thay đổi không? * Các sự việc trong SGK nêu chưa hợp lý nên cần phải bổ sung ý quan trọng đã tìm ở trên vào sau ý thứ tư của SGK trước khi viết văn bản tóm tắt. - Trên cơ sở đã bổ sung đầy đủ và sắp xếp hợp lý các sự việc, nhân vật, hãy viết một văn bản tóm tắt Chuỵện người con gái Nam Xương trong khoảng 20 dòng? * Xưa có chàng Trương Sinh, vừa cưới vợ xong đã phải đầu quân đi lính để lại mẹ già và người vợ trẻ là Vũ Thị Thiết, còn gọi là Vũ Nương, bụng mang dạ chửa. Mẹ Trương Sinh ốm chết, Vũ Nương lo ma chay chu tất. Giặc tan, Trương Sinh trở về nhà, nghe lời con trai, nghi là vợ mình không chung thuỷ. Vũ Nương bị oan, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Sau khi vợ trầm mình tự tử, một đêm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người hay tới với mẹ đêm đêm. Lúc đó Trương Sinh chợt hiểu ra rằng vợ mình đã bị oan. Phan Lang là người cùng làng với Vũ Nương, do cứu nạn thần rùa Linh Phi, vợ vua Nam Hải nên khi chạy nạn chết đuối ở biển đã được Linh Phi cứu sống để trả ơn. Phan Lang gặp lại Vũ Nương trong động của Linh Phi, hai người nhận ra nhau và cùng trò chuyện. Nhân việc Phan Lang được trở về trần gian, Vũ Nương bèn gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. Trương Sinh nghe Phan Lang kể, thương nhớ vợ vô cùng, bèn lập đàn giải oan bên bờ Hoàng Giang. Vũ Nương trở về, ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng …… lúc ẩn, lúc hiện. - Nếu phải tóm tắt tác phẩm này một cách ngắn gọn hơn, em sẽ tóm tắt như thế nào để với số dòng ít nhất mà người đọc vẫn hiểu đượcnội dung chính của văn bản? * Xưa có chàng Trương Sinh, vừa cưới vợ xong đã phải đi lính. Giặc tan, Trương Sinh trở về, nghe lời con trai, nghi là vợ không chung thuỷ. Vũ Nương bị oan, ben gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự tử. Một đêm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ cái bóng trên tường và bảo đó chính là người thường đến với mẹ những đêm trước đây. Trương Sinh hiểu ngay rằng vợ mình đã bị oan. Phan Lang tình cờ gặp lại Vũ Nương ở thuỷ cung. Khi Phan được trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng và lời nhắn Trương Sinh. Trương Sinh bèn lập đàn giải oan bên bờ Hoàng Giang. Vũ Nương trở về, ngồi trên chiếc kiẹu hoa đứng ở giữa dòng …… lúc ẩn, lúc hiện. * Xưa có chàng Trương Sinh, vừa cưới nàng Vũ Nương xong đã phải đi lính. Giặc tan, Trương Sinh trở về, hồ đồ nghe lời con trẻ, nghi oan cho Vũ Nương khiến nàng phải tự tử. Khi Trương Sinh hiểu ra cơ sự thì đã muộn, chàng chỉ còn được nhìn thấy Vũ Nương, ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng …… lúc ẩn, lúc hiện. - Sau khi tìm hiểu GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK/ 59. * HS đọc phần ghi nhớ theo yêu cầu của GV. Nội dung ghi I. Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự: Tóm tắt một văn bản tự sự là cách làm giúp người đọc và người nghe nắm được nội dung chính của văn bản dó. Văn bản tóm tắt phải nêu được một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ các nhân vật và sự việc chính, phù hợp với văn bản được tóm tắt. II. Thực hành tóm tắt một văn bản tự sự: 1. Câu a,b SGK/ 59. 2. Viết văn bản tóm tắt: 3. Viết văn bản tóm tắt nhắn gọn: IV. Luyện tập: 1. Tóm tắt tác phẩm tự sự: * Lão Hạc- Nam Cao: Lão Hạc là một người nông dân nghèo, hiền lành, chất phác. Lão có một người cn trai duy nhất đã đến tuổi lập gia đình, nhưng vì lão quá nghèo nên không đủ tiền cưới vợ cho con. Con trai lão phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su với một lời thề:…… con đi chuyến này cố chí làm ăn, bao giờ có bạc trăm con mới vềø; không có tiền, sống khổ sống sở ở cái làng này, nhục lắm!...” Lão Hạc ở nhà làm thuê làm mướn, lần hồi kiếm ăn qua ngày. Người bạn tâm tình thân thiết nhất của lão chỉ có con Vàng. Nhưng chẳng may lão bị ốm, sức khoẻ sút kém, không kiếm ra tiền. Rồi trận bão phá sạch hoa màu trong vườn của lão. Lão cùng đường, đành phải gạt nước mắt bán con Vàng. Lão nhờ ông giáo đứng tên mảnh vườn để sau này giao lại cho con trai lão. Lão còn đưa cho ông giáo ba mươi đồng bạc cuối cùng để phòng khi lão hai năm mươi …… Ông giáo cứ đinh ninh rằng lão Hạc là người quá lo xa, nhưng đến khi phải chứng kiến cái chết thê thảm của lão thì ông giáo chợt hiểu ra tất cả …… * Chiếc lá cuối cùng- O-Hen-Ri: Xiu và Giôn-xi là hai nữ hoạ sĩ nghèo, còn trẻ. Cụ Bơ-men là một hoạ sĩ già đã bốn mươi năm ôm ấp giấc mơ vẽà một kiệt tác mà chưa thành. Họ sống gần nhau trong một khu nhà trọ ở gần công viên Oa- sinh-tơn. Mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi. Bệnh tật và nghèo túng khiến cô tuyệt vọng không muốn sống nữa. Cô đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân bám vào bức tường gạch đối diện với cửa sổ, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì cô cũng buông xuôi, lìa đời …… Mỗi buổi sáng, Giôn-xi lại mở to cặp mắt thẫn thờ nhìn tấm mành mành màu xanh đã kéo xuống, thều thào nói với Xiu:” Kéo nó lên, em muốn nhìn!”. Xiu làm theo lời Giôn-xi một cách chán nản. Rồi lại đến một buổi sáng tiếp theo, Giôn-xi lại ra lệnh cho Xiu kéo tấm mành mành màu xanh lên. Nhưng chiếc lá thường xuân cuối cùng vẫn còn đó! Giôn-xi ngắm nhìn chiếc lá hồi lâu, rồi thì thầm:” Có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội. Giờ thì chị có thể cho em xin tí cháo và chút sữa pha ít rượu vang đỏ- khoan- đưa cho em chiếc gương tay trước đã, rồi xếp mấy chiếc gối lại quanh em, để emngồi dậy xem chị nấu nướng”. Đúng vào lúc Giôn-xi đang vui vẻ với cuộc hồi sinh kỳø diệu của mình thì Xiu tớibáo tin cho Giôn-xi biết cụ Bơ-men đã chết vì bệnh sưng phổi.Xiu ôm lấy Giôn-xi thì thầm:” Em hãy nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có lấy làm lạ là tại sao nó chẳng bao giờ rung rinh lay động khi có gió thổi hay không? Cụ Bơ-men đã dầm mình suốt đêm trong mưa bão để hoàn thành kiệt tác của mình đấy, em ạ! Đó là chiếc lá do cụ Bơ-men vẽ vào cái đêm mà chiếc lá thường uân cuối cùng đã rụng!”. 2. HS tìm truyện tóm tắt. V. Dặn dò: 1. Học thuộc bài. 2. Chuẩn bị bài Sự phát triển của từ vựng. - HS tìm lại bài thơ” Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” - Trả lời các câu hỏi mục I SGK/55,56. - Xem trước phần luyện tập. VI. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGIAHY20.DOC
Giáo án liên quan